Trong số phát sóng ngày 18/12/2019, chủ đề “Bệnh phụ khoa và cách phòng tránh”, chương trình “Vì sức khỏe của bạn” do đài PT&TH Hà Nội thực hiện đã giới thiệu phương pháp chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y. Phương pháp đó là gì?

Viêm phần phụ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Viêm phần phụ tuy không đe dọa đến trực tiếp tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm mẹ của các chị em phụ nữ. Vì vậy, việc hiểu và trang bị đầy đủ các kiến thức về căn bệnh này là một trong những biện pháp giúp nữ giới tránh xa những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Viêm phần phụ là gì?

Viêm phần phụ là tiếng anh là Adnexitis, là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới hiện nay. Bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vô sinh và mang thai ngoài tử cung. Theo các chuyên gia phụ khoa, viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bắt đầu từ mô của ống dẫn trứng sau đó lan rộng sang các vị trí xung quanh.

Là một doanh nhân trẻ thành đạt trong công việc, năng động trong cuộc sống, thế nhưng chị Trần Hồng Loan (Ba Đình, Hà Nội) lại không dám đón nhận hạnh phúc vì bệnh phụ khoa viêm âm đạo. Thất bại khi thử nhiều phương pháp không hiệu quả, thật may mắn nhờ gặp được thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà và bài thuốc Y học cổ truyền, chị đã tự tin lấy lại được cuộc sống đầy viên mãn.

Vậy viêm phần phụ là viêm ở vị trí nào? Câu trả lời chính xác là viêm ở phần phụ gồm các bộ phận trên cơ thể nữ giới như: Buồng trứng, vòi tử cung, các dây chằng rộng.

Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận phần phụ của phụ nữ
Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận phần phụ của phụ nữ

Phân loại viêm phần phụ

Tùy vào mức độ và vị trí viêm mà người ta chia viêm phần phụ thành các loại sau.

Căn cứ vào vị trí viêm:

  • Viêm phần phụ bên trái: Đây là tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tại các bộ phận bên trái của phần phụ. Điển hình là vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng rộng bên trái.
  • Viêm phần phụ bên phải: Tên gọi này xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng và tổn thương tại các bộ phận bên phải phần phụ như: vòi trứng, buồng trứng, dây chằng bên phải.

Căn cứ vào mức độ:

  • Viêm phần phụ cấp tính: Là tình trạng giai đoạn đầu của bệnh với các triệu chứng điển hình như: Đau hạ vị, sốt cao, thân nhiệt tăng, có khi rét run, nắn bụng thấy đau vùng trên rốn, đau nhiều hơn về một phía. Ở giai đoạn này, các triệu của bệnh thường dữ dội với tần suất lặp lại nhiều. Nếu không được điều trị sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
  • Viêm phần phụ mãn tính: Là giai đoạn tiếp theo của cấp tính với những biến chứng khôn lường và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn này, người bệnh thường gặp các triệu chứng như sau: Đau vùng hạ vị, lúc tăng, lúc giảm; khí hư hôi lẫn mủ, bị rong kinh, ra máu bất thường. Một vài người sẽ thấy âm đạo có khối nề cạnh tử cung, ấn đau.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phần phụ

Hiểu và nắm được các nguyên nhân dẫn đến viêm phần phụ là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề mà các chị em phụ nữ chưa thực sự quan tâm. Nhằm giúp cung cấp cho người bệnh cái nhìn tổng thể về căn bệnh này, phần viết dưới đây sẽ đi tường tận từng nguyên nhân gây bệnh để giúp chị em phụ nữ nâng cao ý thức phòng ngừa.

Vệ sinh vùng kín sai cách

Âm đạo và âm hộ của phụ nữ chỉ cách hậu môn một đoạn rất ngắn. Chính vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong những ngày đèn đỏ và quan hệ tình dục thì các loại vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào khu vực “tam giác vàng” của nữ giới và gây bệnh.

Thêm vào đó, thói quen thụt rửa sâu vào “cô bé” của nhiều người cũng sẽ khiến vùng cấm này bị viêm nhiễm và tổn thương nặng.

Mặc quần ôm sát

Trang phục cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm phần phụ. Trong đó việc thường xuyên mặc quần chật, ôm sát, chất liệu bí, nhất là quần lót sẽ khiến vùng kín thường xuyên bị ma sát, ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể khiến “cô bé” bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập và gây bệnh cho âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng,…

Mặc quần chật nhất có thể khiến cho cô bé bí bách, khó chịu và viêm nhiễm
Mặc quần chật nhất có thể khiến cho cô bé bí bách, khó chịu và viêm nhiễm

Quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu an toàn

Viêm phần phụ xảy ra nhiều ở những người trẻ do quan hệ tình dục không lành mạnh, tư thế thô bạo hoặc là “yêu” vào những ngày hành kinh.

Tất cả những đó sẽ khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương, mở đường cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tử cung, sau đó lan rộng sang các bộ phận xung quanh thuộc phần phụ.

Do không điều trị triệt để các bệnh phụ khoa khác

Theo các chuyên gia, nữ giới mắc các bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy cơ bị viêm phần phụ nhiều hơn so với những người khác nếu không được điều trị triệt để. Bởi tất cả các bộ phận này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc, một phận tổn thương sẽ kéo theo tất cả những bộ phận khác bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng từ các thủ thuật ngoại khoa

Các thủ thuật ngoại khoa cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phần phụ ở chị em phụ nữ. Nhất là những thủ thuật được tiến hành trong điều kiện khử trùng kém.

Cụ thể, phụ nữ có thể bị viêm phần phụ nếu từng thực hiện các thủ thuật sau: Đặt vòng hoặc que tránh thai, nạo phá thai thường xuyên, phẫu thuật thu hẹp âm đạo,…

Lười vận động

Dân văn phòng cùng là một trong những đối tượng dễ bị viêm phần phụ. Nguyên nhân chủ yếu là do công việc thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, khiến quá trình lưu thông máu và thải độc của âm đạo bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phần phụ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố dưới đây cũng sẽ khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ.

  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm steroid.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Thay đổi thời tiết hoặc giảm thân nhiệt thất thường.

Nhìn chung viêm phần phụ chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không đúng cách của người bệnh. Vì vậy, biết được nguyên nhân sẽ là tiền đề để chị em biết cách phòng tránh và hạn chế thói quen xấu.

Triệu chứng viêm phần phụ

Cùng với việc xác định nguyên nhân thì việc phát hiện sớm các triệu chứng của viêm phần phụ cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

  • Xuất hiện cơn đau: Đau bụng dưới là triệu chứng đầu tiên và điển hình của căn bệnh này. Khi các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào phần phụ sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ và nhói ở hai bên hố chậu và hạ vị. Các cơn đau thường rõ rệt khi vận động mạnh và gia tăng khi bệnh nặng hơn.
  • Sốt: Cũng giống như các bệnh viêm nhiễm khác, viêm nhiễm phần phụ sẽ khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, sốt cao đến 40 độ C nhưng cũng có lúc ớn lạnh, thân nhiệt giảm mạnh.
  • Quan hệ tình dục đau rát: Thông thường, nếu như mắc viêm phần phụ, chị em phụ nữ thường suy giảm ham muốn tình dục hoặc không thoải mái trong “chuyện yêu”. Do xuất hiện những cơn đau rát, chảy máu bất thường khi “giao hợp”.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Căn bệnh này còn có thể khiến chu kỳ rụng trứng của người bệnh bị đảo lộn, không đúng ngày. Khiến thời gian hành kinh kéo dài hoặc rút ngắn so với bình thường, kèm theo đó là những cơn đau bụng kinh dữ dội. Thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, viêm phần phụ còn có thể gây tắc nghẽn vòi trứng, khiến trứng không rụng. Đồng nghĩa với việc nữ giới bị mất đi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tiểu khó, tiểu buốt: Với tình trạng nặng, viêm phần phụ có thể làm các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu quản bị chèn ép. Dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt,…
  • Khí hư âm đạo bất thường: Khí hư bất thường là một trong những dấu hiệu báo động cơ thể bị viêm phần phụ. Trong trường hợp, khí hư tiết nhiều bất thường, kèm màu sắc và mùi hôi tanh khác lạ, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng.
Đau dưới bụng là triệu chứng điển hình của viêm phần phụ
Đau dưới bụng là triệu chứng điển hình của viêm phần phụ

Ngoài các triệu chứng kể trên, khi bị viêm phần phụ người bệnh còn có thể bắt gặp một số tình trạng như: rối loạn tiêu hóa, rong kinh, suy nhược cơ thể,… Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng trên người bệnh nên đi thăm khám sớm để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán viêm phần phụ

Trước hết, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh bằng cách khai tiền sử cũng như đời sống chăn gối. Bởi 50% chị em bị viêm phần phụ có hiện tượng sốt, 20% bị đau hố chậu và 40% có hiện tượng rong kinh.

Ngoài việc sử dụng câu hỏi khai thác thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ quan sinh sản cũng như xem có bị nhiễm khuẩn Chlamydia không. Trong trường hợp nghi ngờ bị viêm phần phụ, người bệnh sẽ được đề nghị làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ trong tử cung để phân tích.
  • Soi ổ bụng: Các bác sĩ sẽ đưa ống soi qua vết mổ nhỏ ở bụng và tiến hành khảo sát cơ quan sinh sản phía trong.
  • Ngoài ra người bệnh cũng có thể phải tiến hành xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm phần phụ.

Biến chứng nguy hiểm của viêm phần phụ, ít người biết?

Theo các bác sĩ phụ khoa, viêm phần phụ là căn bệnh khá nguy hiểm do những tổn thương chủ yếu nằm tại cơ quan sinh sản quan trọng. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý

Viêm phần phụ kém dài có thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ốm yếu, làm suy giảm đời sống tình dục của đôi bên. Không những thế bệnh còn có thể khiến tinh thần người bệnh sa sút do thường xuyên lo lắng, suy nghĩ nhiều. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc và chất lượng cuộc sống của phái đẹp.

Mang thai ngoài tử cung

Khi bị viêm phần phụ người bệnh vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên nguy cơ mang thai ngoài tử cung là rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là do viêm phần phụ kéo dài khiến vòi trứng bị tắc, ống dẫn trứng bị sưng nề, viêm nhiễm bất thường, khiến trứng sau khi thụ tinh không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ. Thai phát triển ngoài tử cung gây đau đớn và nguy hiểm cho người mẹ nếu không được phát hiện kịp thời.

Người bị viêm phần phụ có tỉ lệ mang thai ngoài tử cung nhiều hơn người bình thường
Người bị viêm phần phụ có tỉ lệ mang thai ngoài tử cung nhiều hơn người bình thường

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Ở giai đoạn mãn tính, viêm phần phụ có thể gây cản trở đến quá trình thụ thai của chị em phụ nữ, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Bởi các ổ viêm ứ đọng dịch mủ nhiều trong buồng trứng và ống dẫn trứng, khiến tinh trùng không có khả năng di chuyển đến noãn trứng để thụ tinh, làm tổ.

Áp xe phần phụ, buồng trứng

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc điều trị viêm phần phụ không kịp thời có thể sẽ tới áp-xe và hình thành các khối mụn mủ tại buồng trứng.

  • Đối với các khối mủ, cách điều trị tốt nhất là chọc tháo mủ, rửa ổ áp xe và điều trị kháng sinh phổ rộng.
  • Đối với trường hợp áp xe buồng trứng, người bệnh có thể phải cắt bỏ bộ phận “sinh sản” quan trọng này. Trong trường phải cắt cả hai buồng trứng thì khả năng sinh nở và làm mẹ không còn.

Lây nhiễm cho các bộ phận khác

Việc để viêm phần phụ kéo dài, không điều trị dứt điểm có thể sẽ khiến bệnh lây lan sang các bộ phận sinh dục khác như cổ tử cung, âm đạo, tiểu khung. Khiến các cơ quan này bị viêm và gây ra các bệnh như: Viêm phúc mạc đáy chậu, viêm tấy lan tỏa đáy chậu, viêm phúc mạc toàn thể…

Ung thư buồng trứng

Nặng hơn nữa khi tình trạng viêm cứ tái đi tái lại nhiều lần ở phần phụ có thể gây biến đổi cấu trúc ADN của các tế bào. Từ đó khiến hình thành nên các khối u ác tính, tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng.

Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ bị viêm phần phụ có khả năng bị ung thư buồng trứng cao gấp 10 lần người khỏe mạnh.

Nguy hiểm hơn căn bệnh này có thể gây ra ung thu buồng trứng
Nguy hiểm hơn căn bệnh này có thể gây ra ung thu buồng trứng

Viêm phần phụ và cách điều trị hiệu quả – Chị em nên biết

Căn cứ vào tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng, ống dẫn trứng và dây chằng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc Tây, sử dụng các bài thuốc Đông y, mẹo vặt tại nhà đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc phẫu thuật ngoại khoa đối với trường hợp bệnh nặng hơn.

Tuy nhiên dù là điều trị theo phương pháp nào thì tất cả chúng đều chung mục đích là loại bỏ nguồn lây nhiễm, ngăn chặn biến chứng và bảo toàn khả năng sinh sản ở nữ giới.

Mẹo chữa viêm phần phụ tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên

Đối với trường hợp viêm phần phụ cấp tính, ngoài việc dùng thuốc người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các phương pháp điều trị tại nhà từ thảo dược quen thuộc. Cách làm này khá an toàn, lành tính lại đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên chúng chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có diễn biến phức tạp.

Lá tía tô

Chứa thành phần tinh dầu, vitamin A, vitamin C dồi dào lá lốt có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây viêm phần phụ. Ngoài việc bổ sung lá lốt trong chế độ ăn hàng ngày, chị em có thể sử dụng loại lá này để xông rửa vùng kín.

  • Rửa sạch 200g lá tía tô, đem đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Sau khoảng 10 phút thì cho thêm 1 thìa muối ăn và khuấy tan.
  • Để nước nguội khoảng 35-40 độ thì dùng để vệ sinh khu vực bên ngoài cô bé.
  • Thực hiện kiên trì tuần 4-5 lần để bệnh cải thiện tốt nhất.
Dùng lá tía tô để xông, rửa vùng kín đang được nhiều người áp dụng
Dùng lá tía tô để xông, rửa vùng kín đang được nhiều người áp dụng

Sử dụng lá trà xanh

Tuy là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nhưng trà xanh lại có rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người, nhất các bệnh về phụ khoa. Hàm lượng EGCG trong trà xanh có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống nấm rất tốt.

  • Lấy 100g trà xanh, rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau khoảng 5 phút thì tắt bếp, chờ nước nguội bớt rồi xông vùng kín.
  • Lấy nước trà đã nguội rửa bên ngoài cô bé để giảm ngứa và ngăn mùi hôi.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu điều trị viêm phần phụ rất hiệu quả. Thảo dược này có tính ấm, giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng phụ khoa.

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá trầu không vào đun sôi với 2 lít nước.
  • Hạ lửa nhỏ và đun kỹ trong khoảng 15 phút.
  • Chờ nước nguội bớt dùng lau rửa bên ngoài vùng kín, mỗi ngày 1 lần.

Lá lốt

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong lá lốt có rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa mùi hôi và giảm tiết khí hư hiệu quả.

  • Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ vàng cùng 20g phèn chua.
  • Trước tiên, làm sạch lá lốt, vò cho lá hơi nát.
  • Cho lá lốt vào nồi cùng nghệ, phèn chua đã được giã nát, đun sôi với 1 lít nước.
  • Vặn lửa nhỏ, đun thêm trong 10 phút, cho 1 thìa muối vào quậy tan.
  • Đổ hỗn hợp trên ra chậu sạch, chờ cho bớt nóng rồi xông hơi vùng kín.
  • Áp dụng 2-3 lần/ tuần để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại.

Điều trị viêm phần phụ bằng thuốc Tây

Viêm phần phụ uống thuốc gì là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các chị em sẽ được kê đơn khác nhau.

Trong đó, các loại thuốc tân dược thường đem lại hiệu quả cao đối với trường hợp viêm phần phụ cấp tính. Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định phổ biến hơn cả dưới dạng viên nén, viên nang đặt, viên uống có tác dụng toàn thân.

Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc uống, viên đặt để điều trị căn bệnh này
Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc uống, viên đặt để điều trị căn bệnh này

Tuy nhiên theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc điều trị viêm phần phụ bằng thuốc kháng sinh cần phải đảm bảo theo nguyên tắc “Đúng- đủ- đều”. Việc tùy tiện sử dụng các loại thuốc không được cho phép có thể dẫn đến các tác dụng phụ thậm chí là nhờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm phần phụ như:

  • Đối với những ca nhẹ và trung bình: Các bác sĩ sẽ thường chỉ định kháng sinh đường uống như: Ofloxacin, Levofloxacin, Metronidazole, Doxycyclin,…để diệt khuẩn, kháng nấm và tiêu viêm.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng: Người bệnh có thể phải cần kết hợp điều trị bằng cả đường uống và đường tiêm. Một số liều tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng như: Cephalosporin III, Doxycycline….
  • Ngoài ra còn một số loại thuốc đặt, thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh nội tiết tố khác có thể được chỉ định thêm tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Điều trị viêm phần phụ bằng Đông y cũng là giải pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn, nhất là những người bị viêm phần phụ mãn tính. Bởi phương pháp này chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên, giúp giảm triệu chứng và loại trừ căn nguyên bên trong của bệnh.

Các bài thuốc Đông y trị viêm phần phụ khá an toàn và lành tính
Các bài thuốc Đông y trị viêm phần phụ khá an toàn và lành tính

Bài thuốc 1:

  • Vị thuốc chính: Thục địa, hoài sơn, trạch tả, sơn thù, đan bì, phụ tử chế, bạch linh, tang phiêu diêu, nhục quế.
  • Vị thuốc bổ trợ: Tang phiêu diêu, khiếm thực và thỏ ty tử.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc thành thuốc, chắt nước chia làm 2 phần, uống sau khi ăn và
  • liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần chính: Hoàng bá, thương truật.
  • Thành phần bổ trợ: Bồ công anh, giần sàng, xa tiền tử, mộc thông, hạn liên tử, hoàng liên, tỳ giải, thổ phục linh, long đởm thảo, uất kim, tam lăng.
  • Cách thực hiện: Sắc ngày 1 thang, dùng liên tục từ 10-15 thang.

Bài thuốc 3:

  • Thành phần chính: Bạch truật 20gr; Đảng sâm, củ mài mỗi vị 16gr; Bạch thược, mã đề, sài hồ, mao truật mỗi vị 12gr; Quất bì, bạch giới tử sao 8gr; Cam thảo 4gr.
  • Thành phần bổ trợ: Hồng thổ linh 20g; Mẫu cáp, ô tặc cốt, giần sàng mỗi thứ 16 gr; Hoàng nghiệt, khổ sâm 12gr.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày uống 1 thang, uống sau bữa sáng và tối liên tục trong 15 ngày.

Khi lựa chọn các bài thuốc Đông y để điều trị viêm phần phụ người bệnh cần kiên trì, tránh nóng vội, bởi thuốc thường có tác dụng từ từ. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của các lương y, người bệnh cũng nên thăm khám đều đặn để có thể theo dõi kết quả và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.

Điều trị viêm phần phụ bằng phẫu thuật ngoại khoa

Nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính, thì ngoài việc dùng thuốc người bệnh có thể phải sử dụng thêm các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:

  • Đốt laser
  • Dao leep
  • Điều trị bằng sóng tần cao

Các biện pháp điều trị này thường đem lại hiệu quả nhanh, không gây đau đớn hay để lại sẹo cho người bệnh. Tuy nhiên mức độ an toàn và hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất nơi trị liệu và quá trình chăm sóc của người bệnh sau điều trị.  Không những thế, chi phí điều trị của các phương pháp này thường tương đối đắt đỏ và không phải ai cũng có khả năng để lựa chọn.

Vì vậy, khi có nhu cầu điều trị viêm phần phụ bằng phẫu thuật ngoại khoa, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế và bệnh viện uy tín, để tránh tiền mất tật mang.

Một số phương pháp phẫu thuật ngoại khoa có thể áp dụng cho những trường hợp nặng
Một số phương pháp phẫu thuật ngoại khoa có thể áp dụng cho những trường hợp nặng

Ăn gì, kiêng gì khi bị viêm phần phụ?

Bên cạnh việc dùng thuốc và một số liệu pháp điều trị thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm phần phụ. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh nên tăng cường bổ sung và hạn chế trong quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm nên ăn

  • Tỏi: Đây là thực phẩm được rất nhiều các bác sĩ phụ khoa khuyên dùng trong quá trình điều trị viêm phần phụ. Bởi các hoạt chất trong tỏi nhất là Allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc trong âm đạo rất tốt.
  • Sữa chua: Ăn sữa chua sẽ giúp người bệnh được bổ sung các lợi khuẩn cần thiết, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại khác.
  • Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất: Các loại vitamin mà chị em cần tăng cường bổ sung là vitamin A, B, E, C. Bởi các hoạt chất này không những giúp tăng cường miễn dịch mà còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các ký sinh trùng gây hại trong âm đạo và phần phụ.

Thực phẩm nên kiêng

  • Đồ ăn cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bệnh viêm phần phụ cần tránh xa. Bởi chúng có khả năng tăng sự tích tụ độc, khiến hậu môn nóng rát, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh tại âm đạo.
  • Các chất kích thích: Những đồ uống như: Rượu, bia, cà phê … có thể khiến vùng kín của phụ nữ luôn trong trạng thái nóng ẩm, khiến tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
  • Đồ ngọt: Việc dung nạp quá nhiều đồ ăn ngọt vào cơ thể ngoài việc khiến dư thừa cân nặng, tăng nguy cơ mắc tiểu đường còn khiến nhiệt độ cơ thể và vùng kín tăng cao. Đây được coi là môi trường lý tưởng để các ký sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Chị em nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: Đậu phộng, bơ thực vật,… Bởi những thực phẩm này có thể khiến quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Hải sản: Hải sản có khả năng gây kích ứng và ngứa vùng kín. Do đó các chị em đang bị viêm phần phụ cần tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm này.
Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ trong quá trình trị viêm phần phụ
Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ trong quá trình trị viêm phần phụ

Cách phòng ngừa viêm phần phụ

Viêm phần phụ là bệnh lý nguy hiểm, liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh là phòng ngừa và bảo vệ “cô bé” khỏi căn bệnh này. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm phần phụ từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Làm sạch vùng kín và luôn giữ cho khu vực này khô ráo nhất là trong những ngày hành kinh. Việc làm này tuy đơn giản nhưng lại giúp chị em phụ nữ tránh được những tác động xấu của vi khuẩn và nấm mốc tới bộ phận sinh sản.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa, hương liệu tổng hợp hoặc nồng độ pH vượt quá mức cho phép để vệ sinh vùng kín.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục với bạn tình.
  • Trong trường hợp đang mắc các bệnh viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu,… cần sớm điều trị dứt điểm. Tránh để bệnh lây lan sang các bộ phận khác trong phần phụ.
  • Lựa chọn quần lót vừa size có độ thấm hút tốt và nhớ thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và giữ cho tâm trạng luôn thoải mái.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phần phụ. Hy vọng thông qua bài viết này người bệnh sẽ hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và chủ động bảo vệ vùng kín của mình. Nếu thấy những triệu chứng bất thường tại khu vực của cô bé, thì cần nhanh chóng đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y tư vấn cách trị viêm âm đao, viêm phần phụ an toàn, không tái phát cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *