Sau 3 tháng sử dụng bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang, diễn viên Văn Báu đã cải thiện 70-80% các triệu chứng bệnh, thoải mái đi lại, sức khỏe được tăng cường. [XEM CHI TIẾT]

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra ở cột sống, có ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động. Tỷ lệ người bị bệnh này khá cao và đang có xu hướng trẻ hóa. Việc hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm và những hình ảnh liên quan
Thoát vị đĩa đệm và những hình ảnh liên quan

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng gì?

Theo thoát vị đĩa đệm bệnh học, phần nối giữa các đốt trong cột sống có một bộ phận gọi là đĩa đệm. Đó là phần nhân nhầy được bao bọc bởi lớp vỏ xung quanh. Nhờ đó giúp xương sống hoạt động dẻo dai và chịu lực tốt. Nếu đĩa đệm này lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các thụ thể thì gọi là hiện tượng thoát vị đĩa đệm.

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nổi tiếng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp YHCT, có rất nhiều người bệnh quan tâm, mong muốn tìm hiểu về đơn vị này. Sau đây là kinh nghiệm khám chữa bệnh qua chia sẻ của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) xảy ra nhiều nhất ở 2 vị trí:

  • Đốt sống cổ: Đây là vùng chịu áp lực lớn từ đầu và các vận động xoay, cúi, ngửa, đứng thẳng của cơ thể.
  • Đốt sống thắt lưng: Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng xảy ra phổ biến ở người già. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy sự thoái hóa xương khớp do tuổi tác. Lúc này địa đệm ít có khả năng đàn hồi và dễ bị biến dạng dưới các tác động lực.

Bệnh hình thành dễ gây ra hiện tượng thoái hóa đa tầng, đau ở các dây thần kinh hoặc bị thoái hóa khớp, hội chứng đuôi ngựa… Nếu không điều trị sớm, nó có thể gây đau nhức, làm giảm hoặc mất hẳn khả năng vận động.

Một thống kê tại Mỹ cho hay tại nước này mỗi năm có đến 2 triệu người phải dừng làm việc vì lệch đĩa đệm. Còn ở nước ta, cũng theo khảo sát thì những người ở độ tuổi từ 20 – 55 dễ bị bệnh này nhất. Đặc biệt, số các cụ ông, cụ bà trên 60 tuổi bị đau lưng lên đến 17%. Đây là những con số không hề nhỏ cho thấy rất nhiều người chưa cảnh giác và hiểu biết về bệnh. Vậy cụ thể thoát vị đĩa đệm hình thành như thế nào?

4 giai đoạn bệnh

Trong thoát vị đĩa đệm học chia bệnh lý này ra 4 giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn phình đĩa đệm: Vòng xơ chưa có biểu hiện nhưng trong nhân nhầy đang biến dạng. Người bệnh thường nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường do cơn đau không liên tục.
  • Giai đoạn lồi đĩa đệm: Lúc này vòng xơ bắt đầu suy yếu, có hiện tượng rách nhẹ. Nhân nhầy trong bao xơ tạo thành ổ lồi khu trú. Người bệnh có thể cảm nhận rõ sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh do các cơn đau cục bộ, dữa dội.
  • Lệch đĩa đệm thực thụ: Ở giai đoạn này, bao xơ đã rách hoàn toàn nhưng nhân nhầy và các phần khác vẫn hợp thành khối. Chúng bị lồi ra khỏi vị trí, chèn lên dây thần kinh và khiến người bệnh khó vận động.
  • Hình thành mảnh rời: Đây là giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm đã rất nặng, khối thoát vị lớn và lệch vị trí nhiều ngày. Nhân nhầy bắt đầu rách rời khỏi đĩa đệm khiến bệnh nhân đau đớn toàn khối lưng ngực. Nó gây ra hiện tượng teo chân, làm giảm khả năng kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.
Bệnh có nhiều giai đoạn phát triển, tương ứng với biểu hiện khác nhau
Bệnh có nhiều giai đoạn phát triển, tương ứng với biểu hiện khác nhau

Từ các giai đoạn của bệnh có thể thấy đây là hiện tượng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân từ sớm sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị tích cực, hạn chế rủi ro hơn.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Theo phân tích từ chuyên gia, nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm có khá nhiều, trong đó có những yếu tố không thể tránh khỏi. Cụ thể như sau:

  • Do thoái hóa tự nhiên: Tình trạng này tất yếu xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi trung niên. Theo tuổi già, các cơ quan bị suy giảm chức năng, đĩa đệm cũng vậy. Sự suy giảm độ thẩm thấu dẫn đến lệch đĩa đệm là hiện tượng tự nhiên tất yếu phải đối mặt.
  • Hoạt động sai tư thế: Trong sinh hoạt, làm việc, nếu bạn nằm, ngồi sai tư thế sẽ khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị. Việc bưng bê vật nặng cũng làm cho tư thế của cơ thể bị sai, đĩa đệm bị chèn ép và lệch đi, thay đổi cấu trúc.
  • Béo phì, thừa cân: Xương cột sống là bộ phận trung tâm chịu sức nặng của trọng lượng cơ thể. Khi bạn quá nặng, thừa mỡ ở ngực, bụng hoặc cơ lưng quá dày… sẽ ảnh hưởng lớn đến đĩa đệm.
  • Mang thai: Bào thai hình thành và phát triển làm tăng sức nặng ở phía trước. Nó buộc thắt lưng phải dồn lực giữ cân bằng cho cơ thể. Trong khi đó, sự phát triển của thai nhi đòi hỏi người mẹ phải bổ sung lượng lớn canxi cần thiết. Nếu không được cung cấp đủ, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ xương. Điều này ảnh hưởng lớn đến cột sống.
  • Chấn thương vật lý: Hoạt động thể thao, lao động hoặc trong quá trình đi lại bạn đều có thể va chạm vào một số vật cứng. Nó dễ gây tổn thương và ảnh hưởng đến vị trí của đĩa đệm.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, thoát vị đĩa đệm còn xuất hiện sớm hơn khi bạn lạm dụng chất kích thích, thức ăn dư axit hoặc ăn uống thiếu canxi. Những người làm công việc đặc thù như vận động viên, công nhân hay lái xe, đầu bếp… cũng dễ mắc phải căn bệnh này hơn người bình thường.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Như đã nói ở trên, bệnh thoát vị đĩa đệm thường biểu hiện rõ nhất là ở vùng cổ và thắt lưng. Những triệu chứng cơ bản nhất là tê nhức tại chỗ và lan truyền đi các vùng liên quan. Cơn đau hình thành theo đợt, có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lực vận động, thời tiết…

Ở mỗi giai đoạn và vị trí, triệu chứng thoát vị đĩa đệm có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng

  • Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng ảnh hưởng rất lớn đến dây thần kinh. Nó khiến người bệnh đau dọc từ thắt lưng xuống xương chậu và chân.
  • Cảm giác đau còn xuất hiện ở khoang sườn, chạy vòng từ cột sống ra trước ngực.
  • Nó khiến người bệnh vận động cúi, gập, nghiêng trái, phải đều khó khăn.
  • Nhiều khi mất nhạy bén về cảm giác ở các cơ và phần chân, thay vào đó là biểu hiện tê, ngứa.
  • Không chỉ đau nhức khi thay đổi thời tiết hoặc vận động, bệnh còn biểu hiện rõ ở người bệnh viêm họng, lao phổi. Dấu hiệu điển hình là cơn đau quanh lồng ngực và cảm giác nhức ở mông và chân.

Thoát vị đĩa đệm cổ

  • Khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, người bệnh không chỉ đau nhức tại vị trí này. Biểu hiện bệnh còn xuất hiện ở vùng vai, gáy.
  • Các cơn đau rõ ràng hơn khi vận động tay, ngồi quá lâu và giữ đầu ở một tư thế.
  • Đôi khi trong cơn đau có kèm theo cảm giác choáng váng lên đầu, hoặc làm mất cảm giác ở tay.
  • Người bệnh khó quay đầu sang trái, phải, ngửa ra sau hay cúi xuống.
  • Cơ tay yếu nên khả năng mang vác kém đi.

Đây là những biểu hiện cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm đang hình thành và biến chuyển nghiêm trọng. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chụp chiếu, kiểm tra vị trí đĩa đệm ngay và xử lý kịp thời.

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy từng vị trí
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy từng vị trí

Thoát vị đĩa đệm có thực sự nguy hiểm hay không? Khả năng chữa khỏi

Bệnh lý này xảy ra ở cả nam và nữ, thường xuất hiện khi đến tuổi trung niên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, lệch đĩa đệm có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Làm nhân nhầy chui vào trong ống sống gây bại liệt một phần hoặc toàn thân.
  • Khiến rễ dây thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép, làm người bệnh mất tự chủ trong việc đại tiện, tiểu tiện. Từ đó dẫn đến tình trạng bí tiểu, tiểu rắt, hoặc đái dầm…
  • Nếu không thường xuyên tập luyện vật lý trị liệu, người bệnh dễ bị teo chân, tay. Từ đó giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống.

Những biến chứng này có thể không gây khó chịu quá mức ở giai đoạn đầu nhưng sẽ nặng dần về sau. Lâu dần, người bệnh sẽ mất dần khả năng làm chủ cuộc sống. Ngay cả việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cũng phải lệ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác.

Bệnh có khả năng chữa khỏi hẳn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bắt đầu trị liệu, quá trình điều trị và sức khỏe người bệnh. Nếu nhân nhầy biến dạng mạnh, đĩa đệm lệch ra ngoài nhiều và bao xơ rách hết thì khó có thể điều trị hết hẳn.

Thực tế trên lý thuyết thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn muộn là vô phương cứu chữa. Bởi lẽ khả năng phục hồi của đĩa đệm đã giảm mạnh, cơ thể lại không sinh thêm đĩa đệm mới được. Vì vậy tốt nhất người bệnh phải chữa trị từ sớm và xây dựng chế độ ăn, luyện tập phù hợp. Nếu đĩa đệm lệch quá nặng thì chỉ có thể điều trị ngoại khoa để làm giảm cơn đau tạm thời.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thế nào?

Khi thăm khám tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu bệnh án và làm một số xét nghiệm quan trọng ở vùng xương sống. Cụ thể:

  • Chụp X-Quang thường: Đây là cách để bác sĩ thu được kết quả về mức độ tổn thương của đốt sống và sụn. Đồng thời làm rõ độ vẹo, kích thước cột sống và các ưỡn. Cách xét nghiệm hình ảnh này không giúp bác sĩ kết luận được tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối do đĩa đệm là bộ phận không phản quang.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Bác sĩ sẽ truyền chất cản quang vào trong khoang dưới của nhện thắt lưng để thu lại hình ảnh gián tiếp.
  • Chụp đĩa đệm: Phương pháp này giúp cho bác sĩ nhìn rõ các thay đổi về cấu trúc, hình thái của đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp: Xét nghiệm hình ảnh này nhằm phân biệt với các thể bệnh khác ở xương cột sống. Nếu hình ảnh thu được cho thấy đĩa đệm bị lệch thì chứng tỏ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này có độ chính xác cao, có thể giúp bác sĩ thu được mọi kết quả của các cách làm trên mà không gây hại cho người bệnh. Tuy nhiên nó không thường được áp dụng do chi phí cao.

Từ các kết quả xét nghiệm và khảo sát, bác sĩ có thể kết luận và tư vấn cho người bệnh cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất.

Tìm hiểu ngay

Chữa thoát vị đĩa đệm

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm nên tiến hành từ sớm để đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện ra vấn đề ở cột sống từ sớm và khám chữa. Vì vậy, tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý, phục hồi chức năng cụ thể.

Các mẹo dân gian

Hầu hết người bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ hay lưng đều có biểu hiện đau mỏi theo cơn. Nhằm làm giảm những biểu hiện này, dân gian đã tìm ra một số mẹo dùng thuốc giảm đau ở xương như sau:

Rượu gừng lá ngải chữa thoát vị đĩa đệm trong dân gian
Rượu gừng lá ngải chữa thoát vị đĩa đệm trong dân gian
  • Dùng rượu đu đủ kết hợp với gừng, ngải: Lấy đu đủ xanh cắt bỏ khoanh đầu rồi cho gừng, lá ngải đập dập vào trong. Đậy kín đầu quả rồi đem đi nướng. Sau đó bóc bỏ vỏ để dầm nhuyễn rồi đắp lên cổ, thắt lưng. Các tinh chất trong những dược liệu này sẽ cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
  • Chữa bằng xương rồng: Lấy loại xương rồng ba chia đem thái nhỏ, đập nát rồi sao với cám gạo cho nóng. Đổ giấm trắng lên, đảo đều và cho vào lá chuối tiêu, gói lại rồi đặt lên lưng, cổ. Sức nóng cùng tinh chất từ các dược liệu sẽ thấm sâu vào trong đem lại hiệu quả giảm đau nhanh.
  • Chữa bằng cỏ mật gấu: Lấy 5 lá mật gấu, làm sạch rồi xay nhuyễn với nước. Lọc lấy nước cốt, trộn vào bia để uống sau ăn. Hoặc bạn đem sắc với nước trong 15 phút để uống nóng 3 lần mỗi ngày. Các Ursolic axit và β-sitosterol trong lá mật gấu sẽ làm giảm đau, bảo vệ sụn khớp quanh đĩa đệm.

Hầu hết các mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm đều cho hiệu quả ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì chỉ giúp giảm đau tức thời. Người bệnh nên đi khám và lựa chọn cách chữa trị đúng nhất, tránh lãng phí thời gian.

Điều trị bằng Tây y

Trong y học hiện đại có rất nhiều thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng không được tùy ý dùng. Mọi bệnh nhân đều cần được thăm khám, sau khi nắm bắt nguyên nhân, tình trạng cụ thể, bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị. Có 2 cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến được chỉ định là điều trị bảo tồn và điều trị ngoại khoa.

Điều trị bảo tồn

Biện pháp này được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm. Lúc đó bao sơ chưa bị rách, khả năng phục hồi của chức năng đĩa đệm vẫn tốt. Người ta cần tiến hành vật lý trị liệu như:

Bài tập hỗ trợ khả năng vận động của cột sống, bảo vệ đĩa đệm
Bài tập hỗ trợ khả năng vận động của cột sống, bảo vệ đĩa đệm
  • Kéo nắn khớp.
  • Xoa bóp.
  • Tập luyện các bài hỗ trợ.
  • Châm cứu…

Đồng thời kết hợp:

  • Uống thuốc kháng viêm, giảm đau như paracetamol, diclofenac để trị bệnh.
  • Trường hợp bị co giật, co cứng gần cột sống thì phải dùng thêm thuốc chống động kinh.
  • Nếu đau nhiều ở màng cứng, cần được tiêm corticosteroids theo đúng chỉ định. Thuốc này không thể tự ý dùng mà cần được bác sĩ cho phép. Liều lượng tối đa là 3 mũi, tiêm cách nhau 3 – 7 ngày.

Các biện pháp bảo tồn nêu trên thường được dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm ở 2 giai đoạn đầu. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3, 4 thì cần được áp dụng các phương pháp ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa

Khi các cách điều trị bảo tồn trở nên vô hiệu, bác sĩ buộc phải chỉ định tiến hành tác động ngoại khoa. Đây là cách phẫu thuật để thay thế đĩa đệm.

Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng công nghệ hiện đại để loại bỏ đĩa đệm ban đầu bị lệch, rách, biến dạng nhân nhầy bằng đĩa đệm nhân tạo. Nhờ đó ổn định và phục hồi chức năng của cột sống.

Đây là cách làm tốn kém nhưng rất cần thiết với người bệnh nặng. Bởi lẽ nếu không được tiến hành, khối thoát vị quá lớn sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó gây teo cơ, bại liệt chân hoặc toàn thân.

Chữa trị bằng Đông y

Không chỉ y học hiện đại mới có phương pháp khắc phục tình trạng lệch đĩa đệm sống lưng. Y học cổ truyền từ lâu cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều bài thuốc hữu dụng.

Thuốc Đông y cho người bị lệch đĩa đệm
Thuốc Đông y cho người bị lệch đĩa đệm

1. Dùng cỏ xước và các thảo dược

Cỏ xước có chứa một hoạt chất giảm đau tự nhiên tên là Saponin. Đây chính là thành phần giúp đẩy lùi cơn đau cho người bệnh. Để gia tăng hiệu quả, người ta còn kết hợp vị này với nhiều dược liệu khác. Cụ thể

  • Dùng 300g rễ cỏ xước.
  • Thêm đỗ trọng 20g cùng lượng tương ứng hạt ý dĩ.
  • Thêm 16g tất bát.
  • Sau đó đem rửa sạch và đun cỏ xước với 1 lít nước cho kỹ rồi thêm các vị còn lại vào.
  • Tiếp tục đun cho cô đặc lại rồi chắt nước ra uống ấm trong ngày. Nên uống sau các bữa sáng, trưa và tối để cải thiện tình trạng đĩa đệm.
  • Tiến hành liên tục cho đến khi không còn cảm thấy đau nhức ở cột sống, thắt lưng bị thoát vị nữa.

2. Bài thuốc hoạt huyết

Khi đĩa đệm bị lệch ra ngoài và chèn lên các bộ phận thì khí huyết sẽ khó lưu thông. Để giải quyết tình trạng này và điều chỉnh chức năng đĩa đệm, các lương y đã chỉ ra công thức:

  • Dùng hạt ý dĩ, cây địa hoàng cùng các vị thuốc khác như là quế chi, lan căn, nghiệt bì.
  • Thêm tần giao và rễ cỏ xước, cây uy linh tiên vào.
  • Gia giảm liều lượng tùy tình trạng của người bệnh rồi đem sắc uống.
  • Nên đun nhỏ lửa và ninh lâu để thuốc cô đặc lại, dược tính chiết hết ra nước.
  • Khi còn khoảng 3 bát con thì chắt nước ra để uống ấm sau các bữa ăn trong ngày.
  • Nên uống đều đặn nhiều ngày, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giảm tình trạng bệnh.

3. Bài thuốc trị đau lưng cho người lệch đĩa đệm

Theo thống kê, con số người bị thoát vị đĩa đệm có triệu chứng đau lưng lên đến 85%. Biểu hiện bệnh càng trở nên rõ rệt khi lao động nặng hoặc biến đổi thời tiết, giao mùa. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, bị sưng phù mạch rất khó chịu.

Nhằm giúp xoa dịu những bức bối trong người cho bệnh nhân, lương y mách bạn:

  • Lấy 9g cỏ xước và 15g thạch chi, kết hợp cùng tang ký sinh 18g.
  • Thêm 9g đẳng sâm và lượng tương ứng độc hoạt, 3g trôm lay.
  • Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc kỹ với 1 lít nước lọc để uống ấm sau các bữa ăn.
  • Tiến hành như vậy nhiều ngày, mỗi ngày 1 thang cho đến khi không còn biểu hiện đau, phù mạch.

Ngoài các bài thuốc kể trên, Đông y còn có nhiều vị dược liệu giúp giải nóng, tán hàn cũng rất hữu ích cho xương khớp. Người bị thoát vị đĩa đệm nên tham khảo dùng trong điều trị tại nhà. Trong khi sử dụng thảo dược cần chú ý sắc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu bệnh không tiến triển tốt thì cần xem xét, khám lại hoặc sử dụng các cách chữa hiện đại.

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào ai đã mắc phải đều khó quên. Bởi tính chất khó chịu của bệnh, bạn nên biết cách phòng ngừa từ sớm.

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới bệnh này. Cụ thể nó quyết định tới 40% khả năng cải thiện triệu chứng, tránh tái phát. Do đó:

Một số thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn của người bệnh
Một số thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn của người bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung canxi từ cải xoăn, sữa chua, cá mòi, đường nâu hay đậu đen. Đây cũng là nhóm giúp cơ thể bạn thêm vi khoáng magie để tăng khả năng hấp thu canxi.
  • Ngoài ra, nhằm giúp xương chắc khỏe, bạn nên thêm vào thực đơn các nguồn cung vitamin D như lòng đỏ trứng gà, cá hồi…
  • Bổ sung thêm protein và chất xơ từ đậu nành, tôm, rau xanh để bảo vệ cấu trúc và giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Thêm Omega từ các loại hạt, cá và rau để bổ sung collagen và bảo vệ sụn, đĩa đệm.
  • Kiêng dùng thịt trâu, bò, món chiên xào, cay nóng và những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ canxi, gây viêm.
  • Hạn chế ăn dưa, cà muối để tránh bị đau, viêm ở vị trí đĩa đệm lệch.
  • Kiêng thuốc lá, cà phê… nhằm giảm nguy cơ loãng xương, đau mỏi lưng.
  • Chú ý điều chỉnh tư thế khi làm việc, không ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tránh mang vác hoặc vận động quá mạnh làm cho cột sống phải chịu sức ép lớn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lệch đĩa đệm.
  • Cần tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là những bài tập bổ trợ cơ lưng, cột sống.
  • Nếu lưng đau mỏi, kèm theo cảm giác tê nhức ở chân, tay thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đều đã được nêu ở trên. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn khái quát và hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tránh tình trạng này đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn chưa biết

Đi lại khó khăn, sinh hoạt bất tiện, mọi hoạt động có khi còn phải phụ thuộc người thân dìu đỡ do thoát vị đĩa đệm lâu năm. Cuối cùng tôi đã tìm thấy vị "cứu tinh" của cuộc đời mình... [XEM NGAY]
Xẹp đĩa đệm là tình trạng keo nhân trong đĩa đệm bị bào mòn, chèn ép và xẹp xuống
Xẹp đĩa đệm là bệnh gì? Nguy hiểm không? Chữa thế nào?
Xẹp đĩa đệm là bệnh lý dễ xảy đến với nhiều người, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt và đe dọa khả năng vận động. Về lâu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *