Cam thảo – Tác dụng và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả
Bảng tóm tắt
Cam thảo là thảo dược quý trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Điển hình phải kể đến như giải độc, thanh lọc cơ thể, trị ho, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, trà từ dược liệu cam thảo còn có mùi vị thơm, ngọt nhẹ được nhiều người yêu thích. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về dược liệu trong bài viết dưới đây.
Cây cam thảo là cây gì? Những thông tin tổng quan
Cây cam thảo là một loài cây dại thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm. Vì thế, chúng xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và nhiều khu vực lân cận khác. Dưới đây là những thông tin tổng quan về thảo dược này:
- Tên gọi khác: Sinh cam thảo, quốc lão, bắc cam thảo,…
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch
- Thuộc họ: Cánh Bướm hoặc họ Đậu (Fabaceae)
Đặc điểm nhận dạng và phân loại
Trên thực tế, người ta phát hiện được rất nhiều loài cam thảo sinh sống lại khác vùng khác nhau, rải rác trên khắp nước ta. Tùy vào mỗi loài mà chúng đều có những đặc điểm thực vật khác nhau. Phổ biến nhất phải kể đến 3 loại sau đây:
- Cây cam thảo bắc: Loài cây này sống lâu năm, thân thảo có kích thước khoảng chừng từ 1 – 1.5m, phân nhánh. Lá cây là lá kép, có hình bầu dục dài khoảng 2 – 2.5cm, hai mặt lá nhẵn. Vào mùa hạ hoặc đầu thu là thời điểm cây ra hoa. Hoa có hình cánh bướm, phớt tím ở phía đuôi cánh hoa. Quả của chúng có hình cong như lưỡi liềm, có mày màu nâu và nhiều lông.
- Cây cam thảo nam: Hay còn được biết đến với tên gọi là cây cam thảo đất. Loài này có chiều cao thấp hơn cam thảo bắc, khoảng 40 – 80cm. Lá mọc đơn lẻ, đối xứng hoặc có thể mọc thành từng vòng gồm 3 chiếc. Phiến lá có hình lưỡi mác, dài khoảng 1,5 – 3cm, phần cuống ngắn và các mép lá có răng cưa. Hoa có màu trắng, mọc đôi hoặc đơn lẻ, nở vào mùa hạ. Quả cam thảo nam có hình cầu, nhỏ và bên trong có các hạt nhỏ li ti. Rễ cam thảo nam mọc chùm, có kích thước khá lớn.
- Cam thảo dây: Còn có tên khác là dây chi chi, tương tư đằng,… Loài này là loài thân leo, có nhiều xơ và cành nhỏ. Lá cây hình lông chim dài từ 15 – 24cm. Mỗi phiến lá gần giống với hình chữ nhật dài từ 0,5 – 2cm. Hoa của loài này mọc thành từng chùm có màu hồng ngọc, quả nhỏ. Hạt của chúng hình cầu, có màu đỏ cam với 1 mắt đen lớn, lớp ngoài cứng.
Khu vực phân bố chủ yếu
Phổ biến hơn cả là cây cam thảo nam và cam thảo dây. Đây là loài cây mọc dại xuất hiện nhiều nhất trên nước ta từ trung du, miền núi phía Bắc đến các vùng đồng bằng và nhiều tỉnh thành phía Nam của nước ta. Một số tỉnh thành có diện tích 2 loài này lớn nhất như Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa, Đồng bằng sông Cửu Long,… Tác dụng của cây cam thảo đất cũng không có nhiều khác biệt với các loài khác.
Mặt khác, cây cam thảo bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y. Từ nhiều năm trước đây, loài cây này đã di thực về Việt Nam và mọc hoang ở các tỉnh thành phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Quảng Ninh,…
Ngày nay, với nhu cầu sử dụng cam thảo bắc dược liệu ngày càng tăng, chúng được trồng ở nhiều vùng dược liệu hoặc ở vườn nhà để tiến hành khai thác. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cam thảo bắc có tác dụng gì trong những nội dung tiếp theo của bài viết.
Thu hái và bào chế
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu là phần rễ và thân của cây. Bởi vậy cam thảo có thể thu hái quanh năm, bất kể thời điểm nào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm thu hái thích hợp nhất bởi lúc này cây mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Sau khi thu hái, cam thảo được bào chế theo nhiều cách khác nhau để dùng làm dược liệu. Phổ biến hiện nay là 3 cách bào chế sau:
- Phơi khô: Rễ cây sau khi được thu hái mang về rửa sạch thái ra từng lát mỏng chừng 1 – 2mm. Sau đó phơi trực tiếp dưới nắng đến khi khô hoàn toàn. Để quá trình bào chế nhanh hơn, bạn có thể sấy thảo dược dưới nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C.
- Dạng bột: Trước tiên, cam thảo mang cạo vỏ rồi rửa sạch hoàn toàn, cắt thành những lát mỏng. Phơi hoặc sấy khô rồi mang tán thành bột mịn.
- Tẩm mật: Sau khi thu được thảo dược thái lát khô thì đem tẩm với mật theo tỷ lệ 1kg dược liệu cần 200ml mật với 200ml nước. Mật và nước đã chuẩn bị đem đun sôi rồi đổ dược liệu vào sao đều đến khi khô.
Dược liệu sau khi bào chế cần được bảo quản trong các lọ kín hoặc túi nilon dày dặn, không để không khí lọt vào. Đồng thời cần để dược liệu nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát để tránh nấm mốc, côn trùng gây hư hại.
Sử dụng cây cam thảo có tác dụng gì cho sức khỏe?
Từ nhiều năm trước đây, cam thảo đã được sử dụng thường xuyên, phổ biến ở nhiều gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến những tác dụng chữa bệnh thần kỳ của vị thuốc này. Vậy cây cam thảo trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong nội dung sau đây.
Theo Đông y
Rất nhiều các tài liệu Đông y ghi chép về những đặc tính của cây cam thảo. Theo đó, thảo dược này có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố và quy vào 3 kinh chủ yếu là Tỳ Vị, Tâm, Phế. Cũng theo nhiều danh y, công dụng của cam thảo phải kể đến như:
- Thanh nhiệt, giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục.
- Lợi khí huyết, hạ chí, giải khát, ôn trung, thông minh mạch.
- Định phách, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, an thần.
- Nhuận phế, hoãn cấp, dưỡng khí.
- Chỉ thống, chỉ khai.
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh rõ về tác dụng của cam thảo. Kết quả chỉ ra trong cam thảo chứa lượng lớn dưỡng chất thiết yếu, có lợi cho cơ thể. Một số hợp chất điển hình như: Glycyrrhiza glabra, Staphylococcus aureus, hoạt chất chống oxy hóa Glabridin, Glabren, Glycyrrhizin,… có tác dụng như sau:
- Điều trị viêm da, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở, viêm nang lông, viêm mô tế bào da.
- Điều trị viêm loét dạ dày, giảm các cơn đau, ợ nóng do đau dạ dày gây ra và lành các vết loét nhanh chóng.
- Thúc đẩy quá trình hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Mát gan, giải độc, cải thiện chức năng gan, điều trị viêm gan do virus.
- Chữa sâu răng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.
- Chữa viêm phế quản và các chứng ho như ho khan, ho có đờm.
- Điều chỉnh nồng độ các hormone nội tiết tố trong cơ thể.
Những bài thuốc từ cam thảo điều trị bệnh hiệu quả
Tùy vào từng mục đích sử dụng cam thảo là gì mà chúng ta có nhiều cách dùng khác nhau. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những bài thuốc mang đến hiệu quả tốt nhất cho người dùng được sử dụng phổ biến.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày
Với bài thuốc này, người bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng dược liệu dưới dạng cao lỏng.
- Dùng 15ml cao lỏng chiết xuất từ cam thảo.
- Hòa tan cùng với khoảng 200ml nước ấm.
Mỗi ngày, bạn nên uống 4 lần và sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy những dấu hiệu bệnh chuyển biến tích cực.
Bài thuốc trị ho, viêm họng
Để điều trị ho và bệnh viêm họng hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo 3 cách dưới đây:
- Cách 1: Cam thảo khô nướng thơm rồi tán thành bột mịn. Sau đó, lấy 4gr hòa với nước ấm để uống hàng ngày. Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên sử dụng từ 3 – 4 lần sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ.
- Cách 2: Dùng 10gr dược liệu khô sau đó pha trà cùng với nước sôi. Đợi khoảng 10 – 15 phút để trà ngấm là có thể sử dụng. Bài thuốc này có thể sử dụng hàng ngày, khi nước hết vị ngọt thì nên đổ bỏ.
- Cách 3: Nguyên liệu này bao gồm nhân sâm hoặc đảng sâm, phục linh, bạch truật mỗi vị 12gr và cam thảo 4 – 8gr. Sắc cùng với khoảng 600ml đến khi cô cạn còn nửa thì chắt lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần và sử dụng khi còn ấm.
Bài thuốc trị khó thở, hệ hô hấp suy nhược
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 12gr cam thảo, 8gr nhị sâm cùng với 10gr đương quy.
- Mang tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn chia thành những túi nhỏ 4gr để sử dụng dần.
Mỗi lần sử dụng uống 1 túi pha với nước ấm. Một ngày có thể uống 3 – 4 lần sẽ mang đến hiệu quả tích cực.
Bài thuốc trị viêm gan, vàng da
- Sử dụng các dược liệu gồm: 5gr cam thảo, 10gr uất kim cùng 2gr chè, một ít mật ong.
- Sau đó bỏ tất cả các nguyên liệu vào nồi, sắc kỹ trong 10 phút rồi chắt lấy nước thuốc uống khi còn ấm.
Mỗi ngày bạn sử dụng một lần với công thức như trên. Sau khoảng thời gian nhất định, tác dụng cam thảo sẽ phát huy hiệu quả.
Bài thuốc giúp giãn tĩnh mạch
Đối với những người bị viêm tắc tĩnh mạch có thể sử dụng bài thuốc sau:
- Dược liệu gồm: 50gr cam thảo tươi, rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 3 bát con nước.
- Đun kỹ đến khi cô cạn còn 1/3 thì bỏ bã lấy nước uống.
Bài thuốc này người dùng có thể uống một ngày 3 lần và trước khi ăn từ 15 – 20 phút tránh gây hại đến dạ dày.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, làm đẹp da
Không chỉ áp dụng cho nữ giới mà cả phái mạnh cũng có thể sử dụng theo cách làm này. Công thức thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 3 thìa cafe bột cam thảo, 2 thìa cafe mật ong và 1 thìa sữa tươi không đường hoặc có đường.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu tạo thành hỗn hợp lỏng sánh.
- Rửa sạch mặt với nước ấm để nang lông mở rộng dễ hấp thụ các dưỡng chất.
- Đắp đều hỗn hợp trên lên mặt và giữ trong thời gian 15 – 20 phút.
Mỗi tuần chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần, không nên lạm dụng quá nhiều. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ không khỏi bất ngờ với kết quả thu được. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với các phương pháp khác như uống tinh bột nghệ để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược cơ thể
Bài thuốc này sẽ phù hợp với những đối tượng ốm lâu ngày, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Công thức bài thuốc bao gồm những bước thực hiện đơn giản như sau:
- Dược liệu gồm 12gr bột cam thảo, 10gr đương quy và nhị sâm 8gr.
- Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn rồi pha với nước ấm uống trong ngày.
Mỗi ngày, bạn nên sử dụng một lần và kiên trì sử dụng sẽ mang đến kết quả đáng mừng.
Người khỏe mạnh uống cam thảo hàng ngày có tốt không và những lưu ý khi dùng
Dù là cây thuốc quý, thế nhưng nếu bạn không biết cách dùng cam thảo đúng chuẩn sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí còn phản tác dụng với một số trường hợp đặc biệt. Chính vì thế, khi sử dụng cam thảo bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Sử dụng đúng liều lượng, không tự ý thêm các dược liệu khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay chuyên gia. Nếu dùng quá liều lượng, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, hàm lượng Kali trong máu giảm sút, suy tim, mắc hội chứng co giật,…
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng bởi các hợp chất trong dược liệu gây ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non.
- Trẻ em, phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng để có được lời khuyên, liều lượng phù hợp nhất, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
- Ngoài ra, những đối tượng không nên dùng gồm: bệnh nhân viêm thận, huyết áp cao, thường xuyên táo bón, người già, đầy hơi, phù trướng,…
- Không sử dụng cam thảo song song với việc dùng các loại thuốc gồm: thuốc lợi tiểu, hạ Kali, thuốc điều chỉnh nhịp tim, chữa tăng huyết áp, thuốc tránh thai, làm loãng máu và một số loại thuốc điều chỉnh nồng độ hormon nội tiết tố,…
- Không nên kết hợp thảo dược với nhân trần để pha trà. Dù là hai vị thuốc tốt, lành tính nhưng khi kết hợp chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Những người bị dị ứng, dễ mẫn cảm với các loại thực phẩm, thuốc nhuộm tóc, thịt động vật,… cần thận trọng khi sử dụng. Nếu có bất cứ phản ứng nào bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để khám xét kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vị thuốc cam thảo cũng như cách dùng, những lưu ý khi sử dụng. Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì về thảo dược này hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!