Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khô khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về nó. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập đến tình trạng bệnh khô khớp háng và những biện pháp điều trị hiệu quả.

Khô khớp háng là gì?

Khô khớp háng là một dạng bệnh thoái hóa khớp khiến sụn khớp háng mòn đi, khô dịch khớp, cọ xát vào nhau gây đau đớn mỗi khi cử động. Đây không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ đau nhức kéo dài, biến dạng khớp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh khô khớp háng phổ biến nhất ở bệnh nhân độ tuổi trên 60. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa do xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi. Nữ giới có nguy cơ khô khớp háng cao hơn nam giới do phải trải qua các quá trình sinh đẻ, giai đoạn mãn kinh,…

Khô khớp háng gây ảnh hưởng lớn đến vận động và di chuyển
Khô khớp háng gây ảnh hưởng lớn đến vận động và di chuyển

Triệu chứng điển hình

Các triệu chứng của khô khớp háng có thể nhận biết dễ dàng, tuy nhiên để biết chính xác mức độ tổn thương của các khớp người bệnh cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm lâm sàng. Dưới đây là các triệu chứng khô khớp háng thường gặp:

  • Khớp háng phát ra tiếng khi cử động: Những tiếng kêu lạ, lạo xạo, lắc rắc, lục đục,… tại khớp háng giống như việc đi trên lá giòn khô chính là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh. Những tiếng kêu này sẽ càng rõ và càng kéo dài hơn nếu người bệnh không có phương án điều trị
  • Đau khớp háng khi di chuyển: Những cơn đau này ban đầu chỉ thoáng qua, chỉ gặp khi đi lại nhiều, làm việc nặng do đó không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên khi khô khớp háng nặng hơn, những cơn đau có thể khiến người bệnh không đi lại, làm việc được.
  • Không cử động được khớp háng: Những triệu chứng như không thể co duỗi, cử động khớp háng vào buổi sáng khi thức dậy chính là do khô khớp háng. Vào ban đêm bệnh nhân không hoạt động nhiều, khớp háng bất động, dịch không được bôi trơn sẽ khiến khớp bị khựng lại, khó cử động khi thức dậy.
  • Người bệnh di chuyển gặp nhiều khó khăn: Bệnh khô khớp háng khi nặng hơn sẽ cản trở khả năng di chuyển của người bệnh bởi mỗi khi cử động bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội. Lâu dài người bệnh phải phụ thuộc vào nạng hoặc người khác khi di chuyển.
Người bệnh bị khô khớp háng thường gặp nhiều khó khăn khi di chuyển
Người bệnh bị khô khớp háng thường gặp nhiều khó khăn khi di chuyển

Nguyên nhân gây khô khớp háng là gì?

Khô khớp háng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính có thể kể đến:

  • Tổn thương sụn khớp háng do chấn thương: Khi sụn khớp háng của người bệnh bị tổn thương có thể kéo theo những hệ lụy như bào mòn bề mặt sụn, dịch khớp tiết ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, lâu dài dẫn đến bệnh khô khớp.
  • Do lão hóa, thoái hóa xương khớp: Lão hóa và thoái hóa là việc không tránh khỏi của các cơ quan hoạt động sau thời gian dài. Với khớp háng, sau quá trình dài bị bào mòn, cơ quan sản xuất dịch khớp yếu đi, đầu xương dưới sụn khớp háng bị cọ sát và bào mòn thì sẽ dẫn đến tình trạng bệnh khô khớp kèm các tiếng kêu lục đục, cảm giác đau, sưng.
  • Các nguyên nhân gây khô khớp háng khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên, những người gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì; chế độ dinh dưỡng thiếu chất; dung nạp vào cơ thể nhiều chất độc hại; làm việc nặng thường xuyên, lười vận động,… cũng có nguy cơ cao gặp bệnh khô khớp háng.

Khắc phục khô khớp háng như thế nào?

Có rất nhiều các biện pháp dùng để khắc phục tình trạng bệnh khô khớp háng người bệnh có thể lựa chọn. Dưới đây là các phương pháp phổ biến nhất thường được bác sĩ khuyên dùng.

Điều trị khô khớp háng bằng Tây y

Sử dụng Tây y để điều trị khô khớp háng là phương pháp nhanh chóng nhất hiện nay, người bệnh có thể sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật để chữa khô khớp háng.

  • Sử dụng thuốc Tây y: Thuốc Tây y điều trị khô khớp thường giúp giảm đau đồng thời bổ sung lượng dịch cần thiết cho hoạt động của khớp háng. Các loại thuốc thường được dùng có thể kể đến như: thuốc giảm đau, thuốc tiêm hyaluronic acid, thuốc bổ sụn khớp chứa chondroitin, thuốc collagen tuýp 2, glucosamin… và các loại vitamin khác.
  • Vật lý trị liệu: Dùng vật lý trị liệu với các phương pháp nhiệt trị liệu, kích thích điện, các bài tập phục hồi chức năng sụn khớp,… đều là phương pháp hiện nay được nhiều người áp dụng.
  • Can thiệp phẫu thuật: Các thủ thuật ngoại khoa tác động đến sụn khớp nhằm thay thế sụn khớp cũ bị khô, hư hại bằng sụn khớp mới hoặc tác động đến bao hoạt dịch. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân khô khớp háng trường hợp rất nặng.
Vật lý trị liệu là một phương pháp hạn chế xâm lấn, mang lại hiệu quả cao
Vật lý trị liệu là một phương pháp hạn chế xâm lấn, mang lại hiệu quả cao

Điều trị khô khớp háng bằng mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian để khắc phục bệnh khô khớp háng là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì sự lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, ít tốn kém, dễ dàng thực hiện tại nhà. Rất nhiều các bài thuốc được mọi người truyền miệng và chia sẻ với nhau như:

Sử dụng cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ là cây thuốc có tác dụng chữa các bệnh xương khớp, thư giãn gân cốt, an thần.

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch rồi cắt nhỏ đụn với nước trong khoảng 20 phút. Sau đó lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày, thực hiện kiên trì sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Sử dụng gừng trị khô khớp háng

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi nhà. Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng chỉ thống, tán hàn hiệu quả.

Trong gừng có các hoạt chất flavonoids, gingerol và curcumin cùng nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm trẻ hóa tế bào, sửa chữa mô sụn khớp háng bị tổn thương.

Để thực hiện phương pháp này người bệnh cần chuẩn bị gừng tươi đem rửa sạch rồi giã nát. Cho gừng vào bình thủy tinh rồi thêm rượu trắng 40 độ đến ngập gừng. Ngâm gừng trong 2 tháng rồi lấy xác gừng đắp lên vùng khớp bị đau, lấy rượu để massage xương khớp.

Dùng rượu tỏi trị khô khớp háng

Tỏi là bài thuốc trị khô khớp háng vô cùng hiệu quả vì trong tỏi có một lượng lớn allicin – hoạt chất tác dụng giảm đau, giảm viêm.

Người bệnh cần chuẩn bị vài nhánh tỏi bóc sạch và cắt lát mỏng, sau đó cho tỏi vào hũ thủy tinh và thêm rượu trắng 40 độ đến ngập tỏi. Ngâm tỏi trong rượu khoảng 10 ngày thì lấy rượu tỏi ra xoa bóp vùng khớp háng bị tổn thương, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để nhanh chóng đạt hiệu quả.

Rượu tỏi là một bài thuốc được nhiều thế hệ sử dụng trong điều trị khô khớp
Rượu tỏi là một bài thuốc được nhiều thế hệ sử dụng trong điều trị khô khớp

Điều trị khô khớp háng bằng Đông y

Các biện pháp Đông y là phương pháp chữa bệnh từ xa xưa nhưng đến nay vẫn được nhiều người bệnh khô khớp tin tưởng lựa chọn vì tính hiệu quả. Những bài thuốc được nhiều người quan tâm gồm có:

  • Bài thuốc 1: Ngũ gia bì, bồ công anh, trinh nữ, rễ cỏ xước, sâm nam, đinh lăng, cà quýnh, tất bái, cát căn, đơn hoa, quế, khương giới, xương bồ. Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml, uống nước thuốc vào 3 buổi sáng, trưa, tối.
  • Bài thuốc 2: Thổ phục linh, rễ bưởi bung, rễ tầm xuân, rễ gai tầm xoong, rễ ngưu tất, lá lốt, rễ gấc, lá cối xay. Rửa các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước rồi đem sắc đến khi lượng nước còn 1/3. Uống nước thuốc ngay trong ngày vào 3 buổi sáng, trưa, tối.
  • Bài thuốc 3: Đảng sâm, đỗ trọng, chích thảo, sâm nam, mã hàm cung, đương quy, gừng, tế tân, độc hoạt, phục linh, hồng ngưu tất, địa hoàng, phòng phong, hoàng kỳ, bạch thược, tần giao, quế chi. Sắc với nguyên liệu này với nước và uống mỗi ngày một thang.

Bài tập cho người bệnh khô khớp háng

Mặc dù khớp háng sẽ được thường xuyên vận động khi di chuyển nhưng người bệnh cũng không nên bỏ qua một số bài tập sau đây:

  • Nâng chân: Chuẩn bị ở tư thể hít đất, hai tay chống sàn, hai chân thẳng. Bắt đầu nâng chân tạo 1 góc 90, giữ 5s và đổi chân.
  • Kéo gối: Nằm ngửa thẳng người, co hai đầu gối lên, chống bàn chân xuống sản. Dùng tay kéo đầu gối mỗi bên chân ép vào ngực hết cỡ, giữ nguyên trong vòng 10s mỗi chân,
  • Dạng chân: Ngồi thẳng lưng trên sàn 2 chân ép xuống mặt sàn. Từ từ dạng 2 chân ra tối đa. Áp 2 bàn tay xuống sàn, kéo căng cả chân và tay.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh khô khớp háng, hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp ích cho các bạn trong những trường hợp mắc và có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp bệnh nặng và kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Khô Khớp Háng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan