Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nổi mề đay là bệnh da liễu phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Nhiều người chủ quan cho rằng mề đay không gây hại gì. Thực tế thì không chỉ gây ra những triệu chứng tức thời mà bệnh còn tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ở bài viết này, CHR sẽ tổng hợp đầy đủ nhất nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị hiệu quả nhất mà bạn cần biết.

Bệnh nổi mề đay là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh

Một trong những bệnh về da thường gặp nhất là bệnh mề đay với những dấu hiệu rất đặc trưng dễ nhận biết.

me day sau sinh khoi hoan toan 2
Mề Đay Đỗ Minh là bài thuốc nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Hàng ngàn bệnh nhân kể cả PHỤ NỮ SAU SINH, MANG THAI hay TRẺ NHỎ đều đã thoát khỏi cảnh mẩn ngứa mề đay nhờ tin dùng bài thuốc này. Xem ngay

Tìm hiểu về bệnh mề đay

Nổi mề đay hay mày đay có tên khoa học là Urticaria hay Hives, thuộc nhóm các bệnh về da liễu phổ biến. Bệnh rất dễ nhận biết với những nốt sẩn phù đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.

Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng gây dị ứng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tăng sinh kháng nguyên Ige có trong huyết tương, đồng thời giải phóng Histamin khỏi phức hợp với Protein. Khi các chất trung gian gây dị ứng này được giải phóng ra, sẽ làm cho các mao mạch ở trung bì bị kích thích, hình thành các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa da.

Những triệu chứng nổi mề đay rất đặc trưng và dễ nhận biết
Những triệu chứng nổi mề đay rất đặc trưng và dễ nhận biết

Những triệu chứng bệnh này có thể tồn tại trên da từ một đến nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.

Theo thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân gặp hiện tượng phù mạch, 40% người bệnh bị cả nổi mề đay trên da kèm theo phù mạch. Đây là tình trạng mề đay xuất hiện ở niêm mạc da hoặc khu vực sâu dưới da. Hiện tượng này thường xuất hiện ở môi, mặt, xung quanh mặt, tay, chân hay bộ phận sinh dục.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Theo các chuyên gia da liễu thì tất cả mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên có nhiều đối tượng dễ mắc hơn cả.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 0 đến 9 tuổi): Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, làn da non nớt nên rất dễ kích ứng với các dị nguyên gây dị ứng. Đồng thời, triệu chứng bệnh mề đay cũng làm các bé bị ảnh hưởng nhiều hơn, không chỉ là chất lượng giấc ngủ, chán ăn mà bé còn bị ảnh hưởng về sự phát triển về thể chất, trí não.
  • Người trưởng thành ở độ tuổi 30 đến 40: Những người cơ địa yếu, mới ốm dậy, mới sử dụng thuốc kháng sinh… là những đối tượng dễ bị nổi mề đay.
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh: Trong giai đoạn mang thay hay sau sinh, cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết tố và dễ bị nóng trong người. Vì vậy đây là nhóm đối tượng thường xuyên bị nổi mày đay, ngứa da.

Các loại mề đay thường gặp hiện nay

Bệnh ngứa mày đay được phân loại thành nhiều loại khác nhau, có thể căn cứ theo thời gian mắc bệnh hoặc căn cứ vào triệu chứng, đặc điểm.

Phân loại theo thời gian phát bệnh

Bệnh mề đay có thể xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn nhưng cũng có nhiều trường hợp, bệnh diễn ra trong thời gian dài và tái phát nhiều lần. Do đó, căn cứ vào thời gian phát bệnh mà mề đay được chia thành 2 thể phổ biến gồm:

  • Nổi mề đay cấp tính: Thường kéo dài dưới 6 tuần, có thể xác định nguyên nhân, hầu hết liên quan đến kháng nguyên Ige, do cơ địa dị ứng với dị nguyên, thuốc, thực phẩm,…
  • Nổi mề đay mãn tính: Thường kéo dài trên 6 tuần được chia thành 2 nhóm gồm mề đay mãn tính tự miễn chiếm 45% và mề đay mãn tính tự phát chiếm 55%. Cũng theo các số liệu thống kế về da liễu thì bệnh mề đay mãn tính có thể hết các triệu chứng bệnh sau một khoảng thời gian khá dài. Hơn 50% trường hợp mãn tính có thể hết triệu chứng trong 1 năm, 65% khỏi trong vòng 3 năm, 85% trong vòng 5 năm và đặc biệt có khoảng 5% kéo dài trên 10 năm.

Phân loại theo triệu chứng và đặc điểm

Bên cạnh phân chia theo thời gian phát bệnh thì mề đay còn được phân loại dựa vào các triệu chứng, đặc điểm của bệnh.

Hình ảnh nổi mề đay da vẽ nổi
Hình ảnh nổi mề đay da vẽ nổi
  • Mề đay da vẽ nổi (Dermographism): Xuất hiện các vạch kẻ trên da khi bị vật nhọn tác động vào da, ngứa ngáy, có thể tự biến mất sau vài giờ.
  • Mề đay Cholinergic: Các nốt mề đay nhỏ, rất ngứa, đi kèm triệu chứng chảy nước mắt, thở khò khè, thường gặp khi cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều.
  • Mề đay do lạnh (Cold Urticaria): Vùng da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bị nổi mề đay, biến mất nhanh chóng, thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Mề đay do ánh nắng (Solar Urticaria): Xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sốc, ngất, khó thở,…

Triệu chứng nhận biết khi bị mề đay

Mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau, song nhìn chung thì hiện tượng nổi mề đay có những triệu chứng rất đặc trưng và dễ nhận biết.

  • Nổi mẩn đỏ: Xuất hiện các nốt màu đỏ hoặc màu trắng trên bề mặt da.Những nốt này có xu hướng tập trung thành từng mảng lớn và lây lan trên bề mặt da.
  • Ngứa da: Bệnh gây hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu kéo dài; dẫn đến hành vi gãi ngứa của người bệnh, về sau xuất hiện cảm giác nóng rát.
  • Khi xuất hiện ở môi, lưỡi,… có thể gây sưng phù tại chỗ.

Bên cạnh các triệu chứng trên thì nhiều người có thể gặp hiện tượng sốc phản vệ với các dấu hiệu nguy hiểm hơn như:

  • Khó thở, rối loạn hơi thở do lưỡi, môi và cổ họng sưng.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.

Khi xuất hiện những hiện tượng do sốc phản vệ, người thân bệnh nhân cần chú ý và đưa người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.

Nguyên nhân nổi mề đay

Bệnh dị ứng nổi mề đay là bệnh rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cũng có nhiều trường hợp bệnh do nhiều tác nhân cùng một lúc gây nên.

Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân nổi mề đay phổ biến
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân nổi mề đay phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì hiện tại có các nguyên nhân thường gặp nhất như:

  • Môi trường ô nhiễm: Nhiều người bị dị ứng khi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc.
  • Dị ứng thực phẩm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, cơ địa một số người dễ bị kích thích dị ứng nổi mề đay khi ăn các loại hải sản (tôm, cua, ốc, cá biển,…), sữa bò, socola, một số loại hạt, hoa quả, đồ hộp có chứa phụ gia,… (tuỳ thuộc cơ địa mỗi người).
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Da bị nổi mề đay khi tiếp xúc vật lý với các dị nguyên kích ứng như phấn hoa, lông động vật (chó, mèo,…), sợi len, khói thuốc lá,…
  • Côn trùng cắn: Nhiều loại côn trùng nhỏ khi tiếp xúc với da sẽ gây tổn thương dẫn đến hình thành mề đay, mẩn đỏ ở vùng da tiếp xúc.
  • Dị ứng với thuốc: Có nhiều loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ là nổi mề đay, thường gặp nhất là aspirin, thuốc huyết áp, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau,…
  • Dị ứng hoá chất, mỹ phẩm: Nhiều người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm thoa da, xà phòng, sữa tắm, nước hoa,…
  • Do tỳ đè, tiếp xúc: Xuất hiện các mảng mẩn đỏ, sưng ở những vùng da tiếp xúc với bề mặt khác, bị tỳ đè quá lâu, gặp nhiều nhất ở mông, bàn chân, đùi dưới,…
  • Tác nhân vật lý: Do ma sát với vật nhọn như đầu bút, móng tay, cành cây,… hay còn gọi là thể da nổi vẽ.
  • Yếu tố di truyền: Chiếm đến 60% người bị mắc mề đay. Theo thống kê thì nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh, nguy cơ con sinh ra mắc bệnh là 25% và tỷ lệ này lên đến 50% khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
  • Các bệnh lý khác: Nổi mề đay là hệ quả khi cơ thể đang mắc phải các bệnh lý khác về gan, tuyến giáp, nhiễm trùng.

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì có rất nhiều trường hợp bị mề đay vô căn, không thể xác định chính xác nguyên nhân. Do đó, mỗi người bệnh phải trang bị cho mình đầy đủ thông tin về cách chữa cũng như phương pháp phòng tránh.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Đa số người bệnh khi bị ngứa nổi mề đay đều có thể khỏi sau một đến nhiều giờ, một số trường hợp có thể kéo dài nhiều ngày. Chính vì thế nhiều người chủ quan không điều trị cũng như có các biện pháp phòng ngừa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì đây là bệnh da liễu không truyền nhiễm và đặc biệt rất dễ bị tái phát nhiều lần.

Để trả lời bệnh có nguy hiểm hay không thì còn phải tùy thuộc vào tình trạng cũng như sức khoẻ cụ thể của mỗi người.

Ở giai đoạn cấp tính, mặc dù người bệnh phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu nhưng không gây nguy hiểm và có thể khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, những tổn thương và trầy xước da khi gãi ngứa có thể để lại sẹo thâm về sau.

Mặt khác, với những người bị mãn tính vô căn hoặc tiến triển nặng thì phải hết sức cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Sưng mạch ở họng, khí quản gây khó thở, ngạt thở.
  • Choáng váng, rối loạn nhịp tim, choáng váng, ngất xỉu.
  • Gặp phản ứng sốc phản vệ, tụt huyết áp, giãn mạch,… có thể gây tử vong.

BIến chứng nổi mề đay cần thận trọng

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi, có chữa được không?

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay hiện nay đều ở thể cấp tính, số ít người bị mề đay mãn tính.

Phần lớn người bệnh mề đay có thể khỏi sau khoảng từ vài giờ đến vài ngày sau khi điều trị và chăm sóc đúng cách. Song, có khoảng 5% người bệnh bị mề đay kéo dài, tái phát nhiều lần trên 6 tuần, chuyển qua giai đoạn mãn tính.

Chính vì thế, nổi mề đay bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, do nguyên nhân gây ra dị ứng. Đặc biệt, khi bị nổi mề đay cần phải có biện pháp chữa trị và chăm sóc da đúng cách.

Bệnh này có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau, rất dễ chữa khi ở giai đoạn cấp tính. Nhưng nếu chuyển qua giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Một số trường hợp mề đay do di truyền, do bệnh lý cần đến bệnh viện để làm thêm các chẩn đoán khác.

Nổi mề đay có được tắm không, có phải kiêng gió không?

Người xưa quan niệm rằng, khi bị nổi mề đay cần phải kiêng không được tắm cũng như không được ra gió. Điều này là không có căn cứ khoa học, các chuyên gia da liễu khuyên rằng, không nhất thiết phải kiêng kỵ những điều này.

Nổi mề đay không cần thiết phải khiêng tắm và gió
Nổi mề đay không cần thiết phải khiêng tắm và gió

Khi bị nổi mề đay, cơ thể đang tích tụ độc tố, chính vì thế, việc tắm rửa, đặc biệt là tắm bằng các loại nước lá là cách giảm nhanh triệu chứng hiệu quả. Đồng thời việc tắm rửa sẽ làm sạch bụi bẩn trên da, loại bỏ các dị nguyên còn sót lại trên da, kết hợp với thành phần dược liệu trong thảo dược sẽ giúp tiêu viêm, hết ngứa, tiêu độc nhanh chóng.

Người bệnh mề đay cũng không cần thiết phải kiêng gió, che chắn cơ thể quá kỹ sẽ khiến cơ thể bài tiết mồ hôi dẫn đến kích ứng lan rộng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết khi quá lạnh thì nên tránh ra gió, nhưng không cần che chắn cơ thể quá kỹ, chỉ cần ở trong phòng thoáng mát.

Bệnh mề đay có lây không?

Các chuyên gia da liễu khẳng định rằng, bệnh mề đay là bệnh da liễu không có khả năng truyền nhiễm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng không thể lây từ người này sang người khác.

Có nhiều người trong cùng một gia đình thường bị mề đay trong một khoảng thời gian với nhau và thắc mắc rằng liệu có phải mề đay lây hay không.

Thực tế là có một số trường hợp mề đay mãn tính vô căn có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Chính vì thế, người trong cùng một gia đình có thể bị mề đay giống nhau. Hơn nữa, do sống trong cùng môi trường sống với nhau nên những người cùng nhà sẵn cơ địa dị ứng lại tiếp xúc với các dị nguyên kích ứng trong nhà nên sẽ khởi phát mề đay cùng lúc.

Chẩn đoán khi bị nổi mề đay

Thông thường, khi có hiện tượng ngứa nổi mề đay thì các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng rất đặc trưng của bệnh phía trên. Kết hợp với đó là những câu hỏi khai thác những món ăn đã ăn thời gian gần, những yếu tố nguy cơ gây kích ứng.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể làm các chẩn đoán cận lâm sàng để tìm hiểu rõ như:

  • Làm xét nghiệm máu để phân tích máu và protein phản ứng với các tác nhân dị ứng.
  • Xét nghiệm mẫu da khi nghi ngờ do dị nguyên, thuốc và thực phẩm dị ứng.
  • Phương pháp sinh thiết da khi bị mề đay mãn tính, có nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý khác.

Các cách chữa mề đay hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh mề đay là bệnh dễ chữa khỏi, nhiều cách khác nhau, từ sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà, dùng thuốc hay các bài thuốc Đông y.

Cách trị nổi mề đay tại nhà

Khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh mề đay, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Chườm đá lạnh là cách giảm mề đay đơn giản nhất
Chườm đá lạnh là cách giảm mề đay đơn giản nhất
  • Chườm đá lạnh lên vùng da bị mề đay giúp co mao mạch, làm mát dịu da, giảm sưng đỏ và ngăn chặn lây lan.
  • Bổ sung nước lọc để cân bằng điện giải, hỗ trợ đào thải dị nguyên gây bệnh, cấp ẩm da giúp làm dịu da rõ rệt.
  • Làm mát da, sát trùng da, ngăn chặn bội nhiễm da khi bị mề đay với gel nha đam (tách từ nha đam tươi).
  • Thoa mật ong nguyên chất hoặc kết hợp hỗn hợp mật ong với sữa chua, nha đam lên vùng da bị ứng.
  • Thoa kem dưỡng da có chứa thành phần vitamin B5, kẽm.
  • Áp dụng cách chữa nổi mề đay theo phương pháp dân gian với lá trà xanh, tía tô, lá khế, trầu không,…

Lưu ý các cách điều trị này chỉ nên áp dụng với bệnh nhân bị cấp tính, không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác và không xuất hiện bội nhiễm.

Bị nổi mề đay uống thuốc gì?

Phản ứng nổi mề đay là kết quả của cơ thể sản sinh histamin, do đó các bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc kháng histamin, kháng viêm, giảm ngứa,…

  • Nhóm thuốc kháng histamin như Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine, Acrivastin, Desloratadine,…
  • Thuốc kháng histamin liều mạnh khi cần như Hydroxyzine Pamoate, Doxepin,…
  • Với bệnh nhân có các triệu chứng nặng hơn như sưng phù ở thanh quản hay phù mạch thì có thể được kê dùng Corticoid dạng uống.
  • Tiêm định kỳ theo tháng kháng thể đơn Omalizumab với bệnh nhân bị mãn tính.
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch, ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể như Tacrolimus, Cyclosporine.
Nên thận trọng khi sử dụng thuốc tây trị nổi mề đay
Nên thận trọng khi sử dụng thuốc tây trị nổi mề đay

Ngoài ra tùy từng trường hợp mà có các đơn thuốc phù hợp nhất. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đông y chữa dị ứng nổi mề đay

Trong Đông y, bệnh mề đay được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như phong chẩn, tầm ma chẩn, phong ngứa. Nguyên do gây bệnh là sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà vào cơ thể đang bị suy yếu, gây tích tụ độc và uất tích tại bì.

Nếu Tây y chú trọng vào kiểm soát sự giải phóng của histamin đồng thời giảm triệu chứng tại chỗ thì đông y lại điều trị từ căn nguyên bên trong.

Công dụng chính của các bài thuốc Đông y là tiêu độc, tiêu ban, thanh nhiệt, hoạt huyết, phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Một số thảo dược thường được dùng trong các bài thuốc Đông y như kinh giới, kim ngân hoa, hoàng cầm, ngưu bàng tử, xích thược, ké đầu ngựa, hoàng liên,…

Chữa mề đay bằng Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn
Chữa mề đay bằng Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn

Bài thuốc chữa mề đay do thể phong hàn

Chuẩn bị: 16g mỗi loại cam thảo, hạ khô thảo, bồ công anh, ngải diệp, tang ký sinh; 12g mỗi loại kim ngân hoa, sài hồ.

Tất cả nguyên liệu đem sắc cùng 2 lít nước cho đến khi vơi còn một nửa, đem uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa mề đay thể phong nhiệt

Nguyên liệu 1 thang thuốc gồm: 20g mỗi loại kim ngân hoa, cỏ mần trầu, tang diệp; 16g mỗi loại xương bồ, ké đầu ngực, tang ký sinh; 12g mỗi loại cam thảo, sài hồ, bạch thược, hoàng cầm.

Sắc thang thuốc trên với 2 lít nước trong khoảng 1 – 2 tiếng, dùng trong ngày.

Nổi mề đay kiêng gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?

Một trong những tác nhân chính gây kích ứng dẫn đến phát mề đay chính là thực phẩm. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng và thời gian điều trị bệnh, thời gian phục hồi sau bệnh.

Khi bị mề đay, người bệnh cần chú ý hạn chế hoặc kiêng một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa đạm như trứng, sữa, hải sản, thịt bò,… đặc biệt những người có cơ địa dị ứng nên kiêng hẳn.
  • Thực phẩm, món ăn nhiều muối, đường có thể gây kích ứng thần kinh ngoại biên, kích ứng da, nổi mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa hơn.
  • Người bệnh không nên ăn nhiều món ăn, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,… không nên ăn món ăn chiên rán và chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, nước ngọt,…
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà,… khi đang mắc bệnh.
Người bị nổi mề đay cần kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng
Người bị nổi mề đay cần kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng

Bên cạnh đó, người đang bị và trong quá trình điều trị mề đay nên sử dụng các loại thực phẩm, món ăn sau:

  • Rau xanh đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm nhiều chất xơ, trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào (cải kate, diếp cá, súp lơ xanh, khoai lang, bí đỏ, cam, ổi,…)
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống viêm như hành, nghệ, tỏi,…
  • Các loại thức ăn có omega-3 như cá hồi, dầu đậu nành, đậu hũ,…
  • Bông cải, táo, hành tây,… chứa chất quercetin có công dụng chống dị ứng, rất tốt cho bệnh nhân bị mề đay, dị ứng, phát ban,…

Lưu ý: Một số người có cơ địa dị ứng với nhiều loại thực phẩm, gia vị khác nhau. Do đó, trong chế độ ăn uống cần tìm hiểu, phát hiện và tránh sử dụng các loại thực phẩm đó.

Những lưu ý để phòng tránh nổi mề đay dị ứng

Mề đay là một chứng bệnh dễ chữa nhưng lại rất dễ tái phát, do đó người bệnh từng có tiền sử mắc bệnh cần phải ghi nhớ các biện pháp phòng tránh.

  • Không tiếp xúc với các nguồn bệnh như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt cưa, côn trùng,…
  • Hiểu cơ địa của mình, không sử dụng các thực phẩm, món ăn, gia vị kích ứng, đồng thời lưu ý với người thân, đầu bếp nhà hàng trước khi ăn.
  •  Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, làm sạch vật dụng cá nhân, phòng ngủ, chăn gối, khăn mặt,…
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc quá kín khi bị nổi mề đay, nên mặc đồ thoáng mát, sạch sẽ.
  • Chăm sóc da đúng cách, thoa kem dưỡng ẩm, bổ sung vitamin, collagen,… cho da.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học, thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.

Trong các bệnh da liễu thì nổi mề đay là chứng bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Tìm hiểu đầy đủ, chính xác thông tin về bệnh là cơ sở để có thể điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả. Điều quan trọng nhất là khi mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần có phương pháp điều trị đúng đắn, tránh các biến chứng không đáng có cũng như dẫn đến tình trạng mãn tính sau này.

BÀI LIÊN QUAN:

4.7/5 - (6 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *