Nấm bạch linh: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Bảng tóm tắt
Bạch linh là loài nấm sống ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Vị thuốc này chữa được nhiều bệnh khác nhau như: Suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém, tiêu chảy, bụng đau, ăn không tiêu,… Để có thể hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý được nhiều người quan tâm hiện nay, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bạch linh là cây gì? Có những đặc điểm nào?
Bạch linh có tên khoa học Poria cocos wolf, thường được gọi là phục linh hoặc bạch phục linh. Bạch linh thuộc họ nấm ở thể lớn, nặng từ 3 – 5kg. Hình dáng có thể là hình elip, hình khối cầu hoặc hình chữ nhật. Đôi khi có hình dạng không xác định, không đồng đều nhau. Vỏ bên ngoài có màu nâu, sần sùi, còn bên trong là một khối rắn chắc, có màu trắng hoặc hồng nhạt.
Bạch linh có nguồn gốc ở vùng Vân Nam, Trung Quốc và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một loại thảo mộc hiếm ở nước ta, chưa được trồng và thu hái nhiều. Ở nước ta Thường sinh sống ở vùng núi hiểm trở như Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai,…
Đa số bạch linh dùng làm thuốc ở dạng khô, sau khi thu hái về được đem thái miếng mỏng rồi phơi. Tùy vào từng loại mà nó có màu hồng nhạt, nâu nhạt,… Toàn bộ cây nấm bạch linh được dùng làm thuốc, cụ thể:
- Phục linh bì: Lớp vỏ ngoài cùng của nấm, thường có màu trắng hoặc nâu nhạt và một mặt màu nâu đen.
- Phục linh khối: Đây là phần còn lại của nấm phục linh sau khi được tách vỏ ngoài. Nó thường có màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc màu trắng.
- Xích phục linh: Là phần có nâu nhạt hoặc màu đỏ của nấm.
- Bạch phục linh: Là phần có màu trắng bên trong của nấm.
- Phục thần: Đây là phần nấm ôm lấy đoạn rễ của cây.
Thành phần hóa học trong nấm phục linh: Nấm phục linh chứa các hợp chất như triterpenoid, beta-pachyman, protein, mỡ, histamine, gum, beta-pachymanase, adenine, lipase, chất khoáng…
Cách thu hái, chế biến và bảo quản
Nấm bạch linh thường được thu hoạch vào tháng 7 – 9 hàng năm. Đây là khoảng thời gian cho ra loại nấm có chất lượng tốt nhất. Nấm bạch linh sau khi được đào lên, thường được sơ chế để có thể bảo quản lâu hơn.
Cách sơ chế nấm bạch linh rất đơn giản, không mất nhiều thời gian:
- Trước hết, loại bỏ phần đất cát dính ở trên nấm, rồi chất thành đống để nấm ra mồ hôi.
- Sau đó, trải đều nấm bạch linh lên trên mặt phẳng nơi thoáng khí cho đến khi nấm se lại.
- Tiếp tục chất đống, ủ nấm thềm một vài lần nữa cho đến khi khô nước và xuất hiện các vết nhăn trên bề mặt.
- Khi nấm có nhiều vết nhăn, tiến hành phơi nấm trong bóng mát cho đến khi khô.
- Đối với loại bạch linh tươi thì thái mới và phơi âm can nơi thoáng gió được coi là biện pháp bảo quản tốt nhất.
Ngoài cách sơ chế trên, nhiều người còn sử dụng cách ngâm nấm phục linh trong nước để bảo quản. Sau khi đào lên, người ta ngâm nấm với nước sạch khoảng một ngày cho ra hết đất cát, sau đó rửa sạch và gọt phần bỏ vỏ bên ngoài. Tiếp đến là đồ nấm lên, thái thành từng lát mỏng khoảng 2 – 3 cm rồi mới phơi hoặc sấy khô.
Nấm bạch linh muốn giữ được nguyên vẹn những dưỡng chất bên trong thì sau khi hái phải được sơ chế và có cách bảo quản đúng.
Bạch linh có tác dụng gì?
Theo Đông y, bạch linh là loại dược liệu có vị ngọt, nhạt và tính bình. Loại nấm này có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau trong Đông y và Tây y hiện đại.
Tác dụng chữa bệnh của bạch linh theo Đông y
Từ xưa, trong y học cổ truyền những thầy thuốc Đông y đã sử dụng nấm phục linh như một thành phần không thể thiếu để chữa một số căn bệnh. Trong đó có thể kể đến như:
- Trị phù nhũng, lợi tiểu.
- Điều trị các bệnh lý có liên quan đến thấp nhiệt: Viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt, chướng bụng.
- Điều trị chướng hơi, chữa ăn uống không tiêu, bí tiểu tiện, tiêu chảy, ho có đờm.
- Điều trị yếu tim, hồi hộp, hoảng sợ, mất ngủ.
Tác dụng của bạch linh theo dược lý hiện đại
Theo những nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần trong nấm bạch linh còn mang lại nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như:
- Nấm phục linh có tác dụng trong việc bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết, làm giảm nguy cơ bị loét bao tử.
- Thành phần Polysaccharide trong dược liệu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và giúp an thần.
- Nước sắc từ dược liệu có tác dụng làm ức chế các hoạt động của tụ cầu vàng, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và tụ cầu vàng.
Cách sử dụng và liều lượng
Liều dùng của bạch linh thế nào cho an toàn, hiệu quả cũng là vấn đề mà bạn nên biết. Thực tế, liều dùng của thuốc bạch linh có sự khác nhau dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. Vì vậy, bạn hãy tham khảo, hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ để có được liều lượng dùng thích hợp nhất.
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 6 – 12g/ngày.
Nấm bạch linh được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau, có thể ở dạng hoàn, tán và sắc. Thuốc cũng có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với những dược liệu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch linh
Bạch linh là một loại dược liệu quý trong thiên nhiên, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ bạch linh được nhiều người áp dụng như:
1. Trị tiêu chảy
- Lấy 20g bạch linh, đảng sâm, bạch truật, 5g trần bị, gừng đem tán nhỏ hỗn hợp.
- Lấy hỗn hợp trốn với nước rồi vo thành từng viên nhỏ.
- Mỗi lần uống từ 5 – 10 viên đều đặn sẽ giúp trị tiêu chảy sẽ tự động hết.
2. Trị suy nhược cơ thể, gầy yếu
- Bạn lấy 15g bạch linh, đảng sâm, bạch truật, 5g cam thảo, trần bì, mộc hương, sa nhân tán thành bột mịn.
- Đem hỗn hợp với nước rồi vo viên.
- Uống mỗi lần từ 10 – 15 viên sẽ thấy cơ thể không còn mệt mỏi, nhẹ nhàng và ăn ngon ngủ khỏe hơn.
3. Chống phù, viêm
- Những người bị phù do suy nhược cơ thể dùng 15g bạch linh, 5g quế chi, bạch truật, 20g trạch trả sắc với nước uống 2 – 3 lần/ngày.
- Hoặc bạn cũng có thể lấy 200g bạch linh, 70g cám gạo tán mịn pha với nước ấm. Mỗi lần uống 10g và uống 2 lần/ngày.
4. Chống nôn mửa
Thành phần acid pachymic có trong bạch linh giúp giảm tình trạng buồn nôn hiệu quả.
- Lấy 15g bạch linh. 10g bán hạt chế, 5g sinh khương sắc với 0,5 lít nước.
- Uống đều đặn mỗi ngày sẽ giúp hết chứng buồn nôn và tăng cường sức khỏe rất tốt.
5. Trị chứng mất ngủ
- Người bị mất ngủ dùng 20g bạch linh, đảng sâm, long nhãn nhạc, xương bồ tán mịn vo viên.
- Uống mỗi lần 10 – 15 viên mỗi tối trước khi đi ngủ.
6. Trị các vết đen trên mặt
- Dùng bạch linh rửa sạch rồi tàn thành bột.
- Dùng thuốc bột pha cùng với một ít nước lọc để tạo thành dung dịch sệt.
- Sau khi rửa mặt, thoa bột thuốc sản phẩm từ bạch linh lên những vùng da bị bệnh.
7. Vị thuốc bạch linh bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng
- Phụ tử, trạch tả và mẫu đơn mỗi vị 8g, 12g nhục quế, hoài sơn, bạch phục linh và sơn thù mỗi vị 16g, thục địa 24g.
- Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột rồi làm thành từng viên nhỏ.
- Mỗi ngày người bệnh dùng 20 – 30g hoặc sắc uống như thuốc thang.
8. Bài thuốc nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, yếu sức
- 4-8g nhục quế, 2g bạch truật, 16g đảng sâm 12g bạch linh, 12g hoàng kỳ, 8g cam thảo, 8g xương khung, 20g thục địa, 12g bạch thược, 12g đương quy.
- Tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, chế với mật ong rồi tạo thành từng viên nhỏ. Mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
9. Bài thuốc giúp an thần và ninh tâm
- Người bệnh chuẩn bị hoàng kỳ, long nhãn, táo nhân, viễn chí, phục thần, nhân sâm, đương quy, bạch truật mỗi vị 12g, mộc hương và chích cam thảo mỗi vị 8g, đại táo 5 quả.
- Chế thành hoàn mềm và dùng uống trước khi đi ngủ.
10. Bài thuốc trị tỳ hư thấp trệ
- Quất trần bì, bạch linh bì, tang bạch bì, đại phúc bì và sinh khương bì các vị bằng lượng.
- Đem tán tất cả hồn hợp thành bột mịn, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước đun sôi để nguội.
11. Bài thuốc trị đau nhức chân tay
- Đảng sâm, thược dược, bạch truật, thục phụ tử và bạch linh mỗi vị 10g.
- Đem phụ tử sắc trước khoảng 10 phút, sau đó bạn cho các dược liệu khác vào sắc lấy nước uống.
12. Bài thuốc trị chứng bạch đới thấp nhiệt
- Bạn chuẩn bị bạch linh và khiếm thực, mỗi loại một lượng vừa đủ.
- Tán dược liệu đã chuẩn bị thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần bạn dùng 10g uống với nước muối nhạt.
13. Cá chép hầm đậu đỏ bạch linh trị chứng phù nề toàn thân
- 30g phục linh, 1 con cá chép và 50g xích tiểu đậu.
- Dùng dược liệu hầm với cá chép rồi lấy nước uống trong ngày.
14. Thịt lợn hầm phục linh bạch truật trị viêm teo dây thần kinh
- 20g bạch truật, 250g thịt lợn nạc, 15g phục linh, 300g cà rốt.
- Đem dược liệu cho vào túi vải, cà rốt cắt miếng vừa ăn và đập dập 1 củ gừng. Cho toàn bộ vào nồi, thêm nước và hầm cho thịt chín thật nhừ. Sau đó bỏ phần bã thuốc, nêm nếm gia vị vào và ăn cả nước lẫn cái.
- Mỗi ngày ăn 1 lần/ngày và thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.
Gợi ý một số món ăn chữa bệnh từ nấm bạch linh
Nấm bạch linh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để chế biến các món ăn trong gia đình. Món ăn từ loại nấm này vừa giúp ăn ngon miệng, lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng.
Dưới đây là một số món chế biến từ nấm bạch linh, thơm ngon bổ dưỡng dành cho các chị em muốn cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Đậu rồng xào nấm bạch linh
Món ăn này tăng cường rau xanh, không chỉ giúp dễ ăn mà còn giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn. Với những nguyên liệu vô cùng quen thuộc, bạn đã có thể biến được món ăn với đầy đủ màu sắc và mùi vị.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100g đậu rồng.
- 80g nấm bạch linh.
- 1 củ cà rốt.
- 50g bắp non.
- 1 thìa cafe boa – rô băm.
- 1 thìa cà phê dầu hòa, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường và thìa súp dầu ăn.
Cách chế biến:
- Ngâm nấm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra rửa sạch.
- Nấm cắt miếng vừa ăn, đậu rồng cắt miếng cheo. Cà rốt cắt khoanh mỏng, bắp non chẻ làm đôi, cắt miếng chéo.
- Phi hành với dầu ăn đến khi thấy có mùi thơm, cho cà rốt, bắp non, đậu rồng đã chuẩn bị vào xào. Đến khi chúng gần chín thì cho nấm vào thật nhanh tay, sau đó cho hạt nêm, dầu hào, đường. Xào chín thì tắt bếp.
Lưu ý: Nấm bạch linh rất nhanh chín nên khi nào bạn cần phải đảm bảo nhanh tay, xào ít phút rồi tắt bếp. Xào trong thời gian dài sẽ khiến nấm bị mất chất dinh dưỡng và ăn không được giòn và ngon.
Nấm bạch linh sốt bào ngư
Đây là món ăn được nhiều chị em nội trợ truyền tai nhau bởi sự kết hợp giữa nấm bạch linh và bào ngư vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, lại vô cùng hấp dẫn, ngon miệng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 250g nấm bạch linh.
- 100g bong bóng cá.
- 4 thìa súp nước sốt bào ngư.
- 1 chén nước dùng.
- 100g cải thìa.
- 2 thìa cà phê bột năng, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa đường và 1 thìa súp dầu ăn.
Cách chế biến:
- Nấm bạch linh bạn mua loại đã sơ chế sẵn. Khi chế biến lấy ra 2 tai nấm cắt thành lát mỏng.
- Dùng bong bóng cá cho vào chảo dầu chiên phồng, sau đó vớt ra và ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Cho lên bếp luộc với gừng đập dập và rượu để có thể khử mùi tanh, rồi xả tiếp dưới nước lạnh, để ráo nước, cắt miếng vừa ăn.
- Cải thìa bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc qua với nước, vớt ra ngâm trong đá lạnh để có thể màu xanh cho rau cải.
- Bạn cho dầu vào chảo đun nóng, xào sơ nấm và bong bóng cá. Tiếp đến cho nước dùng, nước sốt bào ngư và bột ngăn đã hòa nước và khuấy thật đều.
- Thêm hạt nêm, bột ngọt, muối, đường theo khẩu vị, xào đến khi nước hơi sền sệt là được.
- Múc ra đĩa, trang trí cải thìa xung quanh cho đẹp mắt là bạn và gia đình có thể thưởng thức.
Thịt bò xào nấm bạch linh
- Món ăn vừa mới lạ, dễ làm lại bổ dưỡng, các chị có thể ghi chép công thức sau đây vào sổ tay nấu ăn của mình.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 100g thịt bò.
- 50g nấm bạch linh.
- 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột năng, 1 thìa tỏi băm.
- 1/2 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường, 1/2 củ cà rốt.
Cách chế biến:
- Thịt bò bạn rửa sạch, thái thành các miếng mỏng.
- Nấm rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó cắt bỏ phần chân nấm.
- Cà rốt tỉa hoa, cắt lát.
- Phi tỏi thơm rồi tiến hành nấm, cà rốt vào xào chín. Nêm dầu hào, hạt nêm, đường theo khẩu bị.
- Khuấy bột năng vào nước lạnh rồi đổ vào thịt bò cho đến khi bột sền sệt thì bạn có thể tắt bếp.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc phục linh
Bạch linh mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị và chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng, để đạt được kết quả như mong đợi, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng và sử dụng thảo dược quá liều lượng. Mỗi ngày chỉ nên dùng 6 – 12g bạch linh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng bạch linh.
- Bạch linh có tác dụng lợi tiểu nên những ai hay đi tiểu nhiều hoặc có bệnh về đường tiết niệu không nên dùng.
- Nấm bạch linh có nhiều loại nên màu sắc cũng có sự khác nhau, không nhất thiết chỉ có màu trắng.
- Người dùng bị dị ứng với các thành phần hóa học của thuốc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về loại nấm bạch linh – một loại dược liệu quý có nhiều tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Trước khi sử dụng dược liệu nấm bạch linh và những bài thuốc trị bệnh, người bệnh vui lòng hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về khả năng chữa bệnh và độ an toàn của dược liệu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!