Nội dung chính

Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Không ít người cho rằng đây là loại thực phẩm không tốt cho dạ dày, đại tràng do có chứa lượng axit, nguyên liệu làm từ sữa có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Vậy nên bài viết dưới đây của Favina sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. 

Giải đáp bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không?

Để trả lời cho câu hỏi: Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để có thể cân đối dinh dưỡng sao cho hợp lý.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không nhận được nhiều quan tâm
Bệnh nhân bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không nhận được nhiều quan tâm

Viêm đại tràng là trạng thái niêm mạc đại tràng bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương, nhiễm trùng và viêm loét. Biểu hiện bệnh lý rất đa dạng như viêm đại tràng mãn tính, cấp tính hoặc viêm đại tràng co thắt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do chế độ ăn uống không đúng cách, mất vệ sinh khiến giun sán, hại khuẩn có cơ hội tấn công và làm hại đường ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Vậy khi bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Về bản chất, sữa chua là một dạng thực phẩm lên men lactic của sữa đã được khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ 80 – 90 độ C. Hàm lượng chất có trong thực phẩm này rất đa dạng và cần thiết với cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nói đến công dụng của sữa chua không thể không nhắc đến những lợi ích như: 

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường lợi khuẩn trong hệ đường ruột vì sữa chua có chứa nhiều vi sinh vật probiotic. Chính vì điều này mà không ít người tranh cãi về vấn đề “bị đại tràng có nên ăn sữa chua hay không?”. 
  • Sữa chua giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch từ đó nâng cao khả năng phòng bệnh. 
  • Dưỡng chất có trong sữa chua còn giúp làm giảm mỡ bụng, mang đến cho bạn vòng eo thon gọn nhờ cơ thế sản sinh ít cortisol, hỗ trợ axit amin đốt cháy chất béo. 
  • Dùng sữa chua thường xuyên sẽ bổ sung thêm kali cho cơ thể, loại bỏ lượng muối thừa, ngăn ngừa bệnh huyết áp, thận và suy tim. 
  • Bảo vệ răng miệng tốt hơn do hàm lượng chất béo có trong sữa chua khá thấp, axit lactic có trong thực phẩm sẽ bảo vệ lợi, tăng cường canxi giúp xương và răng được chắc khỏe hơn. 

Các chuyên gia và bác sĩ cho biết người bệnh vẫn có thể sử dụng được sữa chua với tần suất 1 – 2 hộp/ngày. Sữa chua là dạng sản phẩm lên men tự nhiên từ sữa tươi, có nhiều lợi khuẩn probiotic hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn, nâng cao khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. 

Đặc biệt, lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ giúp giảm các triệu chứng do viêm đại tràng gây ra, đồng thời kiểm soát tình trạng bệnh lý và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tốt hơn. Một điểm cộng nữa khi nói về tác dụng của sữa chua với người viêm đại tràng là khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh lý sau một thời gian dài dùng hợp.

Vậy viêm đại tràng có nên dùng sữa chua không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp sử dụng với tần suất hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn. 

Đọc thêm: 16 loại hoa quả tốt cho người viêm đại tràng

Ăn sữa chua như thế nào cho đúng và hiệu quả?

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ăn sữa chua sao cho đúng, dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

  • Để tránh tác dụng xấu, bệnh nhân bị viêm đại tràng nên ăn các loại sữa chua đã tách phần đường lactose và phần chất béo xấu, chất béo bão hòa. Sử dụng sau bữa ăn 30 phút đến 1 giờ để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra bình thường, ổn định cũng như làm giảm gánh nặng lên đại tràng.
  • Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở nhiệt độ thường hoặc để trong ngăn đá.
  • Nên ăn sữa chua nguyên chất, không đường là tốt nhất. Có thể thêm hoa quả hoặc mật ong để dễ ăn hơn cũng như hỗ trợ sức khỏe.
  • Chỉ dùng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều người bệnh sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…
  • Ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, nếu ăn trong lúc đói thì axit trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
  • Nếu có uống thuốc thì nên ăn sau khi uống khoảng 2 – 3 giờ để tránh thuốc làm mất tác dụng của probiotics trong sữa chua.
  • Không đun nóng sữa chua vì probiotics có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao.
Chỉ dùng 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày
Chỉ dùng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày

4 lợi ích khác khi sử dụng sữa chua

Không chỉ đơn thuần là một loại thức ăn tốt cho tiêu hóa mà sữa chua còn có thể mang tới những công dụng bất ngờ cho sức khỏe của chúng ta. Chẳng hạn như nâng cao sức khỏe tim mạch, hệ cơ xương cho tới hệ miễn dịch. Cụ thể:

  • Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là chất đạm, protein, chất đường,… và cung cấp lượng calo dồi dào giúp phục hồi cho các hoạt động của người dùng.
  • Sữa chua là nguồn bổ sung rất nhiều dưỡng chất thiết yếu gồm canxi cùng một số khoáng chất khác như photpho, kali, magie,… rất quan trọng trong quá trình hình thành răng và xương. Cùng với đó là một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể như Vitamin B2, B12 và Vitamin D.
  • Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung các men vi sinh một cách thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch thông qua sự có mặt của các thành phần như kẽm và selen.
  • Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sữa chua có thể làm tăng cholesterol -HDL và làm giảm huyết áp. Nhờ đó khi sử dụng chúng sẽ có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch cho bạn.

Tuy nhiên các bạn cũng cần đặc biệt lưu ý rằng, sữa chua sẽ không hoàn toàn tốt cho những người bị viêm đại tràng nếu như không biết cách sử dụng. Đặc biệt, những loại sữa chua chưa được tách đường lactose hay các chất béo bão hòa. Hơn nữa, những người có cơ địa nhạy cảm thì có thể bị kích ứng với những thành phần ở trong sữa chua.

Sữa chua mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe
Sữa chua mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe

Một số lưu ý khi ăn sữa chua và điều trị bệnh

Trong quá trình dùng sữa chua cũng như điều trị viêm đại tràng mãn tính bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây.

  • Lựa chọn đúng loại sữa chua lên men tự nhiên từ sữa tươi để sử dụng nhằm đảm bảo cung cấp lượng vi khuẩn Probiotic có lợi cho dạ dày – đại tràng.
  • Bệnh nhân không nên ăn sữa chua khi bụng đang trống rỗng. Vì lúc này những vi khuẩn có lợi được nạp vào cơ thể cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và hàm lượng axit có trong sữa chua cũng gây ảnh hưởng tới dạ dày – đại tràng.
  • Người bệnh nên ăn sữa chua tốt nhất sau khi ăn no khoảng 1 – 2 giờ và sau lúc uống thuốc được 2 – 3 giờ.
  • Mỗi ngày, các bạn có thể ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua để đảm bảo cho đường ruột làm việc tốt hơn. Lưu ý không nên ăn sữa chua quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như: Buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, chuột rút, khó tiêu,… 
  • Các bạn tuyệt đối không sử dụng cùng lúc giữa thuốc uống và sữa chua. Do thành phần có trong thuốc có thể khiến vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt hoặc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
  • Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 6 – 8 độ C. 
  • Bên cạnh những lưu ý khi sử dụng sữa chua trên, người bệnh cũng cần bổ sung thật nhiều ra xanh, trái cây giàu vitamin, chất xơ. 
  • Để hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng, tốt nhất các bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu và an toàn theo chỉ dẫn của những bác sĩ có chuyên môn cao.

Chia sẻ thêm: Người Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?

Một số thực phẩm tốt người bị viêm đại tràng nên ăn

Ngoài sữa chua thì còn có nhiều loại thực phẩm khác tốt với sức khỏe của người bị viêm đại tràng mà bạn cần biết để bổ sung, thay đổi thường xuyên vừa hỗ trợ điều trị vừa tránh cảm giác buồn chán khi ăn. Những loại thực phẩm tốt với người bị đại tràng nên bổ sung nhiều bao gồm: 

Chuối là một loại thực phẩm tốt mà người bị đại tràng nên ăn
Chuối là một loại thực phẩm tốt mà người bị đại tràng nên ăn
  • Chuối: Giúp phục hồi chức năng ruột, cung cấp chất điện phân, kali, hỗ trợ bổ sung chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. 
  • Khoai lang: Kích thích nhuận tràng, cải thiện các vấn đề của đường ruột và tiêu hóa, đặc biệt thích hợp cho người bị bệnh viêm đại tràng co thắt
  • Thịt nạc: Bổ sung thêm lượng protein cơ thể thiếu hụt trong quá trình trao đổi dưỡng chất. 
  • Các loại cá có nhiều omega-3: Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm của người bệnh. Ngoài bổ sung axit béo từ cá người bệnh có thể dùng quả óc chó, hạt lanh hoặc dầu hạt lanh. 
  • Mè đen: Giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng nhanh chóng, cần được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày. 
  • Lô hội: Có công dụng chống viêm, nhuận tràng, làm lành vết thương nhanh chóng. 

Chế độ dinh dưỡng tác động một phần đến quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân vì vậy bạn cần phải chú ý thực hiện để bệnh lý có chuyển biến tốt hơn. Qua các thông tin trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “viêm đại tràng có nên ăn sữa chua”. Đây là loại thực phẩm tốt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày từ 1 đến 2 hũ. Kèm theo đó hãy chú trọng vấn đề ăn uống, phối hợp với bác sĩ điều trị bệnh theo phác đồ để có một kết quả chữa trị tốt nhất. 

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Viêm đại tràng đau ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đại tràng (ruột già) chạy dọc xung quanh ổ bụng nên triệu chứng đau thường xuất hiện ở nhiều...

Xem chi tiết

Khám viêm đại tràng tốt ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi thăm khám tại những cơ sở uy tín giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi, an...

Xem chi tiết

Nội soi là kỹ thuật thăm khám phổ biến và hiệu quả trong việc chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Việc chuẩn bị cho quá trình nội soi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe