Thoái hoá cột sống: Cách nhận biết và trị khỏi
Bảng tóm tắt
Thoái hóa cột sống là bệnh trong xương khớp xảy ra khi sụn và xương dưới sụn bị hao mòn, biến đổi về hình thái. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động. Cho nên việc tìm hiểu về nguyên nhân, những biến chứng nguy hiểm và cách phòng thoái hóa cột sống là quan trọng. Ở bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi và già.
Thoái hóa cột sống là hiện tượng gì, ai hay mắc?
Thoái hóa cột sống tiếng anh gọi là degenerative spine. Nó có nghĩa chỉ sự hao mòn và biến đổi trong cấu trúc cột sống.
Theo đó, cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt xương xếp chồng lên nhau. Nó bắt đầu từ dưới hộp sọ và trải dài đến xương chậu. Ở giữa các đốt này liên kết bằng một đĩa đệm. Chúng có vai trò giữ cho cơ thể đứng thẳng, đồng thời hỗ trợ chân tay vận động, bảo vệ các dây thần kinh và lục phủ ngũ tạng trong thân thể.
Nếu các đĩa đệm và thân cột sống cùng mỏm gai, xương sụn bị bào mòn, tổn thương, cấu trúc ban đầu sẽ bị biến dạng. Do đó chức năng của cột sống kém đi. Đó chính là tiến trình thoái hóa cột sống mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải.
Đối tượng mắc và vị trí xuất hiện
Thoái hóa cột sống là bệnh tất nhiên sẽ hình thành ở người cao tuổi. Tuy nhiên, do thói quen sống, ăn uống và một vài yếu tố khác mà tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Trong đó, dân văn phòng, công nhân nhà máy và người dân lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao.
Các chuyên gia về xương khớp cho biết có 2 vị trí thường hay thoái hóa nhất trên cột sống là:
- Các đốt sống cổ C4, C5, C6 và C7.
- Những đốt L4 – L5 và L5 – S1 trên lưng.
Hầu hết người bệnh chỉ có biểu hiện đau mỏi ở giai đoạn đầu nên không chú ý đến cột sống. Phải đến khi bệnh thực sự nguy hiểm, cản trở công việc thì họ mới thăm khám và bất ngờ với các nguyên nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa cột sống tuy là căn bệnh có tính tất yếu nhưng có nhiều yếu tố chi phối khiến nó hình thành sớm hơn. Cụ thể có 2 nhóm nguyên nhân chính tác động đến cột sống là:
Nguyên nhân khách quan
- Sự lão hóa tự nhiên: Cùng với sự thoái hóa của tất cả các cơ quan trong cơ thể khi về già, cột sống cũng yếu đi. Tuổi càng cao thì cấu trúc xương khớp càng bị biến đổi và yếu dần. Nó khiến đĩa đệm bị mất nước, lệch ra ngoài, bao xơ rách, mô sụn bị nào mòn và các dây chằng xơ hóa. Đó chính là những biểu hiện cho thấy thoái hóa cột sống đang hình thành.
- Di truyền: Gen là một trong những yếu tố làm cho khả năng thoái hóa cột sống diễn ra sớm hơn. Theo đó nếu trong gia tộc có người từng bị các bệnh về xương khớp bẩm sinh thì những người còn lại cũng dễ mắc.
Nguyên nhân chủ quan
Có thể nói nhóm nguyên nhân chủ quan gây bệnh thoái hóa cột sống là rất nhiều. Trong đó chủ yếu có liên quan đến các thói quen sinh hoạt và ăn uống mỗi ngày. Cụ thể:
- Đứng ngồi quá lâu: Khi bạn giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu thì hệ thống xương khớp sẽ phải chịu áp lực liên tục ở một góc độ. Sự đè nén này làm cho sụn khớp đàn hồi trở lại kém hơn, sau dần bị thiếu linh hoạt, xơ vữa và thoái hóa.
- Lao động quá sức: Nếu thường xuyên mang vác hoặc đẩy kéo các vật nặng khiến khớp tay, chân bị giãn, lưng cong vẹo thì khả năng thoái hóa cột sống cũng nhiều lên.
- Chấn thương: Trong quá trình sống, việc té ngã, bị tai nạn có thể làm cho cột sống bị biến dạng, cong vẹo. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng và làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa cột sống.
- Lười vận động: Ở những người làm công việc phải ngồi một chỗ, ít có thời gian vận động thì máu huyết kém lưu thông. Từ đó cột sống không được nuôi dưỡng đầy đủ và bị co cứng, giảm sự linh hoạt. Lâu dần hệ thống cột sống sẽ mất nước, biến dạng và thoái hóa đi.
- Chế độ ăn: Những người ăn uống quá độ gây béo phì dễ làm tăng áp lực cho cột sống. Bên cạnh đó, nếu không cung cấp đủ canxi và các khoáng chất hỗ trợ hấp thu canxi cùng vitamin thì cột sống cũng thoái hóa.
Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, nó sẽ tác động theo cách khác nhau. Cơ thể cũng vì thế mà có những dấu hiệu cảnh báo cho bạn, nếu để ý bạn sẽ nhận ra sớm.
Triệu chứng thoái hoá cột sống thường gặp ở nhiều người
Thoái hóa cột sống ở người già hay giới trẻ đều có nhiều dấu hiệu để nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhất mà bạn cần đặc biệt lưu ý để chủ động kiểm tra.
- Đau nhức, khó chịu: Khi bị thoái hóa cột sống người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào thời điểm. Thông thường cơn đau sẽ nặng lên khi vận động mạnh, di chuyển nhiều hoặc lúc mới ngủ dậy.
- Vận động kém: Khi cột sống bị thoái hóa và biến dạng, cấu trúc bị thay đổi và chức năng ban đầu suy giảm nên người bệnh gặp nhiều trở ngại khi làm việc, vặn mình hay cúi gập đều khó khăn.
- Kêu ở xương: Thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu người bệnh thường nghe thấy những tiếng kêu lục khục khi vận động, thay đổi tư thế. Đây là biểu hiện do sự mất nước, khô khớp ở trong hệ xương nói chung và cột sống nói riêng.
- Đau lan rộng: Thoái hóa cột sống ở giai đoạn nặng thì vùng ảnh hưởng không chỉ có ở lưng, cổ. Người bệnh còn bị đau lan ra các chi, phần xương chậu, thậm chí là toàn thân.
- Chân tay tê bì: Triệu chứng thoái hóa cột sống này xảy ra ở một số người bệnh. Theo đó họ cảm thấy tê cứng ở chân tay, có thể liệt tạm thời. Biểu hiện này dễ xuất hiện nhất khi người bệnh ngủ. Lý do là vì hệ thống dây chằng ở người thoái hóa cột sống bị tổn thương nghiêm trọng. Khi bạn nằm đè lên tay, chân thì khí huyết kém lưu thông, cùng với sự chèn ép ở dây chằng, rễ thần kinh sẽ gây tê.
- Suy nhược, mệt mỏi: Cơn đau kéo dài ở người bệnh thoái hóa cột sống sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần. Cảm giác khó chịu làm bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi. Nhất là các cơn đau vào ban đêm gây mất ngủ sẽ khiến sức khỏe suy sụp.
Đó là những dấu hiệu nhận biết chung về tình trạng của bệnh thoái hóa cột sống. Ngoài ra, với mỗi vị trí bệnh, triệu chứng còn có những khác biệt riêng.
Thoái hóa cột sống lưng:
Thoái hóa cột sống thắt lưng trong y học thường gọi với thuật ngữ thoái hóa cột sống m47. Vậy thoái hóa cột sống m47 là gì, biểu hiện ra sao? Ở bệnh nhân này, các đốt sống lưng đã bị bào mòn, gây ra những triệu chứng điển hình như:
- Thắt lưng đau nhói hoặc âm ỉ gây khó chịu, nhức mỏi quanh eo.
- Cơn đau lan xuống hông, mông và chân, gây tê cứng.
- Các ngón chân khó duỗi, gập, khớp ở đầu gối, cổ chân nhức.
- Khả năng di chuyển của các khớp chân giảm.
- Có cảm giác như kim châm hoặc kiến cắn ở lưng và vùng xung quanh.
- Trường hợp nặng có thể gây mất kiểm soát ở bàng quang, trực tràng. Đây là biểu hiện nguy hiểm bậc nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
Thoái hóa cột sống cổ
Với người bệnh bị thoái hóa cột sống ở cổ, triệu chứng nhận biết riêng bao gồm:
- Vùng cổ đau nhức và co cứng.
- Bệnh nhân khó quay cổ, cúi hoặc nghiêng, ngửa đầu.
- Cơn đau xuất hiện bất chợt hoặc kéo dài và lan ra bả vai, hai bên cánh tay.
- Trường hợp thoái hóa cột sống côt nặng người bệnh sẽ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.
- Nếu thoái hóa tại các đốt C1, C2, bệnh nhân thường hay đau đầu.
Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không là điều nhiều người đang thắc mắc. Bởi lẽ bản chất căn bệnh này không đe dọa đến tính mạng, nhưng biến chứng của nó thì khá nguy hại. Cụ thể:
- Thoái hóa cột sống làm chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức cục bộ từ lưng đến bàn chân.
- Nhiều người vì thế mà bị tê cứng các chi, máu huyết ứ đọng, lâu ngày gây teo cơ.
- Có những trường hợp bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc liệt hẳn đôi chân.
- Ngoài ra, một số biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng còn gây biến dạng, gù, cong vẹo cột sống.
- Do đó năng suất lao động, chất lượng cuộc sống bị giảm mạnh, khiến họ bị lệ thuộc.
Chẩn đoán bệnh thế nào?
Để làm rõ đốt sống nào đang bị thoái hóa, bác sĩ cần căn cứ vào cảm giác của bệnh nhân, tiền sử bệnh án, đặc thù nghề nghiệp… Từ đó thu được kết quả khám lâm sàng. Đồng thời thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác mức độ thoái hóa ở các vị trí một cách rõ nét. Các phương pháp gồm:
- Chụp X-Quang: X-Quang thoái hóa cột sống là cách giúp bác sĩ kiểm tra những tổn thương ở xương, sụn khớp và hình ảnh gai cột sống (nếu có).
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này là cách để nhìn rõ tổn thương ở đĩa đệm và vùng rễ thần kinh, dây chằng đang thoái hóa.
Ngoài ra, để loại trừ những nguyên nhân và bệnh khác có liên quan, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu hoặc một số thủ thuật khác.
Cách điều trị thoái hóa cột sống tốt nhất
Thoái hóa cột sống mang quy luật tất yếu nhưng chúng ta có thể điều trị, làm chậm quá trình. Dưới đây là một vài phương pháp trị liệu tại nhà hoặc từ chuyên gia bạn có thể tham khảo.
Mẹo dân gian chữa thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ là bệnh phổ biến, dân gian cũng có nhiều cách trị. Dưới đây là một số mẹo được nhiều người sử dụng do nguyên dược liệu dễ tìm, cách làm đơn giản và tính hiệu quả khá cao.
- Dùng rượu gấc: Lấy hạt gấc nướng cháy vỏ, nhân chuyển vàng đem hạ thổ. Sau đó bóc bỏ lớp màng, giã nhỏ và ngâm với rượu. Sau 1 tháng thì rượu đỏ màu, lấy thuốc đó xoa lên vùng đau nhức mỗi ngày.
- Sử dụng lá mật gấu: Bạn cũng có thể đem ngâm rượu để thoa hoặc lấy cả cây mật gấu sắc nước uống.
- Dùng lá lốt: Rửa sạch lá lốt để giã lấy nước. Đem chưng lên với mật ong để uống nóng trong ngày. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi lần uống khoảng 3 thìa cà phê. Phần bã tận dụng để đắp vào chỗ đau.
- Chữa bằng xương rồng: Lấy xương rồng ba chia cắt bỏ gai rồi hơ nóng, áp trực tiếp vào vị trí đốt sống đau. Tiến hành 2 – 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả. Nếu bệnh có dấu hiệu thuyên giảm có nghĩa là độc tố đã được trừ, khí huyết hết ứ trệ.
Ngoài các cách làm trên, bạn còn có thể dùng ngải cứu chế biến thành món ăn hàng ngày như trứng lá ngải, gà tần ngải cứu… để trị thoái hóa cột sống. Với mỗi cách làm người bệnh nên kiên trì thực hiện và theo dõi. Nếu cơ địa phù hợp, thuốc cho tác dụng tốt thì tiếp tục, nếu không cần đổi cách chữa khác.
Chữa bằng Đông y
Đông y trị thóa hóa cột sống tác động trực tiếp vào căn nguyên bệnh. Đây là cách “trong âm ngoài đồ”, giúp hiệu quả đạt được vừa cao lại bền vững mà rất an toàn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc nào thực sự hiệu quả thì không nên tự ý. Bạn cần đến nhà thuốc thăm khám, chẩn bệnh rồi lấy dược liệu chữa theo quy trình.
Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến ở nhiều nhà thuốc, có tác dụng trị thoái hóa cột sống.
Bài thuốc số 1:
- Thuốc này dùng đến quế chi, cây độc hoạt, cỏ hy thiêm.
- Kết hợp với mộc miên, chi mẫu, lông cu li và các dược liệu khác như thạch cao, vương cốt…
- Người bệnh bốc thuốc theo thang rồi sắc uống với 1 lít nước co cô đặc lại để sử dụng trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Công thức này dùng đến các vị như đại hoàng, hạt ý dĩ, cây thược dược.
- Cùng các dược liệu như ma hoàng, cát căn và quế chi.
- Sau khi có thuốc, người bệnh đem về sắc với 1 lít nước để đun nhỏ lửa, lấy ⅓ lượng nước so với ban đầu để uống ấm trong ngày.
Thuốc Nhất nam cốt vương thang
Trong số rất nhiều bài thuốc trị thoái hóa cột sống thì Nhất nam cốt vương thang được khá nhiều người biết đến. Đây cũng là thuốc đã được các bác sĩ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu, chứng minh công dụng. Hiện nay nó đã được bào chế sẵn để sử dụng rộng rãi, thuận tiện cho nhiều người.
Nhất nam cốt vương thang trị tổng thể các bệnh về xương khớp, do đó giúp giảm thoái hóa cột sống. Bài thuốc kết hợp 3 công thức nhỏ và được gia giảm tùy vào tình trạng bệnh. Trong đó sử dụng đến:
- Bồ công anh, nụ hồng, đơn đỏ… giúp bổ căn tiêu độc, giảm đau mỏi ở xương và hỗ trợ chức năng bài tiết.
- Khương hoạt, phòng phong, mộc qua… giúp trừ thấp, trị sưng và tê nhức khi thoái hóa khớp ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Hầu vĩ tóc, nấm cẩu tích, củ ba kích… giúp dưỡng cốt bổ thận, trị đau mỏi vùng thắt lưng và hỗ trợ đại, tiểu tiện.
Liều dùng các thuốc này được điều chỉnh theo mức độ bệnh. Thông thường sẽ uống 2 lần mỗi ngày với nước sôi sau các bữa sáng và tối. Thuốc có thể dùng cho trẻ dưới 15 tuổi nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách chữa Tây y
Trong Tây y có nhiều nhóm thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của thoái hóa cột sống. Tuy nhiên người bệnh nên nhớ rằng đây là liệu pháp có tính hai mặt. Cho nên việc dùng thuốc cần đặc biệt chú ý đến tác dụng phụ và tính rủi ro.
Thuốc Tây trị thoái hóa cột sống được khuyên dùng
Người bệnh nên tham khảo một số nhóm thuốc thông dụng dùng trong điều trị thoái hóa cột sống sau:
- Acetaminophen và các thuốc giảm đau khác như Paracetamol giúp xoa dịu cảm giác ở lưng nhanh chóng. Nhóm thuốc này có thể gây nghiện nếu dùng dài ngày.
- Mydocalm hay các thuốc giãn cơ khác như là Myonal có tác dụng giãn cơ, hỗ trợ đi lại. Thuốc này dùng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống có nguy cơ teo, liệt chân, tay.
- Celebrex và các thuốc thuộc nhóm chống viêm không chứa steroids như Mobic. Dược liệu này đem lại khả năng chống sưng, viêm, nhiễm trùng cho người bệnh thoái hóa cột sống.
- Ngoài ra có thể dùng thêm Interleukine-1. Đây là thuốc ức chế các yếu tố gây viêm nhiễm tại vùng tổn thương.
Bên cạnh việc dùng thuốc, tùy vào mức độ và biểu hiện thoái hóa cột sống mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh phẫu thuật. Phương pháp này thường áp dụng khi thuốc uống, tiêm không cho hiệu quả.
Cách trị thoái hóa cột sống bằng Tây y hay Đông y đều có những ưu và nhược điểm rõ rệt. Để tăng hiệu dụng của phương pháp, các bác sĩ khuyên bạn nên kết hợp vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống
Sau khi phẫu thuật hoặc trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp một số hình thức vật lý trị liệu sau:
- Châm cứu: Tác động lên các huyệt có liên quan bằng kim châm chuyên biệt để đả thông khí huyết.
- Massage: Tác động bằng tay lên vùng huyệt đạo để thư giãn, giảm căng cứng cơ, hoạt huyết. Từ đó giảm đau và hạn chế ảnh hưởng đến các bộ phận khi bị thoái hóa cột sống.
- Tập luyện tại nhà: Tiến hành các bài tập căng cơ, hỗ trợ xương khớp theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, tập cơ bụng, lưng…
Ngoài ra nếu có điều kiện, người bệnh nên tiến hành vật lý trị liệu bằng máy móc để hỗ trợ phục hồi chức năng. Nếu tiến hành thường xuyên, kết hợp chữa bằng thuốc, tốc độ thoái hóa khớp sẽ giảm, chức năng xương sống được bảo vệ lâu hơn.
Thoái hóa cột sống ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
Chế độ ăn cho người thoái hóa cột sống có ảnh hưởng khá nhiều đến sự cải thiện bệnh. Theo đó bạn nên:
- Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu canxi như rau xanh, tôm, cua, cá nhỏ và sữa.
- Dùng nhiều trái cây và sinh tố chứa vitamin C để tăng khả năng kháng viêm.
- Thêm nhóm thức ăn giàu vitamin A và E để bảo vệ đầu khớp, bao xương.
- Bổ sung Genistein từ đậu nành và chế phẩm liên quan đến hạt này để bảo vệ hệ xương.
Ngoài ra, để quá trình trị liệu sớm đạt hiệu quả, người bệnh nên hạn chế dùng:
- Thức ăn nhiều đường: Đây là loại gây kích ứng cơ thể giải phóng ra Cytokine. Từ đó làm bùng phát viêm nhiễm ở khớp, quanh đĩa đệm cột sống. Nên thay thế bằng chất ngọt tự nhiên như mật ong, siro.
- Món chiên xào: Nguồn thức ăn này sẽ gia tăng chất béo, làm tích tụ Cholesterol xấu trong máu. Từ đó cản trở khí huyết trong quá trình vận chuyển đến vùng tổn thương. Đồng thời gây béo phì, tăng sức ép, khiến cột sống thoái hóa nhanh.
- Nguồn gây đau nhức: Thịt đỏ, bột mì trắng, đồ hộp nằm trong nhóm này. Nó sẽ làm tăng phản ứng nhức, sưng tất trong xương, khớp.
- Rượu, thuốc lá: Những thứ này cần kiêng ngay cả khi chưa bị thoái hóa cột sống. Bởi chúng là tác nhân chính gây ra các bệnh về xương như là gout, viêm nhiễm và thoái hóa.
Nhìn chung, nếu hiểu biết đầy đủ về nguồn thực phẩm tốt và không tốt cho xương khớp là bạn có thể bảo vệ bộ phận này tương đối tốt. Song song với quá trình này, đừng quên điều chỉnh sinh hoạt để giữ cho sức khỏe xương dẻo dai hơn.
Thoái hóa cột sống phòng ngừa thế nào?
Điều chỉnh ăn uống chính là một cách để ngừa bệnh này. Tuy nhiên, sống lành mạnh và sinh hoạt khoa học cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe cột sống. Theo đó bạn nên:
- Uống đủ nước mỗi sáng, các giờ trong ngày, sau khi lao động mất sức…
- Giữ tinh thần lạc quan nếu bị bệnh thoái hóa cột sống, tránh để căng thẳng làm gia tăng biến chứng.
- Không làm việc nặng quá sức hoặc vận động quá lâu. Tránh để cột sống chịu áp lực lớn, bị cong, vẹo, thoát vị đĩa đệm… làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Cần thay đổi tư thế, không đứng hoặc ngồi cố định quá lâu. Tốt nhất hãy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau khoảng nửa tiếng để cơ thể và cột sống được thư giãn.
- Tăng sự linh hoạt cho các khớp xương bằng cách luyện tập thể thao thường xuyên và vừa sức.
- Nếu có biểu hiện nghi ngờ thoái hóa cột sống đang tăng nhanh, diễn tiến phức tạp, cần đến cơ sở y tế ngay để kiểm tra và chọn cách chữa.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa cột sống mà bạn nên nắm rõ từ sớm. Đó sẽ là cơ sở để bạn bảo vệ tốt cho hệ xương và sức khỏe nói chung. Đồng thời biết cách xử lý bệnh từ sớm, tránh để biến chứng làm bạn mất tự chủ trong sinh hoạt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!