TOP 8 công thức trị gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả, lành tính
Bảng tóm tắt
Việc sử dụng một số loại cây lá quen thuộc trong dân gian để chữa bệnh gai cột sống đang được người bệnh tin dùng. Nổi bật trong đó là cây xương rồng. Vậy trị gai cột sống bằng xương rồng như thế nào để hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và chính xác nhất dành cho quý bạn đọc.
Xương rồng có công dụng gì trong việc điều trị gai cột sống?
Cây xương rồng thuộc họ Thầu Dầu và hiện nay có đến hơn 20000 loại cây xương rồng khác nhau. Loại cây này có tính hàn, vị đắng và mọng nước. Dân gian ta vẫn có những bài thuốc sử dụng xương rồng để điều trị chứng đau bụng, táo bón, giải độc,….
Từ kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây xương rồng có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Tartric, Euphorbol, Taraxerol, Friedelan,…giúp kháng viêm và hoạt huyết hiệu quả.
Trong đó, có 2 loại xương rồng được sử dụng phổ biến nhất là xương rồng bẹ và xương rồng 3 cạnh. Người bệnh bị gai cột sống sử dụng 2 loại xương rồng này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm đau, giảm sưng tấy sưng tốt.
Những bài thuốc trị gai cột sống bằng xương rồng
Hầu hết các bài thuốc sử dụng cây xương rồng để chữa bệnh gai cột sống trong dân gian đều rất dễ sử dụng. Người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà và giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị.
Bài thuốc từ xương rồng và ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ngải cứu, sợi tơ hồng, xương rồng 2 bẹ
Cách thực hiện:
- Chúng ta gọt bỏ vỏ và gai của xương rồng, ngâm nước muối sau đó đem rửa sạch.
- Ngải cứu và tơ hồng cũng ngâm nước muối để loại bỏ các vi khuẩn.
- Các nguyên liệu chúng ta cho lên bếp sao vàng đến khi có mùi thơm. Sau đó, bạn đắp trực tiếp các nguyên liệu lên vùng lưng bị đau. Nếu không thể chịu nóng, người bệnh có thể bọc qua một lớp khăn mỏng.
- Cách thực hiện này nên duy trì trong khoảng 10 ngày sẽ đẩy lùi các cơn đau.
Bài thuốc xương rồng, lá lốt
Nguyên liệu: Xương rồng 2 nhánh, lá lốt tươi, muối trắng
Cách thực hiện:
- Chúng ta loại bỏ gai và vỏ xương rồng, ngâm muối tương tự như cách sử dụng bên trên.
- Phần lá lốt các bạn nhặt rửa sạch và cho vào giã nát hoặc xay nhuyễn cùng với xương rồng.
- Hỗn hợp thu được chúng ta cho vào bọc vải và đắp lên khu vực cột sống bị tổn thương khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày người bệnh áp dụng cách thức này 1 lần, đắp liên tục ít nhất 1 tuần sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau nhức.
Uống nước ép xương rồng
Nguyên liệu: 8 – 10 bẹ xương rồng
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch bẹ xương rồng, gọt vỏ và gai rồi ngâm với nước muối.
- Bạn thái nhỏ xương rồng thành các miếng nhỏ rồi cho vào máy ép hoặc xay nhuyễn xương rồng để ép lấy phần nước.
- Nước ép xương rồng có thể cho thêm một chút muối hoặc đường để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống khoảng 30ml nước ép sẽ giúp bệnh được cải thiện rõ rệt.
Trị gai cột sống bằng xương rồng và cỏ xước
Nguyên liệu: Cỏ xước, 4 – 5 nhanh xương rồi
Cách thực hiện:
- Cỏ xước và xương rồng các bạn đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Tiếp đó, chúng ta mang nguyên liệu đi xay nhuyễn và đắp trực tiếp lên phần đốt sống lưng bị đau. Người bệnh nằm thư giãn khoảng 15 – 20 phút và rửa lại lưng với nước ấm.
Chườm bẹ xương rồng
Nguyên liệu: 3 bẹ xương rồng, 2 – 3 thìa muối hạt trắng
Cách sử dụng:
- Người bệnh mang xương rồng sơ chế bằng cách gọt bỏ vỏ, ngâm xương rồng trong vòng 15 phút với nước muối pha loãng.
- Xương rồng ngâm xong, các bạn rửa lại với nước sạch, dùng giấy bạc bọc kín và nướng 8 – 10 phút cho xương rồng chín đều.
- Sau đó, bạn dùng khăn sạch bọc lại xương rồng và chườm lên vùng sống lưng bị đau. Đến khi xương rồng nguội thì có thể nướng lại một lần nữa để tiếp tục chườm.
Công thức xương rồng sao giấm
Nguyên liệu: 3 – 4 bẹ xương rồng, 5 thìa giấm
Cách sử dụng:
- Tương tự như các cách bên trên, các bạn sơ chế xương rồng rồi rửa sạch và để xương rồng ráo nước.
- Sau đó, mang xương rồng đi xay nhuyễn. Chúng ta sao xương rồng cùng với giấm cho đến khi xương rồng săn lại là có thể dùng.
- Hỗn hợp này bạn cho vào khăn mỏng để đắp lên lưng. Thời gian chườm lý tưởng từ 20 – 25 phút. Khi xương rồng nguội có thể sao tiếp để đắp thêm 2 hoặc 3 lần.
Xương rồng luộc
Cùng với cách cách chườm nóng xương rồng, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng xương rồng để trị gai cột sống bằng các món ăn hấp dẫn. Trong xương rồng chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả.
Nguyên liệu: 5 bẹ xương rồng, muối hạt
Cách thực hiện:
- Chúng ta dùng 5 lá xương rồng tai thỏ, sơ chế sạch sẽ và ngâm với nước muối pha loãng.
- Xương rồng nên cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn để dễ chế biến hơn. Các bạn luộc xương rồng tương tự như luộc các món rau bình thường và ăn kèm với cơm.
Xương rồng nấu canh
Nguyên liệu: 5 – 6 bẹ xương rồng, cá lóc 250 -300g, 2 quả cà chua
Cách thực hiện:
- Cá lóc bạn mang sơ chế, cắt khúc và tẩm ướp một chút gia vị mắm muối.
- Xương rồng chúng ta bỏ gai, gọt vỏ, cắt thành các miếng bé và ngâm kèm nước muối.
- Tiếp theo, các bạn phi hành xào cà chua và cho cá vào xào cho thơm. Đổ thêm 500ml nước để nấu sôi. Khi nước canh sôi, chúng ta cho xương rồi vào nấu chín, có thể thêm gia vị cho vừa miệng và bắc xuống ăn kèm cơm.
Xương rồng xào cà chua
Nguyên liệu: Xương rồng tai thỏ, cà chua, hành lá
Cách thực hiện:
- Các bạn rửa sạch các bẹ xương rồng, cắt thành các miếng nhỏ và nhúng qua nước sôi để làm bớt dịch nhầy.
- Tiếp theo, bạn phi thơm cà chua và cho xương rồng vào xào chín. Các bạn nêm nếm gia vị tùy theo khẩu vị và cho thêm hành lá để tăng thêm hấp dẫn cho món ăn.
- Người bệnh có thể ăn xương rồng xào không hoặc ăn kèm với cơm. Xương rồng nên ăn lúc còn nóng để có hiệu quả tốt.
Trên đây là một số công thức trị gai cột sống bằng xương rồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Các công thức này đều đảm bảo an toàn, lành tính, xương rồng không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy vậy, kết quả người bệnh đạt được phụ thuộc cơ địa mỗi người cũng như tình trạng bệnh hiện tại.
Người bệnh bị gai cột sống ở mức độ nhẹ, bệnh mới khởi phát có thể áp dụng công thức này. Nhưng với trường hợp bệnh nhân nặng hơn cần lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp khác.
Chữa gai cột sống bằng cây xương rồng có cần chú ý gì không?
Để quá trình điều trị bệnh gai cột sống bằng cây xương rồng có kết quả đúng như mong muốn, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
- Dù mẹo chữa gai cột sống bằng xương rồng lành tính, có hiệu quả, nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Người bệnh vẫn nên kết hợp các phương thuốc điều trị phù hợp khác để giúp bệnh có tiến triển tốt hơn.
- Nếu khu vực đau nhức của người bệnh xuất hiện các vết thương hở, da bị lở loét. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng phương pháp chườm nóng.
- Trong quá trình sử dụng cây xương rồng, các bạn cũng cần chú ý, không để dịch nhầy của xương rồng dính vào mặt. Đặc biệt là xương rồng loại ba khía.
- Không thể phủ nhận rằng xương rồng an toàn nhưng ở một số bệnh nhân quá mẫn cảm vẫn xảy ra dị ứng. Người có cơ địa mẫn cảm có thể bị phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa rát khi tiếp xúc với xương rồng. Trong trường hợp này, người bệnh lập tức ngưng sử dụng xương rồng và liên hệ với bác sĩ điều trị.
- Khi sử dụng xương rồng để chữa gai cột sống, người bệnh thấy đau nhức không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Bệnh nhân cần nhanh chóng, chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Người bệnh tuyệt đối không chủ quan tự chữa trị tại nhà sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kết hợp chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất. Người bệnh tăng cường bổ sung canxi, vitamin và nhiều khoáng chất giúp xương thêm khỏe mạnh.
- Người bệnh cũng cần chú ý về thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Tránh lao động quá sức và căng thẳng stress kéo dài khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.
Các công thức trị gai cột sống bằng xương rồng đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết qua bài viết này. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn công thức phù hợp nhất với bản thân để cải thiện bệnh. Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ phụ trách điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!