Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ ai. Thế nhưng có rất nhiều người chủ quan, coi nhẹ để đến khi biến chứng nặng mới tìm gặp bác sĩ. Vậy trào ngược dạ dày vào ban đêm nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân, biến chứng và cách khắc phục sẽ có ở bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày khi ngủ nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược dạ dày khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Trào ngược dạ dày khi ngủ là như thế nào?

Dạ dày vừa là nơi dự trữ vừa có chức năng tiêu hóa thức ăn. Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày có nhiệm vụ tiết ra axit hydrochloric HCl. Axit này có khả năng hoạt hóa enzym pepsin giúp ích cho quá trình chuyển hóa protein.

Khi xảy ra sự ngăn cản các axit và enzyme hoạt động, nó sẽ quay lại ăn mòn dạ dày, làm mất lớp bảo vệ các cơ quan khác. Lúc này lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương, sưng, viêm do axit tấn công.

Chứng bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ là nói về hiện tượng dịch axit gồm có pepsin, HCl, thức ăn, dịch mật,… bị trào ngược lên thực quản trong khi đang ngủ. Đây là một trong những tình trạng bệnh phổ biến nhưng nhiều người chủ quan. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hẹp thực quản… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày: Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ?

Chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ nguy hiểm hơn là ban ngày. Hơn nữa hiện tượng này còn gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người mắc. Để biết có thể cải thiện được tình trạng này, người bệnh nên nắm rõ về các nguyên nhân gây bệnh dưới đây.

Trào ngược dạ dày khi ngủ gây khó thở
Trào ngược dạ dày khi ngủ gây khó thở

Do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh

Theo các chuyên gia, chính sở thích hay ăn đồ cay, nóng, chua, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị,… làm lớp niêm mạc dạ dày bị kích ứng, tổn thương đồng thời thúc đẩy quá trình tiết dịch vị cao hơn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Không chỉ vậy với những người có thói quen hay ăn đêm muộn, ăn quá no, ăn nhanh làm dạ dày co bóp mạnh, tiêu hóa chậm và lâu hơn… cũng làm cho hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ khởi phát.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Gây Khó Thở Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Lạm dụng thuốc Tây y

Nếu quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh… để điều trị bệnh lý nào đó, bạn có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày đường ruột cao hơn bình thường. Bởi tác dụng phụ của các loại thuốc tây có tác động xấu đến dạ dày, đường ruột, hệ tiêu hóa. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm, loét dạ dày, trào ngược dạ dày

Căng thẳng kéo dài

Các chuyên gia cho biết, khi stress kéo dài sẽ kích thích quá trình tiết dịch vị axit sản sinh nhiều hơn cộng với hoạt động co bóp mạnh của dạ dày. Điều này làm cho cơ tâm vị mở rộng dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Không dừng lại ở đó, khi bị áp lực lâu và thường xuyên sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn chậm, trì trệ hơn. Chính việc này dẫn đến tình trạng thức ăn tồn đọng ở dạ dày, phát sinh khí độc, gia tăng áp lực dạ dày làm cơ tâm vị mở ra.

Trào ngược dạ dày khi ngủ do mắc bệnh về dạ dày
Trào ngược dạ dày khi ngủ do mắc bệnh về dạ dày

Trào ngược dạ dày khi ngủ do biến chứng bệnh dạ dày

Các bệnh về dạ dày phổ biến như: Viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm xung huyết dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày… Đây đều là những bệnh lý làm dạ dày bị tổn thương làm cho cơ tâm vị bị rối loạn gây các triệu chứng, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, khó chịu.

Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân khởi phát chứng trào ngược dạ dày khi ngủ trên, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Thai kỳ
  • Tăng cân, béo phì
  • Căng phần trên của dạ dày
  • Khó tiêu.
  • Rối loạn các mô liên kết như xơ cứng bì.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Dịch Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Làm sao biết mình bị trào ngược dạ dày khi ngủ? Các triệu chứng thường gặp

Để biết mình có mắc trào ngược dạ dày ban đêm hay không, bạn có thể theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh dưới đây:

  • Nóng rát, ợ hơi: Ợ hơi giúp lượng khí tích trong dạ dày thoát ra ngoài để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Ợ nóng là hiện tượng dịch axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây đau rát ở trung tâm ngực. Triệu chứng này thường đi kèm với ợ chua, mới đầu xuất hiện ở vùng bụng trên rồi lan rộng sang xương ức và cổ họng. Đặc biệt là sau khi ăn no, nằm hay cúi xuống, các hiện tượng này xuất hiện nhiều và dữ dội hơn.
  • Đau tức vùng thượng vị: Khi mắc trào ngược dạ dày, dịch vị axit bị trào ngược lên thực quản gây đau, rát, căng tức và khó chịu ở phần ngực hay vùng thượng vị.
  • Buồn nôn: Khi không tiêu hóa kịp thực phẩm, dạ dày phải co bóp liên tục để đẩy thức ăn và dịch axit ra ngoài. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc trớ.
  • Các biểu hiện khác: Khó nuốt, miệng đắng, tiết nhiều bọt, khàn tiếng vào buổi sáng, ho khan, viêm họng, đầy hơi, khó thở, thở khò khè.

Bạn có biết: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

Trào ngược dạ dày khi ngủ có thể do một số bệnh dạ dày khác
Trào ngược dạ dày khi ngủ có thể do một số bệnh dạ dày khác

Trào ngược dạ dày khi ngủ có nguy hiểm không?

Khi mắc trào ngược dạ dày, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, phiền toái và mất tự tin với các biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày khi ngủ còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn cả khi bị trào ngược vào ban ngày. Cụ thể:

  • Trào ngược dạ dày khi ngủ làm ảnh hưởng đến các cơ quan ở vòm họng, miệng, thực quản gây mùi hôi khó chịu làm người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
  • Nếu không xử lý trào ngược vào ban đêm kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sặc, ngạt thở lúc đêm.
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, thở khò khè, ho mãn tính, mất giọng, hen suyễn.
  • Dễ biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng như: Hẹp thực quản, viêm loét thực quản, ung thư thực quản…

Trung bình cứ 100 người trào ngược dạ dày, có tới 60 người biến chứng lên họng, thanh quản. Đặc biệt là trường hợp bị trào ngược dạ dày khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người mắc ban ngày 30%. Người bị trào ngược dạ dày vào ban đêm ít nhất 1 lần trong 1 tuần có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 11 lần so với những không bị. Vì vậy, người bệnh cần hết sức thận trọng.Chẩn đoán trào ngược dạ dày khi ngủ.

Để được biết chính xác về tình trạng, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán tốt hơn. Bởi ngoài việc dựa vào các biểu hiện, tiểu sử, tình trạng thì các các sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, thủ thuật, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tốt nhất cho người bệnh.

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày khi ngủ phổ biến nhất
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày khi ngủ phổ biến nhất

Nếu muốn chẩn đoán bệnh chính xác, người mắc cần thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật như:

  • Nội soi dạ dày: Khi nội soi dạ dày, các nhân viên y tế sẽ đặt một ống nhỏ, mỏng có trang bị đèn, camera đưa vào cổ họng bệnh nhân, rồi dần dần di chuyển xuống thực quản, dạ dày kiểm tra. Nhờ hình ảnh camera ghi lại được, các bác sĩ sẽ biết được dạ dày, thực quản của người bệnh có bị viêm hay biến chứng nguy hiểm nào không.
  • Chụp X- quang hệ tiêu hóa: Để thực hiện được biện pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống 1 chút chất lỏng gọi là chất phản quang có chứa hoạt chất Barium sulphate. Nhờ hình ảnh thực quản, dạ dày thể hiện trên phim chụp, các bác sĩ có thể nhận biết được đó có phải là trào ngược dạ dày thực quản, hẹp thực quản hay rối loạn nuốt, có khối u hay không…
  • Một số biện pháp khác: Đo áp lực thực quản, xét nghiệm Ambulatory acid (pH)…

ĐỌC NGAY: Xét nghiệm trào ngược dạ dày là gì? Khi nào cần thực hiện? Chi phí thực hiện

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Ngay khi phát hiện những những dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị bệnh tốt nhất cho mình:

  • Bị trào ngược dạ dày khi ngủ thường xuyên và kéo dài, cộng thêm một số biểu hiện trầm trọng.
  • Đã dùng thuốc cải thiện tình trạng nhưng mãi không khỏi.
  • Đau tức ngực.
  • Khó thở.
  • Hay bị buồn nôn, nôn vào buổi sáng sớm khi thức dậy, đánh răng
  • Đau quai hàm.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ nhanh chóng, an toàn

Trào ngược dạ dày ban đêm tuy để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh từ việc ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt, giao tiếp cho tới sức khỏe về sau. Chính vì vậy, việc phát hiện và cải thiện tình trạng bệnh ngay từ khi khởi phát là điều rất quan trọng và phải đặt lên hàng đầu.

Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ nhanh bằng mẹo tại nhà

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các mẹo trị trào ngược dạ dày tại nhà ngay khi thấy những dấu hiệu khởi phát đầu tiên. Bởi đây là những cách trị bệnh đơn giản, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng nha đam

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nha đam có chứa acemannan, arabinose và glycoprotein có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa các loại virus và vi khuẩn hình thành gây hại. Đồng thời, nha đam còn có khả năng kích thích tiêu hóa, giảm tiết dịch axit trong dạ dày nhờ hoạt chất Anthraquinon.

Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng nha đam
Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng nha đam

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngắt vài lá nhan đam tươi.
  • Rửa sạch, gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong, thái nhỏ như hạt lựu.
  • Cho vào xay nhuyễn với một cốc nước lọc.
  • Lọc bỏ bã lấy nước uống trước bữa ăn trưa và tối

Xem chi tiết: Mách bạn cách trị trào ngược dạ dày từ nha đam cực hay và hiệu quả

Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ với nghệ

Từ lâu, nghệ đã được biết đến với công dụng chữa dạ dày, đường ruột hiệu quả. Bởi trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét hay tổn thương, làm trung hòa axit trong dạ dày…

Nghệ có tác dụng chữa trào ngược dạ dày khi ngủ đơn giản mà hiệu quả
Nghệ có tác dụng chữa trào ngược dạ dày khi ngủ đơn giản mà hiệu quả

Bạn có thể tham khảo mẹo sau đây để cải thiện chứng trào ngược vào ban đêm.

  • Lấy 3 thìa bột nghệ vàng và 1 thìa mật ong.
  • Pha bột nghệ, mật ong với 100ml nước ấm.
  • Khuấy đều và uống 3 lần trước bữa ăn sáng, trưa và tối.

Tham khảo thêm: TOP 6 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Nghệ Đen Tốt Nhất Hiện Nay

Cách chữa trào ngược dạ dày khi ngủ với gừng

Gừng không chỉ là một món gia vị cần thiết, bổ dưỡng trong mỗi gia đình. Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chữa lành các tổn thương ở lớp niêm mạc, dạ dày, thực quản, cổ họng bị ảnh hưởng bởi dịch axit.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, thái thành lát mỏng nhỏ.
  • Đem đi ngâm với mật ong.
  • Ngâm cho đến khi miếng gừng mềm, có màu nâu sậm thì đem ra ăn.
  • Cứ sau mỗi bữa ăn, dùng 2 miếng gừng ngâm.

BẠN CÓ BIẾT: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Uống Nước Dừa Được Không? Cách Dùng Hiệu Quả

Biện pháp chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng Đông y

Hiện nay, ngày càng có nhiều người tin tưởng sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Bởi đây là phương pháp chữa bệnh vừa có tác dụng điều trị vừa tăng cường sức khỏe, đặc biệt là rất an toàn.

Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng đông y
Chữa trào ngược dạ dày khi ngủ bằng đông y

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày khi ngủ hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay:

Bài thuốc Đông y trị trào ngược do cơ thể suy nhược

Theo Đông y, khi cơ thể bị suy nhược làm cho hệ thần kinh ruột và não bị kích thích dẫn đến tình trạng rối loạn co bóp, thúc đẩy quá trình tiết dịch axit dạ dày lên cao. Từ đó làm khởi phát trào ngược dạ dày và một số bệnh về hô hấp.

Bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày do thể trạng suy yếu được thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần có:

  • Mã đề, cam thảo, đương quy, liên nhục, bạch truật và hoài sơn: Mỗi thứ 16g.
  • Chi tử, trần bì và bán hạ: Mỗi loại 10g.
  • Râu bắp, đan bì và bạch thược: Mỗi thứ 12g.
  • Rau má: 20g.

Cách sắc và dùng: Mang dược liệu đi rửa sạch, để ráo, cho vào nồi sắc thuốc ngập nước, đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn 1 bát nước. Chia thuốc thành 2 lần uống trong 2 ngày.

Bài thuốc Đông y trào ngược dạ dày khi ngủ do ợ hơi, ợ chua nhiều

Khi bị ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường xuyên sẽ gây tình trạng hôi miệng, khó chịu làm mất tự tin trong khi giao tiếp. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp làm thuyên giảm tình trạng là rất cần thiết.

Muốn trị dứt điểm ợ chua, ợ nóng, người bệnh nên kiên trì thực hiện bài thuốc này
Muốn trị dứt điểm ợ chua, ợ nóng, người bệnh nên kiên trì thực hiện bài thuốc này

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày khi ngủ:

  • Thược dược, đan bì và chi tử: Mỗi loại 20g.
  • Bối mẫu: 12g.
  • Thanh bì: 8g
  • Trạch tả: 16g.
  • Trần bì: 10g.

Cách sắc và dùng: Đem các loại dược liệu này rửa sạch, cho vào nồi sắc thuốc đổ ngập nước, đun cho đến khi đặc lại còn 250ml, chia làm 5 lần uống hết trong ngày.

Tham khảo thêm: Bài Thuốc Đông Y Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

Cách chữa trào ngược dạ dày khi ngủ theo Tây y

Với những người mắc các bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày khi ngủ nói riêng, việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị cần được lưu ý đặc biệt.

Bởi nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc sai cách sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và diễn biến nặng hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ và sử dụng đúng cách, các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại thuốc tây có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ hiệu quả mà các bác sĩ thường kê:

  • Nhóm thuốc có tác dụng điều hòa nhu động ruột: Sulpirid, Domperidon, metoclopramid…
  • Thuốc ức chế bơm proton gồm có: Pantoprazol, Esomeprazol, Omeprazol, Lansoprazol…
  • Nhóm thuốc tạo màng ngăn thực quản, dạ dày: Alginat, Dimeticol… có tác dụng tạo lớp gel ngăn không cho dịch axit trào ngược lên thực quản.
Dùng thuốc Tây để chữa trào ngược dạ dày khi ngủ
Dùng thuốc Tây để chữa trào ngược dạ dày khi ngủ
  • Esomeprazole và Rabeprazole có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch vị axit.
  • Pantoprazole có khả năng làm liền sẹo, vết loét, ít tác dụng phụ.
  • Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và mức độ mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị, cùng những phác đồ trị bệnh phù hợp và tốt nhất cho người bệnh.

Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

Lời khuyên bổ ích cho người bị trào ngược dạ dày khi ngủ

Để giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng nặng và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng một số điều lưu ý dưới đây:

  • Cai thuốc lá: Theo các chuyên gia, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm cơ tâm vị hoạt động yếu đi khiến nguy cơ mắc trào ngược thực quản xảy ra cao hơn. Do vậy, để phòng tránh và giảm tình trạng, người bệnh cần cai thuốc lá ngay.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định: Thừa cân, béo phì chính là tác nhân gây áp lực cho cơ hoành bụng, làm dạ dày trào ngược axit nhiều hơn.
  • Sau khi ăn no không được nằm ngủ: Khi ăn no, người bệnh đi nằm luôn sẽ khiến cho dạ dày rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, không tiêu hóa thức ăn. Điều này gây hiện tượng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng do trào ngược dạ dày khởi phát. Do vậy, để phòng bệnh thì bạn nên đi ngủ sau khi ăn xong khoảng 3 giờ.
Cách chữa trào ngược dạ dày khi ngủ tốt nhất là thư giãn nhiều hơn
Cách chữa trào ngược dạ dày khi ngủ tốt nhất là thư giãn nhiều hơn
  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và nhai kỹ: Đây là cách giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Từ đó cải thiện nhanh các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.
  • Hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống gây trào ngược dạ dày: Người mắc dạ dày, trào ngược dạ dày khi ngủ nên hạn chế ăn đồ cay, nóng, chua có nhiều axit, các món đồ uống có gas, cồn, cafe, chanh… Để hạn chế quá trình tiết dịch vị axit trong dạ dày.
  • Không nên mặc quần áo quá chật: Bởi khi mặc những bộ quần áo siết chặt eo sẽ gây áp lực lên dạ dày. Lúc này buộc dạ dày phải đẩy axit lên thực quản.
  • Thay đổi tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày: Cách nằm ngủ khi bị trào ngược dạ dày tốt nhất là gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm.

Trào ngược dạ dày khi ngủ là tình trạng phổ biến nhưng dễ gây biến chứng phức tạp. Do đó để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên ghi nhớ các biện pháp điều trị và phòng ngừa có trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm