Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền? Mổ ở đâu? Có nguy hiểm không? 

Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị cắt bỏ các gai xương mọc xung quanh cột sống của bệnh nhân. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phục hồi lại các chức năng của cột sống trước khi bị tổn thương. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần tìm hiểu kỹ về các phương pháp phẫu thuật. Liệu mổ gai xương cột sống có rủi ro gì không? Nên thực hiện ca mổ ở đâu? Rất nhiều vấn đề liên quan người bệnh cần phải tìm hiểu trước khi quyết định thực hiện ca mổ.

Các thông tin về phương pháp mổ gai cột sống
Các thông tin về phương pháp mổ gai cột sống

Khi nào bệnh nhân cần mổ gai cột sống? Các phương pháp

Với bệnh nhân bị bệnh gai cột sống, có rất nhiều phương pháp để điều trị. Người bệnh có thể dùng các bài thuốc từ Đông y, thuốc Tây y hoặc mẹo dân gian. Các đơn thuốc không làm gai xương biến mất hoàn toàn, nhưng có thể kìm hãm cơn đau hiệu quả. Người bệnh kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhiều.

Khi bệnh nhân đã sử dụng các cách chữa trị này nhưng không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là cách giúp bệnh nhân ở giai đoạn nặng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Cụ thể, những trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật là:

  • Bệnh nhân bị gai cột sống đã điều trị bằng các loại thuốc hơn 6 tháng nhưng không có tiến triển.
  • Bệnh nhân có gai xương mọc từ đốt sống quá lớn. Gai xương chèn ép mạnh lên các mô mềm, dây thần kinh khiến các vùng da bên ngoài sống lưng bị viêm. Người bệnh phải chịu những cơn đau đớn vô cùng khó chịu.
  • Người bệnh bị các biến chứng nặng nề như: Mất kiểm soát đại tiện tiểu tiện, dây thần kinh thực vật bị rối loạn.
Các trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật gai cột sống
Các trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật gai cột sống

Khi phẫu thuật cho người bệnh gai cột sống. Các bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các đốt gai xương. Gai xương bị cắt bỏ sẽ không còn gây áp lực lên các vùng mô xung quanh. Người bệnh cũng có thể ổn định lại cấu trúc cũng như chức năng hoạt động của xương sống. 

Nếu quá trình phẫu thuật thành công, người bệnh có thể chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Phương pháp mổ gai cột sống sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra, chẩn đoán để đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp. Những phương pháp mổ cho người gai cột sống phổ biến nhất hiện nay là:

Phương pháp mổ gai cột sống nội soi

Trong các phương pháp phẫu thuật gai cột sống, đây là phương pháp thực hiện ít xâm lấn nhất. Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật bằng cách mở một đường cắt nhỏ trên lưng người bệnh. 

Các dụng cụ nội soi có gắn camera sẽ được đưa khéo léo vào trong. Thông qua hình ảnh camera thu lại và phản chiếu lên màn hình, các bác sĩ sẽ cắt bỏ các xương. Tình trạng tổn thương cột sống của bệnh nhân cũng sẽ được quan sát rõ ràng qua các thiết bị này.

Theo đánh giá, phương pháp mổ nội soi gai cột sống hạn chế gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân cũng không cần nhiều thời gian để hồi phục. Tỉ lệ gặp phải các biến chứng ở bệnh nhân cũng rất ít.

Phương pháp phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi

Phương pháp phẫu thuật gai cột sống truyền thống

Phương án thứ hai các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh là cách phẫu thuật truyền thống. Khi bệnh nhân mắc gai cột sống trở nên nghiêm trọng, gai xương gây sức ép lớn lên các vùng xung quanh, phẫu thuật lúc này rất cần thiết. 

Ở phương pháp phẫu thuật này, các bác sĩ cần mở rộng vùng xâm lấn. Người bệnh đồng thời cần nhiều thời gian để hồi phục hơn cách mổ nội soi.

Ưu điểm của phương pháp này là bác sĩ có thể quan sát toàn bộ gai xương một cách dễ dàng. Việc cắt bỏ tận gốc gai xương và định hình lại cấu trúc cột sống như ban đầu cho người bệnh cũng dễ hơn.

Cùng chủ đề

Phương pháp mổ cắt lát đốt sống

Phương pháp mổ thứ ba này thực hiện bằng cách thức loại bỏ phần lát mỏng nằm ở giữa đốt sống bị hình thành gai xương. Việc loại bỏ lát đốt sống giúp phần cột sống người bệnh có khoảng trống nhỏ giữa 2 đốt sống nằm liền kề nhau. Cách thức này giúp giảm sức ép từ phần thân trên lên các đĩa đệm và các bộ phận lân cận.

Mổ cắt lá đốt sống
Mổ cắt lá đốt sống

Phương pháp cấy miếng đệm

Ở các bệnh nhân bị gai cột sống có phần mỏm gai kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án phẫu thuật cấy miếng đệm. Các miếng đệm sẽ được đưa vào phần giữa các đốt sống của người bệnh. Cách làm này giúp bệnh nhân giảm hẳn các cơn đau nhức do các đốt gai xương gây ra. 

Mổ gai cột sống có nguy hiểm gì không?

Phương pháp phẫu thuật luôn là lựa chọn chữa trị cuối cùng mà bác sĩ tư vấn cho người bệnh. Các bệnh nhân bị gai cột sống cần biết rõ rằng, mổ gai cột sống có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Người bệnh bị chứng xuất huyết kéo dài. Ở một số bệnh nhân, sau khi mổ, máu từ vết mổ chảy ra rất nhiều. Người bệnh không thể kiểm soát và chăm sóc vết mổ sai cách. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tình trạng của người bệnh.
  • Gai xương vẫn tái phát. Không ít trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn bị mọc lại gai xương. Lý do của hiện tượng này là do tình trạng rối loạn chuyển hóa. Người bệnh tuổi càng cao càng dễ tích tụ canxi dẫn tới gai xương tái phát dù đã qua phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng sau mổ cũng là biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải. Người bệnh không thực hiện theo đúng chỉ dẫn vệ sinh, chăm sóc vết thương gây ra viêm nhiễm. Các vi khuẩn và virus tấn công vào vết mổ sẽ làm vết thương của người bệnh mất rất nhiều thời gian hồi phục.
  • Tổn thương dây thần kinh. Vì cột sống là nơi tập trung tất cả các dây thần kinh liên quan đến tứ chi và não bộ. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phẫu thuật gai cột sống gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Từ đó, các chức năng hoạt động của cơ thể người bệnh bị rối loạn nghiêm trọng.
  • Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân có thể mắc phải một số biến chứng khác như: Các cơn đau nhức kéo dài sau khi phẫu thuật, chức năng vận động của người bệnh không thể hồi phục hoàn toàn…

Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền? Ở đâu tốt

Chi phí mổ gai cột sống hết bao nhiêu cũng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Vì đây là ca phẫu thuật có độ phức tạp cao, cần đến đội ngũ y bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm. Các thiết bị sử dụng cho cuộc phẫu thuật cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Vậy nên, chi phí bệnh nhân cần chuẩn bị cho ca phẫu thuật chữa gai cột sống cũng sẽ có mức tương đối cao.

Chi phí phẫu thuật sẽ dựa vào cả quá trình thực hiện ca mổ của người bệnh. Các kỹ thuật mổ được sử dụng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ quyết định tổng chi phí.

Các bạn có thể tham khảo mức chi phí trung bình cho một ca phẫu thuật ở bệnh nhân gai cột sống dưới đây:

  • Phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống: 18 – 22 triệu đồng
  • Phẫu thuật nội soi: 25 – 42 triệu đồng
  • Các ca bệnh phức tạp hơn: Trên 50 triệu đồng
Người bệnh cần lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín chất lượng
Người bệnh cần lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín chất lượng

Ngoài ra, người bệnh cần chuẩn bị thêm các khoản chi phí dành cho: Thuốc điều trị, viện phí nằm viện, chi phí phục hồi chức năng sau mổ,… Nếu bệnh nhân có các gói bảo hiểm, mức chi phí sẽ được tính theo chế độ hiện thời của bảo hiểm.

Để ca phẫu thuật diễn ra thành công, việc người bệnh lựa chọn bệnh viện để thực hiện cũng rất quan trọng. Chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại một số bệnh lớn, có uy tín trong việc phẫu thuật gai cột sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các bệnh viện người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật gồm:

  • Bệnh viện Việt Đức, địa chỉ số 140 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai, địa chỉ số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Bệnh viện Chợ Rẫy, địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh – Quận 5 – Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhân Dân 115, địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh – Quận 10 – Hồ Chí Minh

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Người bệnh sau phẫu thuật nếu được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Người bệnh cũng có thể giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật. Thân nhân của bệnh nhân cần chú ý một số điều trong quá trình chăm sóc sau đây:

  • Ngày đầu sau phẫu thuật, người nhà bệnh nhân không để người bệnh vận động nhiều. Chỉ cho bệnh nhân nằm trên giường phẳng, sử dụng gối kê thấp. Nếu bệnh nhân mổ đốt sống cổ cần phải có nẹp cố định và nằm nguyên vị trí trên giường. 
  • Sau mổ, bệnh nhân cần được thay bông băng và sát dùng bằng thuốc được chỉ định theo đúng hướng dẫn của các nhân viên điều dưỡng. Khi phát hiện vết mổ của bệnh nhân có mủ, chảy máu hoặc sưng, người nhà bệnh nhân cần lập tức báo các bác sĩ.
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống
  • Bệnh nhân áp dụng chế độ ăn nhẹ, ăn thức ăn loãng. Sử dụng các món ăn loãng, mềm, dễ nuốt trong những ngày đầu. Đồ ăn có thể tăng độ đặc sau 5 – 6 ngày. Người bệnh kết hợp sử dụng một số thực phẩm nhiều đạm, ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước. 
  • Sau khi xuất viện, bệnh nhân chỉ vận động ở mức nhẹ nhàng. Bệnh nhân không được phép nằm ngủ tại ghế sopha hoặc nằm trên võng. Người bệnh không vặn cột sống hoặc ưỡn lưng.
  • Bệnh nhân trong thời gian này cần bổ sung một số viên uống chống loãng xương, viên uống vitamin và canxi theo đơn của bác sĩ. 
  • Đặc biệt, bệnh nhân sau mổ gai cột sống trong vòng 2 tuần không được quan hệ tình dục. 

Mổ gai cột sống có những phương pháp nào, chi phí bao nhiêu hay có biến chứng gì không đều đã được chúng tôi giải đáp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bệnh nhân đưa ra được quyết định sáng suốt trong việc điều trị gai cột sống. Người bệnh cần sớm điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đọc cũng quan tâm

Bài tập gai cột sống
10+ Các bài tập gai cột sống lưng, cổ mỗi ngày cho người bệnh
Bài tập gai cột sống là cách chữa trị phù hợp với bệnh nhân bên cạnh các phương thuốc, liệu pháp châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh gai…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *