Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị tốt nhất
Bảng tóm tắt
Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, bất cứ độ tuổi nào. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vảy nến thường xuyên tái phát, gây ngứa ngáy, bong tróc và ửng đỏ da khiến người bệnh xấu hổ, mất tự tin. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người mắc sớm có giải pháp khắc phục, đẩy lùi tình trạng này. Cùngbác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng, chữa bệnh vảy nến sau đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết, bệnh vảy nến tên tiếng anh là Psoriasis, là một dạng tổn thương ngoài da mãn tính. Y học hiện đại xếp căn bệnh này là loại bệnh tự miễn dịch mãn tính, xảy ra do sự tích tụ các tế bào da bất thường. Hiện tượng này làm co giãn bề mặt da, khiến da bị tổn thương. Tại vùng da tổn thương này sẽ hình thành các vảy màu trắng bạc và viêm đỏ. Ở một số người, vùng da đóng vảy có thể bị nứt và chảy máu.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, móng chân, móng tay… Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng da tróc vảy màu trắng, ửng đỏ và mưng mủ.
Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê, trên thế giới có đến 10% bệnh nhân da liễu mắc phải bệnh này. Ở Việt Nam, số người bị bệnh vảy nến chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh da liễu. Trong đó, những người bệnh ở độ tuổi từ 20 đến 50 nhiều hơn trẻ em dưới 10 tuổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần và các bác sĩ chuyên khoa khác cho rằng bệnh lý này hình thành chủ yếu do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Cụ thể, các tác nhân gây bệnh phổ biến như sau:
Hệ miễn dịch suy yếu
Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, rối loạn, cơ thể sẽ bị:
- Các vi khuẩn, virus ngoài môi trường tấn công.
- Nhận diện nhầm những tế bào của cơ thể là tế bào lạ, sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy tế bào.
- Thời gian sống của tế bào da bị rút ngắn, làm tích tụ da chết, tạo thành mảng vảy nến.
Nguyên nhân khác
Theo thông tin từ Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc tế, ước tính có khoảng 10% bệnh nhân bị vảy nến là do gen. Cũng theo đó, các nhà khoa học đã xác định được khoảng 25 biến thể gen có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
- Di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ di truyền cho con là 40%.
- Môi trường sống chứa tác nhân gây bệnh: Môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn, các hóa chất độc hại rất dễ khiến cho da bị dị ứng.
- Nhiễm khuẩn: Những người bị viêm họng, viêm amidan,… có sẵn các ô vi khuẩn trong cơ thể. Khi chịu tác động của một số yếu tố bên ngoài, nó có thể ảnh hưởng đến sự hình thành bệnh vảy nến.
- Rối loạn chuyển hóa: Những chuyển hóa đường, đạm trong cơ thể khi bị rối loạn có thể hình thành nên bệnh vảy nến.
- Rối loạn nội tiết: Nội tiết tố trong cơ thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh. Cụ thể, phụ nữ mang thai bị vảy nến thường có biểu hiện bệnh nhẹ hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ trầm trọng lên sau khi sinh em bé.
- Do tác dụng của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiểu đường sai cách là một nguyên nhân hình thành bệnh.
- Yếu tố tâm lý: Bệnh cũng có thể hình thành khi cơ thể mệt mỏi hay stress quá nhiều.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến
Ngoài các nguyên nhân trên, những yếu tố dưới đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Da bị thương do vết cắt, trầy xước, côn trùng cắn, bị cháy nắng…
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
- Người bị HIV.
- Người bị viêm họng.
- Thường xuyên căng thẳng, stress.
- Phụ nữ thời tiền mãn kinh hoặc những người bị rối loạn nội tiết tố.
- Người sử dụng thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển…
Triệu chứng bệnh vảy nến thường gặp nhất
Việc nhận biết sớm sự hình thành của bệnh vảy nến sẽ giúp bạn lựa chọn giải pháp kiểm soát, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này được bác sĩ Nhuần chỉ ra đó là:
- Da mẩn đỏ: Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người bệnh vảy nến. Các vùng da tổn thương có hiện tượng ửng đỏ thành mảng.
- Hình thành mảng trắng: Xung quanh các vết ửng đỏ là mảng trắng đục như lớp vảy. Số lượng mảng trắng là không giới hạn, tùy thuộc tình trạng bệnh. Nếu cạy những vảy trắng này ra, bạn sẽ thấy những lớp sừng chồng lên nhau. Đó là các tế bào da chết tích tụ lại. Vảy trắng hay các tế bào da chết dễ bong tróc, rơi rụng.
- Da bị tổn thương: Các vị trí như khuỷu tay, móng tay, mông, vùng da xương cùng, đầu gối, móng chân… là những vị trí dễ bị tổn thương khi bị bệnh. Kích thước vùng da tổn thương chỉ khoảng vài milimet đến vài centimet.
- Ngứa da: Người bệnh sẽ bị ngứa da. Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên và rất dữ dội. Nó khiến người bệnh vô cùng khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi.
- Tổn thương khớp: Khi bị vảy nến, người bệnh đồng thời có thể bị viêm khớp. Ngoài ra, có đến gần 20% người bệnh bị biến dạng khớp, cứng khớp, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Phân loại bệnh vảy nến
Y học cổ truyền và y học hiện đại có cách phân loại bệnh vảy nến khác nhau. Tây y thường phân nhóm bệnh dựa trên vị trí, triệu chứng, đặc điểm của bệnh. Trong khi đó Đông y lại phân loại bệnh dựa trên căn nguyên gây bệnh. Cụ thể:
Phân theo biểu hiện
Dựa vào sự khác biệt của một số biểu hiện bệnh, người ta có thể phân ra các dạng sau:
- Vảy nến thể nghịch (thể da tiết bã): Dạng bệnh này không xuất hiện hiện tượng bong tróc da. Vùng da có xu hướng tiết bã nhờn, gây ẩm ướt.
- Thể mảng bám: Da bị khô, ửng đỏ, dễ bong vảy.
- Thể mủ: Vùng da bị vảy nến thường có mủ. Nếu không cẩn thận, vết mủ có thể bị vỡ ra, gây viêm da.
- Thể giọt: Toàn thân bị phát ban dưới dạng đốm nhỏ màu hồng tươi hoặc sẫm. Đây là thể bệnh vảy nến nhẹ nhất và dễ chữa nhất. Những người bị viêm họng liên cầu dễ có nguy cơ mắc thể bệnh này.
- Vảy nến thể tròn: Xuất hiện những hình tròn to nhỏ khác nhau trên da. Tùy vào mức độ tổn thương da mà có thêm biểu hiện ửng đỏ và ngứa ngáy. Thể bệnh này rất hiếm gặp.
Phân loại bệnh vảy nến theo vị trí
Dựa trên vị trí hình thành bệnh, người ta thường chia ra 5 dạng bệnh vảy nến khác nhau gồm:
- Vảy nến da đầu: Bệnh nhân bị vảy nến ở da đầu, thường xuyên ngứa ngáy, tóc rụng nhiều. Đây cũng là thể bệnh thường gặp nhất.
- Bệnh vảy nến ở bàn tay, bàn chân: Da bàn tay, bàn chân bị khô, dày lên, xuất hiện mảng trắng bạc và bong ra.
- Vảy nến móng tay: Móng tay bị hư tổn, có màu vàng trên nền móng trắng. Lớp sừng trên móng tay giòn, dễ gãy.
- Dạng vảy nến viêm khớp: Vào buổi sáng, các khớp xương có hiện tượng sưng tấy, cứng. Thể bệnh này thường đồng thời xuất hiện ở người bị thể mủ.
- Vảy nến toàn thân: Người bệnh bị ngứa khắp cơ thể. Kèm theo đó là cảm giác đau, rát, khó chịu. Làn da toàn thân bị ửng đỏ, tổn thương. Người bệnh có thể bị mất nước, nhiễm trùng da, thậm chí cảm thấy ớn lạnh, bị viêm phổi…
Phân loại theo Đông y
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, Đông y phân bệnh vảy nến ra nhiều thể khác nhau. Trong đó, điển hình có thể kể đến các thể bệnh dưới đây:
- Thể phong nhiệt: Các chấm nhỏ xuất hiện đột ngột, sau đó lớn dần và xuất hiện vảy trắng, đục, gây ngứa. Bệnh xảy ra ở mặt, râu, tay, chân. Dấu hiệu kèm theo là hoại tử da, các chấm xuất huyết.
- Thể phong huyết táo: Thể bệnh đã khởi phát nhiều năm. Vùng da tổn thương gây ngứa nhẹ, có màu đỏ. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện khô da vùng mặt, rêu lưỡi khô và vàng.
- Thể phong hàn: Bệnh khởi phát do nhiễm lạnh. Thường bị vào mùa thu hoặc đông. Trên da người bệnh xuất hiện các chấm nhỏ như đồng tiền, bề mặt da đỏ, nổi nhiều mụn. Các mụn này dễ vỡ hoặc rỉ dịch. Lưỡi người bệnh màu hồng nhạt, rêu lưỡi trắng.
- Thể thấp nhiệt: Xuất hiện đốm tổn thương giống những chấm nhỏ ở hội âm, bầu ngực, hố mắt hay vùng sinh dục, khuỷu tay. Da có màu hồng xám. Các tổn thương da có xu hướng chảy dịch trắng đục, liên kết lại với nhau. Người bệnh cảm thấy ngứa, sốt, mệt mỏi, rêu lưỡi vàng hoặc đỏ sậm.
- Thể huyết nhiệt: Tổn thương điển hình của thể bệnh này là vết sần dạng đồng tiền với kích thước khác nhau. Khi cào vào thì rướm máu. Thể bệnh này cũng xuất hiện tại hội âm, hố mắt, bầu ngực, khuỷu tay, bộ phận sinh dục. Các tổn thương da có màu hồng xám, chảy dịch trắng đục và liên kết với nhau. Người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, ngứa, rêu lưỡi vàng hoặc đỏ đậm. Bệnh thường đi kèm với hiện tượng táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, miệng khô, tâm trạng mệt mỏi.
- Thể huyết ứ: Thể bệnh này có biểu hiện là các vết ban có kích thước không đều, màu tím hoặc đỏ đậm. Bề mặt da tổn thương khô, trắng đục nhưng không bong tróc mà hơi lõm so với vùng da khác. Người bệnh có thể bị ngứa nhẹ.
- Thể huyết hư: Xuất hiện khi cơ thể yếu hoặc có bệnh lâu ngày. Da người bệnh có màu trắng bệch. Vùng da tổn thương có màu hồng nhạt, bề mặt hơi ướt, bong vảy và ngứa.
- Thể nhiệt độc thương doanh: Thể bệnh này khởi phát đột ngột và gây tổn thương toàn thân. Da có hiện tượng nổi ban đỏ hoặc tím, sưng nóng, bóng vảy và sưng. Khi ấn vào thì nhạt màu. Người bệnh bị sốt toàn thân, sợ lạnh, khát, tay chân mất sức, tinh thần mệt mỏi, lưỡi màu đỏ sẫm, ít tân dịch.
- Xung nhâm không điều hòa: Thể bệnh này xảy ra ở phụ nữ mang thai, sinh nở hoặc đang hành kinh. Da toàn thân của người bệnh đỏ, có vết xuất huyết, sau đó chuyển màu trắng đục. Người bệnh bị ngứa, miệng khô, đau lưng, choáng đầu và lưỡi đỏ đậm.
Bệnh vảy nến có lây không?
Nhiều người dễ lầm tưởng vảy nến là bệnh lây nhiễm, vì vậy, họ ngại tiếp xúc với người bị bệnh. Thực tế, bệnh lý này không lây từ người sang người. Tuy nhiên, nó có thể lan rộng sang các vùng da khác trên cơ thể.
Khi hệ miễn dịch yếu đi hoặc bị rối loạn, cơ thể nhận biết nhầm các tế bào là tác nhân gây hại nên tấn công. Do vậy, lượng tế bào chết tăng nhanh và lan rộng. Chu trình sống của tế bào bị rút ngắn đi đến 10 lần. Điều này làm cho số tế bào chết bị ùn ứ tích tụ trên diện rộng, khiến da bị viêm, sưng.
Các tế bào mang mầm bệnh nhanh chóng chồng chất lên nhau, tạo thành các mảng da màu trắng đục. Khi việc sản sinh và tiêu hủy tế bào mới bị mất cân bằng, vảy nến sẽ hình thành. Cứ thế, bệnh lan từ vùng da này sang vùng da khác.
Vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Bác sĩ Nhuần nhận định, tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng vảy nến có thể gây những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Cụ thể, dưới đây là những biến chứng thường gặp của căn bệnh này:
- Gây bệnh về tim mạch: Bệnh lý này làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch. Một số thuốc điều trị vảy nến có thể tác động đến nồng độ cholessterol trong máu, dẫn đến đột quỵ.
- Bệnh xương khớp: Theo thống kê, cứ 100 người bị vảy nến quanh khớp thì có từ 10 đến 30 người mắc bệnh viêm khớp. Những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị bệnh về cột sống, dây chằng… khiến khả năng vận động khó khăn, cơ thể đau nhức.
- Bệnh về nội tiết: Chuyên gia cảnh báo người bị bệnh lý da liễu này có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường và các bệnh như gan nhiễm mỡ, béo phì, tăng lipid máu…
- Sỏi thận: Việc lạm dụng thuốc điều trị bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm cho thận, khiến thận phải làm việc quá tải.
- Biến chứng khác: Ngoài ra, bệnh vảy nến còn ảnh hưởng đến chức năng của mắt, tai, miệng…
Thêm vào đó, bệnh còn cản trở sinh hoạt của người bệnh. Khi vùng da bị bệnh lan rộng, các tế bào da sẽ rơi xuống, gây cảm giác bẩn. Da người bệnh bị nổi nhiều vết sần sùi, mất thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người có tâm lý tự ti. Họ thường ít ra ngoài, ngại tiếp xúc với người khác. Lâu dần, người bệnh có xu hướng sống khép mình, xa lánh mọi người xung quanh.
Khi bệnh càng phát triển, người bệnh càng bị chi phối bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Do vậy, họ khó tập trung vào công việc, hiệu suất làm việc giảm sút.
Vậy vảy nến tự khỏi được không? Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất sau một thời gian hình thành. Điều này khiến họ lầm tưởng vảy nến có thể tự khỏi. Thực chất, bệnh lý này không thể tự khỏi hẳn. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện và biến mất theo đợt, sau đó sẽ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Bị bệnh vảy nến không nên ăn gì và nên ăn gì?
Nếu thực hiện chế độ ăn khoa học, người bị vảy nến có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Ngược lại, nếu không ăn uống phù hợp, bệnh sẽ dễ tái phát, dai dẳng và khó chữa hơn.
Những loại thực phẩm không nên ăn
Theo các chuyên gia, người bị vảy nến nên tránh một số nhóm thực phẩm sau đây:
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ bao gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt bê, thịt ngựa, thịt cừu. Trong thịt đỏ chứa nhiều Arachidon. Đây là chất có thể khiến cho vết thương bị viêm.
- Đồ ăn cay nóng, chiên rán, đồ ăn nhanh: Những loại thực phẩm này dễ gây kích ứng da, làm bệnh tái phát.
- Đồ ngọt: Các loại kem, bánh kem, socola chứa nhiều đường làm quá trình chuyển hóa chất gặp khó khăn. Đây là một yếu tố khiến bệnh vảy nến nặng hơn.
- Thực phẩm chế biến từ sữa: Cũng giống như thịt đỏ, các chế phẩm từ sữa chứa một số chất gây kích ứng da, dị ứng, sưng, viêm nên không tốt cho người bệnh.
- Hải sản: Các loại tôm, cua, ghẹ, ốc, hàu… có chứa histamin. Chất này làm ức chế vùng da tổn thương, dẫn đến hiện tượng dị ứng và ngứa. Người bị bệnh vảy nến dùng nhóm thực phẩm này sẽ khó kiểm soát bệnh hơn.
- Nội tạng động vật: Ăn nội tạng động vật có thể kéo dài thời gian lành da.
- Thực phẩm chứa gluten: Đó là bánh mì, lúa mì, mì ống. Nhóm thức ăn này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường ruột, khiến bệnh vảy nến nặng hơn.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga… là những loại chất kích thích có ảnh hưởng đến chức năng gan. Nó có thể làm vùng da bị bệnh lan rộng hơn.
Trên đây là những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến người bị vảy nến. Người bệnh không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng những thực phẩm này.
Những thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn
Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng, người bệnh vảy nến cũng cần bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Rau xanh: Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải thìa… chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp vùng da tổn thương mau lành. Nó đồng thời cung cấp vitamin, giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch.
- Cá hồi: Cá hồi chứa Omega 3, có tác dụng chống viêm, rất phù hợp cho quá trình chữa trị bệnh.
- Vừng đen: Vừng đen đồng thời cung cấp cho cơ thể vitamin E và Omega 3, giúp người bệnh kiểm soát tốt các vết vảy lây lan.
- Trái cây: Trong trái cây, đặc biệt là bơ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E giúp cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường bảo vệ da, phục hồi làn da bị bệnh.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc chứa bột yến mạch hoặc chất chống oxy hóa được khuyên dùng cho người bị vảy nến.
- Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, nên pha loãng và hạn chế uống vào buổi tối hoặc lúc đói.
- Nước lọc: Nước lọc cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể và giữ ẩm cho da. Người bệnh nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày.
Nếu tích cực thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, kết hợp với điều trị bệnh đúng cách, các triệu chứng vảy nến có thể thuyên giảm hẳn.
Các biện pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả hiện nay
Hiện nay, cả Đông y và Tây y đều có nhiều cách điều trị bệnh lý này. Người bệnh có thể tham khảo những cách trị bệnh phổ biến nhất dưới đây:
Cách chữa vảy nến tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều cách chữa bệnh vảy nến như: Sử dụng giấm táo, nha đam, lá trầu, nghệ vàng… Dưới đây là một số bài thuốc đi kèm cách làm cụ thể.
Chữa vảy nến bằng lá trầu:
Chuẩn bị
- Lá trầu không.
- Rau răm.
- Bèo hoa dâu.
- Muối hạt.
Cách làm:
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm trong nước muối chừng 10 phút để diệt khuẩn, rửa lại bằng nước sạch.
- Cho chúng vào nồi nấu lên cùng với khoảng 2 lít nước.
- Sau 15 – 20 phút thì tắt bếp, chờ cho nước nguội bớt rồi lấy nước này để tắm. Có thể cho thêm ít muối hột vào để tăng tính sát khuẩn.
- Lấy bã trong nồi đem giã nát, chà xát lên vùng da cần điều trị.
Áp dụng thường xuyên cho đến khi phần da bớt bị bong tróc, sần sùi cho bệnh nhân.
Chữa vảy nến bằng muồng trâu:
Nguyên liệu:
- Đọt non và lá của cây muồng trâu,
- 20 ngọn rau răm.
- Khoảng 10 lá trầu.
Tiến hành:
- Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch.
- Cho vào ấm và đun sôi cùng với khoảng 2 lít nước sôi.
- Khi nước đã sôi thì cho thêm vào 1 muỗng muối hột.
- Dùng nước này để pha với nước lạnh cho ấm rồi tắm.
Thực hiện mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần cho đến khi vùng da bớt sần sùi. Bạn cũng có thể dùng lá muồng trâu giã nhuyễn để đắp lên vùng da bị viêm.
Điều trị vảy nến bằng mẹo dân gian bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, diện tích vảy nến chưa lan rộng. Tuy là cách chữa an toàn nhưng hiệu quả điều trị bệnh không cao, không triệt để, phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người bệnh.
Điều trị vảy nến theo Tây y
Tây y có hai phương pháp điều trị bệnh vảy nến chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Sau khi tiến hành các chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp nhất.
Cách điều trị tại chỗ
Cách điều trị này thường dùng các loại thuốc bôi, thuốc điều trị vảy nến và thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh mắc kèm theo. Một số thuốc điều trị vảy nến tại chỗ:
- Thuốc bôi: Corticosteroid, Calcipotriol, Tazaroten, Tacrolimus, Acid salicylic,
- Thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến: Kháng histamin H1 và kẽm oxyd 10%.
- Thuốc điều trị bệnh đi kèm: NSAIDs, thuốc điều trị rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, chống loét đường tiêu hóa
Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tiến hành chiếu tia UVB, UVA.
Cách điều trị toàn thân
Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các thuốc như:
- Vitamin A acid.
- Thuốc ức chế miễn dịch, chống viêm do tác động trực tiếp vào các tế bào lympho T,
- Thuốc ức chế việc tăng sinh tế bào,
- Các thuốc kết hợp với phương pháp quang trị liệu khi điều trị vảy nến thể nặng.
Một số thuốc điều trị toàn thân: Methotrexat, Acitretin, Ciclosporin, Infliximab…
Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ. Người bệnh nên cẩn trọng và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cách ốt nhất để tránh bị vảy nến là phòng bệnh từ sớm.
Cách điều trị bệnh vảy nến theo Đông y
Đông y chia bệnh vảy nến ra từng thể bệnh khác nhau, tương ứng với đó là các cách điều trị khác nhau. Có các dạng thuốc để uống và thuốc dùng để ngâm, rửa. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể sử dụng cách điều trị kết hợp với châm cứu bấm huyệt để giảm tình trạng bệnh.
Giữa hàng trăm bài thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến hiện nay, bộ sản phẩm An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam được đánh giá là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều người bệnh. Với nguyên tắc điều trị bệnh từ căn nguyên, bài thuốc An Bì Thang với 3 chế phẩm gồm thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa vừa tác động sâu giải quyết nguyên nhân gây bệnh vừa khắc phục những triệu chứng bệnh bên ngoài.
Nhờ “tác động kép” nên mang đến hiệu quả điều trị bệnh toàn diện, lâu dài hơn. Đặc biệt với bài thuốc uống gồm các vị thuốc có công dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân ngoại tà xâm nhập gây bệnh.
Bên cạnh hiệu quả toàn diện trong điều trị, bài thuốc An Bì Thang được đánh giá cao về nguồn dược liệu sạch, đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ cho người bệnh. Sở dĩ làm được điều này là do thảo dược bào chế ra An Bì Thang được thu hái từ các vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo từ khâu nuôi trồng cho tới sơ chế.
Với sự an toàn, lành tính cao, bài thuốc này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người bệnh, trong đó có trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, những người bệnh cơ thể suy nhược.
Để đem đến sự tiện dụng tối đa cho người bệnh, An Bì Thang được bào chế ở dạng cao, thuốc bôi giúp người bệnh tiết kiệm được công sức, thời gian trong điều trị. Có thể mang thuốc đến cơ quan sử dụng chỉ với những thao tác đơn giản, nhanh gọn.
Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, bài thuốc đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía các chuyên gia cũng như người bệnh.
Theo khảo sát trên 500 bệnh nhân, bài thuốc An Bì Thang cho hiệu quả kinh ngạc cả giới chuyên gia và người bệnh khi cho kết quả:
Hiện bài thuốc được sản xuất và phân phối độc quyền bởi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam. Mỗi năm, An Bì Thang giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi bệnh da liễu nói chung và vảy nến nói riêng an toàn, hiệu quả.
VIDEO: An Bì Thang – Giải pháp loại bỏ viêm da, cải thiện làn da khỏe mạnh cho nữ nghệ sĩ Thu Huyền
Để được đội ngũ chuyên gia 40 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt nam TƯ VẤN MIỄN PHÍ về bệnh vảy nến và bài thuốc AN BÌ THANG, CLICK NGAY:
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Mặc dù là bệnh tự miễn mãn tính và khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu duy trì những thói quen có lợi thì người bệnh vẫn có thể phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cách hỗ trợ điều trị giúp cho quá trình dùng thuốc đạt tác dụng tối ưu hơn.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng người bệnh nên tuân thủ:
Vệ sinh da thường xuyên
Những người mắc bệnh vảy nến hoặc có nguy cơ mắc bệnh vảy nến nên vệ sinh làn da mỗi ngày sạch sẽ. Không nên tắm nước quá nóng. Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh. Sau khi tắm, cần lau khô dan và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.
Ngoài ra, người bệnh không nên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nguồn nước nhiễm khuẩn hay hóa chất độc hại.
Sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè
Người bệnh nên chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi. Như vậy, làn da sẽ luôn được khô ráo, không bị tích tụ mồ hôi. Ngoài ra, không nên mặc quần áo bó sát nhằm tránh gây kích ứng da, tổn thương da.
Giữ ấm cơ thể về mùa lạnh
Khi thời tiết lạnh, da của người bệnh vảy nến dễ bị kích ứng khiến các lớp vảy hình thành và tái phát.
- Người bệnh nên mặc áo khoác ấm, choàng khăn kín cổ, sử dụng tất, bao tay.
- Không ăn các thực phẩm lạnh, uống nước lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu
Theo các chuyên gia, người bị bệnh vảy nến có thể tắm nắng trong khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Tuy nhiên, nếu ở dưới ánh mặt trời quá lâu, da người bị vảy nến có thể bị đỏ, mẩn ngứa. Vì vây, tốt nhất, người bệnh nên tắm nắng 3 lần/tuần. Cần chú ý đến các vị trí như bàn tay, mặt, tai và các vị trí bị bệnh vảy nến.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục giúp người bị vảy nến tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập yoga đơn giản hoặc đi bộ nhẹ nhàng.
Lưu ý:
- Không tập các động tác quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lau khô mồ hôi và vệ sinh sạch sẽ sau khi tập luyện, tránh để mồ hôi khiến da ửng đỏ, dễ tái phát bệnh.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày
Uống đủ nước rất quan trọng với người bị vảy nến. Khi uống đủ nước, làn da không bị khô, tróc vảy; trở nên mềm mại, mịn màng hơn.. Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép sinh tố thay cho nước lọc. Không nên uống nước ngọt có ga, các thức uống gây kích ứng da.
Giữ tinh thần ổn định, thoải mái
Stress, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh vảy nến. Vì vậy, người bệnh nên giữ tinh thần thật sảng khoái, vui vẻ. Ngoài ra, nên ngủ đủ 8 tiếng. Phòng ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da từ tự nhiên
Các sản phẩm dưỡng ẩm cho da có thành phần tự nhiên tốt cho người bị vảy nến. Nó có tác dụng giữ cho da luôn ẩm, ngừa bệnh vảy nến tái phát. Tùy từng sản phẩm mà bạn nên sử dụng vào buổi sáng hay buổi tối.
Ngoài các sản phẩm dưỡng da, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho da vào bữa ăn hàng ngày.
Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, đến nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tốt nhất, chúng ta nên phòng ngừa bệnh từ sớm bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi tốt. Nếu có các dấu hiệu của bệnh vảy nến, bạn cần xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để lựa chọn cách chữa thích hợp nhất.
Xem thêm:
Tôi bị vảy nến da đầu, da đầu khô, bong mảng trắng, ngứa, thỉnh thoảng còn thấy đau. Tôi đã thử đổi sáng 1 số loại dầu gội dược phẩm để trị những vẫn không ngứa bong ngứa. Giờ tôi muốn uống thuốc đông y an bì thang để trị dứt điểm bệnh này thì có được không, ai dùng thuốc này khỏi rồi tư vấn giúp tôi
Mình bị bong, ngứa, khô da đầu do vẩy nến, đợt rồi thấy ông anh cùng công ty bị vẩy nến da đầu mới trị hết bằng thuốc an bì thang này nên cũng đang nghiên cứu thêm đến khám xem tình trạng như vậy có thể dùng được khỏi hay không đây
Tớ đang dùng đây có tiền triển nhưng chậm, nhưng chắc do là thuốc đông y, nhưng thôi chậm cũng được miễn sao mà khỏi hết được là mừng
Em có một đợt công việc stress quá tóc rụng tá lả, da đầu bỗng ngứa rần, khô, sờ vào hơi sần, cứ nghĩ do dầu gội không hợp nên đổi loại khác, vậy mà tình trạng càng nặng hơn. Em đi khám thì bác sĩ kết luận bị vẩy nến da đầu và cho thuốc về bôi taza, thuốc uống đồng thời gội đầu bằng bồ kết thay cho dầu gội, nói chung thấy cũng đỡ nhưng không nhiều lắm, trời nóng da đầu vẫn rất ngứa, và bong vảy lả tả. Lúc đó em có tâm sự với người bạn và được họ chỉ đến chỗ trung tâm da liễu đông y nên em đến khám xem sao, chưa dùng đông y bao giờ nên em cũng muốn thử. Bác sĩ kiểm tra da đầu và tình trạng sức khỏe của em rồi kê cho thuốc đông y an bì thang gồm thuốc an bì thang đặc trị viêm da về gội, an bì thang cao bôi và an bì thang giải độc để uống. Em dùng được 15 ngày thấy cũng giảm ngứa một chút, sau hết 1 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Em dùng thêm 1 tháng nữa thì da đầu hết ngứa, không còn bong vẩy và rụng tóc nữa, tóc chắc mềm hơn trước. Đến nay em dừng thuốc được gần năm rồi nhưng không bị lại. Thỉnh thoảng em vẫn mua thuốc gội của trung tâm chứ không dám dùng dầu gội có hóa chất
Thuốc gội là đóng chai về pha ra gội hay sao bạn? Thuốc đông y thì có loại nào cần sắc không
Loại về gội đó là gói thuốc được đóng sẵn trong bao, cậu về lấy 2-4 gói trong đó nấu nước gội đầu, thuốc uống đã được chế biến sẵn thành loại viên cao nên chỉ cần hòa với nước uống thôi, không cần phải sắc đâu
Tui cũng dùng thuốc an bì thang này nè, 2 tháng thôi là hết rụng tóc, ngứa, đau đầu luôn, hiện đang dùng thêm tháng nữa cho hết hẳn
Ông anh tôi cũng bôi kháng sinh, bôi giấm táo đủ thứ không khỏi chắc cũng phải khuyên ông anh mua thuốc này xem thế nào
Mẹ tôi bị vẩy nến đã hơn chục năm, mỗi lần phát bệnh là đỏ thành đốm, có mủ, bong vẩy ngứa và sáng ngủ dậy các khớp xương đau ê ẩm. Tôi đã đưa mẹ đi khám ở bệnh viện da liễu, các phòng khám đông y…. và cũng được kê thuốc kháng sinh uống, thuốc đông y về uống, bôi đủ cả nhưng bệnh vẫn không khỏi và tần suất tái càng dày đặc. Tôi có đọc được bài viết an bì thang có thể chữa khỏi vẩy nến này https://centerforhealthreporting.org/chuyen-gia-da-lieu-hon-40-nam-kinh-nghiem-chia-se-bai-thuoc-tri-benh-vay-nen-hieu-qua-ngan-nguy-co-tai-phat-19466.html nhưng vẫn còn rất phân vân không biết thuốc an bì thang này có thể trị dứt điểm bệnh của mẹ tôi không? Mong những ai đã dùng thuốc này rồi có thể cho tôi lời khuyên
mạ mình bị vẩy nến kiểu này lấy lá trầu không, rau răm, bèo hao dâu rửa sạch bằng nước muối rồi nấu với khoảng 2 lít nước trong vòng 15 phút, đợi nước sôi thì cho thêm 1 muỗng muối hột vào nữa. Để nước nguội một chút thì lấy tắm, phần bã chà nhẹ lên chỗ bị chàm. kiên trì làm 2 tuần vậy sẽ thấy da lành và đỡ ngứa nhiều, bạn thử làm xem, không được thì uống thuốc
Vảy nến khó chữa lắm không dùng được cách bạn bảo đâu vì nó do nguyên nhân bên trong mà. Bố mình bị vảy nến thể mảng cũng vật vã gần chục năm, cứ ngứa với đau hoài. Sau may nhờ ông bạn cũ đến chơi chỉ cho bác sĩ Nhuần của trung tâm da liễu, ông đến đó khám rồi được bác sĩ kê cho thuốc gồm thuốc tắm, thuốc bôi và thuốc uống. Cứ dùng đều đặn 3 loại thuốc đấy theo hướng dẫn, bố mình bị nhiều nên thuốc tắm tốn hơn người bình thường, cứ hết là lại lấy thêm. Cứ dùng thuốc với kiêng khem theo hướng dẫn mà bố mình sạch vảy nến đó, hình như là tầm hơn 3 tháng gì đó. Tính đến nay đã gần năm rồi đó, hôm vừa rồi mình có lấy thêm thuốc uống cho bố. Thấy bảo cứ gần 1 năm lấy thêm thuốc uống sẽ không lo tái phát
Bạn ơi thế là điều trị 3 tháng bằng thuốc của bác sĩ Nhuần này là sẽ khỏi vẩy nến ak
Thời gian điều trị cụ thể dựa theo sức khỏe, tình trạng nặng nhẹ của bệnh và khả năng hấp thụ thuốc nữa ấy bạn,thường dao động từ 2-4 tháng tùy người, cụ thể thì phải đến khám bác sĩ mới biết rõ được
Mẹ em trị có 2 tháng thôi là khỏi đấy ạ, nói chung là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn nghỉ đúng giờ, nên ăn gì, kiêng ăn gì bác sĩ có dặn kỹ rồi cứ thế mà theo thôi, không thì mọi người kéo lên đọc bài viết ở trên ấy
Thuốc trị vẩy nến an bì có cần phải sắc không
Thuốc viên loại cao ấy em, chả cần sắc gì cho phiền, cứ thế mà uống thôi
Tui thấy thuốc này có hiệu quả nhất trong số những loại đã từng dùng qua đấy, tui bị bệnh vẩy nến do di truyền, cũng dân gian thuốc thang từ nhỏ nhưng không khỏi, đặc biệt sau này bắt đầu dậy thì, cơ thể hay bị rối loạn thì bệnh càng nặng và bị nhiều lần hơn trong năm. Có rất rất nhiều lúc cảm thấy stress vì bệnh. Tui được biết đến an bì thang qua một người bạn và chỉ cần dùng 3 tháng là đã khỏi, giờ thì hơn 1 năm rồi, phủi phui không bị lại, không ngứa ngáy, đỏ rát da nữa
Có bài thuốc dân gian nào trị được vảy nến tại nhà một cách hiệu quả không ạ?
Nhà có bồn tắm thì cho khoảng 1/4 ly muối biển vào trong bồn nước ấm ngâm mình 15p để giúp bỏ vẩy, sau đó lau khô người rồi hòa giấm táo và nước theo tỉ lệ 1:1 bôi lên chỗ bị chàm, sẽ hơi rát nếu da bị bong, có vết thương hở nhưng cố gắng nhịn để giảm ngứa và kháng khuẩn nhé. Nhớ là muối biển chứ không phải muối thường nhé
Em thấy đợt rồi ba em bị vẩy nến, mẹ em lấy đọt lá muồng trâu non, một nhúm rau răm và khoảng 10 lá trầu đem rửa sạch cho vào nồi nấu với 2 lít nước, đợi nước sôi cho thêm 1 muỗng muối hột nữa rồi bắc xuống pha với nước lạnh cho loãng và hâm hẩm thì tắm. Tuần tắm 2-3 lần da sẽ bớt ngứa, sần sùi
Mấy bài này tớ thử cả rồi nhưng vẫn không khỏi các cậu ơi, có bài nào hay hơn nữa không, da dẻ cứ ngứa rồi dày sần cả lên, gãi cả ngày cả đếm
Vậy em xem thử chế độ ăn uống của mình đã phù hợp chưa, dinh dưỡng cũng quan trọng trong việc điều trị đó nhé
Đúng rồi, bị vẩy nến thì ngoài việc điều trị bên ngoài còn phải kiêng ăn như không ăn thịt đỏ gồm thịt bò, thịt trâu, thịt bê, thịt cừu, không ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ cay, hải sản, tim gan cận nội tạng động vật, uống sữa nhiều cũng gây ra kích ứng dị ứng làm tình trạng vẩy nến tồi tệ hơn bạn nhé. Nói chung là kiêng được như bài viết viết là tốt nhất
Kiêng tất vậy thì còn gì để ăn được nữa đâu nhỉ?
thực ra bệnh này cứ ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước, đừng có dùng và bôi các loại hóa chất lên là được, mấy loại kem dưỡng ẩm dầu hóa chất cũng bổ, sử dụng mấy loại bằng tự nhiên thôi
Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da thôi mà sao có nhiều biến chứng nguy hiểm vậy ạ? Có cách nào ngăn ngừa bệnh tái phát và không bị biến chứng không
Chắc bạn chưa nhìn thấy người bị bệnh vảy nến ngoài đời như thế nào rồi, bệnh này thực sự là bệnh sợ nhất trong tất cả các bệnh viêm da đó. Vừa khó chữa lại có những biến chứng nguy hiểm lắm, lại còn có khả năng di truyền cực cao
Để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh vẩy nến, bạn nên chú ý thêm trong việc ăn uống nữa nha, bớt ăn mấy đồ nhiều đạm, hải sản, tinh bột, đường nhé, bổ sung thêm rau, trái cây, uống nhiều nước là tốt nhất
Bệnh vẩy nến là một loại bệnh mãn tính nên để tránh tái phát thì nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng những loại sữa tắm nhẹ nhàng, quần áo thoải mái, mềm mại, giữ ấm người vào mùa đông, uống đầy đủ nước và tập thể dục hoặc yoga mỗi ngày, kết hợp với ăn uống và sinh hoạt điều độ. Và nên lưu ý rằng là bệnh này có khả năng di truyền cực cao đó
Mỗi khi thời tiết bắt đầu se se lạnh là da người em lại bị nổi những chấm nhỏ tròn, da đỏ, mụn nổi li ti từng mảng, chạm nhẹ vào là vỡ dịch ra và cảm giác như lây lan thêm. Em đã uống thuốc do bác sĩ da liễu kê để điều trị, mặc dù có khỏi nhưng chỉ khỏi được vài tuần là bị lại. Em đang muốn chuyển sang đông y an bì thang, không biết có ai thực sự trị khỏi bằng thuốc này chưa vậy
Mình thì bị nổi các chấm tròn to, của mình đi khám bác sĩ bảo là vảy nến thể giọt, mình cũng nhiều cách không khỏi nhưng mình chuyển sang dung an bị thang của trung tâm da liễu và đã khỏi cách đây 2 năm rồi, may mắn là từ đó tới giờ không bị tái phát. Thuốc này trị vảy nến cực tốt đó https://www.tapchiyhoccotruyen.com/bai-thuoc-an-bi-thang-co-tot-khong-co-an-toan-cho-tre-khong.html
Mình được người bạn giới thiệu cho đến thuốc an bì này, mình mới dùng được hơn 1 tuần chưa có cải thiện gì nhiều nhưng sẽ cố gắng kiên trì điều trị vì cũng nghe nói là thuốc đông y cho kết quả rất tốt
Em cũng đang định khám chỗ trung tâm da liễu nhưng thấy không biết địa chỉ ở đâu, mọi người cho em xin với ạ
Trung tâm có địa chỉ
– 123 Hoàng Ngân, Thanh Xuân, Hà Nội – Điện thoại/Zalo: 0972 196 616
Thông tin đây bạn nha
Tôi bị vảy nến di truyền từ ông nội. Sau 2 tháng uống, tắm và bôi thuốc an bì này mà da dẻ tôi đã lành sẹo và không còn ngứa nữa, cải thiện phải đến 70% rồi đó, giờ thì ngày nào cũng uống 1 ly cam để tăng sức đề kháng, tập thể dục và uống thuốc đều để khỏi. Trước giờ chữa dùng thuốc nào mà lại thấy tác dụng tốt như vậy
Mình đang cho con bú có dùng thuốc này được không mọi người, cơ thể mình ngứa, sốt nhẹ, bầu ngực có nổi những mảng vẩy nến nữa mà không dám bôi thuốc lên chỗ đó, sợ ảnh hưởng con bú
Thuốc bôi và thuốc tắm thì có thể dùng được luôn. nhưng thuốc uống thì mình không rõ, phải hỏi ý kiến bác sĩ, bác alo cho bác sĩ mà hỏi
Em bị mắc bệnh vẩy nến thể giọt không chỉ ngứa, nóng rát da, mà cảm giác mắt khô và đỏ, em phải chữa như thế nào đây ạ