Trĩ Ngoại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Tiêu hóaNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Trĩ ngoại là bệnh lý xuất hiện ngoài ống hậu môn khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu, thậm chí sẽ chảy máu khi mới tái phát. Nguyên nhân hình thành bệnh do đâu, triệu chứng cụ thể như thế nào bài đọc này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn để chủ động phòng ngừa. 

Trĩ ngoại là bệnh gì? Cách phân loại bệnh

Trĩ ngoại là tình trạng phình giãn đám rối tĩnh mạch dưới đường lược gây hiện tượng ứ huyết và hình thành búi trĩ ở ngoài ống hậu môn. Trái với trĩ ngoại là trĩ nội bị phình giãn tĩnh mạch nằm trên đường lược, sâu trong ống hậu nội. 

Trĩ ngoại phân chia thành 4 cấp độ khác nhau 
Trĩ ngoại phân chia thành 4 cấp độ khác nhau

Bị trĩ ngoại dễ nhận biết hơn so với trĩ nội vì chúng có thể phát sinh triệu chứng ngay ở giai đoạn đầu.Về cơ bản, trĩ ngoại ở trẻ em và người lớn không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thể trạng và tâm lý bệnh nhân. 

Nhiều trường hợp chủ quan không tìm cách điều trị trĩ ngoại sớm đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hậu môn và trực tràng. 

Trĩ ngoại được phân chia thành 4 cấp độ khác nhau đó là: 

  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1: Là tình trạng búi trĩ mới được hình thành, chủ yếu gây cảm giác đau và chảy máu khi đi đại tiện. 
  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2: Là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn và có thể tự co lên ngay sau đó mà không cần dùng đến lực tác động. 
  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3:  Trĩ ngoại độ 3 búi trĩ sẽ sa ra ngoài khi đi đại tiện hoặc ngồi xổm, buộc người bệnh phải dùng tay để đẩy vào do không tự co lên được. 
  • Bệnh trĩ cấp độ 4:  Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên kể cả là khi đang đi bộ hay vận động. Một số trường hợp do kích thước búi trĩ quá lớn, không thể co vào được ngay cả khi có lực tác động đến.  

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại

Muốn tìm ra cách chữa trĩ ngoại phù hợp, người bệnh phải nắm rõ các triệu chứng phát sinh. 

Cụ thể, bệnh trĩ ngoại có những dấu hiệu nhận biết như sau: 

  • Bệnh nhân đi ngoài ra máu, ban đầu có thể lẫn trong phân, chảy nhỏ giọt nhưng sau đó sẽ chảy thành tia, cần rất nhiều thời gian mới có thể cầm máu được. 
  • Vùng hậu môn luôn bị vướng víu, có cảm giác nặng hơn bình thường, đau rát và khó chịu. 
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện, ngồi xổm hoặc đi bộ. Ban đầu, búi trĩ có thể tự co lên nhưng thời gian sau, mức độ sa tăng dần buộc phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào sâu bên trong. 
  • Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, búi trĩ tăng kích thước sa hoàn toàn ra ngoài và không thể co vào hậu môn kể cả khi đã dùng tay đẩy. 
  • Hình dạng búi trĩ quan sát bằng mắt thấy phồng lên như mẩu thịt thừa và có màu đỏ sẫm. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy tĩnh mạch chồng chéo lên nhau. 
  • Vùng hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, viêm đỏ và ngứa ngáy. 
Người bị trĩ ngoại có cảm giác đau rát ở hậu môn
Người bị trĩ ngoại có cảm giác đau rát ở hậu môn

Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tìm ra cách trị trĩ phù hợp, tránh để xuất hiện biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Về cơ chế hình thành, sự xuất hiện của búi trĩ là do tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng trong thời gian dài gây hiện tượng phình giãn và ứ huyết. 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại có rất nhiều, có thể kể đến những tác nhân điển hình như: 

  • Do táo bón kéo dài: Đây là là tình tràng táo bón mãn tính gây tăng áp lực và ma sát lên tĩnh mạch khiến cơ quan này bị giãn, ứ huyết, hình thành nên cấu trúc dạng búi. 
  • Do ngồi nhiều: Ngồi quá lâu trong một tư thế sẽ làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn gây nên các bệnh lý liên quan như trĩ, táo bón, thoái hóa cột sống,…
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Người bệnh ăn quá nhiều chất béo, gia vị, bổ sung ít chất xơ, dùng nhiều caffeine và cồn có thể gây chứng táo bón, gián tiếp tạo áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng gây bệnh trĩ. 
  • Do quá trình vận động nặng trong thời gian dài: Hoạt động cơ thể kéo dài khiến cơ thắt và tĩnh mạch ở hậu môn bị đè nén quá mức dẫn đến nguy cơ bị phình giãn cao. 

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh trĩ ngoại có thể khởi phát do những yếu tố khác như: Do di truyền từ gia đình, do mắc các bệnh về tiêu hóa, do ảnh hưởng khi mang thai, rối loạn nội tiết tố,…

Trĩ ngoại có nguy hiểm không, có thể tự khỏi

Trĩ ngoại có đau không, có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân là những vấn đề đang được rất  quan tâm. 

Trĩ ngoại là tình trạng phình giãn tĩnh mạch, ứ huyết gây hình thành nên cấu trúc dạng búi. Khi bị bệnh, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu và buộc phải chữa trị để chấm dứt các triệu chứng. 

Tùy theo tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp với bệnh nhân. Trĩ ngoại là bệnh lành tính, ít gây biến chứng tuy nhiên người bệnh không được chủ quan bởi búi trĩ có thể phát triển với kích thước lớn và gây ra nhiều biến chứng khác như: 

  • Gây trĩ ngoại tắc mạch: Biến chứng này xuất hiện khi mạch máu trong búi trĩ bị vỡ, chảy máu và hình thành nên cục máu đông ở bên trong mao mạch. Máu đông gây cản trở quá trình tuần hoàn máu dẫn đến viêm, sưng, phù nề ở búi trĩ, cảm giác đau dữ dội. 
  • Gây thiếu máu mãn tính: Bởi trĩ ngoại có mức độ và tần suất sa nhiều hơn trĩ nội, đi kèm triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện và xuất hiện khi có sự ma sát với quần áo. Triệu chứng này không gây cảm giác đau nhưng có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến thiếu máu mãn tính. 
  • Gây nghẹt búi trĩ ở trường hợp bị trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày làm cơ thắt hậu môn co mạnh, dẫn đến nghẽn mạch máu, gây phù nề và đau đớn. 
  • Gây hoại tử búi trĩ do nghẹt búi trĩ: Trĩ ngoại tắc mạch không chữa trị khỏi triệt để, lúc này bệnh nhân có cảm giác đau đớn, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Người bị trĩ ngoại sẽ gặp không ít khó khăn và phiền toái trong cuộc sống, tâm lý bệnh nhân sẽ có sự thay đổi tiêu cực. Chính vì vậy hãy chủ động đi khám và tìm cách chữa trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại có thể gây trở ngại về mặt tâm lý của người bệnh
Bệnh trĩ ngoại có thể gây trở ngại về mặt tâm lý của người bệnh

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Trước khi tìm cách trị bệnh trĩ ngoại người bệnh nên chủ động cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị trĩ ngoại để bệnh nhân tham khảo và áp dụng ngay tại nhà như: 

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng biện pháp Tây y

Trĩ ngoại có dễ chữa không, nếu phát hiện sớm và điều trị ngay bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị khỏi triệt để. Bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc để người bệnh dùng với mục đích kiểm soát triệu chứng như đau rát, khó chịu và chảy máu,… 

Cụ thể hơn, các loại thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại thường bao gồm:  

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột dùng trong trường hợp bệnh lý do rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy gây ra. Nhóm thuốc này sẽ làm mềm phân, kích thích hoạt động nhu động ruột, giúp phân dễ dàng thoát ra ngoài. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài, thuốc sẽ làm chậm nhu động ruột, giảm tần suất đi tiêu, hạn chế áp lực tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. 
  • Thuốc chống viêm như corticoid và NSAID để hạn chế tình trạng viêm búi trĩ và cảm giác đau ở vùng hậu môn. Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc NSAID, trường hợp viêm nặng hơn có thể dùng corticoid liều thấp trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc mỡ, hoặc thuốc đạn dùng tại chỗ để làm dịu búi trĩ, giảm viêm, làm trơn ống hậu môn và giúp phân dễ dàng thoát ra. Đa phần các loại thuốc đạn, thuốc mỡ trên thị trường đều có thêm thành phần kháng sinh, hydrocortisone,…để làm giảm triệu chứng phù nề và phòng ngừa bội nhiễm. 
  • Thuốc làm bền thành mạch để tăng cường lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, hạn chế nguy cơ bị ứ huyết. Nhóm thuốc này dùng lâu sẽ làm tăng kích thước thành mạch, phòng ngừa được biến chứng vỡ búi trĩ. 

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm vì vậy hãy cân nhắc đến các biện pháp điều trị khác. 

Trĩ ngoại giai đoạn mãn tính lâu năm dùng thuốc Tây không có tác dụng buộc phải tiến hành mổ để loại bỏ búi trĩ. Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về quá trình thực hiện, nguy cơ biến chứng và thông tin cắt trĩ hết bao tiền để bệnh nhân có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ ngoại theo phương pháp Đông y

Theo Đông y trĩ là do khí hư, khí trệ làm đại tràng không thông, cơ nhục tổn thương giáng hạ mạch lạc, sinh huyết ứ ở hậu môn – trực tràng. Bệnh lý nếu điều trị chậm có thể gây ra biến chứng về sức khỏe cũng như tinh thần.

Ưu điểm của các bài thuốc chữa trĩ ngoại theo Đông y là điều trị bệnh tận gốc, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, không xâm lấn, không gây đau đớn như biện pháp Tây y.

Tuy nhiên, chữa bệnh bằng biện pháp Đông y có tác dụng khá chậm đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, kỳ công chuẩn bị. Một vài bài thuốc y học cổ truyền hay dùng trong điều trị trĩ ngoại bạn có thể tham khảo như: 

Bài thuốc uống Đông y chữa trĩ ngoại 

Bài thuốc uống là sự kết hợp của các loại dược liệu nấu lên, thảo dược sẽ tác động sâu trong cơ thể, điều trị từ bên trong và cải thiện sức khỏe. 

Một số bài thuốc hay được dùng nhiều trong điều trị bệnh lý bạn có thể tham khảo đến như: 

  • Bài thuốc số 1: Cần các loại thảo dược như kim ngân hoa, chi tử, xích thược, cam thảo, hoa hòe, kinh giới,… Các vị thuốc chuẩn bị theo định lượng phù hợp, trộn đều rồi sắc cùng lượng nước vừa đủ để uống trong ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Có các nguyên liệu chỉ thực, thiên thảo, nụ hòe, tam thất, thiên thảo,… Trộn đều các vị thuốc sau đó cho vào ấm để sắc lấy nước uống. 
  • Bài thuốc số 3: Với các loại dược liệu kinh giới, xích thược, đương quy, hoàng cầm,… Cho các loại thảo dược vào ấm sau đó sắc cùng lượng nước phù hợp để uống trong ngày. 

Bài thuốc bôi Đông y chữa trĩ ngoại 

Nếu búi trĩ sa ra ngoài bạn nên có sự kết hợp với bài thuốc bôi để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và kiểm soát triệu chứng bệnh được tốt hơn. 

Một số bài thuốc bôi hay bạn có thể áp dụng như: 

  • Bài thuốc số 1 cần có các nguyên liệu 10g hạt cau, 30g tô mộc, xà sàng tử, hoàng bá, ngũ bội tử mỗi loại 20g. Các vị thuốc trộn đều mang đi giã nhuyễn để thoa trực tiếp lên búi trĩ là được.
  • Bài thuốc số 2 chuẩn bị thảo dược theo định lượng 10g hạt cau, 30g tô phượng, hoàng bá, cây móng tay, xà sàng tử mỗi loại 20g. Giã nhuyễn thuốc rồi dùng để thoa trực tiếp lên vùng cần điều trị là được. 

Bài thuốc ngâm rửa Đông y dùng chữa trĩ ngoại 

Ngoài thuốc uống và thuốc bôi chữa trị ngoại trong Đông y còn dùng cả việc ngâm rửa để sát khuẩn, kháng viêm, kích thích lưu thông máu, cải thiện tình trạng sưng viêm của búi trĩ. 

Bạn có thể áp dụng các bài thuốc ngâm rửa dưới đây cùng bài thuốc uống và bôi để nâng cao hiệu quả điều trị: 

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị phèn chua, ngải cứu, chỉ xác,… trộn đều, rửa sạch rồi nấu cùng 2 lít nước để xông khoảng 30 phút, nước nguội thì dùng để ngâm rửa hậu môn. 
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị minh phàn, đại hoàng, huyền minh phấn,…trộn đều rồi nấu sôi cùng lượng nước vừa đủ để xông hơi và ngâm rửa hậu môn. 

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng Đông y là biện pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng. Cách làm này khá an toàn nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, người lớn, người cao tuổi và cả phụ nữ đang mang thai, người cho con bú.

Thuốc Đông y chữa bệnh trĩ an toàn, triệt để, không tái phát 
Thuốc Đông y chữa bệnh trĩ an toàn, triệt để, không tái phát

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng mẹo dân gian tại nhà

Phương pháp chữa trĩ dân gian có hiệu quả không kém gì hai biện pháp trên, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. 

Đa phần các bài thuốc chữa trĩ ngoại tại nhà đều sử dụng dược liệu thiên nhiên sẵn có, dễ làm và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, trước khi tiến hành bệnh nhân vẫn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 

Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo thêm để áp dụng như: 

Mẹo chữa trĩ ngoại bằng trầu không 

Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn cực tốt. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu để chữa viêm nhiễm và vùng bị lở loét. Đối với bệnh trĩ, dược liệu vừa có tác dụng cầm máu vừa làm thu giảm kích thước búi trĩ. 

Trên góc độ y học hiện đại, lá trầu không đã được nghiên cứu và tìm thấy chất betel – phenol giúp làm mềm thành mạch, giúp cho búi trĩ tự động thụt vào khi dùng thường xuyên. 

Cách dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ ngoại được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị khoảng 15 lá trầu không làm sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 15 đến 20 phút. 
  • Đun sôi lá trầu với nước lọc và muối trong 5 phút. 
  • Sử dụng dung dịch thu được để xông hơi và ngâm rửa hậu môn. Áp dụng mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh lý được cải thiện. 

Mẹo chữa trĩ ngoại bằng lá vông 

Lá vông là thảo dược có vị chát, tính bình, có chứa một lượng lớn saponin và alkaloid có công dụng giảm đau và giúp búi trĩ co lại. Người bệnh có thể tận dụng loại nguyên liệu sẵn có này để chữa bệnh theo cách sau: 

Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả bằng lá vông
Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả bằng lá vông
  • Chuẩn bị từ 2 đến 3 lá vông đã làm sạch rồi ngâm nước muỗi pha loãng trong 15 phút để sát sạch khuẩn. 
  • Hơ lá vông trên lửa sau đó đắp vào vùng bị trĩ đã được vệ sinh sạch sẽ. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ 1 thời gian sau các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại

Chăm sóc và phòng ngừa trĩ ngoại đóng vai trò quan trọng đối với những ai đang mắc phải căn bệnh này. Cụ thể hơn về vấn đề này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn dưới đây. 

Người bị trĩ ngoại nên ăn gì để nhanh khỏi? 

  • Mỗi ngày người bệnh cần cung cấp cho cơ thể đủ nước từ 1,5 đến 2 lít để thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Có thể thay đổi nước lọc với nước ép trái cây, nước rau củ,…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu phụ, súp lơ, ngũ cốc xay, cà rốt,…
  • Nên ăn thực phẩm có tính nhuận tràng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt, giúp các triệu chứng được thuyên giảm, bệnh nhân bớt cảm giác đau khi đi đại tiện. 
  • Nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất sắt để bù lại lượng máu đã mất và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người bị trĩ ngoại. 
  • Các loại thực phẩm có nhiều magie như rau chân vịt, bột yến mạch, nho khô,… kích thích nhuận tràng và hạn chế tình trạng bị táo bón. 
  • Nên ăn những loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu cá, dầu oliu, dầu lanh,…
Chất xơ rất tốt với người bị bệnh trĩ
Chất xơ rất tốt với người bị bệnh trĩ

Trĩ ngoại kiêng ăn gì? 

  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thực phẩm, đồ uống có chất kích thích như trà đặc, cà phê,…
  • Không nên ăn các món ăn cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn bởi chúng có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, táo bón nặng hơn. 
  • Tránh uống nước ngọt có gas bởi sẽ làm tăng áp lực thành ruột khiến bệnh nhân khó chịu. 
  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế bởi các loại thực phẩm này sẽ gây cảm giác ngứa ở hậu môn, tăng nguy cơ bị táo bón. 
  • Người bệnh bị bệnh trĩ nói chung, trĩ ngoại nói riêng nên tránh ăn các loại thực phẩm khô cứng. 

Ngoài những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng, người bị trĩ nên chú ý đến những điều sau: 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải để giảm cân, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu từ đó giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ đồng thời ngăn ngừa các bệnh thường gặp liên quan đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…
  • Người bị bệnh trĩ nên tránh luyện tập các môn thể thao cường độ mạnh, tránh mang vác hoặc vận động mạnh. 
  • Người thừa cân, béo phì nên có chế độ luyện tập để điều chỉnh cân nặng, giảm áp lực lên trực tràng và hậu môn.
  • Tập thói quen đi đại tiện theo giờ và hạn chế thói quen nhịn đi tiêu, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ. 
  • Khi phát hiện bệnh cần tích cực điều trị bởi trĩ ngoại có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch, gút,…
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện bệnh lý sớm, xử lý ngay trước khi bệnh chuyển biến nặng, phát sinh biến chứng. 

Trĩ ngoại là bệnh lý tương đối lành tính, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nên bạn không cần phải quá lo lắng. Khi phát hiện bệnh bạn nên chủ động điều trị, không nên chậm trễ bởi có thể phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Trĩ Ngoại Độ 3: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Trĩ ngoại độ 3 là giai đoạn nghiêm trọng của trĩ ngoại mà bạn không thể chủ quan bởi triệu...

5+ Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Tốt Nhất – Giá Bán, Nơi Mua

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật thường chứa các thành phần hoạt chất hỗ trợ cải thiện cơn...

16 Cách Chữa Bệnh Trĩ Dân Gian Tại Nhà, Hiệu Quả Tận Gốc

Cách chữa bệnh trĩ dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả, sự an...

Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Bên cạnh việc điều trị thì chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với...