Viêm da dầu (tiết bã): Nguyên nhân và cách chữa trị nhanh khỏi
Bảng tóm tắt
Viêm da dầu, viêm da tiết bã hay viêm tuyến bã nhờn thường bắt gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là tuổi dậy thì hoặc nữ giới. Vùng da bị viêm chủ yếu tập trung ở mặt, vùng chữ T, phần ngực… thông thường, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng do ảnh hưởng của khí hậu ở Việt Nam khiến tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dầu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm da dầu là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da dầu hay viêm da tiết bã là một loại bệnh lý về da, vùng da bị viêm sẽ có những tổn thương dễ nhận thấy như sưng đỏ, bong tróc, nứt nẻ… Tên khoa học của chứng bệnh này là seborrheic dermatitis. Ngoài ra, viêm da dầu có có một số tên gọi khác như chàm da mỡ, viêm da tiết bã nhờn.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Unna (Đức) năm 1887 cho biết: “Bệnh viêm da dầu phổ biến ở lứa tuổi dậy thì với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, bã nhờn tiết ra quá nhiều mà không được xử lý. Gây ra tình trạng viêm đau, ngứa rát khó chịu.” Do đặc điểm lâm sang không điển hình nên nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh vẩy nến hoặc bệnh eczema.
Về bệnh viêm da dầu có nguy hiểm không, có thể khẳng định rằng viêm da đầu không nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh hay tái phát, mất thẩm mỹ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân bệnh viêm da dầu
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu chính xác nào chứng minh được nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da đầu. Theo một số chuyên gia, bệnh lý có bắt nguồn từ hoạt động của tuyến bã nhờn, các loại nấm sản sinh ra chất khiến cơ địa mẫn cảm sẽ phản ứng lại, xuất hiện phát ban, mẩn đỏ.
Đối tượng thường dễ mắc bệnh viêm tiết bã chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một số trường hợp xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus đặc biệt là các loại nấm xâm nhập vào tế bào da.
Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, tình trạng viêm tiết bã diễn ra phổ biến, do phụ huynh không hiểu rõ về triệu chứng của bệnh dẫn đến nhầm lẫn với bệnh dị ứng. Trẻ sơ sinh mắc viêm da dầu thường xuất hiện những mảng vảy vàng lan từ đỉnh đầu xuống dưới trán. Khác với trẻ bị dị ứng sẽ quấy khóc, ngứa ngáy liên tục thì khi bị viêm da dầu trẻ vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Mặc dù nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng các bác sĩ có đưa ra một vài nguy cơ dễ mắc bệnh hơn như:
- Người có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh tâm thần các bệnh về trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
- Người có hệ miễn dịch yếu như bệnh HIV/AIDS, đã từng phẫu thuật ghép tạng hoặc chẩn đoán bị ung thư.
- Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Đặc biệt, đối với các bệnh nhân dương tính với HPV thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tiết bã càng cao.
Một số chuyên gia da liễu có đề cập tới sự ảnh hưởng của nấm pitirosporum ovale/malassezia. Theo đó, người bình thường có số lượng pitirosporum ovale nhiều hơn hẳn so với người bị bệnh viêm da dầu. Vì vậy, pitirosporum ovale có thể được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành bệnh viêm da.
Triệu chứng viêm da dầu
Do đặc điểm lâm sàng của bệnh khá giống với bệnh viêm da dị ứng, vì vậy nhiều người lựa chọn sai cách để điều trị. Những biểu hiện của bệnh viêm da dầu có thể được biết đến thông qua các triệu chứng như:
Triệu chứng trẻ nhỏ
Những vùng da bị bong tróc, đóng vảy trên da của trẻ thường là khu vực quanh đầu hoặc vùng thường xuyên quấn tã lót. Trẻ thường hay bị đổ mồ môi, nếu không vệ sinh cho trẻ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé tiết ra bã nhờn, gây ra bệnh viêm da dầu.
Triệu chứng ở người trưởng thành
Người trưởng thành thường mắc viêm da dầu ở những vị trí như mặt, vùng trước ngực, cánh mũi… Xuất hiện những vết viêm da màu đỏ, màu vàng… có cảm giác ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng bởi vì lý do này mà đa số người bệnh bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị bệnh, khiến tình trạng ngày càng nghiệm trọng ảnh hưởng tới mỹ quan của người bệnh.
Ở người lớn, tình trạng đổ dầu nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các vùng trên mặt như cánh mũi, vùng chữ T, sau tai và cung mày… Đặc biệt vào mùa Đông, tình trạng càng trở nên nặng hơn. Bã nhờn tiết nhiều, khô và kết lại thành từng mảng, da đầu và cung mày xuất hiện những mảng bong tróc da gây mất thẩm mỹ.
Mặc dù bệnh viêm da dầu không gây ngứa nhưng lại ảnh hưởng tới ngoại hình của người bệnh rất nhiều. Viêm tiết bã tập trung chủ yếu ở vùng da dầu nhưng vẫn có thể lan ra các khu vực khác trên cơ thể.
Cách chẩn đoán viêm da tiết bã
Dựa trên các đặc điểm lâm sàng như thương tổn trên da, vị trí xuất hiện các vùng viêm da, thời điểm xuất hiện triệu chứng… cùng các xét nghiệm chuyên sâu bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý này.
Nhằm xác định của vi nấm malassezia – một loại vi sinh sống trên da, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra một số trường hợp sẽ phải sinh thiết mô bệnh học để phân biệt với các bệnh khác như:
- Eczema: Triệu chứng tương tự như viêm da tiết bã nhưng các vùng bị viêm sẽ có vảy màu trắng. Khi sinh thiết mô da sẽ thấy sự tăng sinh của nhóm trung gian hoá học. Khác với viêm da dầu, eczema thì sẽ thấy sự xuất hiện của nấm men.
- Viêm da cơ địa: Do đặc tính tái đi tái lại nhiều lần nên người bệnh thường hay nhầm lẫn bệnh lý trên với viêm da cơ địa. Tuy nhiên, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vị trí thường phải tỳ đè, nếp gấp hơn so với viêm da tiết bã.
Việc chẩn đoán đúng sẽ giúp bác sĩ loại trừ khả năng mắc các bệnh da liễu khác, giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh viêm da dầu
Bệnh viêm da dầu hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Điều trị theo Tây y
Người bệnh có thể dùng các sản phẩm tại chỗ như: Dầu gội trị gầu (có chứa Selelium sulphid, Zinc pyrithion, Ciclopirox olamin, Ketoconazol) thuốc Cortcoid tại chỗ, thuốc ức chế Calcineurin, Benzoyl peroxide, Acid azelaic…
Trong một số trường hợp nặng, có thể sử dụng: Thuốc chống nấm đường toàn thân, vitamin A acid liều thấp. Các loại imidazol có hiệu quả khi điều trị các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài và có khả năng tái phát bệnh rất cao. Viêm da dầu khi điều trị cần kiên trì, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm da dầu bằng các bài thuốc Đông y
Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, bạn còn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y nhằm hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu. Ưu điểm của các bài thuốc này là dễ dàng thực hiện, hiệu quả nhanh và không có tác dụng phụ nguy hiểm.
Tham khảo những bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, bạch bì mỗi loại 12g. Bài thuốc này sẽ thấm sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn, các loại nấm giúp làm lành những tổn thương trong và ngoài da.
- Cách thực hiện: Sử dụng các nguyên liệu trên sắc lấy nước sau đó sử dụng thuốc đã sắc để gội đầu.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Nha đam và mật ong. Trong nha đam có nhiều thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn cũng như loại bỏ tế bào chết trên da giúp da trở nên căng bóng, sạch bã nhờn.
- Cách thực hiện: Sử dụng phần thịt của nha đam, trộn với mật ong sau đó bôi lên các phần da bị viêm. Để trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Áp dụng phương pháp này từ 4 – 6 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 20g, xích thược 8g, hoàng liên 12g, ngưu bàng tử 8g.
- Cách thực hiện: Nghiền thành bột các dược liệu trên, chia thành 3 thang uống liên tục trong 7 ngày.
Các bài thuốc Đông y sẽ có tác dụng khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo tính hiệu quả.
Mẹo chăm sóc viêm da dầu tại nhà
Ngoài sử dụng các loại thuốc, người bệnh còn có thể chăm sóc tình trạng da của bản thân bằng nhiều mẹo dân gian dưới đây. Nhờ sử dụng thảo dược tự nhiên, nên chúng không gây ra biến chứng nguy hiểm, cách thực hiện cũng khá đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Sử dụng gel lô hội
Gel lô hội có tính mát, kháng khuẩn và cấp ẩm cho tế bào da. Nhờ chất chống oxy hoá kích thích khả năng phục hồi của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, làm dịu và giúp loại bỏ các lớp vảy bong trên da. Khi chăm sóc các vùng viêm da bằng gel lô hội, người bệnh chú ý tránh khiến nhựa cây làm kích ứng, dị ứng da.
Chanh tươi
Hoạt chất acid citric trong quả chanh có tác dụng bạt sừng, loại bỏ tế bào chết. Mẹo chăm sóc da bằng chanh tươi rất đa dạng, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để gội đầu, hoặc đắp mặt nạ cùng các sản phẩm khác để tăng sự đàn hồi, kháng khẩn cho da.
Mật ong
Mật ong giúp ức chế quá trình sinh sôi của vi nấm malassezia. Mật ong giúp chống oxy hoá, làm dày lớp màng lipid… bảo vệ da khỏi các tác nhân gây tổn thương.
Tinh dầu trà xanh
Thành phần acid tannic trong lá trà giúp làm dịu các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu ở người bệnh. Tinh dầu trà có công dụng chống viêm, ức chế các vi khuẩn, bảo vệ tế bào da.
Viêm da dầu nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Ngoài ra, người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn để cải thiện độ ẩm của da, đồng thời làm dịu các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa rát gây khó chịu.
Người bệnh nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều flavonoid: Tác dụng ức chế chu kỳ của tế bào, giúp hạn chế tình trạng viêm da, đổ dầu ở cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều flavonoid đó là đậu nành, khoai lang, dâu tây, lựu, cà chua….
- Các loại rau xanh: Nhằm bổ sung chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, người bị viêm da dầu nên ăn nhiều loại rau xanh hơn. Vừa giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, giúp vùng da như cổ, ngực, vùng chữ T ít tiết bã nhờn hơn. Bổ sung nhiều loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như súp lơ, măng tây, rau chân vịt…
- Thực phẩm giàu omega 3: Trứng gà, cá hồi, các loại hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, olive… là những thực phẩm chứa nhiều omega 3. Những thực phẩm này ức chế chất trung gian gây viêm, giảm hiện tượng tiết bã trên cơ thể, làm dịu cơn khó trịu.
Ngoài việc bổ sung thực phẩm, người bệnh cũng nên hạn chế uống bia rượu, đồ ăn cay nóng, tránh ăn những thực phẩm gây dị ứng cao như hải sản, sữa, cafe…
Cách phòng tránh bệnh viêm da tiết bã ngay tại nhà
Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế mà việc lưu ý cách phòng tránh bệnh viêm da tiết bã cũng rất quan trọng. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, những bài tập cũng như thói quen chăm sóc da như sau:
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng các sản phẩm dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm có nguyên liệu tự nhiên. Đồng thời sấy tóc hoàn toàn để tránh tình trạng da đầu tiết nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc chính hãng, không sử dụng những sản phẩm chứa nhiều xà phòng hoặc các thành phần gây kích ứng.
- Lựa chọn các trang phục thoải mái, tránh những chất liệu bó sát, nóng bức để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi trên cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp trong thời gian điều trị bệnh. Đồng thời luyện tập thể dục thể thao để kích thích quá trình bài tiết chất độc trong cơ thể thông qua mồ hôi.
- Để cơ thể thư giãn, thoải mái tránh tình trạng stress, mất ngủ gây ức chế hệ thần kinh, làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh.
Dù bệnh viêm da dầu không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh, nhưng lại là chứng bệnh mãn tính dễ tái phát. Trong quá trình điều trị người bệnh cần kiên trì thực hiện các phác đồ của bác sĩ cũng như lưu ý những yếu tố gây ảnh hưởng tới cơ thể.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn về bệnh viêm da dầu. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng tương tự cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!