Viêm da cơ địa ở trẻ em: Đừng chủ quan kẻo nhận “trái đắng”

Viêm da cơ địa ở trẻ là một dạng bệnh lý da liễu phát triển theo từng đợt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bé. Xác định đúng nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa trẻ em là một dạng tổn thương da, thường xuất hiện ở giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, đau rát trên da, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ nhỏ. Em bé bị viêm da cơ địa thường ngứa ngáy bứt rứt, quấy khóc. Đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc, chán ăn, bỏ ăn.

Viêm da cơ địa ở trẻ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé và khiến bố mẹ lo lắng
Viêm da cơ địa ở trẻ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé và khiến bố mẹ lo lắng

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Bởi vậy, việc điều trị bệnh lý này gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, bệnh chỉ gây nên những triệu chứng ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu bố mẹ phát hiện kịp thời và có hướng chữa trị phù hợp thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh.

Thực tế cho thấy viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ khởi phát mạnh nhất trong giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi. Sau đó, bệnh sẽ thuyên giảm dần, đến khi trẻ được 6 tuổi thì bệnh biến mất. Dạng bệnh lý này phát triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Giai đoạn mãn tính thường gặp nhất ở trẻ và ngoài các tổn thương trên da, bệnh còn đi kèm với các triệu chứng viêm mũi dị ứng, hen và sốt.

Viêm da cơ địa ở trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc điều trị cho trẻ em gặp nhiều khó khăn hơn so với người lớn do da bé nhạy cảm và nguy cơ để lại biến chứng cao hơn. Một số các biến chứng thường gặp là viêm da ở trẻ em, nhiễm trùng da, ảnh hưởng thị giác, để lại sẹo… Do đó, bố mẹ không nên chủ quan trước các biểu hiện khác thường trên da bé.

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ em bị viêm da cơ địa có tỷ lệ khá cao. Đây là một dạng bệnh da liễu xuất hiện theo từng đợt, rất dễ tái phát và có thể chuyển thành dạng mãn tính. Hiện nay, chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra các yếu tố khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn.

Một số nguyên nhân gây viêm da cơ địa trẻ em
Một số nguyên nhân gây viêm da cơ địa trẻ em

Sau đây là một số yếu tố tác động đến sự phát triển của bệnh:

  • Di truyền: Những trẻ có người thân trong gia đình mắc các bệnh dị ứng đều có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa rất cao. Chiếm đến 80%.
  • Môi trường sống: Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến việc viêm da cơ địa bùng phát ở trẻ. Sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều lông động vật, hóa chất… trẻ sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa càng cao.
  • Dị ứng thức ăn: Nhiều trường hợp, trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong hải sản, sữa, trứng… Điều này tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
  • Thời tiết thay đổi: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên vào giai đoạn giao mùa hay thời tiết thay đổi rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, thời tiết khô hanh, số ca trẻ em bị viêm da cơ địa tăng cao hơn.
  • Sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất, độ pH cao cũng là yếu tố khiến da bé bị khô và tổn thương.

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ

Trẻ bị viêm da cơ địa có các triệu chứng khá rõ ràng. Cha mẹ chỉ cần căn cứ vào các dấu hiệu sau đây để xác định tình trạng bệnh của trẻ, từ đó giúp bé được điều trị kịp thời và đúng cách.

Viêm da cơ địa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu
Viêm da cơ địa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu
  • Da nổi ban đỏ: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh là các đám ban đỏ trên da. Bề mặt da của bé sẽ xuất hiện những vết đỏ hình tròn bị mẩn lên và khô ráp. Sau thời gian ngắn, tại những chỗ da bị mẩn đỏ sẽ mọc những mụn nước nhỏ li ti.
  • Da sưng tấy: Vùng da trẻ bị viêm da cơ địa thường thô ráp và dày hơn bình thường. Những mụn nước li ti mọc dày đặc cũng sẽ khiến cho da bé bị sưng hơn bình thường. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy và đau rát.
  • Da đóng vảy và bong tróc: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa. Sau khi những nốt mẩn đỏ bị vỡ ra thì sẽ xuất hiện tình trạng da đóng vảy và bong tróc. Nguyên nhân tình trạng này là do da bị thiếu nước và các nốt mụn vỡ chảy dịch, khi dịch khô lại sẽ tạo thành vảy bám trên da.
  • Mệt mỏi: Ngứa ngáy mang đến cảm giác khó chịu, người lớn còn thấy rất phiền toái. Đối với trẻ em điều này còn kinh khủng hơn. Cảm giác ngứa ngáy khiến cho trẻ bứt rửa, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ biếng ăn, ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi phát hiện trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám để xác định tình trạng bệnh.

Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu, làn da của trẻ cũng nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, khi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cần đề cao tính an toàn và lành tính. Tùy vào tình trạng bệnh lý của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.

Thuốc chữa viêm da cơ địa trẻ em

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em thường tác dụng trực tiếp và nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc điều trị cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa cho trẻ phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa cho trẻ phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Sau đây là một số loại thuốc chữa viêm da cơ địa trẻ em:

  • Corticoid: Loại thuốc được khuyên dùng trong nhóm này là hydrocortison 1 – 2,5%. Nên dùng thuốc trong khoảng 1 tuần. Khi ngưng thuốc, nên giảm liều từ từ, giảm thuốc đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, dễ tái phát bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Có nhiều loại thuốc kháng sinh dành cho trẻ em những tốt nhất bố mẹ hãy dùng loại thuốc bôi để trị viêm da cơ địa ở trẻ. Kháng sinh giúp chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn bệnh lây lan sang các vùng da khác.
  • Dung dịch Jarish: Loại dung dịch này có tác dụng sát khuẩn giống như nước muối sinh lý. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tình trạng ngứa ngáy trên da. Cha mẹ hãy vệ sinh cho da bé bằng loại thuốc này.
  • Tacrolimus: Đây là thuốc ức chế miễn dịch. Loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ theo Đông y

Chữa bệnh theo Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn, có thể sử dụng trong thời gian dài mang đến hiệu quả chữa trị cao. Cho nên rất nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Chữa viêm da cơ địa trẻ em theo Đông y an toàn, lành tính
Chữa viêm da cơ địa trẻ em theo Đông y an toàn, lành tính

Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa ở trẻ em:

Bài thuốc 1:

  • Sử dụng sài đất và bồ công anh, mỗi loại 12g. Kim ngân và khương nhĩ tử, mỗi loại 10g. Cam thảo 4g. Rửa sạch và để ráo nước các vị thuốc này.
  • Sau đó, cho tất cả thuốc vào nồi kèm nước đun sôi.
  • Chắt lấy nước uống mỗi ngày giúp giải nhiệt, giảm viêm, đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị đường quy, khổ sâm và kinh giới, mỗi loại 10g. Phòng phong, trì mẫu, ngưu bàng tử, mỗi loại 8g. Thuyền thoái 6g, cam thảo 4g. 12g kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh. 12g rau má và thổ phục linh.
  • Mang tất cả nguyên liệu này rửa sạch và phơi khô.
  • Sau đó, sắc cùng 2 lít nước, đến khi nước trong ấm còn ⅔ thì tắt bếp. Gạn lấy nước uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị 30g rau má. Đan sâm, sài đất, lâm kiểu, mỗi vị 10g. Mạch đông và trúc diệp 20g.
  • Rửa sạch các nguyên liệu này và bỏ vào ấm đun sôi.
  • Để nước bớt nóng thì uống. Duy trì uống nhiều ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc 4:

  • Sử dụng 50g lá đinh lăng khô đun với 2 lít nước đến khi sôi. Tiếp tục đun sôi thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn 1/2.
  • Chắt lấy nước uống khoảng 3 đến 4 lần trong ngày.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em theo dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ hiệu quả và an toàn như:

  • Dùng lá đinh lăng giã nát sau đó đắp lên vùng da của trẻ bị tổn thương. Sử dụng kiên trì các dấu hiệu bệnh sẽ hết.
  • Đun sôi nước với lá trầu không kết hợp và một nắm nhỏ muối trắng. Chờ cho nước này nguội bớt thì ngâm rửa cho bé.
  • Sử dụng các loại lá như lá khế, lá sài đất, lá lốt xay vắt lấy nước hoặc đun sôi để tắm hàng ngày cho bé.
  • Dùng bột yến mạch hòa với nước thành hỗn hợp sệt. Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổn thương. Cách làm này giúp bé giảm triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng.

Các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng khi trẻ bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ. Nếu bệnh nặng, cha mẹ nên cho con đi khám chuyên khoa để điều trị hiệu quả.

Chăm sóc em bé bị viêm da cơ địa

Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa đúng cách có ý nghĩa to lớn, nó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Sau đây là lời khuyên từ các chuyên gia:

Chế độ ăn uống khoa học

Một số thành phần trong thức ăn có thể gây dị ứng. Đây chính là yếu tố gây bùng phát viêm da cơ địa ở trẻ em. Do đó, không nên cho trẻ ăn những thức ăn có khả năng gây dị ứng.

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, người mẹ nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống. Chế độ ăn của mẹ cũng cần hạn chế những loại thực phẩm gây dị ứng cao, như hải sản, đậu phụ, lạc, trứng, thịt bò, nội tạng động vật…

Thực phẩm dễ gây dị ứng không nên sử dụng khi trẻ bị viêm da cơ địa
Thực phẩm dễ gây dị ứng không nên sử dụng khi trẻ bị viêm da cơ địa

Người mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ (đã ăn dặm và ăn thô tốt) nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có chứa omega-3, như các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ…
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, như hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, chuối, gạo lứt.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm A, như rau xanh, cà rốt, đu đủ.
  • Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E như quả bơ, olive, hạt hướng dương… giúp da bé nhanh phục hồi, cải thiện tình trạng thô ráp.

Ngoài ra, bố mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước. Hãy cho bé uống nhiều nước cam để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thay đổi lối sống, thói quen sống

Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, bố mẹ cũng cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Cụ thể như sau:

  • Vào những ngày thời tiết hanh khô, nên sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí.
  • Tắm rửa cho bé bằng nước ấm. Nếu sử dụng sữa tắm tốt nhất chọn loại dành riêng cho trẻ em và có nguồn gốc thảo dược.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Không nên sử dụng các loại vải dễ gây dị ứng như len, sợi tổng hợp.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa. Không nuôi chó, mèo.
Không nên nuôi chó mèo bởi chúng khiến trẻ bị dị ứng
Nếu trẻ hay bị dị ứng, cha mẹ không nên nuôi thú cưng trong nhà
  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho bé ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, vì đây cũng là yếu tố bùng phát viêm da cơ địa trẻ em.
  • Dùng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em để dưỡng ẩm, ngăn chặn tình trạng khô da, nứt nẻ, nhất là trong tiết trời khô lạnh.

Trên đây là những thông tin về viêm da cơ địa ở trẻ và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm đúng đắn trong điều trị, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa. Hãy luôn nhớ, dù thực hiện phương pháp điều trị nào, cũng cần tham khảo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin bổ ích:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *