Buồng trứng đa nang khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả?

Bị buồng trứng đa nang khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chiến lược kiểm soát buồng trứng đa nang khi mang thai phù hợp có thể giúp hạn chế rủi ro đáng tiếc.

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang khi mang thai

Ước tính cho thấy có 6 – 21% nữ giới trong độ tuổi sinh nở bị buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, có ít hơn 50% phụ nữ được chẩn đoán đúng. Điều này có nghĩa là hàng triệu chị em không biết bản thân mình mắc hội chứng phức tạp này.

Được biết, hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất ảnh hưởng tới nữ giới. Nó có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuy vậy, giới chuyên gia vẫn chấp nhận rằng tình trạng kháng insulin đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển của bệnh, chiếm tỷ lệ tới 50 – 70%.

Hình ảnh buồng trứng đa nang khi mang thai
Hình ảnh buồng trứng đa nang khi mang thai

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây buồng trứng đa nang khác có thể kể tới là:

  • Rối loạn nội tiết tố tạo hoàng thể (hormone luteinizing/LH)
  • Di truyền hoặc đột biến gene
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia
  • Ít vận động
  • Động kinh hoặc sử dụng axit valproic để điều trị bệnh động kinh
  • Bệnh đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ
  • Nặng cân khi sinh (đặc biệt khi có mẹ bị béo phì khi mang thai)
  • Dậy thì sớm
  • Bệnh gai đen
  • Hội chứng chuyển hóa

Dấu hiệu buồng trứng đa nang thường gặp

Thông thường, có những túi nhỏ được hình thành trên bề mặt buồng trứng, xung quanh một quả trứng trưởng thành. Chúng sẽ biến mất sau khi trứng rụng.

Nếu trứng không rụng hoặc các túi này đóng lại, chứa đầy chất lỏng, chúng sẽ trở thành u nang chức năng. Thuật ngữ u nang chức nang này mô tả tình trạng buồng trứng nữ giới có nhiều nang nhỏ trên đó.

Như đã biết, buồng trứng chỉ tiết ra một lượng nhỏ androgen – nội tiết tố nam. Nhưng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, androgen sẽ được tiết ra nhiều hơn. Đó là lý do phụ nữ thường gặp các triệu chứng như rậm lông ở mặt và các bộ phận khác trên cơ thể.

Nhìn chung, các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang thường gặp bao gồm:

  • Vô sinh
  • Kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt không đều) hoặc vô kinh (mất kinh)
  • Tăng cân hoặc khó giảm cân
  • Mụn trứng cá
  • Kháng insulin (liên quan đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường)
  • Nồng độ nội tiết tố nam cao, đặc biệt là testosterone
  • Chứng rậm lông
  • Hói đầu hoặc tóc mỏng
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Ham muốn tình dục thấp
Chứng rậm lông (lông mọc quá mức, kể cả ở những nơi phụ nữ thường không mọc lông, như trên mặt và bụng)
Chứng rậm lông (lông mọc quá mức, kể cả ở những nơi phụ nữ thường không mọc lông, như trên mặt và bụng)

Bị buồng trứng đa nang khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói, nếu được chẩn đoán mắc buồng trứng đa nang, phụ nữ sẽ khó mang thai hơn. Và nếu may mắn có thể mang thai, mẹ bầu thường có nguy cơ gặp các biến chứng trong thai kỳ, chuyển dạ và sinh nở.

Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang khi mang thai có khả năng bị sảy thai cao gấp 3 lần so với những phụ nữ không mắc hội chứng này. Họ cũng có nhiều khả năng phát triển tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và sinh non. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong khi chuyển dạ hoặc buộc phải sinh mổ.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải khi bị buồng trứng đa nang khi mang thai:

Tác động đối với người mẹ

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nhiều khả năng bị béo phì và khó mang thai hơn. Một nghiên cứu cho thấy 60% phụ nữ bị buồng trứng đa nang đều bị béo phì. Gần 14% không thể mang thai tự nhiên.

Họ có nguy cơ phát triển một số biến chứng y khoa trong suốt cuộc đời, bao gồm:

  • Kháng insulin
  • Đái tháo đường type 2
  • Cholesterol cao
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Nếu may mắn có bầu, buồng trứng đa nang khi mang thai có thể mang lại nguy cơ biến chứng cao hơn. Bao gồm:

Bị buồng trứng đa nang khi mang thai dễ gây tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ với đặc trưng là tăng huyết áp và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường gặp nhất là gan và thận. Tình trạng nguy hiểm này thường bắt đầu sau tuần thứ 20 ở những phụ nữ có huyết áp bình thường.

Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong. Cách điều trị tiền sản giật hiệu quả nhất chính là sinh con. Tuy vậy, sau khi sinh em bé, người mẹ phải mất khá nhiều thời gian để hồi phục.

Hiếm khi, tiền sản giật phát triển sau khi sinh con, nếu xảy ra, nó được gọi là tiền sản giật sau sinh
Hiếm khi, tiền sản giật – biến chứng buồng trứng đa nang khi mang thai

Nếu được chẩn đoán tiền sản giật quá sớm trong thai kỳ, người mẹ có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn.

Tăng huyết áp thai kỳ do bị buồng trứng đa nang khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra khi huyết áp của bạn tăng trong nửa sau của thai kỳ. Huyết áp là lực đẩy máu vào thành động mạch thông qua các mạch máu. Khi lực này được đo hơn 140/90 mmHg, thì có nghĩa bạn đang bị tăng huyết áp.

Tin tốt là nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai, huyết áp sẽ trở lại bình thường khoảng 6 tuần sau khi sinh.

Tăng huyết áp có thể làm tổn thương cả mẹ và bé. Các tác động của buồng trứng đa nang có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng.

Biến chứng thường gặp nhất là:

  • Tổn thương thận và các cơ quan khác
  • Giảm lưu lượng máu đến nhau thai,đồng nghĩa với việc thai nhi nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn
  • Tăng nguy cơ sinh con thiếu cân hoặc sinh non
  • Mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tăng huyết áp khi về già
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến tiền sản giật

Chưa tìm ra cách điều trị dứt điểm tăng huyết áp thai kỳ. Tuy vậy, bà bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp và theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một loại đái tháo đường được gặp lần đầu tiên ở phụ nữ đang mang thai. Tức là, trước đó, người này chưa từng bị đái tháo đường.

Không kiểm soát đường huyết tốt trong thai kỳ, có thể dẫn tới một số vấn đề cho cả mẹ và bé, bao gồm:

  • Thai nhi to, gây khó chịu cho mẹ
  • Tăng nguy cơ sinh mổ
  • Bé có thể bị tổn thương thần kinh do áp lực lên vai trong khi sinh
  • Tiền sản giật
  • Hạ đường huyết
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, khoảng từ tuần 24 - 28
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, khoảng từ tuần 24 – 28

Thông thường đái tháo đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi, một số bà bầu mắc bệnh này được chỉ định dùng insulin.

Tác động đối với thai nhi

Không may là bị buồng trứng đa nang khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi, bao gồm:

  • Sinh non
  • Tuổi thai lớn
  • Sảy thai
  • Điểm Apgar thấp

Theo một số nghiên cứu, nếu người mẹ bị buồng trứng đa nang khi mang thai, thì con gái của họ cũng có 50% khả năng phát triển hội chứng này sau khi trưởng thành.

Chỉ số Apgar là gì?

Chỉ số Apgar của bé thường được kiểm tra ngay sau khi bé chào đời. Đây là tên viết tắt của 5 yếu tố: Activity (đo hoạt động tứ chi), Pulse (đo nhịp tim của trẻ), Grimace (đo phản ứng cơ thể của trẻ khi bị kích thích), Appearance (đo màu sắc của cơ thể) và Respiration (đo nhịp thở).

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh có chỉ số Apgar cao (>7) ở lần thử đầu tiên. Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar trung bình (4 – 6) cần được hỗ trợ y tế ngay, như thở oxy hoặc hút đờm. Trẻ  có chỉ số Apgar thấp (<4) là tình trạng cần cấp cứu.

Hướng điều trị đúng cách do bị buồng trứng đa nang khi mang thai?

Hầu hết các triệu chứng buồng trứng đa nang trong thai kỳ có thể được điều trị bằng cách theo dõi cẩn thận. Đối với những bà bầu bị buồng trứng đa nang, nên đi khám để được tư vấn cách quản lý bệnh và chăm sóc thai kỳ đúng cách.

Bị buồng trứng đa nang khi mang thai uống thuốc gì?

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ do biến chứng của buồng trứng đa nang thường được dùng thuốc Metformin. Thuốc này cũng thường được dùng cho người bệnh buồng trứng đa nang không phải do kháng insulin.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng dùng Metformin trong khi mang thai không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé. Thuốc không gây ra dị tật bẩm sinh, biến chứng nguy hiểm hoặc bệnh tật.

Thuốc có thể giúp:

  • Giảm tỷ lệ sẩy thai
  • Giảm sinh non
  • Giảm sinh con có cân nặng không lành mạnh
Nếu dùng đúng cách, thuốc Metformin thường hiếm khi gây tác dụng phụ
Nếu dùng đúng cách, thuốc Metformin thường hiếm khi gây tác dụng phụ

Tuy vậy, bà bầu vẫn có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ, không quá nguy hiểm.

Bao gồm:

  • Ợ hơi
  • Ợ nóng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Những triệu chứng trên có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn.

Lạm dụng thuốc Metformin có thể gây hạ đường huyết. Bởi vậy, mẹ bầu nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đông y chữa buồng trứng đa nang khi mang thai

Theo Đông y, hội chứng buồng trứng đa nang khi mang thai có liên hệ mật thiết với:

  • Thận hư: Khiến cơ thể không có khả năng sinh tinh huyết và gây nên bệnh.
  • Đàm thấp: Ảnh hưởng tới tỳ và thận. Thận tỳ hư gây gián đoạn vận chuyển thủy dịch bên trong cơ thể. Điều này khiến nước tinh bị ứ đọng, sinh đờm. Sự tích tụ đờm là cơ chế vận hành thủy dịch bị ngăn cản và sinh đờm thấp khí trệ, đồng thời làm tổn thương dương khí gây ra kinh nguyệt không đều, khó thụ thai.
  • Can uất: Bệnh xuất phát từ tổn thương tinh thần, khiến âm dương tương thừa, lục dâm chi phối hoặc khí huyết hưng thịnh. Nếu tâm tư phân ưu, khí uất sẽ kết lại ở trong gay gây huyết đọng, khí trì và hiến tử cung ra máu, kinh nguyệt khó đều.
Ở phụ nữ mang thai, đàm thấp thường gây ra béo phì kéo theo các triệu chứng thai nghén trở nên khó chịu hơn
Ở phụ nữ mang thai, đàm thấp thường gây ra béo phì kéo theo các triệu chứng thai nghén trở nên khó chịu hơn

Bởi vậy, để điều trị buồng trứng đa nang khi mang thai theo Đông y, bà bầu nên đi thăm khám tại các phòng khám uy tín để được chẩn bệnh và bốc thuốc phù hợp.

Chăm sóc tại nhà

Đối với những người gặp phản ứng bất lợi với thuốc, hãy cân nhắc lựa chọn các phương pháp thay thế phù hợp và chú ý tới những điều sau:

  • Đường huyết

Khi mang thai, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn trước. Nên kiểm tra đường huyết trước bữa ăn, 1 – 2 giờ sau bữa ăn, khi đi ngủ và vào ban đêm. Hãy hỏi bác sĩ những chỉ số đường huyết mà bạn cần phải đạt được.

  • Insulin

Nếu bạn đã từng sử dụng máy bơm insulin tự động trước khi mang thai, nên tiếp tục sử dụng nó. Đối với lần đầu tiên bị đái tháo đường, bạn không nên bắt đầu sử dụng máy bơm insulin.

Nhưng nếu các phương pháp điều trị insulin khác không kiểm soát được đường huyết, rất có thể bạn cần phải dùng máy bơm insulin.

  • Bổ sung dưỡng chất

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ giảm liều axit folic mà bà bầu sử dụng. Thông thường, liều khuyến cáo của axit folic là 0,4mg (400 microgam) đến 1mg mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ và cho đến khi bạn ngừng cho con bú.

Hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm chức năng trước sinh
Hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm chức năng trước sinh

Duy trì cân nặng lành mạnh

Béo phì thường phát triển ở những phụ nữ bị buồng trứng đa nang khi mang thai. Nó gây ra không ít rắc rối cho cả mẹ và bé.

Giảm cân trước khi mang thai là phương pháp tốt nhất để tránh nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thực hiện điều này, bạn cần thận trọng hơn trong thai kỳ.

Bạn nên kiểm tra cân nặng đều đặn mỗi tháng. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý là:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Tăng 1kg
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Tăng 4 – 5kg
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng 5 – 6kg

Nếu người mẹ có chỉ số BMI thấp (<18,5), mức tăng cân lý tưởng nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang bầu. Thường là 12,7 – 18,3kg.

Nếu người mẹ đã bị thừa cân, béo phì (BMI>25) trước khi mang thai, mức tăng cân tốt nhất là bằng 15% cân nặng trước khi mang bầu, thường là từ 7 – 11,3kg.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Tăng nhiều hơn 1kg hoặc tăng quá 3kg mỗi tháng đều không tốt, cần tham vấn bác sĩ ngay. Tăng cân quá nhiều giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sinh mổ…

Trường hợp mẹ bầu mang song thai, mức tăng cân nên là 16 - 20,5kg
Trường hợp mẹ bầu mang song thai, mức tăng cân nên là 16 – 20,5kg

Để duy trì cân nặng lành mạnh khi mang thai, bà bầu có thể thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý được đề cập trong phần cuối bài viết và tập luyện khoa học.

Đối với phụ nữ bị buồng trứng đa nang khi có thai và béo phì, có thể tập luyện theo chỉ dẫn dưới đây để duy trì cân nặng lành mạnh:

  • Đi bộ

Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, dễ thực hiện, có thể áp dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Bà bầu chỉ cần tản bộ 30 phút mỗi ngày. Không chỉ giúp giảm cân, đi bộ còn có lợi cho sức khỏe tim mạch của bà bầu.

  • Yoga

Những bài tập yoga được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai có thể mang nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. Bao gồm: Giảm câm, giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể…

  • Bơi lội

Bơi lội giúp giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau xương khớp, thúc đẩy máu lưu thông tốt. Môn thể thao này cũng giúp bà bầu duy trì nhịp tim và trạng thái tinh thần ổn định.

  • Bài tập kegel

Đây là bài tập cơ sàn chậu mà mẹ bầu nào cũng nên luyện tập trước khi sinh. Kegel hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tốt cho giảm cân. Đồng thời, bài tập này còn tăng sức mạnh ở cơ sàn chậu và là sự chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn.

Tốt nhất, mẹ bầu nên tham vấn chuyên gia sức khỏe trước khi áp dụng các bài tập giúp giảm cân.

Nên tránh tập thể dục cường độ cao và các môn thể thao đối kháng. Điều này có thể gây rủi ro cho sự an toàn của cả mẹ và bé.

Bị buồng trứng đa nang khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống của người bị buồng trứng đa nang khi mang thai không hề đơn giản. Tình trạng tăng cân khó kiểm soát thường được can thiệp bằng một chế độ ăn ít chất béo hoặc có chỉ số đường huyết thấp.

Tuy nhiên, những điều này thực sự khó áp dụng cho những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang khi đang mang thai.

Mẹ bầu nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, phù hợp với bản thân. Điều này giúp đảm bảo bạn có được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp người mẹ tăng cân lành mạnh, đồng thời kiểm soát đường huyết.

Để xây dựng một chế độ ăn phù hợp, hãy tham khảo các gợi ý nên ăn gì khi bị đa nang buồng trứng và bị buồng trứng đa nang nên kiêng ăn gì ngay dưới đây:

Nạp đủ calo nếu mắc buồng trứng đa nang khi mang thai

Thực tế, cho dù mang thai là khi bạn cần ăn cho hai người, nhưng không có nghĩ là bạn cần gấp đôi lượng calo. Nếu bạn có cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần phải tăng thêm lượng calo trong 3 tháng đầu tiên.

Nhưng vào 3 tháng giữa bạn cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và thêm 500 calo trong 3 tháng cuối.

Protein chất lượng cao

Bạn cũng cần nhiều protein hơn trong khi mang thai. Đối với bà bầu bị buồng trứng đa nang, loại protein được ăn mỗi ngày là điều thực sự quan trọng. Nên ăn protein chất lượng cao, như thịt nạc, thịt gà thả vườn, thịt bò hữu cơ, trứng gà sạch…

Dù chúng đắt hơn so với các thực phẩm thông thường, nhưng đây là một khoản đầu tư cực kỳ xứng đáng. Ngoài ra, các loại cá béo, như cá hồi, cũng là một nguồn protein chất lượng. Nó cũng cung cấp omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm chức năng trước sinh
Hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm chức năng trước sinh

Một lợi thế lớn khác mà chế độ ăn giàu protein động vật chất lượng cao mang lại là chúng cung cấp nhiều sắt, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ

Chất béo lành mạnh

Chất béo thực sự quan trọng đối với nội tiết tố trong cơ thể, cũng như sự phát triển của thai nhi. Bởi, bộ não và hệ thần kinh của trẻ chủ yếu được lipid tạo thành. Điều này cũng rất cần thiết cho sự phát triển của mắt.

Mẹ bầu nên tránh các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Nên ăn các thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh, như quả bơ, các loại hạt, dầu dừa, sữa và trứng. Bạn cũng nên suy nghĩ về việc bổ sung thêm axit béo omega-3.

Carbohydrate phức tạp

Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng cho phụ nữ mang thai và cung cấp glucose cho sự tăng trưởng của thai nhi.

Thay vì loại bỏ hoàn toàn carbohydrate, hãy chọn các carbohydrate phức tạp, giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, diêm mạch, đậu lăng, rau củ giàu tinh bột (khoai lang, ngô, đậu Hà Lan) và trái cây nguyên quả.

Ngoài carbohydrate, những thực phẩm kể trên còn cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất, bao gồm folate, sắt, magie và vitamin C. Chúng cũng cung cấp nhiều chất xơ giúp ổn định đường huyết và insulin.

Nếu bị buồng trứng đa nang khi mang thai, bạn nên tránh tiêu thụ carbohydrate tinh chế, như mì ống, bánh mì trắng và bánh ngọt
Nếu bị buồng trứng đa nang khi mang thai, bạn nên tránh tiêu thụ carbohydrate tinh chế, như mì ống, bánh mì trắng và bánh ngọt

Lưu ý: Ngoài 3 bữa chính, mẹ bầu bị đa nang buồng trứng khi mang thai nên ăn thêm 3 – 4 bữa phụ trong ngày. Tốt nhất, mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng.

Ăn thường xuyên giúp mẹ bầu không bị quá đói, giảm ốm nghén và ổn định đường huyết. Mẹ bầu cũng không nên ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê…

Để đảm bảo sức khỏe tổng thể và an toàn ở những người bị buồng trứng đa nang khi mang thai, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này. Đồng thời, khi bị buồng trứng đa nang khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, đặc biệt vào những mốc quan trọng, để ngăn ngừa những biến chứng khôn lường từ buồng trứng đa nang.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Phụ Khang tán được lan truyền khắp mạng xã hội vì kế thừa bí quyết chữa viêm phụ khoa của Cung Phi Triều Nguyễn. Trong thực tế, bệnh nhân đánh giá về bài thuốc này ra sao? XEM NGAY!
Siêu âm ổ bụng có thể áp dụng ở mọi đối tượng
Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm có ý nghĩa gì? [Chuyên gia giải đáp]
Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng sức khỏe phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tuy nhiên, nó thường bị bỏ qua hoặc…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *