Viêm phế quản trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bảng tóm tắt
Viêm phế quản trẻ em có thể mang đến nhiều biến chuyển xấu nếu cha mẹ không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết bệnh sớm? Trong bài đọc này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn qua các thông tin dưới đây.
Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Đối tượng dễ mắc
Viêm phế quản là trạng thái nhiễm trùng đường thở có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh lý xảy ra khi đường dẫn khí lớn vào phổi bị viêm, chứa dịch nhầy dẫn đến bí tắc, gây triệu chứng ho và khó thở ở trẻ.
Trẻ bị viêm phế quản cấp tính sẽ kéo dài trong 10 đến 15 ngày, cấp độ mãn tính của bệnh sẽ cần nhiều thời gian phát triển, có thể vài tháng hoặc trong nhiều năm liền.
Trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh non có nguy cơ cao bị viêm phế quản. Đa phần, trẻ trên 2 tuổi sẽ bị viêm tiểu phế quản. Nếu bệnh lý không được xử lý kịp thời có thể lan xuống mô phổi gây viêm phổi.
Các bác sĩ và chuyên gia đã khoanh vùng những đối tượng dễ mắc viêm phế quản trẻ em như sau:
- Trẻ có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc bệnh làm giảm hệ miễn dịch.
- Trẻ bị béo phì, thừa cân.
- Trẻ có cơ địa dị ứng với những tác nhân dễ gây bệnh về đường hô hấp như phân hoa, bụi nhà, lông của súc vật.
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên dễ bị viêm phế quản.
- Trẻ sống trong môi trường không đảm bảo, ô nhiễm, độ ẩm cao hoặc có nấm mốc,..
- Trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch còn yếu dễ mắc bệnh.
- Trẻ đang có bệnh nhiễm khuẩn có khả năng cao bị viêm phế quản phổi.
- Trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng có khả năng mắc bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ.
Dấu hiệu viêm phế quản trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em có những biểu hiện giống với người trưởng thành, triệu chứng bệnh lý sẽ có sự thay đổi theo mức độ phát triển, tình trạng viêm nhiễm và sức đề kháng của trẻ.
Cụ thể, biểu hiện của viêm phế quản trẻ em được phân chia thành hai giai đoạn cụ thể như sau:
Triệu chứng viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát
Viêm phế quản giai đoạn khởi phát là do virus gây nên, lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện tương tự với bệnh viêm đường hô hấp như:
- Cơ thể mệt mỏi, trẻ kém chơi, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ thường xuyên bị ngạt mũi, chảy nước mũi.
- Trẻ nhỏ liên tục có biểu hiện hắt hơi.
- Trẻ bị ho khan hoặc có đờm ở họng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có biểu hiện khó thở nhẹ.
- Trẻ có dấu hiệu hơi sốt nhẹ, có thể sốt theo từng cơn và ít đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Có biểu hiện nôn trớ và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Bệnh lý giai đoạn khởi phát có biểu hiện khá giống với các bệnh viêm long đường hô hấp thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm xoang nên phụ huynh thường nhầm lẫn và chọn sai biện pháp để xử lý.
Triệu chứng viêm phế quản phổi trẻ em giai đoạn toàn phát
Bệnh viêm phế quản trẻ em chuyển sang giai đoạn đoạn toàn phát có nhiều biểu hiện rõ ràng hơn giai đoạn đầu, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 3 ngày khởi phát. Lúc này virus đã lan xuống cuống phổi làm khí quản bị sưng đỏ, dịch nhầy chứa nhiều trong phổi, trẻ có biểu hiện khó thở và ho nhiều hơn.
Viêm phế quản giai đoạn toàn phát sẽ có những biểu hiện đặc trưng như sau:
- Trẻ có triệu chứng ho kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
- Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 38 đến 40 độ.
- Trẻ có hiện tượng thở khò khè hoặc khó thở.
- Trẻ luôn có cảm giác đau rát ở cổ họng.
- Có triệu chứng xuất hiện đờm đục, có màu xanh hoặc vàng.
- Trẻ bị đau ngực, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc bị nôn ói.
- Hạch bạch huyết của trẻ bị sưng, có thể xuất hiện phát ban hoặc đỏ mắt.
Triệu chứng bệnh lý sẽ phát triển nặng hơn, đặc biệt với trẻ sơ sinh biểu hiện bệnh lý phát triển rất nhanh và có thể gây biến chứng. Lúc này phản xạ ho của trẻ chưa tốt, đờm không có màu rõ ràng và bé hay nuốt vào trong. Chính vì vậy phụ huynh cần để ý quan sát và đưa con đến cơ sở y tế khám và xử lý kịp thời.
Nếu trẻ có những biểu hiện sau cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám ngay:
- Trẻ có biểu hiện thở rít, da môi, đầu chi và lưỡi có dấu hiệu tím tái.
- Trẻ thở nhanh hơn so với bình thường, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực.
- Có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng, trẻ ngủ li bì khó bị đánh thức hoặc có trạng thái co giật.
- Trẻ nhỏ có dấu hiệu ho đỏ bừng mặt, cơn ho kéo dài không ngừng, bỏ bú.
- Có kèm theo triệu chứng sùi bọt cua ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản trẻ em có thể kể đến những tác nhân nổi bật như:
- Virus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trong giai đoạn đầu. Đa phần bệnh lý sẽ do các loại virus như: Cúm influenza, virus hợp bào hô hấp RSV, adenovirus,…
- Do vi khuẩn gây bệnh giai đoạn đầu hoặc bội nhiễm ở giai đoạn 2. Các loại vi khuẩn thường gặp bao gồm có tụ cầu khuẩn, liên cầu, phế cầu khuẩn,… Chúng thường xuất hiện ở mũi và họng, khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu vi khuẩn sẽ hoạt động, gia tăng về số lượng và tiến hành gây bệnh.
- Sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, môi trường bị ô nhiễm, hít khói thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao.
- Do hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, vi khuẩn và các yếu tố ngoại quan có cơ hội tấn công, trẻ không kịp thích nghi, có khả năng mắc bệnh cao.
Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị bao lâu thì khỏi
Viêm phế quản là bệnh viêm đường thở dưới chỉ xuất hiện tại phế quản, nhu mô phổi. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh lý có thể hết chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 14 ngày.
Ngược lại, nếu bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng hơn, hướng điều trị bị sai thì ổ nhiễm có thể lan xuống phổi và gây nên biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng hen phế quản (hen suyễn) do trẻ mắc chứng viêm phế quản bí tắc.
- Biến chứng viêm phổi rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.
- Biến chứng suy hô hấp có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời.
So với người lớn, trẻ em bị viêm phế quản có diễn biến nhanh và dễ xuất hiện biến chứng. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần để ý nếu con có biểu hiện bất thường phải đưa đi khám để xử lý kịp thời, tránh để tình trạng chuyển biến xấu hơn.
Hướng dẫn điều trị viêm phế quản trẻ em
Hướng điều trị viêm phế quản trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, cấp độ, triệu chứng và độ tuổi người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, khi điều trị phải ưu tiên làm sạch đường thở, cải thiện dấu hiệu bệnh lý để trẻ hô hấp dễ hơn.
Điều trị viêm phế quản trẻ em bằng Tây y
Trẻ bị viêm phế quản bội nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để chữa trị. Trường hợp trẻ có biểu hiện ho nhiều, sốt cao, khó thở sẽ bé sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc như:
- Thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc paracetamol liều 10-15mg/kg. Đối với trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng aspirin khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giãn phế quản như salbutamol hoặc theophylin dạng khí dung để điều trị trong trường hợp bị bít tắc hoặc phế quản co thắt.
- Thuốc giảm ho dùng trong trường hợp ho nhiều, đỏ bừng mặt thì sử dụng thuốc ho dạng thảo dược hoặc dextromethorphan dạng siro. Các bác sĩ không khuyến khích sử dụng thuốc trị ho cho trẻ nhỏ đặc biệt là terpin codein.
- Thuốc long đờm như carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon, methylcysteine,… dùng khi trẻ ho có nhiều đờm, đờm đặc không khạc ra được. Chống chỉ định dùng loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Thuốc chống dị ứng như diphenhydramin, clorpheniramin,… để giảm kích thích cổ họng, giảm ho vào ban đêm. Lưu ý, nhóm thuốc này có thể gây khô miệng, táo bón và chán ăn ở trẻ.
- Thuốc có tác dụng chống sung huyết mũi, nghẹt mũi, co mạch như Pseudoephedrine…
- Thuốc kháng sinh như Beta Lactam, Cephalosporin hoặc các Macrolid. Loại thuốc này cần sử dụng theo độ tuổi và chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc kháng virus nhưng chỉ dùng trong trường hợp cần thiết.
Phụ huynh lưu ý, trẻ nhỏ thường có biểu hiện nhạy cảm với thuốc Tây nên thường bị dị ứng hoặc có triệu chứng khác thường khi dùng quá liều. Những trường hợp nặng có thể bị suy thận cấp, suy gan, khiến xương và não chậm phát triển,… Do đó, cần hết sức thận trọng khi trẻ dùng các loại thuốc Tây trên.
Điều trị viêm phế quản trẻ em theo hướng Đông y
Trái với Tây y, Đông y điều trị bệnh viêm phế quản dựa trên nguyên tắc sơ phong, tán hàn, bổ chính, khu tà, phong nhiệt. Bài thuốc y học cổ truyền có độ an toàn cao, lành tính, tốt cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ nên phụ huynh có thể yên tâm áp dụng cho con nhỏ.
Một số bài thuốc Đông y dùng trong điều trị viêm phế quản hay mà cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ như sau:
Bài thuốc hạnh tô tán gia giảm chữa viêm phế quản trẻ em
Bài thuốc này có thể chữa được bệnh viêm phế quản thể phong hàn với các triệu chứng như ho, có đờm trong, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu và sốt nhẹ.
Bài thuốc cần có các loại nguyên liệu:
- 16g thảo dược phục linh.
- 10g thảo dược tử tô.
- 8g thảo dược chỉ xác.
- 8g thảo dược bán hạ chế.
- 8g thảo dược quất bì.
- 4g thảo dược cam thảo.
- 3 lát gừng tươi.
- 10g thảo dược cát cánh.
- 12g thảo dược hạnh nhân.
- 12g thảo dược tiền hồ.
Chuẩn bị xong các nguyên liệu hãy trộn đều rồi sắc với lượng nước vừa phải để uống ngày 2 lần sau bữa ăn sáng và tối.
Bài thuốc tang cúc ẩm gia giảm chữa viêm phế quản
Bài thuốc tang cúc ẩm gia giảm dùng điều trị viêm phế quản ở trẻ em thể phong nhiệt với các triệu chứng ho nặng, có đờm đặc, màu vàng, sốt cao, đau họng và bị mệt mỏi toàn thân.
Trong bài thuốc cần sử dụng các loại thảo dược:
- 6g vị thuốc cam thảo.
- 8g vị thuốc vi kinh.
- 12g vị thuốc tang diệp.
- 12g vị thuốc tiền hồ.
- 12g vị thuốc cúc hoa.
- 12g vị thuốc đại đao tử.
- 12g vị thuốc hạnh nhân.
- 6g vị thuốc bạc hà.
- 10g vị thuốc bạch dược.
Dược liệu chuẩn bị vừa đủ thì cho vào ấm để sắc cùng vài bát nước. Mỗi ngày dùng 1 thang, uống 2 lần vào buổi sáng và chiều sau khi ăn là được.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Viêm phế quản trẻ em có thể dùng mẹo chữa dân gian để điều trị. Các bài thuốc nam có độ an toàn cao, lành tính tuy nhiên trước khi áp dụng cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cha mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn.
Một vài mẹo chữa bệnh hay từ thảo dược tự nhiên bạn có thể sử dụng như sau:
Mẹo chữa bệnh viêm phế quản bằng lá trầu không
Trầu không có chứa chất phenol phản ứng kháng sinh mạnh với các loại virus gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Trong sách Đông y ghi lại dược liệu này có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm, chống ngứa và trị viêm phổi.
Bạn có thể dùng trầu không để chữa bệnh viêm phế quản bằng 1 trong 3 cách sau:
- Dùng trầu không nguyên chất ép lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần sau khi ăn.
- Kết hợp chung với mật ong bằng cách, giã nhuyễn 10 lá trầu không rồi cho 250ml nước sôi vào ngâm 20 phút. Chắt lấy nước cốt lá trầu rồi cho thêm ít mật ong nguyên chất vào để uống, ngày dùng 2 lần sau khi ăn.
- Kết hợp với gừng tươi bằng cách xay nhuyễn 10 lá trầu không, rồi ngâm với nước sôi trong 20 phút. Lấy nước cốt lá trầu không cho thêm vài lát gừng vào rồi dùng để uống sau ăn 15 phút.
Lưu ý, khi dùng lá trầu không để chữa bệnh chỉ nên dùng lá tươi, không quá già hoặc quá non. Áp dụng bài thuốc liên tục sẽ đạt hiệu quả rất cao.
Mẹo chữa viêm phế quản bằng lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng ức chế vi khuẩn và virus gây bệnh viêm phế quản do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu,… Dược liệu khi kết hợp với cải xoong sẽ phát huy hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
Bạn có thể điều trị viêm phế quản bằng lá tía tô và cải xoong theo cách sau:
- Chuẩn bị 100g rau cải xoong, 6 lá tía tô và 3 lát gừng tươi.
- Làm sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước nấu còn 1 bát thì dừng lại.
- Dung dịch thu được chia uống ngày 2 lần sau khi ăn, áp dụng liên tục 4 đến 7 ngày bệnh sẽ khỏi.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản trẻ em
Ngoài các cách chữa viêm phế quản kể trên thì để quá trình chăm sóc và phòng ngừa bệnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe về trạng thái ban đầu. Phụ huynh cần chú ý đến 1 số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản:
- Chế biến thức ăn dạng lỏng giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu.
- Không nên ép trẻ ăn và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, số lượng dùng bữa ít nhưng đảm bảo dinh dưỡng.
- Dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để dưỡng bệnh.
- Khi trẻ sốt nên cho uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy nên tăng cường bổ sung oresol và chất điện giải.
- Cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều hơn, chia nhỏ cữ bú để tránh dẫn đến tình trạng nôn trớ.
- Ưu tiên bồi bổ dinh dưỡng để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, trái cây tươi và khoáng chất cho trẻ.
- Chế độ ăn uống của trẻ nên bổ sung thêm tôm, cua, cá để tăng cường chất kẽm và omega – 3, nếu con bị dị ứng hải sản nên tránh sử dụng.
- Không cho trẻ uống nước ngọt có gas, đồ ăn có chứa nhiều muối, dầu mỡ và đường tinh luyện.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ có nhiều chất xơ, khó tiêu hóa như tinh bột nguyên hạt.
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa mưa, mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi.
- Luôn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, quét dọn, lau chùi thường xuyên.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như lông động vật, phân hoa, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chủ động bảo hộ khi trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
- Cách ly trẻ nhỏ với người đang bị bệnh đường hô hấp.
- Tiêm phòng các loại vacxin đầy đủ cho trẻ hàng năm.
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên với cường độ phù hợp để tăng cường sức đề kháng.
- Khi trẻ khó thở nên để kê đầu cao hơn khi nằm để bé dễ thở hơn.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ phòng để trẻ dễ thở.
- Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
Viêm phế quản trẻ em là bệnh lý phổ biến rất dễ gặp vì vậy phụ huynh cần chủ động về biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con. Nếu con có dấu hiệu bất thường hãy chủ động thực hiện các biện pháp xử lý hoặc đưa đến ngay cơ sở y tế để điều trị, phòng ngừa xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!