Các giai đoạn ung thư đại tràng: Cách xác định và điều trị hiệu quả 2020
Bảng tóm tắt
Các giai đoạn ung thư đại tràng có những dấu hiệu và đặc điểm khác nhau. Do đó, cách điều trị cho từng thời kỳ cũng có điểm khác biệt. Tham khảo ngay cách xác định giai đoạn ung thư và phương án điều trị qua lời khuyên của các bác sĩ trong bài viết dưới đây.
Cách xác định giai đoạn ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng chỉ đứng sau ung thư gan, dạ dày, ung thư vú và phổi.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự hình thành và phát triển của khối Polyp Adenomatous. Dưới tác động của nhiều yếu tố, Polyp Adenomatous sẽ biến chứng thành khối u ác tính và sản sinh ra các tế bào ung thư.
Người bị ung thư đại tràng sẽ có các dấu hiệu như đau bụng liên tục, hoạt động tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi,… Việc xác định đúng các giai đoạn ung thư đại tràng có vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả điều trị.
Để xác định các giai đoạn ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống TNM của Hoa Kỳ và kiểm tra các yếu tố sau đây.
Khối u nguyên phát (T), các chỉ số thu được sẽ cho thấy mức độ phát triển và kích thước của khối u như:
- TX: Chưa đánh giá được tình trạng khối u.
- T0: Tình trạng khối u đại tràng chưa được đánh giá.
- Tis: Ung thư đại tràng giai đoạn đầu nhưng các tế bào tổn thương chưa lây lan qua niêm mạc cơ.
- T1: Tế bào ung thư đã di chuyển đến dưới niêm mạc nhưng chưa xâm lấn tới các cơ.
- T2: Tế bảo ung thư đã xâm lấn vào lớp cơ niêm mạc.
- T3: Khối u phát triển vượt ra khỏi lớp niêm mạc và lan sang các nhóm cơ xung quanh.
- T4: Tế bào ung thư đã tấn công đến phúc mạc nội tạng và một số cơ quan lân cận.
Hạch bạch huyết (N), dựa trên các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng để xác định mức độ nghiêm trọng:
- NX: Chưa thể đánh giá hạch bạch huyết.
- N0: Tế bào tổn thương đã di căn đến các hạch bạch huyết.
- N1: Tế bảo ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào hạch bạch huyết.
- N2: Trên 4 hạch bạch huyết đã bị tổn thương bởi ung thư.
Di căn xa, nhằm xác định mức độ di căn của tế bào ung thư đến những cơ quan khác trên cơ thể:
- M0: Ung thư chưa di căn.
- M1: Ung thư đã di căn đến các cơ quan khác và phúc mạc.
Các giai đoạn ung thư đại tràng, hướng điều trị hiệu quả
Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của đại tràng, bao gồm đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma,… Các giai đoạn ung thư đại tràng đều có những triệu chứng và hướng điều trị khác nhau.
Do đó, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả của hệ thống TNM và thể trạng của người bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ phát triển ở lớp niêm mạc và chưa lây lan sang các vùng bên ngoài thành. Theo đó, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu như sau:
- Hoạt động tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,…
- Cơ thể thiếu năng lượng, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Người bệnh thường xuyên thấy buồn nôn, nôn mửa nhiều do cảm giác khó chịu ở trực tràng.
Trong các giai đoạn ung thư đại tràng, đây là thời kỳ có triệu chứng dễ nhầm lẫn nhất. Bởi lẽ, các dấu hiệu kể trên tương đối giống với các bệnh lý như viêm ruột thừa, bệnh trĩ, nhiễm trùng bàng quang,…
Do đó, cách tốt nhất để xác định các giai đoạn ung thư đại tràng là người bệnh trực tiếp đến các cơ sở y tế thăm khám.
Đối với giai đoạn 1, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp được ưu tiên hàng đầu:
- Phẫu thuật cắt Polyp: Các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nội soi để cắt bỏ khối Polyp bên trong đại tràng. Sau phẫu thuật, nếu các tế bào ung thư được loại bỏ hoàn toàn, người bệnh sẽ không cần thực hiện thêm bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng: Nếu các tế bào ung thư nằm bao quan khối Polyp, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện cắt bỏ một phần của đại tràng.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư đại tràng tốt nhất trong giai đoạn 1, tuy nhiên người bệnh cũng có thể đối mặt với một số rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết đại tràng hay hình thành sẹo chiếm phần lớn không gian đại tràng.
Do đó, bạn nên trao đổi kỹ với các bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị sau mổ để phòng ngừa rủi ro.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Đây là bước tiến triển thứ 2 trong các giai đoạn ung thư đại tràng. Lúc này, các tế bào ác tính đã lan rộng đến thành đại tràng, tuy nhiên vẫn chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết.
Phụ thuộc vào mức độ lây lan xa hay gần của tế bào ung thư, quá trình này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ sau đây:
- Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư đã phát triển vượt ra khỏi lớp niêm mạc đại tràng, người bệnh có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 87%.
- Giai đoạn 2B: Tế bào ác tính đã xâm lấn qua lớp phúc mạc, tuy nhiên chưa di chuyển đến các cơ quan lân cận. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân trong giai đoạn này là 65%.
- Giai đoạn 2C: Ung thư đã lây lan qua lớp niêm mạc thành đại tràng và các mô xung quanh.
Người bệnh có thể nhận biết ung thư đại tràng giai đoạn 2 qua những triệu chứng sau đây:
- Bị táo báo và tiêu chảy liên tục trong thời gian dài (khoảng từ 4 tuần).
- Đau bụng, có cảm giác khó chịu ở trực tràng và đại tiện lẫn máu.
- Luôn có cảm giác như đại tiện không hết, phân còn sót lại sau khi đi.
- Cơ thể mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng một số phương pháp sau đây:
- Phẫu thuật cắt bỏ: Các bác sĩ sẽ dựa vào vị trí khối u ác tính để chỉ định cắt đại tràng trái, phải, ngang hay đại tràng Sigma. Phẫu thuật được thử hiện bằng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi. Sau đó, phần đại tràng còn lại được khâu nối với nhau. Trong trường hợp bị cắt bỏ hoàn toàn, đại tràng sẽ được thông với ruột non và ống hậu môn.
- Hóa trị: Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân ở các giai đoạn ung thư đại tràng 2B và 2C. Lúc này tế bào ung thư đã lan tới phúc mạc, hạch bạch huyết và mạch máu, dẫn đến biến chứng như tắc ruột, thủng ruột,… Do đó, các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc như Capecitabine, Folfox – leucovorin,… để tiến hành hóa trị.
- Xạ trị: Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc để điều trị hậu phẫu, nhằm loại bỏ hết những tế bào ung thư còn sót lại. Tác dụng phụ thường gặp khi tiến hành xạ trị là da khô, hoại tử mô gần và giãn mao mạch.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết và cơ quan lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn khoảng 35 – 60%. Phụ thuộc vào số lượng tế bào bạch huyết bị ảnh hưởng, bệnh có thể được chia thành các giai đoạn ung thư đại tràng nhỏ hơn như sau:
- Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư nằm gọn bên trong hoặc giữa niêm mạc đại tràng và đã có khoảng 3 – 6 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư đã di căn đến thành đại tràng nhưng chưa tấn công tới các cơ quan xung quanh, có khoảng 2 – 3 hạch bạch huyết đã bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 3C: Lúc này, trên 4 hạch bạch huyết đã bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư.
Trong giai đoạn 3, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như:
- Tiêu chảy và táo báo thường xuyên, tiêu hóa không ổn định.
- Đại tiện ra máu kèm theo các cơn đau không kiểm soát được.
- Người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu máu và sụt cân không rõ ràng.
Trong các giai đoạn ung thư đại tràng, đây được xem là thời kỳ khó điều trị triệt để nhất. Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp như:
- Phẫu thuật: Người bệnh sẽ được chỉ định một trong các biện pháp phẫu thuật nội soi, Colostomy, kỹ thuật cắt bỏ bằng tần số vô tuyết và cắt lạnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần đại tràng và loại bỏ ít nhất là 12 hạch bạch huyết lân cận.
- Hóa trị: Phương pháp này được chỉ định sau phẫu thuật khoảng 4 – 8 tuần, nhằm hạn chế khả năng tái phát ung thư. Một số loại thuốc hóa trị phổ biến nhất bao gồm Fluorouracil, Trifluridine,…
- Xạ trị: Phương pháp xạ trị thường được áp dụng với những trường hợp khối u đã phát triển nhiều về kích thước và ảnh hưởng sâu đến các cơ quan lân cận. Do đó, việc phẫu thuật khô phát huy được hiệu quả. Hai kỹ thuật xạ trị phổ biến nhất hiện nay là sử dụng tia chùm ngoài và xạ trị tập thể, nhằm loại bỏ tối đa các tế bào ung thư.
Ung thư đại tràng giai đoạn 4
Trong các giai đoạn ung thư đại tràng, đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Bởi lẽ, các tế bào ác tính đã di căn đến các mô và cơ quan lân cận như phổi, gan xương,… Các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn cuối tương đối rõ rệt bao gồm:
- Đại tiện ra máu, có thể màu sẫm hoặc màu đen, tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi do thiếu máu.
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu xuất hiện liên tục dù không ăn quá nhiều.
- Sụt cân nhanh và không rõ nguyên do.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối chỉ chiếm khoảng 8 – 11%. Tuy nhiên, người bệnh có thể kéo dài thời gian bằng một số phương pháp điều trị sau:
- Phẫu thuật: Khi tế bào ung thư đã di căn đến gan và phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt một phần đại tràng và các hạch bạch huyết xung quanh. Nếu khối u quá lớn, bệnh nhân có thể được đặt ống stent để giữ cho ruột mở.
- Hóa trị: Phương pháp hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u, giảm rủi ro khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào còn sót lại hậu phẫu. Tương tự như các giai đoạn ung thư đại tràng kể trên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, lở miệng, nhiễm trùng, tiêu chảy,…
- Xạ trị: Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối có thể được chỉ định tiến hành xạ trị chọn lọc, xạ trị tập thể và xạ trị trong phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ác tính. Trong thời gian này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa dạng nhẹ, phân lỏng kèm máu,…
- Đốt u bằng vi sóng hoặc áp lạnh: Sau khi tiến hành siêu âm, chụp CT, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa một đầu dò phát sóng vô tuyến với năng lượng cao vào trong khu vực đại tràng để đốt cháy hoặc làm lạnh khối u.
- Sử dụng các loại thuốc: Như Cetuximab, Bevacizumab, Regorafenib để ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư.
- Phương pháp miễn dịch: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như Nivolumab, Pembrolizumab,… để kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó ức chế hoạt động của các tế bào ác tính.
Lời khuyên của bác sĩ trong giai đoạn iều trị ung thư đại tràng
Bên cạnh việc xác định các giai đoạn ung thư đại tràng, người bệnh cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh, Theo các chuyên gia, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp không đảm bảo tính an toàn.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe và sàng lọc ung thư để phòng ngừa bệnh từ sớm.
- Quan tâm đến cơ thể, duy trì cân nặng để nhận biết các dấu hiệu của ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn mới khởi phát.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Protein, Vitamin D và Canxi.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, các loại thịt đỏ, đồ nhiều dầu mỡ và tránh sử dụng các chất kích thích.
Có thể nói, việc xác định đúng các giai đoạn ung thư đại tràng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nếu được tiên lượng và có hướng điều trị từ sớm, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!