Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn

Trong thời kỳ thai sản, mẹ bầu thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh nấm âm đạo. Tuy nhiên, nhiều chị em chưa thực sự hiểu rõ về bệnh cũng như hậu quả của nó. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin từ A đến Z về nấm âm đạo khi mang thai cho các chị em.

Nguyên nhân, dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai

Theo thống kê, có khoảng 20 – 30% phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh sẽ giúp chị em chủ động trong điều trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai

Nấm âm đạo gây ra bởi nhiều tác nhân. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là nấm Candida Albicans. Nó là sinh vật đơn bào tồn tại rất lâu trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, Candida phát triển mạnh mẽ gây ra nấm âm đạo.

Khi mang thai, nồng độ pH trong âm đạo có tính kiềm. Đây là nguồn thực phẩm ưa thích của nấm, vi khuẩn. Bên cạnh đó, thời kỳ này dịch tiết âm đạo tăng nhiều nên vùng kín thường xuyên ẩm ướt.

Môi trường âm đạo lúc này rất thích hợp cho nấm phát triển gây nấm âm đạo. Ngoài ra, khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng kém hơn, dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công.

Khi mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa trong đó có nấm âm đạo
Khi mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa trong đó có nấm âm đạo

Triệu chứng mắc nấm âm đạo khi mang thai

Khi xuất hiện những dấu hiệu sau, rất có thể mẹ bầu đang bị nấm âm đạo:

  • Âm đạo xuất hiện dịch tiết màu trắng
  • Ngứa dữ dội và đau nhức âm đạo
  • Rát khi đi tiểu
  • Mô âm đạo và môi âm hộ bị sưng

Các bệnh phụ khoa tương đối phức tạp, lại có biểu hiện tương đối giống nhau. Chị em thường bị nhầm lẫn và tự điều trị sai cách làm bệnh nặng hơn. Do đó, nếu bạn phát hiện những triệu chứng này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm.

Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không?

Nấm âm đạo khi mang thai khá lành tính, thường chỉ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt của mẹ bầu chứ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải hết sức chú ý. Khi phát hiện bệnh cần thăm khám, điều trị dứt điểm trước khi sinh.

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu, bằng chứng nào cho thấy nấm âm đạo khi mang thai gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, trẻ có thể bị lây nhiễm nấm từ mẹ ở mắt, mũi, miệng.

Nó là nguyên nhân chính làm trẻ sơ sinh bị tưa miệng. Bệnh này có thể lây qua mẹ khi bé bú. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Bị nấm âm đạo khi mang thai phải làm sao?

Trước tiên, để chữa nấm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân cũng như biết được tình trạng bệnh hiện tại.

Bạn không nên tự chẩn đoán và điều trị bởi các bệnh phụ khoa thường có biểu hiện khá giống nhau. Nếu chữa sai cách có thể làm bệnh nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Dùng thuốc Tây y đúng cách

Thuốc Tây có dược tính mạnh, lại nhiều tác dụng phụ, vì vậy, mẹ bầu phải hết sức cẩn thận. Khi sử dụng, chị em nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hệ quả không tốt.

Bác sĩ không kê thuốc uống, đây là điều “tối kỵ” đối với mẹ bầu. Nếu bị nấm âm đạo khi mang thai, bạn tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc uống để chữa trị.

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống về điều trị nấm âm đạo
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống về điều trị nấm âm đạo

Thông thường, để điều trị nấm âm đạo khi mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt và kem bôi chứa nystatin, clotrimazole. Đây là thuốc khá an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chị em cần thực hiện theo đúng liều lượng, cách thực hiện đúng như chỉ định.

Với thuốc bôi ở xung quanh khu vực âm đạo, mẹ bầu nên bôi vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Như vậy, thuốc sẽ không bị rớt và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để sử dụng thuốc đặt, mẹ bầu cần được bác sĩ chỉ định đơn thuốc và hướng dẫn. Một số loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm imidazol như Miconazol, Clotrimazol… có tác dụng tại chỗ khá an toàn với mẹ và thai nhi.

Chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng mẹo dân gian

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, cách chữa bằng mẹo dân gian có thể mang đến kết quả tốt, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Chị em có thể thực hiện ngay tại nhà, nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện cũng đơn giản.

  • Lá trầu không: Bạn rửa sạch lá, đun với nước, cho thêm chút muối rồi đem xông âm đạo. Khi nước đã nguội thì dùng rửa vùng kín. Cách chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng lá trầu không sẽ cho kết quả rõ rệt sau 2 – 3 tuần thực hiện đều đặn.
  • Lá trà xanh: EGCG trong trà xanh có tác dụng ngăn chặn nấm phát triển. Cách làm hoàn toàn giống như với lá trầu không. Vì vậy, mẹ bầu có thể cân nhắc sự thuận tiện mà lựa chọn 1 trong 2 để điều trị.
  • Dùng tỏi: Bạn dùng nước ép từ 4 – 5 nhánh tỏi, hòa thêm với 1 cốc nước ấm rồi lau rửa vùng kín. Khi thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, tình trạng nấm âm đạo sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Tỏi được xem là “kháng sinh tự nhiên”, chữa nấm âm đạo vô cùng tốt 
Tỏi được xem là “kháng sinh tự nhiên”, chữa nấm âm đạo vô cùng tốt

Đông y trị nấm âm đạo

Thuốc Đông y chữa nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả, lại có tác dụng an thai, bổ bổ cơ thể nên được rất nhiều người thực hiện. Các thảo dược trong bài thuốc Đông y hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất lành tính.

Cũng do vậy, bài thuốc Đông y có tác dụng lâu hơn so với Tây y. Mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng lộ trình được bác sĩ đưa ra để loại bỏ dứt điểm tình trạng nấm âm đạo.

Rất nhiều trường hợp khi thấy triệu chứng giảm nên ngưng thuốc. Lúc này, nấm và vi khuẩn chưa bị tiêu diệt tận gốc và rất dễ tái phát trở lại.

Biện pháp phòng bệnh tái phát

Bên cạnh cách điều trị nấm âm đạo khi mang thai trên, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau để không làm bệnh nặng hơn. Đồng thời, chị em còn được hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả:

  • Uống nhiều nước để giảm đau rát khi đi tiểu
  • Lau khô vùng kín từ trước ra sau bằng khăn sạch sau khi tắm và đi vệ sinh
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua không đường, tránh đồ ăn béo ngậy, nhiều đường hoặc cay nóng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phòng tránh nấm âm đạo bằng cách:

  • Mặc đồ lót chất liệu cotton, thoáng khí, dễ thoát mồ hôi
  • Thay quần lót thường xuyên, nhất là sau khi vận động
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tự nhiên
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu
  • Ngoài sữa chua không đường, chị em nên bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày

Nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp chị em có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn về tình trạng này cũng như cách điều trị hiệu quả.

Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu hãy chú ý đến sức khỏe nhiều hơn và thường xuyên khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (1 bình chọn)

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y tư vấn cách trị viêm âm đao an toàn, không tái phát cho chị em.
Mycogynax - Thuốc trị nấm Candida albicans dạng viên đặt
TOP 11 Thuốc Trị Nấm Candida Tốt Nhất Hiện Nay Cập Nhật Mới Nhất
Thuốc trị nấm candida có rất nhiều loại nhưng mỗi loại lại phù hợp với đối tượng khác nhau và có chất lượng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *