Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị dạ dày nhiễm vi khuẩn HP? 

Vi khuẩn HP là gì? – Đây là vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày, chúng xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết thậm chí ung thư. Vậy vi khuẩn HP có lây không? Cách điều trị ra sao? 

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (tên khoa học là Helicobacter Pylori – H.Pylori), vi khuẩn này tiết ra enzyme Urease trung hòa axit dạ dày. Do đó vi khuẩn này tồn tại trong dạ dày xâm nhập và tổn thương niêm mạc.

Vậy vi khuẩn HP gây ra bệnh gì? Đây chính là nguyên chấn bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày,.. thậm chí gây ung thư.

Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 60-70% bị nhiễm vi khuẩn HP, ở thành phố Hà Nội cứ 1000 người thì có khoảng 700 người bị nhiễm vi khuẩn HP. Và ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 90% bệnh nhân bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của khuẩn HP trong dạ dày. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh vi khuẩn HP, nguyên nhân là do cha mẹ hoặc dụng cụ sinh hoạt hằng ngày.

Vi khuẩn này xâm nhập vào và tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Tuy nhiên hầu hết người bệnh không nhận ra sự hiện diện (khoảng 80%), đến khi chúng phát triển mạnh và tấn công thành niêm mạc dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.

Hơn nữa, thời gian ủ bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn hP có thể lên đến 30 năm, trường hợp người bệnh chủ quan nguy cơ tiềm ẩn biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày ( 1% người bệnh nhiễm vi khuẩn HP bị ung thư dạ dày).

Vi khuẩn HP xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét
Vi khuẩn HP xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét

Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?

Điều đáng nói là vi khuẩn này rất dễ lây lan, không chỉ tồn tại trên niêm mạc dạ dày còn tồn tại trong nước bọt, khoang miệng và phân của người bệnh. Vi khuẩn này dễ dàng lan truyền qua con đường:

  • Đường miệng: Vi khuẩn này tồn tại trong nước bọt, nên dễ dàng lây lan khi sử dụng vật dụng cá nhân, ăn uống chung hay hôn môi
  • Đường phân: Người bệnh không xử lý phân thải, đi vệ sinh không sạch sẽ là một trong những con đường dẫn đến lây vi khuẩn HP
  • Con đường khác: Người bệnh dễ dàng nhiễm vi khuẩn HP qua dụng cụ y tế, dụng cụ xét nghiệm, thức ăn, nước uống hằng ngày,…

Do đó bạn cần biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh lây lan.

Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau
Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau

Dấu hiệu dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể nhiều năm và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn này xâm nhập và tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi đó bạn nhận biết dấu hiệu của qua triệu chứng:

  • Cơn đau dạ dày âm ỉ, hoặc đau quặn
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, và gây nên trào ngược dạ dày thực quản
  • Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi suy nhược
  • Thường xuyên bị đầy bụng, khó chịu
  • Tính chất phân bị thay đổi, đi ngoài ra máu và phân màu đen

Trước đó để nhận biết sự hiện diện của vi khuẩn này, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Nguyên nhân vi khuẩn HP ở dạ dày

Hiện nay chưa có chứng minh khoa học nào tìm ra nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn HP. Tuy nhiên, vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm qua đường miệng, đường phân dụng cụ y tế,… Do vậy bạn dễ dàng nhiễm vi khuẩn này khi:

  • Tiếp xúc với người bệnh, sử dụng chung đồ cá nhân, sinh hoạt chung
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
  • Nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngoài ra bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn khi người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp lý như:

  • Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá
  • Chế độ ăn không khoa học sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, cay nóng
  • Thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi
  • Người bệnh lạm dụng nhiều thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
  • Vận động mạnh, hoặc nằm ngay sau khi ăn
Nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn HP
Nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn HP

Có vi khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia khuyến cáo, nhiễm vi khuẩn HP có thể khắc phục nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị sớm. Ngược lại người bệnh chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài, niêm mạc dạ dày tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc nghẽn dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành khối u dẫn đến quá trình thức ăn từ dạ dày xuống ruột non bị ảnh hưởng. Ở một số trường hợp người bệnh bị biến chứng tắc ruột nghiêm trọng.
  • Xuất huyết dạ dày: Thành dạ dày bị bào mòn, tổn thương đến mao mạch máu và dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bệnh xuất hiện triệu chứng nôn, đại tiện ra máu, thiếu sắt, thiếu máu
  • Viêm phúc mạc: Niêm mạc bụng bị nhiễm trùng, người bệnh nhận biết qua dấu hiệu xuất hiện cơn đau âm ỉ, khó tiêu, chướng bụng,….
  • Thủng dạ dày: Vết loét dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến dạ dày bị thủng. Khi đó người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tránh tình trạng dạ dày nghiêm trọng hơn
  • Ung thư dạ dày: Theo một số nghiên cứu, người bệnh nhiễm vi khuẩn hP tỷ lệ mắc ung thư về đường tiêu hóa, đặc biệt ung thư dạ dày cao hơn 8 lần so với người bình thường. Tỷ lệ này tăng cao khi người bệnh thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học, sử dụng nhiều rượu bia,…
Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP
Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP? Điều trị bao lâu?

Như đã đề cập, người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh hoàn toàn khắc phục. Do đó khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu cần đi khám và điều trị giảm nguy cơ mang lại.

Người bệnh được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc khoảng 2-4 tuần và điều trị duy trì ngăn ngừa bệnh tái phát khoảng 4-8 tuần sau đó. Tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời gian điều trị của mỗi bệnh nhân nhau như

  • Mức độ niêm mạc dạ dày bị tổn thương
  • Biện pháp chăm sóc bên cạnh sử dụng thuốc
  • Phác đồ điều trị
  • Sự tuân thủ của bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ

Chẩn đoán và xét nghiệm vi khuẩn HP

Nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng. Khi đó bạn được bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm điều trị bệnh như:

  • Test hơi thở Ure: Người bệnh cần thở vào thiết bị được cung cấp, từ đó giúp bác sĩ nhận biết sự hiện diện vi khuẩn HP. Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP khi mang kết quả dương tính, ngược lại người bệnh không bị nhiễm khi có kết quả HP
  • Xét nghiệm máu: Đây cũng là một trong những xét nghiệm giúp nhận biết sự hiện diện vi khuẩn HP trong máu hay không. Bởi nếu cơ thể nhiễm vi khuẩn này, kháng thể HP được sản sinh và lưu thông trong máu.
  • Xét nghiệm phân: PHương pháp này test thử nhanh sự nhận biết vi khuẩn HP, phương pháp này được đánh giá cao với chi phí rẻ và độ chính xác. Tuy nhiên quá trình lấy mẫu xét nghiệm phân gặp nhiều bất tiện.
  • Nội soi sinh thiết: Nội soi giúp bác sĩ nhận biết mức độ tổn thương của dạ dày từ đó đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý này. Hơn nữa phương pháp này cũng giúp tìm ra vi khuẩn HP.
Nội soi dạ dày để xác định vi khuẩn HP
Nội soi dạ dày để xác định vi khuẩn HP

Điều trị vi khuẩn HP

Phương pháp điều trị phù hợp là một trong những yếu tố quyết định người bệnh có điều trị khỏi bệnh hay không? Bạn tham khảo các phương pháp điều trị phổ biến như:

Sử dụng thuốc Tây – Nhanh nhưng không triệt để

Thuốc Tây với ưu điểm giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và cải thiện triệu chứng của bệnh. Bạn được bác sĩ kê đơn với một số thuốc:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, một số thuốc được sử dụng phổ biến nư Metronidazol, Amoxicilline, Clarithromycine, Tinidazol.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc được sử dụng như Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole và Rabeprazole giảm triệu chứng hệ tiêu hóa do tăng axit
  • Thuốc anti H2: Thuốc ức chế giải phóng histamin và giảm axit trong dạ dày  cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ tiêu chảy, chóng mặt, ….
  • Thuốc trung hòa axit: Thuốc trung hòa axit trong dạ dày, thông thường bệnh nhân được bác sĩ sử dụng CaCO3 và NaHCO3
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày ngăn  vi khuẩn và axit tấn công. Bạn có thể sử dụng thuốc Prostaglandin, Sucralfate, Bismuth
Thuốc Bismuth
Thuốc Bismuth

Vi khuẩn HP dễ kháng thuốc và bệnh dễ tái phát, sau một thời gian sử dụng thuốc người bệnh đi thăm khám và chẩn đoán lại để loại trừ hoàn toàn. Hơn nữa, bạn không lạm dụng kháng sinh cần sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp người bệnh kháng thuốc cần sử dụng kháng sinh mạnh hơn. tuy nhiên khi điều chỉnh lượng thuốc cao hơn ảnh hưởng chức năng gan thận, cơ thể suy nhược.

Bài thuốc Đông y – Phương pháp an toàn, hiệu quả cao

Sử dụng thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ và người bệnh dễ bị kháng thuốc. Sử dụng bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn khi sử dụng thảo dược tự nhiên như chè dây, lá khôi,… tiêu diệt vi khuẩn HP, không chứa tác dụng phụ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

Bài thuốc sơ can bình vị tán 

Sơ can Bình vị tán được nghiên cứu và bào chế bởi trung tâm Thuốc Dân Tộc sử dụng thảo dược quý như Ô tặc cốt, chè dây, bạch thược, lá khôi tía, bồ công anh, cam thảo, đương quy, …

Nhiều bệnh nhân thắc mắc, bài thuốc Đông y có ức chế và ngăn chặn vi khuẩn HP hay không? Theo thạc sĩ – Bác sĩ Tuyết Lan – Trung tâm Thuốc Dân Tộc cho hay:

“Bài thuốc Sơ can bình vị tán là sự kết hợp của 3 chế phẩm Sơ can bình vị – vi khuẩn HP, Sơ can bình vị – Trào ngược, cao bình vị kết hợp nhau thành tổng thể hài hòa giúp điều trị căn nguyên của bệnh. Ngoài ra còn giúp cải thiện thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao sức khỏe của người bệnh”

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán với 3 chế phẩm kết hợp điều trị trong ngoài
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán với 3 chế phẩm kết hợp điều trị trong ngoài

Hơn nữa, Trung tâm thuốc dân tộc đã tận dụng ưu điểm sử dụng nguyên liệu tự nhiên, sạch, đảm bảo an toàn kết hợp với công nghệ y học hiện đại bào chế bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Do đó Sơ can Bình vị tán được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng, trung axit trong dạ dày, loại bỏ vi khuẩn có hại.

Theo thống kê có đến 87,8%  bệnh nhân khỏi bệnh sau 1-3 kiên trì sử dụng. Bài thuốc với lộ trình rõ ràng:

  • 7-14 ngày: cải thiện triệu chứng của bệnh như đau, ợ hơi, buồn nôn, các triệu chứng không dữ dội và thường xuyên như trước
  • 15-30 ngày: triệu chứng chấm dứt, bệnh điều trị gốc rễ của bệnh
  • 2-3 tháng: Ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao sức khỏe của người bệnh

Sơ can Bình vị tán được bào chế dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, cao mềm thuận tiện có người bệnh sử dụng. Hơn nữa liệu trình được bác sĩ kê đơn theo cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó mang đến hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc Đông y khác

Ngoài ra người bệnh sử dụng bài thuốc Đông y tiêu diệt vi khuẩn HP như:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng thảo dược Hoàng Liên, Mạch nha, Cam thảo, Mai mực kết hợp với một số thảo dược khác sử dụng theo chỉ định của bcs sĩ. Đem nguyên liệu sắc và sử dụng 2 lần/ ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc và chống viêm hiệu quả
  • Bài thuốc số 2: Với sự kết hợp thảo dược cam thảo, bồ công anh, khổ sâm giúp giảm đau và phục hồi vết loét. Tư tự như bài thuốc Đông y khác, bạn đem sắc theo hướng dẫn và liều lượng của lương y kê đơn.

Bài thuốc dân gian – Giải pháp hỗ trợ điều trị

Bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh và điều trị với tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát. Bạn tham khảo bài thuốc dân gian như:

  • Bài thuốc từ lá khôi: Lá khôi rửa sạch và nấu nước uống hằng ngày giúp giảm đau và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá khôi kết hợp với nguyên liệu khác như bồ công anh, nhân trần, lá chút chít, khổ sâm. Nguyên  liệu phơi khô, tán bột và sử dụng với nước đun sôi để nguội
  • Bài thuốc từ nghệ: Sử dụng bột nghệ pha với nước ấm, thêm chuýt mật ong. Sử dụng hỗn hợp khi còn ấm 2 lần/ ngày. hoặc kết hợp nghệ và mật ong sử dụng trực tiếp trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Bài thuốc từ chè dây: Sử dụng chè dây đun sôi và sử dụng như trà, người bệnh nên sử dụng trước ăn và sáng sớm giúp cải thiện triệu chứng bệnh và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Bài thuốc dân gian từ nghệ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP
Bài thuốc dân gian từ nghệ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP

Bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên được đánh giá an toàn, lành tính giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên bài thuốc này tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, ngược lại tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng không mang đến hiệu quả điều trị. Người bệnh cần sử dụng thuốc và can thiệp y khoa để thực hiện điều trị

Những lưu ý khi nhiễm vi khuẩn HP

Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng không khoa học là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Do đó khi đó bạn cần lưu ý nên bổ sung và kiêng khem một số thực phẩm dưới đây

Thực phẩm nên bổ sung

  • Thực phẩm chống viêm như tỏi, nghệ, gừng trong bữa ăn hằng ngày
  • Bổ sung nhiều rau xanh
  • Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, cháo
  • Sữa chua và thực phẩm chứa nhiều probiotic tốt cho hệ tiêu hóa
  • Thực phẩm giàu omega 3 giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể
Người bệnh chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ điều trị bênh
Người bệnh chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ điều trị bênh

Những thực phẩm không nên bổ sung như:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, quất, bưởi,…
  • Hạn chế đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu
  • Thực phẩm chứa nhiều đường

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, hạn chế tiếp xúc với người bệnh
  • Nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Vệ sinh  tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không sử dụng chất kích thích, rượu bia,…

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

  • Không lạm dụng thuốc với vi khuẩn HP dễ kháng thuốc, và thuốc chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Đi khám và điều trị sớm phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn
  • Không sử dụng thuốc tây y và đông y kết hợp khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP là gì? cùng dấu hiệu và cách điều trị. Vi khuẩn HP xâm nhập và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày ở mọi đối tượng. Bạn cần nhận biết dấu hiệu đi thăm khám và điều trị sớm ngăn ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

4.7/5 - (13 bình chọn)

Xem ngay

Đông y được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp để chấm dứt các chứng đau bệnh dạ dày, loại bỏ vi khuẩn HP? Bài thuốc Sơ can Bình vị tán là giải pháp vừa AN TOÀN, HIỆU QUẢ vừa PHÙ HỢP CHI PHÍ. Đây cũng là bài thuốc tốt nhất chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *