Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Bảng tóm tắt
Nhiệt miệng là tình trạng bệnh rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một vài lần trong đời. Căn bệnh gây khó chịu tại miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vậy nhiệt miệng là gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết?
Nhiệt miệng là tình trạng đặc trưng bởi vết loét nhỏ, không sâu, chúng thường xuất hiện tại các mô mềm trong miệng như ở môi, má trong, nướu, lưỡi. Nhiệt miệng tiếng anh là gì? Thông thường người ta gọi chứng nhiệt miệng là Canker Sore, tuy nhiên tên khoa học của bệnh lý đó là Aphthous Ulcer.
Những vết nhiệt miệng hầu hết có màu trắng tròn hoặc oval, đôi khi chuyển sang màu vàng. Viền xung quanh các nốt nhiệt thường là màu đỏ, sưng và nổi cao hơn so với niêm mạc thông thường khiến người bệnh luôn cảm nhận trong miệng vướng víu.
Khác so với lở miệng hay mụn nước, tình trạng nhiệt miệng không có tính lây lan mà chúng chỉ ảnh hưởng ở một khu vực nhất định. Những vết nhiệt miệng ở các mô đặc biệt là nhiệt miệng lưỡi khiến cho quá trình giao tiếp, ăn uống thậm chí nuốt nước bọt đều làm người bệnh thấy đau nhức khó chịu.
Dựa theo biểu hiện bệnh, người ta chia nhiệt miệng ra làm 2 loại:
- Vết loét nhỏ: Những vết loét với kích thước nhỏ hơn 1mm và gây đau. Chúng có thể xuất hiện nhiều lần trong năm và kéo dài khoảng 1 tuần. Bệnh thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 20 – 30 hoặc những đối tượng ăn nhiều đồ nóng.
- Vết loét nghiêm trọng: Nếu nhiệt miệng tái phát nhiều lần trong năm, chúng sẽ hình thành những vết viêm loét nghiêm trọng với phạm vị ảnh hưởng rộng hơn. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể xuất hiện viêm cấp, nổi hạch bạch huyết, sốt, rối loạn chức năng tiêu hóa,…
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng
Theo các chuyên gia nhận định, thật khó có thể nói lên chính xác tình trạng nhiệt miệng nguyên nhân do đâu hình thành. Tuy nhiên việc dẫn đến bệnh có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như viêm nhiễm răng, thiếu dưỡng chất, nóng trong, rối loạn nội tiết tố.
Ngoài ra, có thể liệt kê thêm một số nguyên nhân thường gặp của bệnh như sau:
- Không may cắn vào môi, miệng trong khi ăn tạo thành các vết thương hở. Lâu dần những vết này bị vi khuẩn tấn công tạo thành vết loét trong miệng.
- Nạp quá nhiều thức ăn cay, đồ ăn có tính nóng hoặc nhiều Gluten vào cơ thể, từ đó khiến nóng trong và tổn thương vùng miệng.
- Đánh răng quá mạnh gây ảnh hưởng niêm mạc, dùng nước súc miệng chứa các hoạt chất dễ tổn thương da (sodium lauryl sulfate) cũng hình thành vết loét.
- Thiếu chất như Kẽm, Axit Folic, đặc biệt là các loại vitamin C, B6, B12.
- Ở chị em phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố trong thời gian dài do bất kỳ yếu tố nào.
Những đối tượng đang mắc các bệnh lý khác như HIV/ AIDS, viêm loét đại tràng, rối loạn tự miễn mặc dù khá hiếm xảy ra nhưng vẫn có nguy cơ mắc nhiệt miệng cao hơn người bình thường.
Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Những vết loét do nhiệt miệng gây đau nhức và khó chịu tác động đến quá trình ăn uống.
Vì thế người bệnh nên chủ động tìm kiếm những cách điều trị bệnh hiệu quả để đẩy lùi nhiệt miệng nhanh nhất.
Các phương pháp chữa nhiệt miệng hiện nay
Điều trị nhiệt miệng sớm, người bệnh không lo phải đối diện với tình trạng khó chịu, đau nhói mà chúng mang lại mỗi khi ăn uống.
Đây là một thể bệnh nhẹ nên phương pháp điều trị thường khá đơn giản. Nếu điều trị tại nhà không cho kết quả tốt hay nhanh chóng, người bệnh có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ phía bác sĩ.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và vô cùng hiệu quả ngay từ những ngày sử dụng đầu tiên. Bạn đọc có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để lựa chọn cho mình cách áp dụng phù hợp.
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây
Thuốc Tây y là một biện pháp giúp điều trị chứng nhiệt miệng nhanh chóng và kiểm soát tình trạng sưng, đau nhức hiệu quả.
Trước khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, bác sĩ sẽ xác định bằng mắt thường vết loét mà không cần xét nghiệm. Trong trường hợp nặng hơn, một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
Nhóm thuốc thường được kê khi điều trị loét miệng đó là:
- Thuốc kháng sinh: Nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm tại vết loét (cotrimoxazol, metronidazol, amoxicillin,…)
- Thuốc giảm đau: Làm dịu tình trạng đau nhói do vết loét gây ra khi ăn uống (Paracetamol).
- Thuốc chống dị ứng: Sử dụng đối với các trường hợp nhiệt miệng do các yếu tố dị ứng gây nên.
- Thuốc Corticosteroid: Công dụng giảm đau tức thời nhưng đem đến nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc mỡ bôi: Làm lành nhanh tổn thương tại vết loét, làm dịu niêm mạc (Benzocaine, hydrogen peroxide,…)
- Các loại vitamin bổ sung nhóm C, B, PP.
Tây y giúp điều trị nhanh bệnh nhiệt miệng, nhưng bởi Tây y đem đến nhiều tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe nên chúng tôi không khuyến khích bạn chữa trị theo phương pháp này nếu bệnh mức độ nhẹ.
Để tránh những tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh có thể nghiên cứu chuyển sang dùng các bài thuốc Đông y.
Đông y chữa chứng loét miệng
Cách điều trị nhiệt miệng bằng Đông y là việc sử dụng các bài thuốc thảo dược tự nhiên nhằm thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan thận, bài trừ độc tốt,… từ đó làm giảm đau nhanh và rút ngắn thời gian bị nhiệt miệng, giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Theo Đông y, nhiệt miệng là bệnh nằm trong chứng khẩu cam, tức do nhiệt độc, âm hư dẫn đến chính khí suy giảm dẫn đến hình thành bệnh. Chính vì thế, Đông y đào sâu vào điều trị căn nguyên gây bệnh, giúp thanh nhiệt ở tạng phủ, chống viêm, bổ sung dưỡng chất nhằm nâng cao đề kháng cơ thể.
Một số bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu trong điều trị nhiệt miệng hiệu quả như sau:
Đối với chứng nhiệt miệng thông thường
Chuẩn bị:
- Hoàng cầm, Liên kiều, Đương quy 12g
- Mướp đắng, hoa Bồ công anh 20 g
- Cây nhọ nồi, đinh lăng 20 g
- Mướp đắng, cây Cam thảo đất, Tang diệp 16g
Thực hiện:
- Đem các vị thuốc đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc cùng khoảng 500ml nước sạch.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước thuốc để chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống thuốc khi còn ấm để hiệu quả được tốt hơn.
Bài thuốc này giúp người bệnh thanh nhiệt giải độc, chống viêm sưng, bổ thận âm, từ đó giúp điều hòa cơ thể và làm vết loét nhanh chóng khép miệng.
Đối với trường hợp nặng, người bệnh suy nhược mệt mỏi
Chuẩn bị các vị thuốc sau:
- Hoàng liên, Chi tử, Sa sâm, Ngưu tất 12g
- Lạc tiên, Tâm sen, rễ Đinh lăng, cây Nhọ nhồi, Bông mã đề 20g
- Táo đỏ, Cát căn 16g
Thực hiện:
- Đem các thảo dược đi làm sạch rồi sắc 1 thang với 300ml nước.
- Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát nước thì chắt ra, đổ thêm nước đun cạn tiếp còn 1 bát thì tắt bếp.
- Hòa 3 bát nước thành hỗn hợp đồng nhất để sử dụng.
- Chia làm 3 lần uống hết trong ngày, không để thuốc đã sắc sang ngày hôm sau.
Khi nhiệt miệng nặng, người bệnh thường khó ăn uống dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó ngủ, đổ mồ hôi, táo bón, nước tiểu vàng đỏ. Bài thuốc trên sẽ giúp người bệnh thanh tâm hỏa, an thần, cải thiện tình trạng viêm loét, nâng cao đề kháng từ đó cải thiện sức khỏe.
Cách điều trị bệnh bằng Đông y sử dụng 100% dược liệu tự nhiên, vì thế người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn, lành tính mà bài thuốc mang lại.
Tuy nhiên việc kết hợp các thảo dược sao cho phù hợp nhất với cơ địa cần được kê đơn từ phía bác sĩ y học cổ truyền. Bạn đọc không nên tự ý mua thuốc về sắc uống để tránh việc dùng thuốc quá liều.
Một số cách cải thiện bệnh tại nhà
Nhiệt miệng là một bệnh lý không quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng những phương pháp rất đơn giản. Điều trị tại nhà vừa tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe.
Những biện pháp chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà như sau:
Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng
Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối loãng tự pha để súc miệng là một phương pháp được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh nhiệt miệng. Nước muối có khả năng sát khuẩn, chống viêm tốt, giúp ức chế vi khuẩn gây loét miệng và giúp bệnh hồi phục nhanh.
Bạn có thể súc miệng bằng nước muối theo các bước:
- Hòa tan khoảng 5g muối hột vào trong 300ml nước ấm, hoặc bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% tại hiệu thuốc.
- Súc miệng với nước muối trong khoảng 15 – 20 giây, ngửa cao cổ và hướng mặt lên trên để nước muối có thể làm sạch sâu cả khoang họng.
- Lặp lại khoảng vài lần nữa rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Bạn có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày để làm dịu đau nhức, thực hiện cách nhau khoảng vài giờ đồng hồ.
- Ngoài ra, bạn đọc có thể sử dụng thêm baking soda khoảng 5g pha vào cùng với nước muối để súc miệng.
Trị chứng nhiệt miệng với sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với nhiều lợi khuẩn, ít ai biết được rằng món ăn này cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị chứng nhiệt miệng. Đặc biệt có hiệu quả cao với trường hợp nhiệt miệng do H. Pylori, viêm ruột, viêm đại tràng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa chua có tồn tại men vi sinh tốt như Lactobacillus, chúng có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H. Pylori. Vì thế hãy bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày để nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.
Dùng nước oxy già điều trị
Pha một lượng dung dịch oxy già 3% cùng với nước sạch rồi lấy tăm bông để chấm bôi lên vết loét ở miệng. Oxy già có khả năng sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm và giảm sưng. Sau khi bôi oxy già vào niêm mạc miệng, bạn nên tránh ăn uống trong vòng 1 tiếng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước oxy già đem pha loãng với nước để làm nước súc miệng. Chú ý chọn loại oxy già với nồng độ vừa phải, nước oxy già nồng độ cao dễ gây hủy hoại các tế bào sống.
Chữa nhiệt miệng với giấm táo
Trong số những phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà, người ta không thể không nhắc đến giấm táo. Chúng có chứa hàm lượng acid axetic tự nhiên cao giúp diệt khuẩn tốt, như một loại kháng sinh đối với tình trạng nhiệt miệng.
Hãy pha giấm táo cùng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 rồi sử dụng chúng để súc miệng hàng ngày. Chú ý nên chọn loại nước giấm táo chất lượng để đảm bảo việc điều trị nhiệt miệng đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài những cách điều trị nhiệt miệng trên, một số phương pháp khác bạn có thể sử dụng như uống trà cúc la mã, ăn nha đam,… Nếu điều trị bệnh bằng các phương pháp này sau 1 tuần mà không nhận thấy biến chuyển, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa hiệu quả hơn.
Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng
Cách tốt nhất để ngăn nhiệt miệng hình thành là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố gây tình trạng này. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng trước và trong thời gian bị nhiệt miệng rất quan trọng, người bệnh cần chú ý.
Nên ăn gì để phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng? Dưới đây là một số thực phẩm chúng ta nên bổ sung:
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin, sắt, kẽm nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể. Ngoài ra chúng cũng giúp hạn chế những tổn thương ở niêm mạc và làm lành nhanh vết loét.
- Bổ sung chất dinh dưỡng, protein cần thiết với các loại thịt gia cầm, cá nước ngọt,…
- Uống nhiều nước khoảng từ 1,5 lít trở nên để tăng cường đào thải độc tố tại gan, thận.
- Có thể sử dụng nước ép trái cây, trà mướp đắng, trà atiso,… để thay thế nước uống thông thường.
Bên cạnh đó, khi bị nhiệt miệng chúng ta cũng cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm cay hoặc có tính nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng, riềng, thịt chó,… vì chúng khiến nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê đều là những thực phẩm làm cho tình trạng loét miệng lâu ngày không khỏi và suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Không nên ăn đồ ăn mặn hoặc các loại mắm vì chúng tiếp xúc với các vết nhiệt gây đau nhức, dễ nhiễm trùng hơn.
- Đồ ăn nhiều đường cũng nằm trong nhóm thực phần cần tránh vì chúng dễ gây bệnh sâu răng, kích thích vi khuẩn có hại phát triển. Hơn thế nữa, đồ ăn ngọt khiến cho cơ thể nóng hơn và làm vết thương lâu lành.
Người bệnh bị nhiệt miệng cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức và tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin bổ ích về bệnh nhiệt miệng cũng như phương pháp điều trị nhanh chứng bệnh này. Nhiệt miệng không phải bệnh lý phức tạp vì thế bạn nên chữa trị sớm ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!