Mụn mủ có nên nặn không? Hướng dẫn nặn mụn đúng cách, an toàn

Mụn mủ có nên nặn không là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm. Những nốt mụn mủ khó ưa “ăn dầm nằm dề” bao nhiêu ngày tháng mà không chịu ra đi chắc hẳn khiến không ít chị em khó chịu. Nhưng mụn mủ có nên nặn không vì có rất nhiều loại mụn mủ khác nhau như mụn mủ đầu trắng, mụn mủ không nhân. Mụn nào nên tự nặn, mụn nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Mụn mủ có nên nặn hay không?

Mụn mủ là một thể nặng của mụn trứng cá viêm. Khi trên da xuất hiện loại mụn này, không ít người thường băn khoăn rằng có nên nặn mụn hay không.

Theo Bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện), nặn mụn bọc mủ không đúng cách khiến mủ viêm nhiễm và lây lan sang vùng da khỏe mạnh khác. Chưa kể đến việc khi tự nặn mà không vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ cũng là một tác nhân khiến tình trạng mụn mủ nặng hơn.

Mô phỏng mụn mủ - Mụn mủ có nên nặn không
Mô phỏng mụn mủ – Mụn mủ có nên nặn không

Việc tự ý nặn mụn mủ không đúng cách cũng dễ để lại sẹo thâm trên da, khi cố ý nặn thật mạnh để nhân mụn ra hết vô tình gây trầy da xung quanh mụn khiến vết thâm to hơn và lâu lành hơn.

Không nên tự ý nặn mụn mủ nhưng không nặn mụn mủ có hết được hay không? Với những mụn mủ không nhân thì nó sẽ tự xẹp sau vài ngày, loại mụn này chỉ gây đau nhức và sưng đỏ, tuyệt đối không được nặn mụn mủ không nhân. Còn với mụn mủ có nhân trắng thì nên nặn và nặn đúng cách chị em nhé.

Tác hại của việc tự nặn mụn mủ tại nhà

Với suy nghĩ đơn thuần là mụn đã lên đầu trắng là đã chín, cái mụn nhỏ xíu có thể tự xử lý được chứ có làm sao đâu. Tuy nhiên việc tự ý nặn mụn bọc bị mủ tại nhà có thể có nhiều hệ lụy đằng sau mà chị em không lường trước được.

  • Tự nặn mụn bọc tại nhà gây nhiễm trùng da.
  • Để lại sẹo, vết thâm.
  • Khiến mụn lây lan sang các vùng da khỏe mạnh xung quanh

Không những thế khi tự nặn mụn mủ tại nhà nếu như mụn mủ to chảy nhiều máu. Vi khuẩn độc hại xâm nhập vào có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là những nốt mụn xuất hiện ở vùng trên miệng.

Những vị trí mụn nhạy cảm có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, một số trường hợp tự nặn mụn bị co giật và để lại di chứng méo mồm suốt đời. Do đó, bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn để tránh các tác động xấu đến sức khỏe. Với trường hợp mụn nặng, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cách trị mụn mủ hiệu quả.

Tự nặn mụn mủ có thể gây nhiễm trùng
Mụn mủ có nên nặn không? – Tự nặn mụn mủ có thể gây nhiễm trùng

Cẩm nang để tự nặn mụn bọc mủ đúng cách tại nhà

Mụn mủ là một loại mụn nguy hiểm và khó nặn. Đặc biệt, việc nặn mụn mủ không đúng cách cũng để lại nhiều hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy trước khi quyết định mụn mủ đầu trắng có nên nặn không thì chị em hãy ghi chép lại cẩm nang tự nặn mụn mủ đúng cách dưới đây để áp dụng nhé. 

  • Cần quan tâm tới thời điểm nặn mụn: Chỉ nặn mụn khi mụn đã chín, có đầu nhân và mặt nhân đã se lại. Khi mụn chưa chín tuyệt đối không được tự ý nặn.
  • Vị trí mụn mủ nên nặn: Chỉ nên nặn những mụn mủ mọc đơn lẻ dễ nặn,  không nằm ở các vị trí tử địa trên da mặt. Với những nốt mụn mọc thành cụm hay mụn mủ ẩn sâu dưới da thì không nên tự 2. Vị trí mọc mụn bọc
  • Khử trùng sạch sẽ trước khi nặn mụn: Không những chỉ khử trùng dụng cụ nặn mụn mà các bạn còn phải rửa tay và rửa mặt thật sạch để vi khuẩn không thể thâm nhập từ bên ngoài. Khi nặn mụn mủ nên lót bông xung quanh để khi mủ vỡ ra ngoài sẽ thấm vào bông mà không lan sang vùng da khác.
  • Khi nặn mụn không nên dùng móng tay khiến da bị trầy xước. Nếu không có dụng cụ nặn mụn chuyên dụng thì các bạn có thể dùng 2 đầu tăm bông dồn xung quanh mụn để nhân mụn được đẩy về trung tâm.
Mụn mủ có nên nặn không - Hướng dẫn nặn mụn mủ đúng cách
Mụn mủ có nên nặn không – Hướng dẫn nặn mụn mủ đúng cách
  • Sau khi nặn mụn cần sát trùng lại vùng da mụn. Nếu như vết thương hở quá lớn thì dùng băng gạc thoáng để băng lại, không cho vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc có thể hình thành lại nhân mụn bọc mới. Nếu mụn bọc sau khi nặn không ngừng chảy máu thì bạn nên đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ.
  • Sau khi miệng vết thương se lại có thể dùng một số tinh dầu tự nhiên hoặc dưa chuột, bột nghệ để đắp lên vết thương. Vừa làm dịu vết thương vừa hạn chế được vết thâm sau khi nặn mụn bọc.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề mụn mủ có nên nặn không và biết được cách nặn mụn đúng chuẩn an toàn cho da. Bạn nên lưu ý rằng, chỉ nên tự nặn mụn mủ khi mụn ở mức độ nhẹ. Trường hợp mặt mụn mủ dày, nặng thì tốt nhất bạn nên đi khám da liễu ở những cơ sở uy tín để được tư vấn điều trị đúng cách nhé.

Laroche Posay Effaclar Duo+ hỗ trợ điều trị mụn cực kỳ hiệu quả
Bật mí 12 loại kem trị mụn mủ công dụng vượt trội không thể ngó lơ
Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều sản phẩm kem trị mụn mủ. Điều này mang đến nhiều lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên, để chọn lựa…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *