Sau 3 tháng sử dụng bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang, diễn viên Văn Báu đã cải thiện 70-80% các triệu chứng bệnh, thoải mái đi lại, sức khỏe được tăng cường. [XEM CHI TIẾT]

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do đâu? Cách chữa trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh ở cột sống thường gặp. Nó nằm trong top bệnh thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ người mắc cao. Nếu không phát hiện và chữa sớm, triệu chứng của bệnh sẽ cản trở nhiều đến sinh hoạt. Trường hợp xấu có thể gây khả năng tàn phế. Đâu là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cách chữa thế nào, bài viết sau sẽ thông tin chi tiết.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì và những thông tin về bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì và những thông tin về bệnh

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì và các thể bệnh

Theo các tài liệu bệnh lý, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra ở vùng xương sống thắt lưng. Trong đó nhân nhầy bị lệch ra và chèn lên vị trí của rễ dây thần kinh hoặc tủy sống. Hướng chệch có thể là trước, sau, trái hoặc phải thân đốt sống.

phuong thuoc do minh thoat vi thang min
Đỗ Minh Thoát Vị Thang là bài thuốc gia truyền nổi tiếng được cả người bệnh và giới chuyên môn đánh giá cao. Vậy thực hư bài thuốc có tốt hay không? Theo dõi ngay.

Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế, có đến 30% dân số mắc căn bệnh này, trong đó chủ yếu ở độ tuổi từ 20 – 55. Đáng chú ý, số người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm cột sống ngày càng tăng.

Phân loại bệnh

Trong 24 đốt trải dài từ cổ trở xuống, phần cột sống thắt lưng gồm 5 đốt, ký hiệu lần lượt là L1, L2, L3, L4 và L5. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng trong bệnh học được chia làm 2 loại chính, dựa trên vị trí xuất hiện. Đó là:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5

Đây là 2 đốt sống nằng ở cuối cùng của cột sống phía dưới. Đó cũng là phần phải chịu nhiều áp lực nhất và hoạt động thường xuyên nhất mỗi ngày. Do đó hầu hết các tổn thương ở xương khớp đều liên quan đến nó.

Những người hay bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 chủ yếu nằm trong khoảng 20 – 49 tuổi (chiếm 60 – 65%). Trong đó phần đa làm nam giới, người làm những công việc nặng nhọc.

Thoát vị đĩa đệm cột sốn thắt lưng L5-S1

Trong 32 – 34 đốt sống thì L5 là đốt cuối cùng của cột sống, nó nối tiếp với đốt xương S1 (thuộc xương cùng cụt). Đĩa đệm nằm giữa vị trí này thường chịu áp lực từ phần trên của cơ thể trong khi vận động, làm việc nặng.
Do đó khi thoát vị, nó chèn ép lên lên dây thần kinh xung quanh, khiến người bệnh đau dưới thắt lưng và lan xuống xương chậu.

Bệnh có tính chất ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Cho nên, việc thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân là rất cần thiết.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng bị thoát vị do rất nhiều yếu tố gây nên. Điển hình gồm một vài nguyên nhân được kể đến dưới đây:

Làm việc nặng, ngồi sai tư thế và nhiều thói quen xấu dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Làm việc nặng, ngồi sai tư thế và nhiều thói quen xấu dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Làm việc nặng: Do đặc thù công việc, nhiều người thường hay phải mang vác nặng trên lưng, vai. Do đó cột sống phải chịu lực tác động mạnh dồn xuống dưới đốt cùng. Càng về lâu thì khả năng chống đỡ của đĩa đệm càng giảm đi và do đó nó bị lệch ra ngoài.
  • Làm việc sai tư thế: Không chỉ khi chịu tác động mạnh đĩa đệm thắt lưng mới lệch. Ngay cả khi bạn ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu tình trạng này cũng xảy ra. Lý do là vì xương khớp bị chây ỳ và lực nén từ trên xuống theo một hướng nhất định quá lâu làm đĩa đệm khó chống lại.
  • Ít vận động: Ngồi quá lâu để làm việc, học tập, cơ thể bạn sẽ ít được vận động. Khi đó dịch nhầy trong sụn khớp được tiết ra ít hơn, xương khô cứng và khó đáp ứng được tác động của lực.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Khi người bệnh dùng nhiều bia rượu hay thuốc lá, sức khỏe bị giảm sút, kéo theo sự thoái hóa ở xương và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Trong đó phần thắt lưng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều đạm, đường, muối, chất béo mà không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất tốt cho xương thì sụn khớp cũng bị bào mòn nhanh chóng. Từ đó ảnh hưởng đến đĩa đệm trong cột sống.
  • Thoái hóa theo tuổi tác: Tuổi càng cao thì những thay đổi sinh hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh. Khi đó độ bền và khả năng đàn hồi của đĩa đệm kém đi. Cột sống bị thoái hóa theo quy luật, đĩa đệm cũng yếu và dễ lệch ra ngoài.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn cho cơ thể. Đặc biệt khi lượng mỡ trên cơ thể tập trung nhiều vào ngực, bụng và đùi thì các đốt L4, L5, S1 sẽ thường xuyên chịu áp lực lớn. Đó là nguyên nhân làm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Ngoài ra trong sinh hoạt thường ngày, nếu chẳng may bị tai nạn và vùng xương chậu, thắt lưng bị tác động mạnh thì đĩa đệm cũng lệch ra ngoài. Người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở thắt lưng, từ đó thăm khám, trị liệu.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường thấy nhất

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh chú ý cảm nhận, quan sát sẽ thấy các biểu hiện:

  • Đau thường xuyên ở vùng thắt lưng, gần với xương cụt.
  • Trong cơn đau nhức ở lưng còn kéo theo hiện tượng đau dây thần kinh tọa.
  • Biểu hiện đau lan xuống quanh mông và bàn chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Có cảm giác buốt, rát và ngứa ran ở phần gan hoặc mu bàn chân.
  • Sờ xuống gan bàn chân người bệnh cảm sẽ cảm thấy rất lạnh.
  • Có hiện tượng căng cơ hoặc bị chuột rút ở quanh vị trí lệch đĩa đệm.
  • Người bệnh nhiều khi mất kiểm soát bàng quang và ruột nên bị táo bón, tiểu tiện không tự chủ.
  • Chức năng tình dục cũng giảm đi ít nhiều khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Nếu để càng lâu thì khả năng vận động của người bệnh càng giảm, các phần cơ ở chân bị teo.
  • Có thể bị liệt.
Bị thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây đau nhức ra nhiều vùng, không chỉ ở lưng
Bị thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây đau nhức ra nhiều vùng, không chỉ ở lưng

Với rất nhiều dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng kể trên có thể thấy đây là căn bệnh không thể xem thường. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa từ sớm để kiểm tra và khắc phục bệnh trước khi có biến chứng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm hay không? Cách chẩn đoán

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến:

  • Tác động lên dây thần kinh quanh cột sống: Dọc theo cột sống có nhiều dây thần kinh. Khi đĩa đệm bị lệch ra ngoài, chúng sẽ chèn ép làm tổn thương ở bộ phận này. Tổn thương ở dây thần kinh cản trở rất nhiều đến việc truyền dẫn thông tin giữa não bộ và các bộ phận. Do đó đây là một vấn đề nghiêm trọng không thể bỏ qua.
  • Rối loạn cảm giác: Tại những vùng da gần với rễ dây thần kinh bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay có cảm giác nóng lạnh thấy thường hoặc tê bì.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm thắt lưng bị lệch và chèn ép làm rối loạn cơ tròn. Nó khiến bệnh nhân bị bí tiểu, đái dầm hoặc rỉ nước thụ động, gọi chung là hiện tượng tiểu tiện không tự chủ. Khả năng kiểm soát khi đi cầu cũng có rối loạn tương tự.
  • Đau khập khễnh cách hồi: Do cơn đau xảy ra theo cơn nên người bệnh bị rối loạn vận động, không tự chủ được về sức khỏe.
  • Teo cơ chi: Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các bộ phận bị chèn ép làm cho máu huyết khó lưu thông. Do đó dinh dưỡng khó đến được các chi, lâu dần gây teo chân, tay, làm cho khả năng vận động giảm mạnh.
  • Bại liệt, tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm bậc nhất do thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng gây ra. Người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, chỉ có thể nằm một chỗ và sống lệ thuộc.

Chính vì tính chất nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn cần đi khám, chẩn đoán bệnh từ sớm và điều trị ngay.

Cách chẩn đoán bệnh

Để làm rõ nguyên nhân và tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ tìm hiểu về giai đoạn bệnh và tiến hành các xét nghiệm chuyên môn.

Bác sĩ cần xem xét nhiều vấn đề để kết luận có đúng bạn bị thoát vị đĩa đệm hay không
Bác sĩ cần xem xét nhiều vấn đề để kết luận có đúng bạn bị thoát vị đĩa đệm hay không

Dựa trên các triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng bác sĩ có thể xác định người bệnh đang trong giai đoạn cấp tính hay đã bị nặng.

  • Giai đoạn đau cấp: Nếu đang đau cấp, người bệnh thường đau khi gắng sức và dễ tái phát. Vòng sợi bị lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi nhưng vòng sợi không có dấu hiệu tổn thương.
  • Giai đoạn chèn ép rễ: Lúc này cơn đau đã lan rộng xuống chân. Vòng sợi bị đứt, nhân nhầy tụt ra sau một phần hoặc hoàn toàn và chèn lên rễ thần kinh.

Để xác định cụ thể cấp độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các chuyên gia y tế cần tiến hành nhiều xét nghiệm liên quan như:

  • Chụp X-Quang quy ước: Thông qua hình ảnh thu được bác sĩ có thể nhận định tình trạng bệnh thuộc dạng lệch vẹo cột sống, mất ưỡn hay hẹp khoang gian đốt sống… và tìm ra vị trí thoát vị.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này cho phép tìm ra hình thái thoát vị, vị trí và số tầng thoát vị. Đây là xét nghiệm được cho là có tính chính xác cao trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Nếu người bệnh không thể chụp cộng hưởng từ nhưng nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này thường được kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Kết quả thu được sẽ cho phép bác sĩ xác định vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm lưng rõ nét.

Từ tất cả các bước chẩn đoán trên, nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ được làm rõ. Đây là cơ sở để bác sĩ cùng người bệnh ngồi lại, tìm ra phương án trị liệu tốt nhất ngay sau khi khám.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được xem là bệnh mãn tính và nguy hiểm. Do đó các cách chữa chỉ nhằm khắc phục tối đa các triệu chứng và ngăn ngừa teo cơ, vẹo cột sống hay bại liệt… Trong dân gian, Y học cổ truyền hay hiện đại đều có nhiều phương pháp khắc phục.

Cách chữa trong dân gian

Nói đến cách chữa bệnh trong dân gian là người ta nhớ đến các mẹo dùng thảo dược quanh nhà. Vậy ở nhiều địa phương thường chỉ cho nhau những vị thuốc nào để trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Dùng lá ngải, giấm gạo:

  • Với cách này bạn cần khoảng 300g lá ngải tươi và 200ml nước giấm gạo.
  • Đem rửa sạch lá ngải, giã nát rồi trộn đều với giấm, đun nóng lên.
  • Cho hỗn hợp vào khăn mỏng và xoa dọc vùng cột sống thắt lưng đau nhức từ 10 – 15 phút.
  • Tiến hành đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần là có thể thấy cơn đau thuyên giảm đi nhiều.
Lá ngải và giấm gạo kết hợp với nhau sẽ gia tăng công dụng trị đau nhức do thoát vị ở lưng
Lá ngải và giấm gạo kết hợp với nhau sẽ gia tăng công dụng trị đau nhức do thoát vị ở lưng

Tham khảo các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:

Dùng lá lốt, đinh lăng

  • Bạn chuẩn bị lá lốt và lượng tương ứng đinh lăng.
  • Đem rửa sạch 2 thảo dược này rồi để róc nước, cắt khúc và phơi qua 2 nắng.
  • Sau khi thuốc đã khô thì bạn đêm sắc với 1,5 lít nước để uống trong ngày.
  • Tiến hành đun mỗi ngày 1 ấm như vậy để uống liên tục trong 7 ngày để hết biểu hiện bệnh.

Chữa bằng xương rồng

  • Dùng xương rồng bẹ, khoảng 2 – 3 lá mỗi ngày là đủ.
  • Đem rửa sạch và loại bỏ gai trên đó rồi ngâm với nước muối loãng 5 phút.
  • Sau đó đem nướng nóng 2 mặt lá và áp trực tiếp lên vị trí cột sống thắt lưng bị thoát vị.
  • Lặp lại quy trình này trong 15 ngày liên tục để đem lại hiệu quả trị bệnh tích cực nhất.

Tham khảo cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà với xương rồng:

Cách thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có rất nhiều nhưng tính hiệu quả chưa được kiểm định rõ. Người bệnh nên theo dõi tiến triển của bệnh trong những lần đầu thật kỹ. Nếu thấy có tác dụng tốt thì chứng tỏ thảo dược phù hợp với cơ địa, nên tiếp tục. Trường hợp biểu hiện đau nhức không thuyên giảm, bạn nên đi khám chữa theo Đông hoặc Tây y.

Bạn nên biết

Cách chữa Đông y

Y học cổ truyền có khá nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp đem lại hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm lưng. Dưới đây là một số thuốc hay được giới chuyên gia nhắc đến và sử dụng.

Nhất nam cốt vương thang

Đây là bài thuốc phát triển dựa trên công thức của Thái Y viện triều Nguyễn. Sau nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ đã gia giảm và cho ra công thức tốt nhất phù hợp với người bệnh hiện nay.

Nhất nam cốt vương thang gồm 3 bài thuốc nhỏ, không chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà còn chữa tổng thể các bệnh ở xương khớp.

Trong đó sử dụng:

  • Kim ngân hoa, cây diếp dại, đơn đỏ có tác dụng bổ can tiêu độc, giải trừ đau nhức ở xương, cơ.
  • Khương hoạt, tra tử, thiên niên kiện… giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ thận trừ thấp. Từ đó hạn chế ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ bắp.
  • Cây tục đoạn, hải phong đằng cùng xuyên khung và các vị khác có công dụng bồi bổ khí huyết, loại trừ phong, thấp, nhiệt.

Thuốc này đã được bào chế sẵn, người bệnh chỉ cần pha với nước ấm để uống sau ăn. Liều lượng và liệu trình cụ thể cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn mà thầy thuốc bốc chỉ định.

Dùng thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thế nào mới đúng?
Dùng thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thế nào mới đúng?

Lưu ý: Người bệnh dưới 15 tuổi sử dụng Nhất nam cốt vương thang cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn rõ ràng.

Bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang

Thuốc này tập trung làm giảm các cảm giác đau ở thắt lưng, giảm buốt lạnh và hỗ trợ cử động ở tay chân. Cần sử dụng đến:

  • 9g ma hoàng cùng lượng tương ứng độc hoạt, cát căn, quế chi và xuyên ô.
  • Kết hợp với 3g tế tân và 6g trôm lay.
  • Đem tất cả đi sắc với nước để uống hàng ngày sau các bữa ăn khoảng nửa tiếng.
  • Tiến hành sắc uống đều đặn nhiều ngày liên tục với thuốc này để tình trạng bệnh dứt hẳn.

Bài thuốc khu phong hóa thấp

Với những người thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng có biểu hiện đau mỏi nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, mạch phù, lưỡi có rêu trắng thì nên dùng thuốc này.Trong bài có sử dụng:

  • Tang ký sinh 18g và 15g thạch tri cùng 9g cỏ xước.
  • Thêm đẳng sâm 9g cùng lượng tương đương độc hoạt và xuyên khung.
  • Kết hợp tần giao 12g và 3g trôm lay.
  • Đem tất cả đi rửa sạch và sắc kỹ lấy nước uống sau các bữa ăn trong ngày 30 phút.

Nên thực hiện sắc thuốc khu phong hóa thấp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống liên tục trong nhiều ngày. Nếu biểu hiện bệnh đã dứt trong thời gian dài rồi lại xuất hiện, bạn có thể tiếp tục dùng mà không sợ nhờn thuốc.

Khi dùng thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần hết sức kiên trì. Bởi lẽ thuốc Đông y sẽ thấm dần vào các cơ quan và trị chứng bệnh từ gốc. Nếu duy trì đều đặn nhiều ngày, bạn sẽ kiểm nghiệm được tính phù hợp và hiệu quả của thuốc.

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo Tây y

Trong Y học hiện đại, nhằm khắc phục hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng một số cách chữa sau:

Phương pháp nội khoa 

Trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa thường sử dụng đến các thuốc:

Có nhiều nhóm thuốc Tây dùng để trị bệnh lý này
Có nhiều nhóm thuốc Tây dùng để trị bệnh lý này
  • Nhóm Paracetamol, thuốc chứa Steroid và Aspirin có tác dụng giảm đau nhức và chống viêm.
  • Thuốc kháng viêm Naproxen, Diclofenac không chứa Steroid.
  • Các thuốc Soma, Fexmid, có tác dụng làm giãn cơ và Norflex, Sirdalud, Robaxin cùng hiệu quả.
  • Một số trường hợp phải dùng đến thuốc tiêm chứa Corticoid như Dexamethason, Prednison để trị viêm nhiễm phát sinh.

Những thuốc thoát vị đĩa đệm cột sống này thường chỉ giảm đau tức thời, nếu dùng lâu dài hoặc quá liều dễ gây tác dụng phụ. Người bệnh cần được kê đơn và dùng theo liều lượng chính xác, không tự ý mua về sử dụng.

Phương pháp ngoại khoa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trở nên trầm trọng, việc điều trị nội khoa không cho hiệu quả tốt thì bệnh nhân nên xem xét phẫu thuật ngoại khoa.

Phương pháp này nhằm loại bỏ khối thoát vị và thay thế đĩa đệm cột sống thắt lưng nhân tạo. Nó giúp người bệnh phục hồi một phần chức năng đĩa đệm và hạn chế biến chứng.

Có 2 phương án mổ thay đĩa đệm chính là phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở. Trong đó, ngày nay đa phần người bệnh được khuyên tiến hành cách mổ nội soi để hạn chế biến chứng. Nếu tiến hành mổ mở, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết hoặc làm ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh.

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Để tránh phải đối mặt với những triệu chứng, rủi ro do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, tốt nhất chúng ta cần phòng bệnh một cách chủ động. Các chuyên gia khuyên rằng:

Trong sinh hoạt thường ngày:

  • Cần ngồi đúng tư thế bằng cách giữ thẳng lưng và mở chân một góc 90 độ. Không nên nhón hoặc để chân duỗi thẳng quá lâu làm cột sống bị ảnh hưởng.
  • Nên tập thể dục, vận động vùng eo thắt lưng nhẹ nhàng để khớp sụn được trơn tru. Có thể thực hiện các bài tập tăng cơ, hỗ trợ chức năng vận động của xương theo chỉ dẫn.
  • Không mang vác các vật nặng trên lưng, tay, vai để giảm sức ép cho các đĩa đệm cuối cột sống.
  • Giữ cân nặng vừa đủ với chiều cao, đảm bảo không để đĩa đệm bị chi phối thường xuyên bởi trọng lực cơ thể.
  • Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn phải nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên đĩa đệm. Tốt nhất nên ngủ trước 11 giờ đêm và nằm nghỉ khi lưng đau mỏi.

Về chế độ ăn cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các loại thực phẩm tốt cho xương cột sống cần bổ sung
Các loại thực phẩm tốt cho xương cột sống cần bổ sung là những gì? Nhóm nào nên kiêng?
  • Nên bổ sung sữa và các chế phẩm liên quan nhằm cung cấp chất béo có lợi và vitamin D.
  • Dùng các loại cá có xương nhỏ, sườn sụn hoặc các loại rau giàu canxi để thêm khoáng chất cho xương.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả thẫm màu như súp lơ xanh, cải bó xôi, bina… để nạp vào cơ thể các vitamin và khoáng chất khác cần thiết.
  • Ăn nhiều cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm khác giàu Omega 3.
  • Loại bỏ thói quen dùng đồ ăn đóng hộp, món chiên dầu hay thức ăn cay để giảm viêm.
  • Không dùng quá nhiều thức ăn giàu đạm, món kích thích phản ứng viêm ở xương khớp.
  • Không hút thuốc lá hoặc dùng rượu, cà phê làm cấu trúc xương bị tác động từ bên trong.
  • Nếu có biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng xuất hiện trở lại, cần đi khám bác sĩ ngay.

Với những thông tin tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nêu trên, hi vọng bài viết đã cung cấp kiến thức quan trọng cho bạn. Nên tham khảo thêm và thăm khám cụ thể khi phát hiện cơ thể có triệu chứng liên quan đến bệnh này.

Bạn đọc nên biết

bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5
10 bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 giảm đau hiệu quả tại nhà
Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 mang lại nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh. Bên cạnh uống thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng tập luyện hàng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *