Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc đặc trị mề đay hoàn chỉnh kế thừa và phát triển từ bài thuốc Nam của người Mường kết hợp với hàng chục bài thuốc cổ phương, nghiên cứu hiện đại.

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Nổi mề đay sau sinh, còn gọi là mề đay sau sinh là một vấn đề khá phổ biến và có thể xảy ra sau khi phụ nữ sinh con. Đây là một loại mề đay vật lý do tăng hormone và các thay đổi nội tiết tố sau khi sinh. Tình trạng này thường không nguy hiểm và tự giảm đi sau một thời gian. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có các dấu hiệu nhận biết điển hình như ngứa da, nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp không khắc phục kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cả mẹ và em bé. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc những thông tin quan trọng về bệnh lý này, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho chị em.

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa
Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa

Nổi mề đay sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay bệnh lý da liễu phổ biến có thể xảy ra ở bất kì ai. Trong đó, bệnh thường gặp nhất ở những đối tượng có thể trạng yếu, bao gồm những phụ nữ sau sinh. Đây là một dạng phản ứng dị ứng trên da gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa da, sẩn phù rất khó chịu.

Bệnh lý này thường xảy ra khi sản phụ tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, lông động vật, thời tiết thay đổi bất thường… Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ, vài ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phải dùng các biện pháp can thiệp bằng thuốc thì bệnh mới có thể thuyên giảm.

Hiện tượng nổi mề đay sau sinh mổ, sinh thường thường xuất hiện trong khoảng thời gian 1 – 3 tháng sau sinh và bao gồm hai thể:

  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng bệnh xuất hiện trong một vài giờ, một vài ngày và không quá 6 tuần. Trường hợp này triệu chứng bệnh thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị
  • Mề đay mãn tính: Là hiện tượng bệnh tái phát thường xuyên, kéo dài trên 6 tuần và khó trị dứt điểm.

Trả lời cho câu hỏi nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không? BS. Bùi Thanh Tùng, nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền tại Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ cho biết: “Thông thường thì nổi mề đay sau khi sinh không gây nguy hiểm cho sản phụ. Tuy nhiên, bệnh lý này gây ra những hiện tượng mẩn ngứa dai dẳng khiến chị em phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Hiện tượng ngứa xuất hiện nhiều về đêm, sáng sớm hoặc lúc cơ thể chị em bị nóng, từ đó khiến người bệnh bị ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe và việc chăm sóc con cái. 

Nguy hiểm hơn là, nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng như phù mạch, khó thở, suy hô hấp, hạ huyết áp và trầm trọng nhất là sốc phản vệ. Vì vậy, chị em sau sinh nên sớm khắc phục bệnh bằng những biện pháp an toàn, phù hợp nhất, tránh để bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.”

Biến chứng nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh không thể coi thường

Có rất nhiều yếu tố gây ra hiện tượng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh. Theo các bác sĩ da liễu, những nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ sau sinh thường thay đổi nội tiết tố nữ và gây ra nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe, trong đó bao gồm hiện tượng sẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức: Nhiều người quan niệm sau sinh cần hạn chế ăn nhiều loại rau, hoa quả, chỉ nên ăn canh rau ngót, thịt nạc… Chính quan niệm sai lầm này khiến mẹ sau sinh bị thiếu dưỡng chất, nóng trong người, tạo điều kiện bùng phát bệnh mề đay
  • Dị ứng thời tiết: Sản phụ cũng rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và dễ bị mề đay.
  • Tâm lý bất ổn: Sau khi sinh, quỹ thời gian, sinh hoạt và sức khỏe có nhiều thay đổi, cùng với những bận rộn, áp lực của việc chăm sóc con nhỏ mang lại khiến chị em dễ bị stress, mệt mỏi. Đây là tác nhân khiến bệnh mề đay dễ bùng phát hơn.
  • Do một số loại thuốc Tây: Nếu mẹ sau sinh sử dụng  thuốc tây như kháng sinh, chống viêm, giảm đau… thì có thể bị mề đay. Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này.
  • Nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, lông động vật, môi trường ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa, côn trùng đốt…

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh dễ nhận biết

Bệnh mề đay nói chung, phụ nữ sau sinh nói riêng có nhiều triệu chứng nhận biết rất đa dạng. Thông thường, bạn sẽ dễ gặp những dấu hiệu sau:

  • Nổi mẩn đỏ: Đây là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất khi bị nổi mề đay. Trên da người bệnh xuất hiện nhiều vùng da bị nổi mẩn đỏ. Trong đó thường thấy nhất là tại da mặt, cổ, tay, chân, bụng… Những nốt mẩn đỏ này đôi khi nổi cục như muỗi đốt hoặc phát ban trên da thành từng mảng với kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau.
  • Ngứa da: Hiện tượng này có thể nhẹ hoặc dữ dội tùy từng người bệnh. Người bệnh thường bị ngứa nhiều hơn về đêm, sáng sớm hoặc những lúc mới vận động.
  • Rát da, phù nề: Biểu hiện này thường gặp khi sản phụ bị nổi mề đay gây phù mạch, thường gặp nhất tại các vị trí như môi, mí mắt, bộ phận sinh dục…
  • Khó thở: Nếu nổi mề đay gây phù mạch ở niêm mạc họng, người bệnh có thể bị khó thở
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau đầu, đi ngoài, sốt…

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Thời gian khỏi mề đay sau sinh ở mỗi người sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thể bệnh, triệu chứng bệnh, cơ địa người bệnh, thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, môi trường sống, thời tiết, phương pháp điều trị…

Nếu bệnh chỉ bùng phát dạng cấp tính do các dị nguyên từ môi trường như lông động vật, dị ứng thực phẩm,… thì bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ, vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh phát sinh bởi yếu tố từ bên trong cơ thể, cụ thể là do cơ địa dị ứng thì thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn. Thậm chí, bệnh còn có thể tiến triển thành thể mãn tính, thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Cùng với đó, sản phụ có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng sẽ nhanh khỏi bệnh hơn so với người có sức khỏe kém, ăn uống không khoa học, không luyện tập thể dục thể thao.

Nổi mề đay sau sinh có tắm được không? Tắm lá gì?

Khi bị nổi mề đay, nhiều người quan niệm cần kiêng nước, kiêng gió. Nghĩa là người bệnh không được tắm, không được ra gió và phải che chắn kỹ cơ thể mình. Vậy nổi mề đay sau sinh có tắm được không?

Giải đáp câu hỏi này, BS. Bùi Thanh Tùng cho biết: Người bệnh chỉ nên hạn chế tiếp xúc với nước nếu bị nổi mề đay do nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bệnh cần kiêng tắm tuyệt đối mà vẫn nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các loại dung dịch, sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Việc kiêng tắm rửa khi bị bệnh không những không cải thiện bệnh mà còn làm vi khuẩn, da chết tích tụ trên da nhiều hơn. Từ đó, việc này khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Nổi mề đay sau sinh có được tắm không

Việc tắm đúng cách, hợp lý sẽ giúp làm sạch da chết, vi khuẩn, bụi bẩn trên da, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Đồng thời, đây cũng là một trong những cách làm tăng khả năng thải độc tố của cơ thể. Tuy nhiên, sản phụ cần tắm đúng cách theo những gợi ý sau:

  • Nên tắm bằng nước có độ ấm hợp lý, không nên dùng nước nóng sẽ khiến da bị kích ứng, dễ bị nổi mẩn đỏ.
  • Không nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có thành phần hóa chất vì sẽ gây kích ứng da. Thay vào đó bạn nên chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên.
  • Người bệnh có thể tắm bằng một số loại lá có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm như: Lá kinh giới, lá khế, lá tía tô… Lưu ý, cần chọn loại lá tươi, sạch để đảm bảo sự an toàn, lành tính.

Các cách chữa nổi mề đay sau sinh mổ, sinh thường phổ biến hiện nay

Hiện nay, người bệnh có khá nhiều lựa chọn để khắc phục tình trạng nổi mề đay sau sinh. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay:

Chữa nổi mề đay sau sinh tại nhà bằng thuốc nam

Đây là biện pháp được các mẹ bỉm sữa ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay. Sở dĩ như vậy bởi phương pháp này sử dụng các loại dược liệu có sẵn quanh nhà nên đảm bảo được sự an toàn, lành tính cho sức khỏe. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Một số mẹo trị bệnh phổ biến, hiệu quả nhất gồm:

  • Chườm lạnh hoặc tắm nước mát: Cách này giúp làm dịu các vùng da bị sẩn ngứa, cải thiện tình trạng viêm và đỏ da. Tuy nhiên, đây là biện pháp có tính tạm thời, không trị được bệnh dứt điểm.
  • Sử dụng bột yến mạch: Nguyên liệu này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, axit amin, khoáng chất tốt cho da. Tắm với bột yến mạch sẽ giúp mẹ bỉm sữa cảm thấy dễ chịu hơn vì các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da thuyên giảm đi đáng kể.
  • Sử dụng lá lô hội: Phần gel trong lá lô hội (nha đam) có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, có khả năng làm mát, chống viêm, giảm ngứa da hiệu quả. Vì vậy bạn có thể lấy phần gel bên trong lá lô hội, dầm nát và thoa lên vùng da bị nổi mề đay, các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm.
  • Uống trà thảo mộc: Bạn nên uống một số loại trà từ cam thảo, gừng, bạc hà… để điều trị nổi mề đay sau sinh. Đây là những dược liệu rất tốt, có khả năng ức chế histamine, giảm triệu chứng bệnh.
  • Dùng lá hẹ: Lá hẹ cũng là nguyên liệu phổ biến thường dùng trị nổi mề đay. Bạn nên chọn 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, giã lấy nước cốt để thoa lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Dùng lá trầu không: Trong trầu không chứa nhiều loại tinh dầu, hợp chất có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm sạch da và mềm da rất tốt. Sản phụ có thể trị mề đay bằng cách vò nát lá trầu rồi xát nhẹ lên da, hoặc dùng lá này đun nước tắm.

Chữa nổi mề đay tại nhà

Ưu điểm của các mẹo trị bệnh dân gian là sự an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được có thể không cao do dược tính của những cây thuốc nam này còn hạn chế. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với người bị bệnh nhẹ, cấp tính.

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây

Các loại thuốc dùng điều trị mề đay sau khi sinh cho các mẹ bỉm sữa cần có hoạt lực thấp và lành tính để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.

Hiện nay, một số thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin, thuốc steroids cùng nhóm thuốc bôi ngoài da thường được kê đơn gồm:

  • Chlorpheniramine: Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1, được sử dụng trong trường hợp bị dị ứng da, nổi mề đay cấp tính thể nhẹ. Khi sử dụng, các mẹ nên theo dõi bé xem con có hiện tượng khó chịu, nôn trớ hay buồn ngủ không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường các mẹ nên ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Loratadin và Cetirizin thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2. Hai loại này có thể được sử dụng cho bà mẹ sau sinh, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Trong trường hợp dùng hai loại thuốc trên không hiệu quả, thì thuốc Fexofenadin sẽ dùng để thay thế.
  • Thuốc mỡ steroids hoặc dạng kem bôi ngoài có thành phần dược lực là Triamcinolone acetonide 0.5% (Kenalog, Aristocort cream), Betamethasone dipropionate 0.05% (Cutivate). Trong trường hợp bị dị ứng nặng mẹ có thể được kê thuốc Corticosteroid, nhưng chỉ được phép dùng từ 3 – 5 ngày, do bác sĩ chuyên môn kê toa thuốc.

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị nổi mề đay sau khi sinh rất hữu hiệu vì chúng có tác dụng nhanh. Tình trạng ngứa da, mẩn đỏ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng được chỉ định chung cho phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Vì chúng có tác dụng phụ lên sức khỏe và có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất ra sữa mẹ.

Do đó các chị em không được tự ý mua thuốc khi bị nổi mề đay mà cần đi khám và điều trị theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây chữa nổi mề đay sau sinh

Chữa nổi mề đay sau sinh bằng Đông y

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y có khả năng gây ra tác dụng phụ. Ngày nay, nhiều mẹ bỉm sau sinh tin tưởng hơn vào các sản phẩm Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên. Bởi nhóm thuốc này đảm bảo được sự an toàn, lành tính, ít hoặc hiếm khi ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài mà không lo bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, để tránh mua phải thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, dược liệu bẩn hay thuốc Đông y có trộn lẫn tân dược. Chị em nên thăm khám, bốc thuốc tại những cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín, được cấp phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một số bài thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh Đông y mẹ nên tham khảo gồm:

Bài thuốc chữa nổi mề đay do phong hàn (mề đay lạnh)

Đây là thể bệnh thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh, đặc trưng bởi tình trạng sẩn ngứa, mẩn đỏ màu hồng nhạt trên da. Triệu chứng kèm theo là hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, ngứa da nhẹ.

Một số bài thuốc Đông y trị bệnh như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị mỗi dược liệu dưới đây mỗi loại 12g: đương quy, độc hoạt, thục địa, cam thảo, cát cánh, trần bì, xuyên khung. Thêm vào 10g bạch chỉ, 10g tế tân, 8g  quế , 16gthương nhĩ, 16g xương bồ. Đem tất cả các vị thuốc sắc nhỏ lửa và chia ra uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ké đầu ngựa, lá đơn, kinh giới, ý dĩ mỗi loại dược liệu 16g. Quế chi, bạch chỉ mỗi vị thuốc 8g. Thêm 12g các dược liệu tử tô, phong phong, đan sâm. Thang thuốc mang đi sắc lửa nhỏ, uống mỗi ngày 1 thang, chia nhiều lần trong ngày.
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh Đông y
Thuốc Đông y an toàn, lành tính nên nhiều người lựa chọn

Bài thuốc trị nổi mề đay thể phong nhiệt (mề đay nóng)

Dạng bệnh này có triệu chứng ngứa dữ dội, vùng mẩn đỏ lan nhanh, đột ngột kèm theo nóng trong người, táo bón, tiểu vàng. Phép trị bệnh lúc này cần chú trọng vào sơ phong, thanh nhiệt. Bài thuốc trị bệnh như sau:

Chuẩn bị

  • Sinh địa 10g
  • Liên kiều 10g
  • Bèo cái 10g
  • Phong phong 6g
  • Kim ngân hoa 10g
  • Kinh giới 6g
  • Đan bì 10g
  • Thuyền thoái 6g
  • Lá đơn 10g
  • Ngưu bàng 10g
  • Cam thảo 6g

Sắc thuốc: Sắc 1 thang/ngày, chia uống thành nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng mẩn ngứa sẽ giảm dần.

Thuốc chữa nổi mề đay sau sinh thể thấp nhiệt

Thể mề đay này có triệu chứng đặc trưng là các nốt ban da màu đỏ sạm. Khi nhiệt độ tăng hoặc sản phụ tiếp xúc với gió (phong) sẽ gây tổn thương da. Bệnh này lây lan nhanh và dễ tiến triển thành nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh thường kèm theo hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, nóng trong người, sốt nổi mề đay về chiều, đại tiện khó.

Để trị bệnh cần hóa thấp, phương hương. Bài thuốc Đông y dành cho thể bệnh này như sau:

Chuẩn bị:

  • Bồ công anh 15g
  • Hoắc hương 6g
  • Kim ngân hoa 15g
  • Trần bì 6g
  • Hậu phác 6g
  • Sinh cam thảo 6g
  • Bội lan 10g
  • Hoàng cầm 10g
  • Linh bì 10g
  • Hoạt thạch 10g
  • Xích thược 10g

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm nhiều lần uống thuốc trong ngày.

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh nổi mề đay thể thực tích (dị ứng thực phẩm)

Thể bệnh này có triệu chứng là nốt sẩn đỏ có màu trắng hoặc đỏ, xuất hiện dai dẳng, kéo dài. Người bệnh thường cảm thấy kèm theo triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, đầy bụng hoặc bụng cồn cào, đại tiện không đều, ăn uống kém.

Mẹ bỉm có thể bị mề đay do dị ứng thực phẩm
Mẹ bỉm có thể bị mề đay do dị ứng thực phẩm

Phép trị bệnh cần tập trung sơ phong, thanh nhiệt, hòa trung, thông đạo. Bài thuốc trị bệnh như sau:

Chuẩn bị:

  • Kê nội kim 10g
  • Phục linh 10g
  • Địa phu tử 10g
  • Kim ngân hoa 12g
  • Tiêu tân lang 10g
  • Xích thược 10g
  • Bạch tiễn bì 15g
  • Cúc hoa 10g
  • Tiêu mạch nha 10g
  • Sao chỉ xác 6g
  • Phục linh 10g

Thực hiện: Sắc thuốc lửa nhỏ, ngày uống 1 thang, chia thành nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Để xác định được chính xác bệnh, các thầy thuốc Đông y phải thăm khám kỹ càng. Đồng thời dựa trên tình trạng sức khỏe của sản phụ để kê đơn, gia giảm liều lượng dược liệu. Mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng thuốc để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con.

Bài thuốc gia truyền 5 đời Mề Đay Đỗ Minh chữa khỏi nổi mề đay cho mọi đối tượng

Phương thuốc Mề Đay Đỗ Minh ra đời từ 150 năm trước, có thể trị tất cả các thể bệnh nổi mề đay hiệu quả. Tùy vào từng loại bệnh mà các lương y của Đỗ Minh Đường sẽ gia giảm liều lượng phù hợp, giúp đạt công dụng tốt nhất.

Bài thuốc kết hợp 3 phương thuốc nhỏ theo tỷ lệ Vàng với thành phần 20 – 30 dược liệu quý gồm:

  • Thuốc đặc trị mề đay: Diệp hạ châu, kim ngân cành, bồ công anh, sài đất, hạ khô thảo, tơ hồng xanh…
  • Thuốc bổ gan giải độc: Bồ công anh, cà gai, bách bộ ngải cứu, sài hồ nam, lá chanh, xích đồng đỏ…
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Hạnh phúc, xích đồng, hoàng kỳ, tơ hồng xanh, nhân trần…

Bài thuốc có công dụng toàn diện, vừa điều trị vừa phục hồi:

  • Tiêu viêm, giải độc, giải trừ phong hàn, phong nhiệt
  • Giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do mề đay gây ra
  • Thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tái tạo làn da
  • Dưỡng huyết, bổ thận, tăng cường chức năng thận
  • Nâng cao sức đề kháng, ngăn mề đay tái phát.

Hiệu quả của bài thuốc mề đay Đỗ Minh

Các dược liệu trong bài thuốc có xuất xứ rõ ràng, được chọn lọc và sơ chế khắt khe theo quy trình khép kín. Tất cả thu hái từ các vườn thảo dược sạch chuẩn hóa do Đỗ Minh Đường xây dựng, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Thuốc không có chất bảo quản, không tân dược, an toàn và lành tính với phụ nữ sau sinh.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân có yêu cầu, nhà thuốc sẽ giúp sắc sẵn thành dạng cao, dựng trong lọ thủy tinh nhỏ gọn tiện lợi sử dụng. Mẹ bỉm sữa không cần đun sắc, có thể dành nhiều thời gian chăm sóc con nhỏ.

Lưu ý: Thuốc được gia giảm liều lượng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi sản phụ. Vì vậy, tốt nhất chị em nên đến nhà thuốc bắt mạch, thăm khám và được chuyên gia tư vấn cụ thể liệu trình. 

*Các mẹ bỉm sữa đánh giá thế nào về bài thuốc mề đay Đỗ Minh?

Diễn viên Nguyệt Hằng – một bệnh nhân đã chữa khỏi nổi mề đay sau sinh tại Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Năm 2018, sau khi sinh em bé thứ 4 thì cơ thể tôi nổi nhiều nốt mẩn đỏ, lúc đầu các nốt chỉ thưa thớt sau lan khắp người, tạo thành từng mảng rất xấu xí và ngứa dữ dội. 

Sợ dùng thuốc Tây ảnh hưởng tới sữa mẹ nên tôi áp dụng một số biện pháp dân gian nhưng bệnh không đỡ. Thời gian đó tôi bị stress nặng, tưởng chừng bị trầm cảm luôn vì vừa mất ngủ mệt mỏi, ngứa khó chịu, vừa chăm con quấy khóc. 

Thấy bệnh của tôi 2 năm trời không khỏi, các bạn đồng nghiệp đã giới thiệu cho tôi nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Thấy đây là nhà thuốc gia truyền uy tín, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã chữa khỏi bệnh tại đây nên tôi quyết định lựa chọn và đến đây điều trị bệnh.

Sau 2 tháng uống bài thuốc theo chỉ dẫn của lương y, kết hợp ăn uống đồ mát, kiêng khem hợp lý, bệnh nổi mề đay khó chịu của tôi đã được cải thiện đến 90%. Chân tay tôi không còn nổi nốt đỏ nữa, ngứa ngáy dứt hẳn, da dẻ hồng hào, ngủ ngon, tinh thần sảng khoái. Tôi sẽ kiên trì uống thêm 1 tháng thuốc nữa theo liệu trình để bệnh khỏi hẳn.”

Chị Linh – 38 tuổi, Văn Cao, Hà Nội bị nổi mề đay sau khi sinh em bé 3 tháng. Chị cho biết: “Căn bệnh mề đay sau sinh thực sự rất khó chịu, các nốt đỏ mọc khắp cơ thể, tạo thành từng mảng đỏ phù nóng rát và ngứa, nhất là về đêm, ngứa không chịu nổi. Tôi có áp dụng một số mẹo tại nhà, ăn uống đồ mát mà không ăn thua. Thấy mọi người bảo nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở cùng phố chữa nổi mề đay hiệu quả lắm, nhiều người đã khỏi bệnh nhờ điều trị tại đây nên tôi đến đây khám thử xem sao. 

Thật bất ngờ, chỉ sau 1 tháng uống bài thuốc gia truyền Đỗ Minh, bệnh mề đay của tôi đã cải thiện đến 80%, không còn ngứa ngáy và nổi mẩn khó chịu nữa, cơ thể khỏe mạnh. Vì sức khỏe tốt nên tâm lý tôi cũng thoải mái hơn hẳn. Hy vọng kết thúc liệu trình 2 tháng, bệnh nổi mề đay sau sinh của tôi sẽ khỏi hoàn toàn.”

Được biết, Đỗ Minh Đường có truyền thống 5 đời bốc thuốc chữa bệnh cứu người, từng đạt cúp Vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2017”. Nhà thuốc được các kênh truyền hình như VTV2, VTC2, H1 mời tư vấn sức khỏe cho mọi người.

Bài thuốc mề đay Đỗ Minh được phân phối độc quyền và bán trực tiếp tại cơ sở của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Nếu chị em quan tâm đến phương thuốc này, có thể liên hệ theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội), 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).

Website: https://dominhduong.com/

Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh

Những điều nên làm khi bị mề đay sau sinh

Bên cạnh việc đi khám, điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, sản phụ sau sinh nên lưu ý những điều sau để làm giảm nhẹ hoặc phòng ngừa mề đay tái phát:

  • Uống thật nhiều nước từ 2 – 2.5 lít/ ngày bao gồm cả các loại canh rau, để lưu thông máu huyết.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thật nhiều rau củ quả có chứa chất xơ, vitamin C, nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại mề đay tấn công.
  • Mẹ bỉm sữa phải cố gắng giữ cho tinh thần của mình thật thoải mái, luôn ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, là thời điểm thuận lợi cho mề đay tái phát.
  • Vệ sinh, dọn dẹp nơi ở cữ hay phòng ngủ của mẹ để tránh côn trùng cắn hay bụi bẩn bám vào cơ thể.
  • Tắm hoặc xông hơi với nước ấm, có kết hợp với thảo dược tự nhiên lá khế, lá kinh giới, gừng..,Để trị triệu chứng của mề đay như: ngứa ngáy, sẩn đỏ..
  • Nên giải độc, thanh lọc cơ thể bằng các nguyên liệu thảo dược như: Uống trà thảo mộc có các vị thuốc atiso, hoa cúc, chè vằng..hay dùng bã mướp đắng để đắp lên vết thương.
  • Khi bị mề đay mẹ bỉm sữa nên kiêng những vấn đề sau:
  • Khi có cảm giác ngứa ngáy, chị em nên kiêng gãi, vì nếu chà xát quá mạnh, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng và lây lan sang các bộ phận khác.
  • Kiêng ăn những thực phẩm như thịt gà, trứng, măng, tôm vì những loại này rất độc và tạo cơn bùng phát mề đay rất nhanh.
  • Kiêng sử dụng các loại mỹ phẩm, chế phẩm làm từ hóa chất.
  • Hạn chế các món ăn cay, nóng, có nhiều dầu mỡ trong khẩu phần hằng ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê vì chúng dễ làm tình trạng phát ban mất kiểm soát.

Trên đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh và lưu ý quan trọng dành cho mẹ bỉm sữa. Chị em nên sớm thăm khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý bệnh phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Dành cho các mẹ bỉm sữa:

5/5 - (6 bình chọn)

XEM THÊM

me day 3
Hành trình thoát khỏi “vỏ ốc” vì căn bệnh mề đay mãn tính
23 tuổi thường được người ta ví von là độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái. Thế nhưng, chỉ vì bệnh mề đay, quãng thời gian ấy với…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *