TOP 10+ Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Thuốc trị viêm da tiết bã loại nào hiệu quả là vấn đề mà tất cả người mắc phải căn bệnh này quan tâm. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị viêm da tiết bã khác nhau. Vậy loại thuốc nào hiệu quả nhất với người bệnh? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả thông tin chi tiết.

XEM THÊM : Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Nhờn Ở Mặt Tốt Nhất

Thuốc trị viêm da tiết bã Tây y

Điều trị viêm da tiết bã bằng Tây y là phương pháp phổ biến nhất bởi hiệu quả nhanh chóng, người bệnh thường nhận thấy tình trạng da dịu hơn chỉ sau một vài lần sử dụng. Sau khi thăm khám, dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp, các loại thuốc chủ yếu có tác dụng giảm tiết bã nhờn và trị viêm da dầu.

Các loại thuốc Tây trị viêm da tiết bã có ưu điểm làm giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh
Các loại thuốc Tây trị viêm da tiết bã có ưu điểm làm giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh

Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm da tiết bã bằng Tây y được ưa chuộng trên thị trường hiện nay: 

Thuốc trị viêm da tiết bã dạng bôi

Một số loại thuốc ở dạng bôi thường được khuyên dùng bởi tác dụng kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã hiệu quả gồm:  

1. Kem bôi Ketoconazole

Đây là loại thuốc trị viêm da tiết bã dạng kem bôi được sử dụng nhiều bởi hiệu quả cao. Ketoconazole chứa các thành phần có tính kháng khuẩn, giảm viêm, kiểm soát các triệu chứng nhiễm trùng ở thể nhẹ. Cùng với đó, người bệnh ngoài da như viêm da tiết bã, hắc lào… sau khi dùng một thời gian sẽ cải thiện tình trạng da bong tróc, da khô.

Ketoconazole là thuốc bôi dạng kem trị viêm da dầu tốt
Ketoconazole là thuốc bôi dạng kem trị viêm da dầu tốt

Cách dùng:

  • Người bệnh nên bôi 2 lần mỗi ngày vào vùng da bị tổn thương.
  • Liều lượng có thể tăng hay giảm tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

2. Kem bôi Hydrocortisone 1%

Hydrocortisone 1% là gồm các thành phần: Chlorocresol, sáp nhũ hoá cetomacrogol, nước tinh khiết… giúp giảm thành phần mạch máu của phản ứng viêm. Bên cạnh đó, loại thuốc bôi steroid này còn có tác dụng giảm chất trung gian gây viêm khi bị viêm da dầu. Các bệnh viêm da như mề đay, dị ứng, mẩn ngứa đều có thể điều trị bằng Hydrocortisone 1%.  

Cách dùng:

  • Đối với kem thoa da, nên thoa lên vùng da bị ảnh hưởng khoảng 2 – 3 lần/ngày.
  • Đối với dạng lotion, nên thoa lên vùng da bị ảnh hưởng khoảng 2 – 4 lần/ngày.
  • Đối với thuốc mỡ hay dung dịch, nên thoa lên vùng da bị ảnh hưởng khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Xem thêm : Thuốc Chữa Trị Tổ Đỉa Hiệu Quả Tốt Nhất

3. Kem bôi Ciclopirox Cream

Đây là loại kem bôi phổ biến được bác sĩ chỉ định cho người bệnh khi mắc các bệnh ngoài da do nấm. Ciclopriox có tác dụng kháng nấm đồng thời làm giảm sự phát triển của nấm gây bệnh.

Cách dùng:

  • Chỉ cần thoa một lượng thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương khoảng 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Loại thuốc này thường được chỉ đinh dùng trong vòng 1 tháng. 

4. Thuốc bôi Desonide 0,05%

Desonide 0,05% là thuốc trị viêm da tiết bã chứa corticoid, với công dụng giảm phản ứng viêm trên da, bảo vệ hệ miễn dịch. Người bệnh khi dùng loại thuốc này sẽ thấy giảm sưng tấy, ngứa. 

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến viêm da như chàm, dị ứng, viêm da cơ địa cũng được chỉ định dùng Desonide 0,05%.

Cách dùng:

  • Thoa một lượng thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương khoảng 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên rửa sạch da trước khi dùng.

5. Thuốc bôi Fucidin

Loại thuốc này rất phổ biến trên thị trường, với nhiều công dụng khác nhau như kháng sinh, giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng do nấm, virus gây ra. Không chỉ viêm da dầu, Fucidin được dùng điều trị các bệnh về da khác như viêm da dị ứng, chàm da, nhiễm trùng da…

Fucidin là thuốc bôi trị viêm da tiết bã được dùng nhiều hiện nay
Fucidin là thuốc bôi trị viêm da tiết bã được dùng nhiều hiện nay

Cách dùng:

  • Fucidin được chỉ định bôi 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Dùng tối đa trong khoảng 2 tuần. 

XEM THÊM : Thuốc Điều Trị Viêm Da Dị Ứng An Toàn

Thuốc trị viêm da dầu dạng uống 

Các trường hợp bệnh viêm da ở mức độ nặng hơn với các triệu chứng đau rát nhiều, sưng tấy, nhiễm trùng kích hoạt thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống kèm thuốc bôi để người bệnh nhanh đạt được hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống thường gặp:

1. Thuốc kháng histamine H1

Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu viêm da trên diện rộng, kèm ngứa ngáy, đau rát nhiều thì có thể được bác sĩ chỉ định dùng Histamin H1. Loại thuốc này có công dụng ngừa tổn thương lan toả trên diện rộng, kiểm soát các triệu chứng cơ năng trên da.

Một số loại thuốc trị viêm da tiết bã Histamine H1 thường được dùng gồm: Acrivastin, clorpheniramine, cetirizin hydroclorid, promethazin hydroclorid, fexofenadin…

Lưu ý: Mặc dù được nhận định là loại thuốc tương đối an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng, nhưng khi uống Histamine H1, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm mức độ tập trung.

2. Thuốc giảm đau

Đối với các trường hợp viêm da tiết bã nặng, gây ra phù nề, bong tróc hoặc đau rát, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau. Người bệnh bị viêm da tiết bã bội nhiễm cũng có thể được khuyến nghị dùng thuốc này.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến được chỉ định cho người bệnh viêm da dầu, với công dụng hạ sốt nhanh, giảm đau hiệu quả.

Lưu ý:

  • Khi dùng thuốc giảm đau, người bệnh không nên uống đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu hoặc thuốc hại gan, thận. Vì loại thuốc này được chuyển hoá chủ yếu qua gan người bệnh.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ.

3. Thuốc chống viêm

Khi người mắc bệnh viêm da tiết bã gặp các triệu chứng phù nề, sưng tấy, có dấu hiệu viêm nhiễm, có thể cần phải dùng tới thuốc chống viêm. Có 2 loại là thuốc chống viêm chủ yếu:

Đối với thuốc chống viêm non-steroid:

  • Thuốc chống viêm non-steroid có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp các thành phần trung gian kích hoạt phản ứng viêm thông qua cơ chế tác động tới ezyme cylclooxygenase 1 và 2.
  • Một số loại thuốc phổ biến: Diclofenac, Meloxicam, Ibuprofen…
  • Chống chỉ định với các trường hợp: Suy gan, thận, có tiền sử chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Diclofenac là một loại thuốc dạng uống chống viêm phổ biến

Diclofenac là một loại thuốc dạng uống chống viêm phổ biếnĐối với thuốc chống viêm chứa steroid

  • Giúp chống viêm, chống dị ứng hiệu quả cao khi có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. 
  • Chống chỉ định với các trường hợp: mẫn cảm với corticoid, da bị tổn thương kích hoạt nhiễm trùng bởi virus, vừa tiêm các loại vaccine có chứa virus sống.  

4. Thuốc kháng sinh

Đối với những trường hợp bị viêm da tiết bã có nhiễm trùng da diện rộng, ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh. Có 2 loại kháng sinh phổ biến là Cephalosporin và Penicillin. Bác sĩ sẽ dựa vào vào tình trạng bệnh mà chỉ định loại thuốc phù hợp. 

Lưu ý:

  • Khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng quy định, tránh dùng quá liều dẫn đến kháng kháng sinh và một số tác dụng phụ.
  • Ngoài ra, để tránh gặp viêm đại tràng giả mạc khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên uống nhiều nước. 

Tham khảo : Bệnh viêm da dầu là gì?

Lưu ý trong khi điều trị bệnh và sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã

Chăm sóc da đúng cách là yếu tố quan trọng bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh. Da sạch và khoẻ sẽ hạn chế tiết nhờn. Với các trường hợp mắc viêm da tiết bã, việc chăm sóc và bảo vệ da sẽ hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Sau đây là những lưu ý hàng đầu cho người bệnh: 

  • Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngưng thuốc giữa chừng, không dùng quá liều sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc hoặc tác dụng phụ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã, nếu da xuất hiện các dấu hiệu lạ, tình trạng viêm sưng trở nên trầm trọng hơn, các mảng da bong tróc diện rộng, ngừng ngay thuốc và liên hệ với bác sĩ.
  • Chú ý tới chế độ ăn uống khi bị viêm da tiết bã. Nên kiêng các thực phẩm có hại cho da, dễ khiến da bị kích ứng, như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường hoặc muối…
  • Bảo vệ da khi ra đường, không được quên thoa kem chống nắng, với làn da nhạy cảm, nên chọn loại kem chống nắng lành tính, không chứa các hóa chất độc hại cho da, ví dụ như oxybenzone, octinoxate, avobenzone…
  • Làm sạch da sau khi ra ngoài về nhà. Không dùng các sản phẩm chăm sóc có chứa hoá chất. 
  • Dưỡng ẩm cho da là một bước quan trọng, bất kể là trời lạnh, hanh khô hay nắng nóng. Tương tự như kem chống nắng, dưỡng ẩm cũng phải là sản phẩm lành tính, hợp với da. Tốt nhất người bệnh nên xin lời khuyên dùng sản phẩm của bác sĩ.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi khoa học, như tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ngủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày…
  • Gội đầu thường xuyên, chọn loại dầu gội phù hợp với tình trạng da đầu và tóc, tránh các sản phẩm chứa nhiều hoá chất khi da đầu đang bị viêm.
  • Không gãi mạnh vào các vùng da viêm, cho tay lên mặt, điều này sẽ chỉ khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn do bội nhiễm vi khuẩn. 

Tình trạng viêm da kéo dài mà không có sự can thiệp của thuốc trị viêm da tiết bã sẽ dễ dấn đến các biến chứng nguy hại tới sức khoẻ. Không những vậy, viêm da tiết bã còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu gặp các triệu chứng khác thường trên da, bạn hãy thu xếp tới khám tại các cơ sở y tế da liễu để được chẩn đoán và kê thuốc điều trị kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Thuốc Trị Viêm Da Gentrisone: Công Dụng, Cách Dùng

Thuốc bôi Gentrisone là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo - Việt Nam. Đây được xem là một giải pháp giúp điều trị các vấn đề...

3+ Cách Chữa Trị Viêm Da Tiết Bã Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Viêm da tiết bã là bệnh lý về da mãn tính rất khó điều trị lại có xu hướng dễ...

Top Các Loại Thuốc Chữa Viêm Da Dầu Hiệu Quả Hiện Nay

Viêm da dầu hay viêm da tiết bã nhờn, chàm da mỡ là bệnh ngoài da lành tính, tuy nhiên,...

Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước Là Do Đâu? Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

Tay bị ngứa nổi mụn nước là vấn đề phổ biến, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tình...

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm Là Gì? Chữa Được Không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng da nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Bệnh lý...

Viêm Da Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm da thần kinh là một trong những loại eczema phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy kéo...