Dây thìa canh có đặc điểm gì và công dụng, liều dùng

Dây thìa canh, một vị thuốc quý mang lại nhiều tác dụng trị bệnh và có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cùng khám phá chi tiết về đặc điểm nhận dạng, thành phần và tác dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.

Hình ảnh cây dây thìa canh
Hình ảnh cây dây thìa canh

Dây thìa canh là gì?

Dây thìa canh hay còn được gọi là dây muối, lõa ti rừng, tên khoa học là Gymnema sylvestre.

Loài cây này vốn nổi tiếng với tác dụng kích kích tuyến tụy tăng tiết và tăng hoạt lực cho các insulin giúp hạ đường huyết và cân bằng lượng đường trong máu ổn định. Rất nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng tuyệt vời này của dây thìa canh.

Theo một số tài liệu cổ xưa loài cây này đã được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước công nguyên. Trong đó chúng phân bố, được dùng nhiều nhất tại thung lũng Paltacolt thuộc miền Trung nam Ấn Độ.

Tại Việt Nam, dây thìa canh lần đầu được TS Trần Văn Ơn – Trưởng môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội tìm thấy vào năm 2006. Hiện loại cây này được trồng và phát triển mạnh ở một số tỉnh miền Bắc nước ta như: Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình. Trong đó Nam Định và Thái Nguyên là hai tỉnh chuyên canh tác loại thảo dược này.

Đặc điểm nhận dạng

Người bệnh có thể nhận biết dây thìa canh dựa vào các đặc điểm đơn giản dưới đây:

  • Là loại thân gỗ, dạng dây leo, cao khoảng 6-10m. Thân có lỗ bì thưa, đường kính khoảng 3mm được chia thành các lóng dài.
  • Lá cây thìa canh dài khoảng 6-7cm, rộng tầm 2,5-5 cm, hình bầu dục hoặc trứng ngược. Đầu lá nhọn, có mũi gồm 4-6 cặp gân.
  • Hoa của dây thìa canh có màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở dưới nách lá. Hoa khá nhỏ, đài hoa có lông mịn và rìa lông, tràng hoa không có lông ở mặt ngoài, đối với tràng phụ có khoảng 5 răng.
  • Quả của dây thìa canh to ở phía dưới, dài khoảng 5,5cm, hạt bên trong có lông mao và hình dẹt.

Phân loại dây thìa canh

Dựa vào đặc điểm lá người ta chia loại cây này ra làm 2 loại theo hình dáng lá:

  • Dây thìa canh lá nhỏ: Thường có nhựa màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Khi dùng vị giác để thử thì tác dụng làm mất vị ngọt của cây chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn.
  • Dây thìa canh lá to: Có nhựa vàng đậm, khi nếm thì tác dụng làm mất vị ngọt của cây kéo dài khá lâu.

Tuy nhiên trong giới y học người ta không thường phân biệt dây thìa canh theo cách này mà chủ yếu dựa vào trạng thái khô và tươi của cây.

  • Dây thìa canh khô: Là loại dây đã được thu hái, sau khi sơ chế được đem đi phơi hoặc sấy khô nhằm bảo quản và sử dụng được lâu dài.
  • Dây thìa canh tươi: Là trạng thái mới thu hoạch, còn tươi, chưa bị phơi hoặc sấy khô.
Người ta chủ yếu phân loại cây thìa canh dựa trên trạng thái khô và tươi
Người ta chủ yếu phân loại cây thìa canh dựa trên trạng thái khô và tươi

Bộ phận thu hái và chế biến

  • Bộ phận thu hái: Tất cả các bộ phận của dây thìa canh từ thân, rễ, lá, hoa hay quả đều được thu hoạch và sơ chế để điều trị các bệnh khác nhau.
  • Thời điểm thu hoạch: Không giống như các loại thảo dược khác phải thu hoạch theo mùa, cây thìa canh có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
  • Sơ chế: Sau khi được thu hoạch cây thìa canh sẽ được đem về rửa sạch, thái thành từng khúc dùng tươi luôn hoặc sấy khô để dùng dần.
  • Cách bảo quản: Đối với dây thìa canh tươi người bệnh nên để trong tủ lạnh, còn đối với dạng khô thì cho vào túi zip kín để nơi thoáng mát và khô ráo.

Thành phần hóa học của cây thìa canh

Thành phần hóa học chính làm nên những công dụng tuyệt vời của dây thìa canh phải kể đến:

  • Hoạt chất GS4 (tên khoa học là Gymnema Sylvestre): Là tổ hợp nhiều acid gymnemic có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh các tế bào Beta, từ đó giúp tăng số lượng và hoạt lực của các insulin giúp cơ thể tự cân bằng đường huyết. Ngoài ra GS4 còn có khả năng ức chế cơ thể hấp thụ đường ở đường ruột và gan tân tạo lại các glucose ngăn chặn không có đường từ ruột hay gan xâm nhập vào máu. Đồng thời kích thích các enzym tiêu thụ và sử dụng hết lượng đường tại các mô cơ. Nhờ đó mà giúp cơ thể hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.
  • Peptide Coumarin: Có khả năng làm người bệnh không cảm giác được vị đắng và ngọt, làm lưỡi không thể hấp thụ được đường Glucose.
  • Các hoạt chất khác: Ngoài 2 thành phần chính trên thì dây thìa canh còn chứa anthraquinone, flavonoid, hentriacontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, acid tartaric, d-quercitol, acid formic, acid butyric, lupeol,…

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Công dụng của cây thìa canh đã được khoa học nghiên cứu, chứng minh và thực tế người dùng kiểm nghiệm. Cụ thể thảo dược này có những công dụng sau:

  • Hạ đường huyết: Đây là công dụng nổi bật và chiếm phần lớn các công trình nghiên cứu của dây thìa canh. Tác dụng này đã được công nhận sau khi thí nghiệm trên thỏ có đường huyết cao. Thí nghiệm cho thấy loại cây này có khả năng làm suy giảm hoạt tính của các enzym tân tạo đường, đồng thời giúp biến đổi thể trạng gan trong quá trình tăng đường huyết giúp hạ glucose hiệu quả. Một số công trình nghiên cứu tác dụng này phải kể đến nghiên cứu được công bố tháng 11/2018 trên tạp chí Dược Học- Bộ Y tế số 391; nghiên cứu của khoa Dược – Viện khoa học Y khoa Ấn Độ,…
  • Làm mất vị giác đắng và ngọt: Như đã đề cập ở phần trên khi dùng dây thìa canh dưới dạng tươi các hoạt chất Peptide Coumarin trong thảo dược này sẽ khiến lưỡi bị mất đi cảm giác đối với vị đắng và ngọt. Thời gian mất đi vị giác là từ 2-3 tiếng, sau đó tác dụng sẽ giảm dần.
  • Hạ lipid máu: Dịch chiết của dây thìa canh tác động lên lipid trong máu, giúp chuyển hóa và đào thải lipid rất nhanh.
  • Hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể: Ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường dây thìa canh còn nổi tiếng với vai trò làm giảm cholesterol và Triglycerid trong huyết tương. Đồng thời giúp tăng sự đào thải của sterol trung tính và sterol acid qua phân.
  • Giải độc: Một số thành phần trong rễ dây thìa canh có khả năng giải độc cho cơ thể nhất là trường hợp bị rắn độc cắn.
Thảo dược này giúp hạ và duy trì đường huyết ở mức an toàn
Thảo dược này giúp hạ và duy trì đường huyết ở mức an toàn

Ngoài những công dụng trên, cây thìa canh còn được biết đến với những tác dụng sau:

  • Điều hòa miễn dịch
  • Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột
  • Tăng men sử dụng đường ở mô và tăng sản xuất insulin
  • Ổn định đường huyết và giúp làm giảm mỡ máu
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Giúp quá trình giảm cân đạt hiệu quả như mong muốn

Dây thìa canh chữa bệnh gì?

Với thành phần và công dụng đã được nghiên cứu trên, người ta thường dùng cây thìa canh để điều trị các bệnh sau:

Dây thìa canh chữa tiểu đường

Với công dụng hạ và ổn định đường huyết dây thìa canh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Hoạt chất GS4 trong thảo dược này chính là chìa khóa quan trọng kích thích cơ thể sản sinh các insulin cần thiết cho hoạt động chuyển hóa glucose. Đồng thời hoạt chất này đóng vai trò tăng tiết tế bào β, giúp tăng hoạt lực cho các insulin để cân bằng đường huyết được tốt nhất.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ sau 3-6 tháng sử các sản phẩm điều chế từ dây thìa canh chỉ số Hba1c của người bệnh giảm và ổn định rõ rệt.

Chữa bệnh béo phì

Với tác dụng chuyển hóa, đào thải các lipid và các cholesterol xấu mà dây thìa canh còn có thể giúp cơ thể tự đào thải lượng mỡ dư thừa, chống bệnh béo phì, giảm cân hiệu quả.

Phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạnh

Cũng nhờ các hoạt chất GS4 giúp chuyển hóa lipid, đào thải các cholesterol nhanh và hiệu quả nên người ta còn dùng dây thìa canh để ngăn ngừa xơ vữa động mạnh do các cục máu đông (lipid trong máu). Đồng thời giảm nguy cơ bị tim mạch, huyết áp (do các cholesterol xấu)

Chữa viêm mạch máu, trị rắn cắn

Nhờ khả năng điều hòa hệ miễn dịch tốt, dây thìa canh còn dùng để trị viêm mạch máu, làm lành vết thương hoặc dùng làm thuốc giải độc khi bị rắn cắn.

Đối tượng sử dụng và chống chỉ định dùng dây thìa canh

Dây thìa canh thích hợp sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Người đang bị mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
  • Người bị cao huyết áp, tim mạch hoặc xơ vữa mạch máu.
  • Người thừa cân, béo phì có ý định giảm cân.
  • Người bị ngộ độc rắn, bị thương ngoài da,…

Tuy nhiên nên cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này với các trường hợp sau:

  • Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với dây thìa canh thì không nên sử dụng.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú vì hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào về độ an toàn của thảo dược này cho đối tượng trên.
  • Do dây thìa canh có tính mát nên những người đang bị đi ngoài phân lỏng cũng nên ngừng sử dụng thảo dược này để tránh tình trạng tồi tệ hơn.
Những người đang mang bầu trước khi dùng dây thìa canh thì nên hỏi qua ý kiến bác sĩ
Những người đang mang bầu trước khi dùng dây thìa canh thì nên hỏi qua ý kiến bác sĩ

Cách sử dụng và liều lượng quy định

Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích khác nhau của mỗi người mà người ta có thể dùng dây thìa canh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên dù là dùng với mục đích gì thì người bệnh cũng nên tuân thủ theo liều lượng đã được khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Cách sử dụng dây thìa canh

  • Hãm trà: Cách sử dụng này khá đơn giản, tiện lợi, dễ thực hiện lại không mất quá nhiều thời gian. Người bệnh hãm như cách hãm trà bình thường.
  • Sắc nước: Người bệnh có thể sắc dây thìa canh với nước lọc hoặc với một số thảo dược khác như: Giảo cổ lam, xạ đen… Cách làm này tuy mất nhiều thời gian và công sức hơn nhưng sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh hơn gấp nhiều lần.
  • Đắp trực tiếp: Cách làm này thường áp dụng cho dây thìa canh tươi chưa bị phơi hoặc sấy khô.

Liều lượng

Dù rất tốt cho sức khỏe nhất là trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên dây thìa canh sẽ chỉ phát huy hết công dụng nếu bạn biết dùng đúng cách.

  • Người bệnh nên lưu ý mỗi ngày chỉ nên sử dụng 40g cây thìa canh để hãm hoặc sắc nước uống.
  • Việc sử dụng quá liều lượng quy định sẽ có thể khiến cơ thể bị hạ huyết áp hoặc đường huyết đột ngột.

Tác dụng phụ khi sử dụng dây thìa canh không đúng cách

Việc sử dụng cây thìa canh không đúng cách hoặc quá liều thường xuyên có thể khiến cơ thể bạn bị gặp các tác dụng phụ sau:

  • Váng đầu, chóng mặt, hoa mắt: Tác dụng phụ này xảy ra khi người bệnh dùng  quá liều (vượt  quá 40g/ ngày) hoặc dùng vào lúc đang đói khiến đường huyết và huyết áp bị tụt xuống đột ngột không kiểm soát được.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Nguyên nhân chính của tình trạng này là do người bệnh đã sử dụng nước sắc dây thìa canh qua đêm bị thiu hỏng và biến chất. Do đó các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chế biến các bài thuốc với lượng vừa đủ dùng trong ngày. Trường hợp không dùng hết thì bảo quản trong tủ lạnh hoặc đun sôi lại trước khi sử dụng. Tuy nhiên nên hạn chế cách làm này vì sẽ khiến thuốc bị giảm hiệu quả.
Nước dây thìa canh để qua đêm có thể khiến bạn bị đầy bụng, chướng hơi
Nước dây thìa canh khi để qua đêm có thể khiến bạn bị đầy bụng, chướng hơi

Bài thuốc chữa bệnh bằng cây thìa canh

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng dây thìa canh người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Có 3 cách chữa tiểu đường bằng dây thìa canh được nhiều người áp dụng bao gồm:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc này khá đơn giản, dễ thực hiện, thích hợp cho những người bận rộn.

Nguyên liệu:

  • Tách pha trà
  • Nước sôi
  • 10g dây thìa canh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho dây thìa canh vào trong tách sau đó lấy một ít nước sôi tráng qua rồi gạt nước đi.
  • Bước 2: Đổ một lượng nước sôi vừa phải rồi ủ trong khoảng 10 phút là có thể uống được.

Bài thuốc 2:

Thay bằng việc hãm nước sôi bạn có thể sắc dây thìa canh để chữa bệnh tiểu đường với các bước như sau:

Nguyên liệu:

  • 1-6g dây thìa canh khô
  • Một ấm sắc bằng đất hoặc sứ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem dây thìa canh khô đi rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
  • Bước 2: Cho thảo dược trên vào ấm sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, chắt lấy nước rồi uống khi còn ấm. Nên uống sau bữa ăn để tác dụng hạ đường huyết đạt kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 3:

Ngoài 2 cách trên bạn cũng có thể dùng dây thìa canh kết hợp với một số thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Cách làm này được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Nguyên liệu:

  • 20g dây thìa canh khô
  • 50g cây xạ đen

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch với nước sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
  • Bước 2: Sau khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi để chừng khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, chắt nước rồi dùng hàng ngày sau khi ăn 10 phút.

Bài thuốc chữa rắn cắn

Trong trường hợp bị rắn độc cắn bạn hãy thử áp dụng bài thuốc giải độc bằng dây thìa canh dưới đây. Cách làm này đã được nhiều người kiểm nghiệm và thấy hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 6-7 lá dây thìa canh tươi

Cách thực hiện

  • Bước 1: Lấy lá thìa canh đem rửa sạch sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn
  • Bước 2: Dùng hỗn hợp giã nát trên đắp trực tiếp lên vết thương để điều trị.
Dây thìa canh kết hợp với xạ đen là bài thuốc hoàn hảo để chữa bệnh tiểu đường
Dây thìa canh kết hợp với xạ đen là bài thuốc hoàn hảo để chữa bệnh tiểu đường

Những lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng dây thìa canh người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Loại thảo dược này rất dễ nhầm lẫn với các loại dây leo khác. Vì theo các nhà thực vật hiện có đến khoảng 3000 loài cây có hình dáng tương tự dây thìa canh.

  • Để đảm bảo mua đúng chất lượng người bệnh nên lựa chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín có giấy phép hoạt động rõ ràng.
  • Tuân thủ theo đúng liều lượng chỉ định và thời gian sử dụng
  • Trong trường hợp thấy xuất hiện các biểu hiện lạ như hoa mắt, chóng mặt, đau bụng,… người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.

Dây thìa canh giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Theo khảo sát trên thị trường hiện giá cây thìa canh đang được bán với các mức giá khác nhau tùy vào từng loại chế phẩm

  • Đối với dây thìa canh tươi giá bán hiện tại là khoảng 35.000/ 1kg
  • Đối với dây thìa canh khô thì giá bán giao động khoảng: 120,000 -140.000đ/ 1kg
  • Đối với các loại chế phẩm như trà dây thìa canh thì giá bán khoảng 40.000đ/1 hộp 20gr.

Với nhu cầu sử dụng cây thìa canh ngày càng lớn rất nhiều cơ sở kinh doanh mặt hàng này mọc ra như nấm để đáp ứng cầu của người dân. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những địa chỉ bán lớn, uy tín để đảm bảo mua được hàng chất lượng. Dưới đây là một số địa chỉ người bệnh có thể tham khảo mua:

Dây thìa canh bán tại Hà Nội:

  • Trung Tâm Vietfarm có trụ sở tại số 48, đường Tố Hữu, thuộc quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. SĐT: 096171466.
  • Công ty CP trà thảo dược Trường Xuân, có văn phòng đại diện tại phòng 310, nhà số 7, khu tập thể đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
  • Học viện quân y có địa chỉ thuộc số 104 đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Công Ty cổ phần Nam Dược, đại chỉ tại 51 Trương Công Giai, thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ bán cây thìa canh bán tại Hồ Chí Minh:

  • Công ty TNHH Tấn Phát có địa chỉ tại số 21, đường 21, thuộc phường 8, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Công Ty Trà Thảo Dược Thanh Bình có địa chỉ tại số 608, đường Nguyễn Oanh, thuộc Phường 6, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dây thìa canh từ đặc điểm nhận dạng, nơi phân bố, thành phần, công dụng, cách dùng chữa bệnh. Loại thảo dược này tuy có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng nếu dùng sai cách hoặc quá liều có thể sẽ khiến cơ thể bạn gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây thìa canh đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bình luận (1)

  1. Đinh Hữu Hanh says: Trả lời

    Bài viết rất chu đáo và trách nhiệm. Muốn mua cây thìa canh ở Tp Vinh thì mua ở đâu?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *