Viêm khớp dạng thấp là gì và cách nhận biết, điều trị

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính ở xương khá phổ biến. Thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc phải chiếm từ 1 – 5 %. Đáng chú ý, do dấu hiệu không thực sự rõ ràng nên đa phần chúng ta chỉ phát hiện ra vấn đề khi bệnh đã phức tạp. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và giải quyết triệt để hơn? Cùng tìm hiểu mọi thông tin về viêm khớp dạng thấp bệnh học qua bài viết sau.

Thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp dạng thấp và cách chữa
Thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp dạng thấp và cách chữa

Viêm khớp dạng thấp là gì và đối tượng dễ mắc

Viêm khớp dạng thấp tiếng anh là rheumatoid arthritis, cũng chỉ những người bị viêm đa khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý mãn tính xảy ra do hiện tượng rối loạn tự miễn trong cơ thể. Diễn tiến của nó khá phức tạp, gây ra nhiều biểu hiện trên các khớp tay, lưng, bàn chân, đầu gối…

Không chỉ phá hủy, làm tổn thương hệ xương, bệnh còn ảnh hưởng đến da, mạch máu, mắt hay một số bộ phận.

Đông y thì xếp tình trạng viêm khớp dạng thấp vào phạm trù chứng “tý” (tý có nghĩa là bí tắc”. Theo đó bệnh cũng được chia ra các thể khác nhau như:

  • Phong hàn thấp tý.
  • Phong hàn thấp nhiệt.
  • Thận dương hư suy.
  • Can thận âm huyết hư.

Đối tượng dễ mắc

  • Viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở nữ giới, số lượng người mắc trung bình gấp 3 lần ở nam. Trong đó phần đa đang ở độ tuổi trung niên từ 30 – 50 (chiếm khoảng 70%).
  • Người có gen di truyền bị bệnh này cũng sẽ có khả năng cao mắc phải.
  • Chị em mang thai có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn những người khác.
  • Những trường hợp khác bị bệnh này thường là những người hay dùng chất kích thích, hệ miễn dịch kém hoặc thừa cân.

Nếu không tìm hiểu từ sớm, bạn rất khó để loại bỏ những yếu tố gây ra bệnh này trong sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp phổ biến

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, nhưng vì nhiều lý do mà bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Cụ thể có những tác nhân nào có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh này?

Nguyên nhân chính

Đông y và Tây y chỉ ra nhiều nguyên nhân gây bệnh này khác nhau
Đông y và Tây y chỉ ra nhiều nguyên nhân gây bệnh này khác nhau

Như đã nói ở trên, viêm khớp dạng thấp hình thành khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Cụ thể, chúng nhầm lẫn và tấn công vào lớp màng bao quanh khớp synovium gây ra viêm.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chỉ ra nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Mất cân bằng hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là nữ giới trong khi mang thai, đến kỳ kinh nguyệt sẽ gây kích thích phản ứng viêm. Nếu hệ xương vốn bị các tổn thương do gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… thì chị em cũng dễ bị viêm.
  • Hệ xương bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công: Nếu trước đó trong xương đã từng có ổ viêm tồn tại thì khi gặp điều kiện thuận lợi, tình trạng viêm nhiễm sẽ tái phát.
  • Di truyền: Nhiều người bị dị tật bẩm sinh ở xương hoặc hệ gen có vấn đề nên sẽ phát sinh bệnh tại thời điểm nào đó.

Trong Đông y lại cho rằng viêm khớp dạng thấp do 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên:

  • Nguyên nhân nội sinh: Do vệ khí trong cơ thể suy yếu, can thận hư, huyết ứ.
  • Tác động ngoại sinh: Bao gồm khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây bí tắc khí huyết mà sinh ra bệnh. Nó làm người bệnh đau nhức tê bì trong tạng phủ, kinh lạc.

Có thể thấy viêm khớp dạng thấp xảy ra vì nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong quá trình chịu tác động, không ít triệu chứng bệnh cũng được biểu hiện ra ngoài.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp căn bản

Khi bị viêm khớp dạng thấp, tại vị trí mắc bệnh, người bệnh có thể quan sát hoặc cảm nhận thấy một vài biểu hiện như:

Viêm khớp dạng thấp cấp tính:

  • Biểu hiện viêm và sưng thường khởi phát ở 1 khớp (cổ tay hoặc chân) sau đó mới lan rộng.
  • Thường có hiện tượng sưng đau ở 3 vị trí là khớp ngón tay, khớp bàn nối với ngón và phần khớp cổ tay.

Viêm khớp dạng thấp toàn phát:

Trên da người bệnh xuất hiện các hạt
Trên da người bệnh xuất hiện các hạt
  • Tình trạng sưng đau này kéo dài trong nhiều ngày, có thể lan ra khuỷu tay, đầu gối, cổ chân và cả bàn chân.
  • Cơn đau tăng lên về đêm và gần sáng hoặc khi làm việc nhiều, chuyển mùa…
  • Lâu dần, người bệnh còn cảm nhận được trong khớp có cảm giác nóng kèm theo.
  • Quan sát vị trí đau thấy có phần tấy đỏ.
  • Đa phần người bệnh có dấu hiệu bệnh âm thầm và dần tăng mức độ biểu hiện lên. Tuy nhiên cũng có đến 15% bệnh nhân có triệu chứng bệnh đột ngột ở mức độ cấp tính.

Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp thường có tính đối xứng, có nghĩa là đau ở cả 2 bên tay, chân… Nếu đi kiểm tra, bác sĩ sẽ phát hiện thấy những biến đổi trong dịch khớp, cấu trúc xương.

Biến chứng viêm khớp dạng thấp cảnh báo nguy hiểm

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương. Đồng thời nó còn đe dọa nhiều cơ quan, bộ phận khác nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cụ thể nó làm:

  • Mất cử động chân tay: Viêm khớp dạng thấp gây đau, sưng nên khớp bị cứng. Do đó người bệnh có thể không duỗi, gập khớp được trong một thời gian. Thậm chí chức năng này có thể mất vĩnh viễn nếu không chữa trị.
  • Biến dạng: Hiện tượng biến dạng không chỉ xảy ra ở khớp mà còn xuất hiện trên cơ. Viêm khớp dạng thấp dễ làm dính khớp, teo cơ, gây tàn phế suốt đời.
  • Bệnh về tim: Dân gian có câu “khớp đớp vào tim” chính là chỉ biến chứng này. Viêm khớp dạng thấp nếu để lâu ngày có thể di căn vào tim, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Đây là bệnh xảy ra nhiều ở nữ giới, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Vì thế cho nên viêm khớp dạng thấp thường cản trở quá trình mang thai, giữ gìn em bé trong bụng. Thống kê cho thấy có khoảng 25% nữ giới mắc bệnh này gặp khó khăn khi mang thai và sinh con.

Ngoài ra người bị bệnh này còn phải đối mặt với các vấn đề như loãng xương, bệnh lý ngoài da, tổn thương dây thần kinh ngoại biên hay ung thư. Để hạn chế rủi ro, tốt nhất cần chăm sóc sức khỏe và đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện viêm khớp dạng thấp.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thế nào?

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp chuẩn nhất. Cụ thể việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào các tiêu chuẩn ACR – 1987 như sau:

Người bệnh bị cứng khớp vào buổi sáng trên 1 giờ và có biểu hiện sưng đối xứng, xuất hiện hạt dưới da.

Không chỉ quan sát, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này
Không chỉ quan sát, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này

Cần xét nghiệm:

  • Chụp X-Quang: X-Quang viêm khớp dạng thấp cho biết hình ảnh rõ nét trong khớp. Từ đó giúp xác định vị trí viêm, các biến dạng trong cấu trúc xương nếu có.
  • Xét nghiệm CRP: Đây là xét nghiệm nhằm đo chỉ số protein trong máu. Nếu chỉ số này tăng trong 6 giờ thì đó là căn cứ cho biết bệnh nhân đã bị viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm ESR: ESR là xét nghiệm không đặc hiệu, giúp bác sĩ nhận định tình trạng bệnh dựa vào tốc độ lắng của hồng cầu. Nó không cho biết nguyên nhân viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm CBC: Đây là bước đếm tế bào máu nhằm xác định xem bệnh nhân đã bị biến chứng hay chưa. Số lượng tiểu cầu giảm là cơ sở đánh giá tình trạng này.
  • Đo điện tâm đồ ECG: Xét nghiệm này cũng tiến hành trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp lâu ngày nhằm kiểm tra biến chứng. Theo đó nó sẽ giúp xác định các bệnh lý về tim như bệnh mạch vành, tắc nghẽn mạch máu…

Từ kết quả thu được sau xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có nhiều cách xử lý như dùng mẹo, uống thuốc Tây hây Đông y… Nhằm đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất mà lại tiết kiệm chi phí, người bệnh nên cùng bác sĩ tìm hiểu và cân nhắc cách chữa phù hợp.

Chữa mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp đa phần là những cách xoa dịu cơn đau, hiện tượng sưng đỏ. Hiệu quả của nó đạt được tốt nhất khi áp dụng với người bệnh cấp tính. Tuy nhiên nếu bệnh đã nặng mà bạn chưa có thuốc thì cũng có thể hỗ trợ điều trị bằng cách này. Dưới đây là một số thuốc mà dân gian chỉ dẫn bạn thực hiện ngay tại nhà.

  • Sử dụng gừng: Dân gian thường rang củ gừng với muối rồi đắp lên vùng khớp sưng hoặc đem ngâm rượu để xoa bóp. Tinh chất chống viêm trong củ này sẽ thẩm thấu qua da, đi vào trong khớp và đem lại hiệu quả kháng viêm.
  • Uống nước lá lốt: Đun lá lốt tươi với nước để uống hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Người bệnh nên sử dụng cách này liên tục trong khoảng 10 ngày. Chú ý uống khi còn ấm và dùng thay cho nước lọc.
  • Dùng cây chìa vôi: Lá chìa vôi cũng cho tác dụng trị viêm khớp dạng thấp rất tốt nếu bạn chườm nóng hoặc đun uống. Lưu ý trước khi sử dụng cần sao nóng thuốc để gia tăng hiệu quả.
  • Chữa bằng cây xấu hổ: Rễ cây xấu hổ thường kết hợp với sả hoặc cỏ xước, xoan leo để sao vàng và uống trị viêm khớp.
Lá lốt đun nước uống để trị viêm
Lá lốt đun nước uống để trị viêm

Ngoài ra người bệnh còn có thể dùng nhiều thảo dược khác cùng có tác dụng trị viêm ở khớp như là đỗ trọng, lá ngải, củ nghệ, xuyên khung… Hầu hết các thuốc này được dùng bằng cách đun uống, bôi hoặc ngâm rượu để sử dụng. Tuy nhiên hiệu quả của mỗi thảo dược lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cơ địa. Vì vậy trong khi sử dụng, bạn đừng quên theo dõi tiến triển của bệnh.

Cách chữa trong Đông y

Nếu mẹo dân gian không làm dứt điểm các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp, bạn nên thử tìm đến thuốc Đông y. Đông y dựa theo thể bệnh cụ thể mà đưa ra bài thuốc đặc trị tương ứng. Theo đó có một số bài thuốc tốt nhất là:

Chữa viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt

Ở thể bệnh này, các khớp viêm thường sưng đỏ và nóng trong. Bệnh nhân sợ gió, mạch huyền hoạt sác, quan sát lưỡi có màu đỏ. Khi chườm lạnh người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Dược liệu cần dùng:

  • Sử dụng 20g nhẫn đông kết hợp với lượng tương ứng tang chi.
  • Thêm 15g mẫu đơn trắng, 12g hải đồng bì và 10g tri mẫu cùng 9g phòng phong.
  • Cuối cùng cho 6g quế chi vào.
  • Đem tất cả đi rửa sạch và sắc kỹ lấy nước đặc để uống ấm trong ngày, sau ăn.

Trị viêm khớp dạng thấp do nhiễm phong hàn

Nếu nhiễm phong hàn gây viêm khớp, người bệnh sẽ đau nhiều ở khớp. Trong khớp lạnh mà không nóng. Quan sát thấy có biểu hiện sưng, theo dõi mạch trì khẩn. Sắc lưỡi nhợt nhạt có rêu trắng, khi chườm nóng mới dễ chịu.

Dùng dược liệu:

  • Khương hoạt, tần giao cùng các các thảo dược như độc hoạt, tần quy, một dược, cây nhũ hương… mỗi vị 9g.
  • Thêm 15g Uy linh tiên vào rồi đem rửa sạch, sắc với nước.
  • Nên đun thật kỹ và nhỏ lửa để tinh chất của các thuốc tiết ra thành dung dịch đặc. Rót nước đó uống ấm sau các bữa ăn trong ngày để khu phong, tán hàn, trị viêm khớp dạng thấp.

Chữa viêm khớp dạng thấp do thận dương hư suy

Dược liễu chữa viêm khớp dạng thấp
Dược liễu chữa viêm khớp dạng thấp

Người bị thận dương hư suy gây viêm khớp sẽ có biểu hiện sưng rõ rệt ở khớp. Cảm nhận khớp co cứng, lạnh và đau nhiều, phần gối mỏi. Sờ thấy chân tay lạnh, mạch trì nhược. Quan sát chất lưỡi nhợt, có rêu trắng, người bệnh sợ lạnh, đi tiểu nhiều và nước trong.

Sử dụng dược liệu:

  • Uy linh tiên điều dùng 15g kết hợp lượng tương ứng tiên linh tỳ và bạch truật.
  • Thêm phục linh 12g cùng các thảo dược như củ ba kích, nấm ngọc cẩu, ngưu tất (đồng lượng).
  • Kết hợp thêm phụ tử chế 9g và lượng tương đương quế chi, sơn thù.
  • Đem tất cả đi rửa và sắc lấy nước đặc uống ấm sau các bữa ăn của ngày để bổ thận dương, tán hàn, thông kinh lạc.

Trị viêm khớp dạng thấp thể can thận âm huyết hư

Người bị thể bệnh này thường sưng khớp nhiều ngày rồi cứng lại và biến dạng. Do đó việc co duỗi trở nên khó khăn. Quan sát dưới da có nốt cục, phần cơ bị teo. Người bệnh cảm thấy mỏi nhức ở lưng, gối, hay hoa mắt, chóng mặt, rêu lưỡi nhợt và ít, mạch tế sác.

Sử dụng dược liệu:

  • 15g đẳng sâm kết hợp với bạch phục linh, đương quy, mẫu đơn trắng, tang ký sinh và thục địa, mỗi vị 12g.
  • Thêm 10g ngưu tất và lượng tương ứng đỗ trọng, xuyên khung.
  • Kết hợp cùng độc hoạt, phòng phong mỗi vị 9g và 6g trôm lay, nhục quế 3g.
  • Đem tất cả đi rửa sạch và sắc lấy nước đặc uống ấm sau ăn nhằm tư can bổ thận, ích khí huyết.

Trị bằng Nhất nam cốt vương thang

Một trong những bài thuốc Đông y nữa đang được nhiều bệnh nhân và thầy thuốc sử dụng đến là Nhất nam cốt vương thang. Nó được nghiên cứu và sưu tầm bởi Thái y viện triều Nguyễn, đã được kiểm chứng, gia giảm và đánh giá cao hiệu quả.

Thuốc này có tác dụng trị tổng thể các bệnh về xương khớp trong đó có viêm khớp dạng thấp. Trong đó có chia ra nhiều bài thuốc nhỏ và dùng chữa theo giai đoạn.

Dược liệu sử dụng:

  • Bồ công anh, nụ hồng, cây nhân trần… giúp giảm sưng, tê, nhức mỏi, trừ lạnh.
  • Hầu vĩ tóc, Cây tục đoạn, củ ba kích… giúp bồi bổ khí huyết và hỗ trợ chức năng thận, giảm biến chứng do viêm khớp gây ra.

Nhờ đó, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp được đẩy lùi, hệ xương khỏe mạnh hơn.

Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc Đông y tuy lành tính nhưng để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, tốt nhất chúng ta hãy đi khám và xác định đúng nguyên nhân. Các chị em mang thai bị viêm khớp dạng thấp nên cẩn trọng, không tự ý dùng thuốc. Tránh sử dụng một số độc dược không tốt cho em bé.

Điều trị bằng Tây y

Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu theo 2 phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Theo đó cách chữa nội khoa được áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ. Nó có tác dụng xoa dịu triệu chứng và loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp ngoại khoa sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ nhằm giải quyết tình trạng bệnh nặng có tính toàn phát, mãn tính.

Thuốc Tây điều trị nội khoa
Thuốc Tây điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc điều trị nội khoa bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không Steroid và giảm đau: Nhóm này có Ibuprofen và Naproxen natri là 2 loại thường dùng. Sử dụng chúng có thể gây ra tình trạng kích ứng dạ dày hoặc ảnh hưởng đến tim. Một số trường hợp thận bị tác động, hoặc người bệnh bị xuất huyết.
  • Thuốc làm chậm tổn thương ở khớp chứa steroid: Thường là Prednison, nó có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương hoặc gây tiểu đường, béo phì nếu dùng nhiều.
  • Nhóm chống thấp khớp: Có thể kể đến Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide và Azulfidine. Nhóm này giúp làm chậm quá trình viêm khớp dạng thấp, hạn chế tổn thương ở mô… Tuy nhiên chúng lại dễ gây tổn thương cho gan và ức chế tủy sống, gây nhiễm trùng phổi.

Đồng thời để hạn chế những tác dụng phụ đơn giản, người ta thường kê thêm các thuốc bổ sung bảo vệ niêm mạc dạ dày cùng vitamin D, vitamin B12.

Ngoài ra viêm khớp dạng thấp còn có thể sử dụng chế phẩm sinh học để điều trị. Loại dược liệu tân tiến này giúp ức chế tế bào B hoặc T ở vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó đem lại hiệu quả trị viêm ở khớp tốt hơn các thuốc khác mà ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ tốn kém hơn nhiều so với các thuốc khác.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp thuốc điều trị ngoại khoa không đem lại hiệu quả. Bác sĩ cùng bệnh nhân buộc phải ngồi lại tìm hướng giải quyết từ phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật. Đây là cách tác động trực tiếp vào vùng viêm để loại bỏ nguyên nhân, phục hồi chức năng khớp.

Phẫu thuật trị viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hơn nữa cách làm này khá tốn kém nên người bệnh và bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ. Đa phần các trường hợp phải phẫu thuật thay thế là những người bị viêm khớp hông và đầu gối.

Về hình thức phẫu thuật, hiện nay người bệnh có thể chọn cách mổ nội soi hoặc phương pháp truyền thống, tùy tình hình thực tế và khả năng chi trả của bệnh nhân. Cách làm nội soi được đánh giá cao về hiệu quả, thời gian hồi phục nhưng chi phí điều trị lại đắt. Nếu mổ theo phương pháp cũ, người bệnh dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm…

Sau phẫu thuật, khớp viêm được thay thế bằng kim loại hoặc nhựa, giúp người bệnh khôi phục hoạt động ở khớp gần như ban đầu.

Khi điều trị bệnh bằng các cách nêu trên, người bệnh nên kết hợp các bài tập vật lý trị liệu nhằm giảm thoái hóa khớp. Nó sẽ giúp chức năng xương khớp được phục hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Viêm khớp dạng thấp ăn gì, kiêng gì thì tốt? Cách phòng ngừa

Một trong những vấn đề cần để ý nữa khi bị bệnh này là chế độ ăn cho người viêm khớp. Để đẩy lùi hoặc phòng ngừa viêm, cùng với việc dùng thuốc, bạn cần điều chỉnh thực đơn. Cụ thể viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
  • Bạn cần bổ sung rau xanh và nhiều loại trái cây như bông cải, củ cải đường, khoai lang, cherry… Nhóm này giúp bạn thêm vào cơ thể những vitamin tự nhiên tốt cho xương như vitamin D, B12, K, C, E…
  • Ăn nhiều loại cá biển có chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào như là cá mòi, cá hồi, cá thu.
  • Dùng sữa ít hoặc không béo để bổ sung dưỡng chất và vitamin giúp xương chắc khỏe.

Lưu ý cần ăn uống đúng giờ, và hạn chế sử dụng nhóm các chất sau:

  • Các loại thịt đỏ cùng đồ chiên, nướng, chao dầu… chứa chất làm tăng phản ứng viêm.
  • Ngừng uống bia rượu, sử dụng cà phê hay hút thuốc lá gây hại cho xương.
  • Không ăn các loại đồ hộp chế biến sẵn nhiều chất bảo quản.
  • Chú ý chỉ hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức, không lao động quá nhiều.
  • Tuyệt đối tránh mang vác vật nặng làm cho khớp viêm bị tổn thương và biến chứng.
  • Không ngồi quá lâu hoặc đứng, nằm sai tư thế khiến xương yếu đi, các bộ phận xung quanh bị chèn ép.
  • Điều này nhằm tránh ổ viêm có cơ hội lan rộng, gây tổn thương cục bộ.
  • Nếu có biểu hiện sưng đau quá mức làm ảnh hưởng đến tạng phủ hoặc cản trở sinh hoạt nhiều, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý thường thấy, nhất là ở chị em phụ nữ. Nếu không nắm rõ thông tin và phòng bệnh từ sớm, nó có thể gây hệ lụy lâu dài. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất để loại trừ bệnh này.

5/5 - (1 bình chọn)
Tắc vòi trứng đoạn bóng có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả?
Tắc vòi trứng đoạn bóng có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả?
Tắc vòi trứng đoạn bóng được xếp là một trong những căn bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ và có thể…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *