Đo loãng xương: Phương án phòng ngừa loãng xương sớm cần biết
Bảng tóm tắt
Đo loãng xương ở đâu và chi phí hết bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người có nhu cầu kiểm tra tình trạng sức khỏe xương khớp, đặc biệt là những người có nguy cơ loãng xương cao. Đây là phương pháp khám cận lâm sàng quan trọng giúp chẩn đoán và cho bệnh nhân biết được mật độ xương của bản thân. Các thông tin liên quan đến đo loãng xương sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau đây.
Mục đích của việc đo loãng xương là gì? Khi nào cần đo loãng xương?
Loãng xương là bệnh xương khớp phổ biến gặp nhiều ở người trung niên và người già. Đây là một rối loạn chuyển hóa của xương gây những thương tổn ảnh hưởng để sức khỏe xương khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương do kết cấu xương rỗng, yếu và dễ gãy.
Đo loãng xương là việc tiến hành các xét nghiệm kiểm tra mật độ khoáng xương của các đối tượng khác nhau. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận đối tượng kiểm tra có bị loãng xương hay không, có nguy cơ mắc loãng xương hay không và tiên lượng về hiệu quả điều trị.
Nếu người bệnh gặp phải tình trạng khối lượng xương suy giảm, cấu trúc xương hư hỏng, xương dễ bị rạn, yếu, dễ gãy; việc đo loãng xương sẽ giúp chúng ta biết được mức độ giảm mật độ xương, từ đó đánh giá nguy cơ gãy xương và xây dựng tiến trình điều trị, phòng tránh.
Khi ở trong một trong các trường hợp dưới đây, bạn có thể nghĩ tới việc đo loãng xương:
- Người bị gãy xương hoặc có tiền sử gãy xương, từng làm phẫu thuật xương khớp sau tuổi 30.
- Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, đã qua thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
- Người có kết cấu xương nhỏ
- Đàn ông trên 65 tuổi.
- Người mắc bệnh suy thận.
- Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, người ăn thực phẩm chứa ít canxi hay vitamin D.
- Có dấu hiệu đau nhức xương khớp nhưng không rõ nguyên nhân
- Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Chiều cao bị giảm đi
- Người đã từng cấy ghép nội tạng
Các xét nghiệm cần thiết khi đo loãng xương
Có khá nhiều xét nghiệm chuyên biệt được thực hiện nhằm xác định được nguy cơ mắc bệnh loãng xương của người bệnh. Một trong số đó phải kể đến:
- Xét nghiệm đo mức độ hấp thụ năng lượng tia X kép (DXA): Thường được tiến hành đo ở xương cẳng tay, xương ngón tay và gót chân.
- Xét nghiệm đo mức độ hấp thụ tia X năng lượng đơn (SXA): Thường được tiến hành đo loãng xương gót chân hoặc xương cổ tay.
- Xét nghiệm đo mức độ hấp thụ Photon kép (DPA): Thường được tiến hành đo ở xương cột sống, xương hông.
- Xét nghiệm đo mức độ hấp thụ Photon đơn (SPA): Thường được tiến hành đo ở xương cổ tay.
- Chụp cắt lớp định lượng xương cẳng tay (QCT)
- Siêu âm định lượng xương ngón tay hoặc gót chân (QUS)
Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm tùy theo yêu cầu bác sĩ nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm thông dụng nhất là DXA.
Đọc chỉ số đo loãng xương
Chỉ số đo loãng xương (T-score) là thông số kết quả của các xét nghiệm đã được nghiên cứu và phân tầng để so sánh kết quả của bệnh nhân với người bình thường. Chỉ số càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Đọc kết quả đo loãng xương thông qua chỉ số T-score:
- T-score >= -1: Cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu nguy cơ mắc loãng xương.
- -1 > T-score > -2.5: Không kết luận loãng xương nhưng chỉ số thấp hơn so với người bình thường. Đây là những đối tượng có nguy cơ loãng xương nếu không phòng ngừa sớm.
- T-score <= -2.5: Kết luận mắc bệnh loãng xương, chỉ số càng thấp mức độ loãng xương càng nặng, cần phải tiến hành điều trị ngay lập tức.
Các phương pháp đo loãng xương thường dùng
Có hai cách đo loãng xương thường được sử dụng là:
Do loãng xương bằng phương pháp DEXA
DEXA viết đầy đủ là Dual Energy X-ray Absorptiometry là phương pháp đo mật độ xương thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới. Độ chính xác của phương pháp này khá cao, lên tới 99%.
Do loãng xương là bệnh ảnh hưởng tới tất cả các khung xương trong cơ thể nên phương pháp này chỉ cần đo một vị trí có thể suy luận được tình trạng của xương ở những bộ phận còn lại.
Phương pháp đo mật độ xương bằng công nghệ siêu âm
Đo mật độ xương bằng công nghệ siêu âm là phương pháp mới xuất hiện gần đây. Phương pháp này không cần sự góp mặt của tia phóng xạ mà chỉ cần chiếu chùm tia siêu âm với vị trí cần đo.
Dựa vào sự hấp thụ chùm tia siêu âm các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng của mật độ xương. Tuy nhiên so với phương pháp DEXA thì phương pháp này có độ chính xác không cao bằng.
Nên đo loãng xương ở bệnh viện nào?
Việc kiểm tra độ loãng xương ở những đối tượng có nguy cơ cao là việc làm vô cùng cần thiết và phải được thực hiện định kỳ. Vì vậy chọn lựa bệnh viện uy tín để đo và điều trị loãng xương là điều được hầu hết bệnh nhân quan tâm.
Các bệnh viện đo loãng xương uy tín ở thành phố Hà Nội và TP HCM bạn có thể đến kiểm tra có:
- Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Cơ xương khớp
- Bệnh viện E – Trung tâm Cơ xương khớp
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện Trí Đức
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – Khoa Cơ Xương khớp
- Bệnh viện Nhân dân 115 – Chuyên khoa Cơ xương khớp
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Đo loãng xương bao nhiêu tiền?
Chi phí của việc đo loãng xương phụ thuộc nhiều vào từng cơ sở y tế và các trang thiết bị, máy móc phục vụ phép đo. Nếu bệnh nhân đo loãng xương toàn thân giá tiền cũng sẽ khác so với bệnh nhân chỉ đo độ loãng xương ở một vùng nhất định trên cơ thể.
Tại các bệnh viện lớn, chi phí đo loãng xương dao động từ 200.000 đồng – 450.000 đồng khi đo mật độ xương tại 1 – 3 vị trí. Đây là mức chi phí khá hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Do vậy, nếu phát hiện có triệu chứng loãng xương sớm, hãy nhanh chóng đến các bệnh viện để được tiến hành đo và chẩn đoán.
Như vậy bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến việc đo loãng xương. Với những trường hợp người bệnh có nguy cơ mắc loãng xương, hãy đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra mật độ xương từ đó xây dựng chế độ phòng tránh và điều trị hợp lý.
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!