Thuốc Acetaminophen: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng

Acetaminophen là thuốc được dùng phổ biến hiện nay, giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, những tác dụng cụ thể của loại thuốc này như thế nào, cách dùng ra sao và có gây ra tác dụng phụ hay không là vấn đề mà nhiều người chưa biết. Để có cách sử dụng loại thuốc Acetaminophen đúng và hiệu quả nhất, mời bạn cùng theo dõi những nội dung dưới đây. 

Tìm hiểu về thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen
Tìm hiểu về thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen

 Acetaminophen là thuốc gì?

Acetaminophen là một loại thuốc rất phổ biến và quen thuộc, còn có tên gọi khác là paracetamol, thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt. Có thể hiểu Acetaminophen là một chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, nên có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc có thể dùng thay thế cho Aspirin.

Tuy nhiên, thuốc Acetaminophen không giống với Aspirin. Cụ thể, loại thuốc này không hoặc ít có tác dụng chống viêm như Aspirin. Bên cạnh đó, thuốc được hấp thu bằng nhiều cách khác nhau như: Qua đường miệng, tiêm tĩnh mạch hoặc dùng theo đường hậu môn.

Các dạng và hàm lượng của thuốc:

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen và những loại thuốc có chứa thành phần này. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn cần nhận biết đúng các dạng và hàm lượng thuốc sao cho phù hợp thể trạng và tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. 

Cụ thể, thuốc Acetaminophen có các dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc dạng viên nang: Với hai hàm lượng là 80mg và 500mg.
  • Dạng viên nén: Có các hàm lượng là 80mg, 100 mg, 160mg.
  • Thuốc dạng viên nén giải phóng kéo dài được bao phim: Có một loại hàm lượng là 650mg.
  • Thuốc đạn (dùng đặt hậu môn) có các hàm lượng như sau: 650mg, 300mg, 150mg, 325mg, 120mg và 80mg.
  • Thuốc dạng bột đóng gói: Có các hàm lượng 80mg/5ml, 150mg/5ml. 120mg/5ml.

Tùy vào đối tượng sử dụng là trẻ em hay người lớn cũng như tùy tình trạng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ kê đơn với từng dạng và liều lượng phù hợp. Trong đó Acetaminophen 500mg là loại thuốc thường được chỉ định nhiều nhất.

Ngoài ra, loại thuốc này còn được sản xuất với nhiều tên gọi và thương hiệu khác nhau như: Thuốc Tatanol Acetaminophen 250mg, thuốc Tatanol Acetaminophen 500mg, thuốc Hydrocodone Acetaminophen hay thuốc Equate Acetaminophen,…

Thuốc Acetaminophen có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau
Thuốc Acetaminophen có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau

Tác dụng của thuốc Acetaminophen

Loại thuốc này có tác dụng khá rõ ràng, đó là giúp giảm đau và hạ sốt nhanh, hiệu quả. Bởi vậy mà hiện nay Acetaminophen được sử dụng ngày càng phổ biến trong y khoa. Có rất nhiều trường hợp bệnh lý đau nhức đều được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc Acetaminophen. Ngoài ra, cũng một số trường hợp sử dụng thuốc không cần kê đơn từ bác sĩ.

Dưới đây là các bệnh phổ biến có thể được chỉ định điều trị bằng Acetaminophen:

  • Giúp hạ sốt cho mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em.
  • Giảm đau trong các trường hợp như: Đau đầu, đau răng, đau mỏi cơ.
  • Được dùng để trị cảm cúm hay cảm lạnh thông thường.
  • Điều trị các cơn đau hoặc những tổn thương tại mô mềm.
  • Được dùng để giảm tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ.
  • Giúp điều trị và giảm tình trạng đau nhức về xương khớp như: Đau khớp gối, đau lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng Acetaminophen với một số loại thuốc biệt dược khác, hay các sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng để tăng hiệu quả điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Thuốc có công dụng chính là giảm đau, hạ sốt
Thuốc có công dụng chính là giảm đau, hạ sốt

Chống chỉ định

Dưới đây là những trường hợp người bệnh không nên sử dụng Acetaminophen:

  • Những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong Acetaminophen.
  • Những người từng nghiện rượu nặng.
  • Những trường hợp có các bệnh lý về tim mạch.
  • Các trường hợp gặp vấn đề về gan, thận.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị thiếu máu nhiều lần.
  • Người bị thiếu glucose – 6.

Người bệnh hãy chủ động trình bày với bác sĩ nếu có các vấn đề sức khỏe nêu trên hoặc những vấn đề khác để được xác định loại thuốc phù hợp nhất.

Cách sử dụng thuốc Acetaminophen

Việc sử dụng Acetaminophen cần được thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng được ghi trên nhãn. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khuyến cáo. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần nắm được các nguyên tắc sau:

Đối với thuốc uống

  • Một viên thuốc Acetaminophen dạng nén, thuốc gói hạt hoặc thuốc đạn có thể chứa đến 650 mg Acetaminophen. Vì vậy, trước khi sử dụng, cần biết được số Acetaminophen có trong các sản phẩm mình đang dùng.
  • Với các loại thuốc uống dạng viên, bạn nên sử dụng với một cốc nước lớn. Đặc biệt, nên nhớ không được uống thuốc khi đang đói. Bởi điều này sẽ gây hại cho dạ dày và một số chức năng khác trong cơ thể. Tốt nhất là uống thuốc sau khi đã ăn và nghỉ ngơi khoảng 30 – 60 phút sau khi uống thuốc là tốt nhất.
  • Khi dùng thuốc ở dạng lỏng cần sử dụng thìa đo liều đặc biệt hoặc chén. Có thể cần phải lắc thuốc trước khi sử dụng. Bạn hãy tìm hiểu hướng dẫn trên nhãn thuốc để thực hiện cho đúng.
  • Với Acetaminophen dạng sủi bọt: Bạn hãy hòa tan gói thuốc trong ít nhất 4 ounce nước. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp và uống ngay lập tức. Có thể thêm một chút nước, lắc đầu và uống ngay để chắc chắn có được toàn bộ liều.
  • Sau khi uống thuốc Acetaminophen, người bệnh không nên nằm ngay.
Nên uống thuốc với một cốc nước đầy
Nên uống thuốc với một cốc nước đầy

Đối với thuốc đặt hậu môn

  • Trong trường hợp người bệnh không thể dùng đường uống thì có thể thay thế dùng thuốc bằng đường đặt hậu môn (thuốc đạn).
  • Không được thuốc đạn Acetaminophen qua đường miệng và nên nhớ rửa tay trước và sau khi chèn đạn.
  • Trước khi sử dụng thuốc Acetaminophen dạng đạn đạt kết quả tốt nhất, hãy cố gắng làm trống ruột và bàng quang. Không nên xử lý đạn quá lâu bởi có thể làm thuốc tan chảy trong tay.
  • Để cách sử dụng thuốc ​​đạn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy nằm xuống và chèn thuốc vào trực tràng. Sau đó giữ thuốc trong khoảng một vài phút, đợi nó tan chảy đến khi ít hoặc không cảm thấy có sự khó chịu ở trực tràng. Đồng thời, người bệnh cần tránh đi đại tiện ngay sau khi chèn thuốc.

Đối với thuốc viên nhai hoặc ngậm

  • Thuốc ở dạng viên nhai: Cần được nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Khi sử dụng Acetaminophen dạng ngậm: Cần chắc chắn rằng tay bạn đang khô và sạch. Sau đó, đặt thuốc trên lưỡi và không nuốt toàn bộ. 

Dùng thuốc cho trẻ em

  • Đối với trẻ em hoặc trẻ sơ sinh cần phải sử dụng dạng thuốc acetaminophen phù hợp. Hiện nay, thuốc cho trẻ sơ sinh đã có sẵn trong hai nồng độ liều lượng khác nhau và đi kèm với ống miệng hoặc ống nhỏ thuốc riêng. 
  • Khi chưa biết tình trạng của trẻ bị đau hoặc sốt do nguyên nhân nào, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc Acetaminophen cho trẻ dùng.

Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Acetaminophen hoặc gọi cho bác sĩ nếu thấy các tình trạng sau:

  • Có 1 cơn sốt sau 3 ngày sử dụng thuốc.
  • Đau sau  5 – 7 ngày sử dụng thuốc (nếu điều trị cho một đứa trẻ).
  • Gặp tình trạng phát ban da, hoặc đỏ hoặc sưng, đau đầu liên tục. 
  • Nếu bệnh có xuất hiện triệu chứng hoặc tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Với một số xét nghiệm glucose (đường) trong nước tiểu, thuốc Acetaminophen có thể khiến kết quả không chính xác. 

Liều dùng thuốc Acetaminophen

Thuốc có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Liều dùng Acetaminophen phụ thuộc theo từng độ tuổi như sau:

Đối với người lớn (trên 16 tuổi)

Sử dụng mỗi lần 2 viên (tương đương với 1000 mg). Không bẻ hay nghiền thuốc mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc cùng với nước (trừ khi có chỉ định riêng từ bác sĩ).

Mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất là 4 tiếng và tuyệt đối không dùng quá 4 liều trong khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ.

Liều dùng cho trẻ từ 10 – 15 tuổi

Sử dụng mỗi lần 1 viên (tương đương với 500 mg),  liều tiếp theo được sử dụng sau 4 – 6 giờ đồng hồ. Liều dùng tối đa một ngày là 2000mg, tương đương với 4 lần uống thuốc.

Đối với trẻ dưới 10 tuổi

Thông thường, thuốc Acetaminophen 500mg sẽ không được sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi dưới 10, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ nhỏ thường sử dụng Acetaminophen dạng dung dịch với thìa đo chuyên dụng
Trẻ nhỏ thường sử dụng Acetaminophen dạng dung dịch với thìa đo chuyên dụng

Trẻ dưới 10 tuổi có thể sử dụng thuốc dưới dạng dung dịch (160mg/5ml) hoặc dạng viên nén với liều dùng như sau:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi (cân nặng từ 2,7 – 5,3kg): Trẻ uống 1,25ml mỗi lần.
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi (cân nặng từ 5,4 – 8,1kg): Liều dùng mỗi lần là 2,5ml.
  • Trẻ từ 12 – 23 tháng (cân nặng khoảng 8,2 – 10,8kg), bạn cho trẻ uống mỗi liều 3,75ml. Với thuốc Acetaminophen dạng viên nén nhai có hàm lượng 80mg thì cho trẻ uống 1,5 viên.
  • Trẻ độ tuổi từ 2 – 3 (cân nặng từ 10,9 – 16,3kg), cho trẻ uống mỗi liều khoảng 160mg. Với dung dịch thuốc uống thì mỗi lần là 5ml. Còn với dạng viên nén nhai, trẻ uống  1 viên nén hàm lượng 160mg hoặc 2 viên nén 80mg.
  • Trẻ có độ tuổi từ 4 – 5 (cân nặng 16,4 – 21,7kg): Trẻ uống liều 160mg và uống 7,5 ml mỗi lần với dạng dung dịch. Với dạng viên nén nhai hàm lượng 80mg thì dùng 3 viên hoặc hoặc hàm lượng 160mg dùng 1,5 viên.
  • Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Cho bé uống mỗi liều 325mg và cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, liều lượng và tần suất sử dụng Acetaminophen có thể thay đổi tùy từng trường hợp để phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh. Việc thay đổi này phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Thông thường, thuốc Acetaminophen sẽ không gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra những tác dụng không mong muốn do sử dụng thuốc chưa đúng cách. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào của thuốc, hãy báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Dưới đây là một số phản tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm xảy ra khi sử dụng Acetaminophen, bao gồm:

  • Thấy phân có lẫn máu hoặc màu đen, màu nhựa đường khi đi đại tiện.
  • Có lẫn máu trong nước tiểu hoặc có màu đục.
  • Có thể bị sốt, không kèm hoặc có kèm theo triệu chứng ớn lạnh.
  • Bị đau lưng một bên hoặc phía dưới.
  • Trên da xuất hiện các đốm đỏ, hoặc bị ngứa, nổi ban da, mề đay.
  • Xuất hiện tình trạng đau họng sau khi dùng thuốc.
  • Giảm đột ngột lượng nước tiểu.
  • Cơ thể người bệnh có thể đột nhiên bị mệt hoặc yếu.
  • Bị vàng mắt hoặc vàng da.
  • Có thể xuất hiện vết bầm tím trên da.
  • Miệng hoặc môi bị đau, xuất hiện các đốm trắng hay vết loét.

Tương tác thuốc

Với bất kỳ loại thuốc nào, sự tương tác thuốc có thể làm gia tăng các tác dụng phụ hoặc thay đổi tính năng hoạt động của thuốc.

Dưới đây là một số loại thuốc khi dùng chung có thể gây tương tác với Acetaminophen:

  • Sử dụng Acetaminophen cùng với các thuốc chống động kinh như Carbamazepine, Phenytoin, Barbiturates sẽ làm giảm nồng độ của các thuốc này trong máu. Và nếu sử dụng kết hợp trong một thời gian dài, Acetaminophen có thể khiến người bệnh bị gia tăng tác dụng của thuốc chống đông như Warfarin.
  • Acetaminophen cũng có thể làm tăng nồng độ của Chloramphenicol, Probenecid trong máu, làm tăng hấp thu của Domperidone, Metoclopramide khi dùng chung.
  • Người bệnh có thể bị hạ thân nhiệt quá mức khi dùng thuốc chung với Phenothiazin.
  • Người ra thuốc Acetaminophen sẽ làm giảm hấp thu của thuốc Cholestyramine.
Sử dụng Acetaminophen cần lưu ý để tránh gây tương tác thuốc
Sử dụng Acetaminophen cần lưu ý để tránh gây tương tác thuốc

Mua thuốc Acetaminophen ở đâu? Giá bán bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc Acetaminophen có rất nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, giá bán thuốc cũng có sự khác biệt nhất định, tùy vào từng dạng thuốc và hàm lượng.

Theo đó, mức giá tham khảo với thuốc Acetaminophen hàm lượng 500mg dạng lọ 100 viên sẽ có giá khoảng 70.000 đồng. Đây là mức giá mà nhà sản xuất đưa ra và  tại các cơ sở khác nhau có thể sẽ có sự chênh lệch, nhưng không đáng kể.

Vậy thuốc Acetaminophen được bán ở đâu? Hiện tại, hầu hết các nhà thuốc tân dược trên toàn quốc hay các nhà thuốc bệnh viện đều có bán loại thuốc này. Khi mua thuốc, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng của thuốc.

Cách bảo quản thuốc Acetaminophen

Thông thường, thuốc sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh ẩm. Với từng dạng thuốc có thể sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không để Acetaminophen trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm.

Bên cạnh đó, thuốc cũng cần được để tránh xa tầm tay của trẻ em hoặc các vật nuôi trong nhà.

Nếu không dùng đến thuốc nữa hoặc đã hết hạn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Tuyệt đối không vứt thuốc vào toilet, bồn rửa mặt hay đường ống dẫn nước, trừ trường hợp bạn được tư vấn là làm như vậy.

Thuốc Acetaminophen mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc nào cũng vậy, trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và đọc hướng dẫn trên bao bì để có được hiệu quả như mong đợi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *