Vảy Nến Ở Chân, Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Vảy nến ở chân cũng có những triệu chứng tương tự như vẩy nến ở các vùng da khác. Vùng da bị tổn thương dày lên, nứt nẻ và tróc vảy. Làm sao để điều trị vẩy nến ở chân nhanh khỏi và không tái phát? Tìm hiểu ngay sau đây.

Triệu chứng vảy nến ở chân, tay

Vảy nến ở chân tay hay còn gọi là vảy nến các chi. Đây là một dạng vảy nến thường gặp, ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Sau đây là những triệu chứng cơ bản của căn bệnh này.

Dấu hiệu vảy nến ở chân

Giống như tên gọi của nó, vảy nến ở chân là mô tả vị trí bệnh xuất hiện ở chân, như vảy nến bàn chân, đầu gối, đùi, lòng bàn chân… Bệnh có thể gây nên những tổn thương ở móng và khớp.

Vảy nến ở chân
Hình ảnh vảy nến ở chân

Chúng ta có thể sớm nhận biết được mình bị bệnh vảy nến ở chân thông qua các biểu hiện tổn thương da. Bệnh chia thành từng thể khác nhau với những đặc trưng theo mức độ. Cụ thể như sau:

Vảy nến chân thể mảng: Thể bệnh này thường gặp nhất với các triệu chứng da tổn thương từng mảng, dày sừng, các vảy trắng bị bong tróc và ngứa ngáy.

Vảy nến chân thể mủ: Thể bệnh này có xuất hiện mụn mủ, mụn nhiều nhất là lòng bàn chân. Điều này mang đến cho người bệnh nhiều phiền toái khi đi lại.

Vảy nến móng: Đây là tổn thương ở vùng móng chân. Những chiếc móng bị bệnh sẽ có màu vàng đục hoặc nâu. Trên móng có những vết rỗ, sần sùi có thể bị biến dạng hoặc tách giường móng.

Vảy nến thể đảo ngược: Thể bệnh này thường xuất hiện ở sau gối với các tổn thương màu đỏ tươi nhưng không phải dạng vảy.

Viêm khớp vảy nến: Đây là trường hợp vảy nến đã biến chứng đến các khớp xương như khớp ngón, khớp gối, mắt cá chân… gây viêm khớp, sưng đỏ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, đi lại khó khăn. Nếu điều trị sai cách có thể dẫn đến tàn tật.

Dấu hiệu vảy nến ở tay

Ngoài vị trí vảy nến ở chân, thì căn bệnh này cũng xuất hiện ở tay, cụ thể là các vị trí như cánh tay, bàn tay, móng tay và ngoài các khớp ở tay. Các triệu chứng vảy nến ở tay cũng giống như vảy nến ở chân. Đó là da ở vùng tay bị khô ráp, sần sùi, nứt nẻ và sau đó bong tróc các lớp vảy trắng. Khi vảy nến ảnh hưởng đến móng sẽ khiến cho móng tay bị biến dạng, sần sùi và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Các khớp ngón tay, khuỷu tay cũng bị viêm, sưng gây đau đớn.

Vảy nến ở tay
Vảy nến ở tay

Dấu hiệu vảy nến ở chân tay trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Vảy nến ở trẻ em ít khi gây ra biến chứng nhưng nó lại mang đến sự ngứa ngáy, khó chịu. Tay và chân là vị trí dễ bị vảy nến nhất ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Khi bị vảy nến ở chân và tay, trẻ có những dấu hiệu như sau:

  • Trên da tay và chân trẻ xuất hiện các mảng vảy nến màu trắng phồng trên da. Vùng da tổn thương có màu đỏ. Triệu chứng bệnh gần giống với biểu hiện trẻ bị hăm. Do đó, cần lưu ý để xác định bệnh chính xác giúp điều trị đúng bệnh và hiệu quả.
  • Da tay và chân bị khô ráp, có nhiều vết nứt nẻ, có thể chảy máu.
  • Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em còn thể hiện vùng da bị ảnh hưởng có cảm giác nóng và ngứa rát.
  • Móng tay móng chân dày lên và có thể có những đường lằn sâu.

TÌM HIỂU THÊM

Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Bệnh Vảy Nến Da Đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay chân

Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến ở chân, tay. Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu, các bác sĩ chỉ ra rằng, bệnh xuất hiện có thể là do sự rối loạn miễn dịch. Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Khi bị vảy nến thì hệ miễn dịch hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng các tế bào da sinh sản và chết đi một cách nhanh chóng tạo thành các lớp vảy bong tróc trên da.

Một số nguyên nhân và yếu tố gây bệnh
Một số nguyên nhân và yếu tố gây bệnh

Ngoài ra, căn nguyên bệnh còn do các yếu tố khác tác động, cụ thể như:

Di truyền: Tỷ lệ người bị vảy nến cao hơn trong những gia đình có người thân mắc căn bệnh này. Do đó, đây được xem là một yếu tố khiến vảy nến khởi phát.

Căng thẳng kéo dài: Những người thường xuyên bị stress, mệt mỏi, lo nghĩ kéo dài cũng dễ bị vảy nến chân tay

Tổn thương ngoài da: Chân hoặc tay bị các vết xước hay vết cắn của côn trùng cũng là yếu tố dễ bị mắc bệnh vảy nến.

Cháy nắng: Sự ảnh hưởng của các tia xạ mặt trời cũng là yếu tố dễ kích hoạt mầm mống bệnh vảy nến.

Tân dược: Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây, ví dụ như thuốc trị tiểu đường, béo phì, thuốc chống sốt rét…

Thực phẩm không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia và các chất kích thích.

Vảy nến ở chân tay có nguy hiểm không? Có lây không?

Vảy nến nói chung và vảy nến ở chân tay nói riêng là một bệnh da liễu chỉ mang đến những tổn thương bên ngoài da chứ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh có thể yên tâm rằng, đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nếu biết cách điều trị thì bệnh sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu không điều trị và xử lý đúng cách, bệnh sẽ diễn biến nặng với các vùng da tổn thương nặng nề, thường xuyên nứt nẻ và bong tróc. Không những thế, bệnh ảnh hưởng đến móng chân tay khiến chúng bị biến dạng, mất thẩm mỹ. Các khớp tay chân cũng bị liên đới, dẫn đến tình trạng viêm khớp, sưng khớp làm cho người bệnh đau đớn và khó khăn khi di chuyển.

Vảy nến chân, tay khiến móng biến dạng, sần sùi
Vảy nến ở chân tay khiến móng biến dạng, sần sùi

Với các triệu chứng của bệnh, nhiều người lầm tưởng vảy nến ở chân tay có thể bị lây nhiễm. Song các bác sĩ đã chỉ ra rằng, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, và nó không thể lây từ người qua người theo các dạng tiếp xúc gần hay quan hệ tình dục. Nhiều trường hợp cho thấy, người nhà có bệnh vảy nến, thì con cái hoặc anh em họ có xu hướng cũng bị mắc bệnh. Đây hoàn toàn không phải do lây truyền mà đó là do yếu tố di truyền như đã phân tích ở phần nguyên nhân gây bệnh.

Cách trị vảy nến ở chân tay

Do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cho nên điều trị vảy nến ở chân tay thường tập trung kết hợp đẩy lùi các triệu chứng bệnh, cấp ẩm cho da các biện pháp phòng ngừa tích cực.

Sau đây là một số phương pháp điều trị:

Áp dụng Tây y

Hiện đã có phác đồ chữa bệnh vảy nến tay chân khá hiệu quả. Đó là dùng thuốc và sử dụng liệu pháp ánh sáng.

Điều trị vảy nến chân tay bằng thuốc

Thường sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Trong các trường hợp đặc biệt, bác sĩ chỉ định tiêm. Các loại thuốc bôi trong điều trị căn bệnh này gồm axit salicylic, corticosteroid kết hợp bôi kem dưỡng ẩm. Trong trường hợp sử dụng thuốc bôi không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc chữa vảy nến hoặc tiêm. Tuy nhiên, sử dụng liều lượng ra sao cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Quang trị liệu

Điều trị vảy nến chân tay bằng liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là quang trị liệu. Đây là phương pháp điều trị vật lý bằng cách chiếu các tia sáng lên vùng da tổn thương để ức chế tế bào gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi áp dụng.

Quang trị liệu điều trị vảy nến hiệu quả
Quang trị liệu điều trị vảy nến hiệu quả

Áp dụng Đông y

Bên cạnh các phương pháp chữa vảy nến chân tay bằng Tây y, các bài thuốc Đông y chữa vảy nến ở chân tay cũng được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, có thể sử dụng lâu dài mang lại kết quả cao và hạn chế nguy cơ tái phát.

Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở chân tay nói riêng, phân ra theo các thể khác nhau. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:

Vảy nến thể phong nhiệt

  • Chuẩn bị 20g ké đầu ngựa. Các thứ sau mỗi loại 40g, thạch cao, thổ phục linh, hòe hoa sống, sinh địa. Thăng ma, tử thảo và địa phu tử chuẩn bị mỗi thứ 12g và cuối cùng là 4g chích cam thảo.
  • Mang các loại thuốc này rửa sạch sau đó cho vào ấm nước đun sôi.
  • Uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.

Vảy nến thể phong huyết táo

  • Dùng các vị thuốc sau: Kim ngân hoa, sinh địa, huyền sâm, hà thủ ô, ké đầu ngựa và vừng đen mỗi loại 12g.
  • Đem tất cả thuốc rửa sạch, đun với nước đến khi sôi.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thành 3 lần uống. Kiên trì dùng trong nhiều ngày để có kết quả tốt nhất.

Vảy nến thể phong hàn

  • Nguyên liệu cần có gồm: Cam thảo đất, hy thiêm, ké đầu ngực và thổ phục linh – mỗi loại 16g. 20g mỗi loại sinh địa, thạch cao và hoa hòe. 12g cây cứt lợn.
  • Mang các loại thuốc này rửa sạch và đun với nước sôi.
  • Mỗi ngày nấu 1 thang, chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

Vảy nến thể thấp nhiệt

  • Chuẩn bị các vị thuốc sau: Thổ phục linh và thảo hà sa – 15g mỗi loại. Tỳ giải, bắc đậu căn và trạch tả mỗi loại 10g. Hoàng cầm, khổ sâm, long đởm thảo, phục linh, và xương truật mỗi loại 6g. Và cuối cùng là 12g đan bì.
  • Đem tất cả số thuốc này vào ấm nước đun sôi.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang.

Vảy nến thể huyết nhiệt

  • Chuẩn bị: Quy vĩ, sinh địa và xích thược, mỗi thứ 12g. Đại thanh diệp, tử thảo, bắc đậu căn và đan bì – 10g mỗi loại. Hổ trượng và ngân hoa mỗi loại 15g.
  • Mang các nguyên liệu này vào ấm nước sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Dùng liên tục để có hiệu quả tốt nhất.

Các mẹo dân gian giúp điều trị vảy nến ở tay chân

Vảy nến là một dạng bệnh da liễu gây đến những tổn thương trên da. Ngoài các cách điều trị Đông, Tây y thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

Giấm táo

  • Thoa dung dịch giấm táo và nước lên vùng da chân, tay bị vảy nến sẽ giúp làm dịu nhanh cơn ngứa rát.
  • Với những vết thương hở thì không nên áp dụng cách này.

Nha đam

  • Trong lá nha đam có thành phần dưỡng ẩm và kháng viêm rất tốt. Bởi vậy mà người bệnh hãy dùng lá nha đam, tước bỏ phần bên ngoài và bôi đều lên da bị vảy nến.
  • Nếu không dùng lá nha đam tươi, thì có thể sử dụng các loại kem dưỡng chiết xuất từ nha đam.
Gel nha đam giúp cấp ẩm và giảm cơn ngứa rát trên da
Gel nha đam giúp cấp ẩm và giảm cơn ngứa rát trên da

Lá trầu không

  • Dùng lá trầu không, bèo hoa dâu và rau răm rửa sạch.
  • Cho các loại lá này vào nồi nước đun sôi.
  • Cho thêm một ít muối hạt để gia tăng hiệu quả sát trùng. Khi nước nguội thì ngâm chân, tay vào đó.
  • Dùng bã chà sát lên vùng da bị bệnh.

Bột yến mạch

  • Đắp hỗn hợp nước và bột yến mạch lên các vùng da chân, tay bị vảy nến.
  • Sử dụng thường xuyên sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm dần.

Lá cây lược vàng

  • Dùng lá cây lược vàng xay ra lấy nước.
  • Sau đó lấy cả bã và nước thoa lên các vết vảy nến ở chân tay.
  • Dùng thường xuyên sẽ thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Cách chăm sóc và ngăn ngừa vảy nến chân tay tái phát

Tay và chân là bộ phận thường xuyên hoạt động của cơ thể, do đó, chữa vảy nến ở chân tay gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt, người bệnh cần chú ý trong chăm sóc để giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh và ngăn ngừa vẩy nến chân, tay tái phát.

Những cách chăm sóc và ngăn ngừa vảy nến ở tay chân:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Nên tắm và ngâm rửa chân tay bằng nước ấm, không nên dùng nước nóng vì sẽ khiến da bị khô, bong tróc vảy nhiều hơn.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bằng cách uống nhiều nước lọc và bôi kem dưỡng ẩm chân, tay. Nên dùng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thay thế các loại xà phòng, sữa tắm thông thường.
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để cấp ẩm cho da
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để cấp ẩm cho da
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần tăng cường các loại hoa quả và rau xanh. Hạn chế thức ăn dễ gây kích ứng như thịt bò, trứng, nội tạng động vật, hải sản.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích khác.
  • Tập luyện thể dụng thể thao để cơ thể khỏe khoắn hơn và gia tăng miễn dịch.
  • Tạo cho tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực và lạc quan.
  • Mặc quần áo bằng vải thoáng mát, đi giày đúng kích cỡ và thay tất thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về vảy nến ở chân, tay và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh này để có hướng điều trị tích cực và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Top 7 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được người bệnh ưu tiên, tuy nhiên các chuyên gia da liễu khuyến cáo đây chỉ là biện pháp hỗ trợ không có...

Cách Chữa Vảy Nến Bằng 10 Cây Thuốc Nam Quanh Vườn

Chữa vảy nến bằng các cây thuốc Nam dễ kiếm quanh nhà là phương pháp được khá nhiều người dụng...

Top 7 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được người bệnh ưu tiên, tuy nhiên các chuyên gia da liễu khuyến...

Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Vảy nến móng tay là bệnh lý da liễu phổ biến. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mắc phải căn...

Top 12 Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Việc điều trị bệnh vảy nến bằng các loại thuốc mang đến hiệu quả nhanh chóng, lại tiện lợi và...

Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Vảy nến thể giọt là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh trên? Nguyên nhân gây bệnh? Cách...