Viêm khớp tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
Bảng tóm tắt
Viêm khớp tay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trung niên, cao tuổi. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân mà còn có thể gây biến dạng khớp liên đốt. Do đó, chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Viêm khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không
Viêm khớp tay là tình trạng viêm nhiễm, đau nhức các khớp ở tay khiến khả năng cử động các bộ phận này bị ảnh hưởng. Đa phần viêm khớp tay thường xuất hiện ở các bộ phận như:
- Khớp cổ và ngón tay.
- Khớp khủy tay.
- Khớp cánh tay.
Theo các chuyên gia căn bệnh này có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng trong đó tập trung nhiều nhất ở người già, phụ nữ mang thai và những người bị thoái hóa khớp. Bệnh có tính phổ biến và thường biểu hiện rõ rệt khi thời tiết lạnh, giao mùa, nhiệt độ thấp… Do đó người bệnh cần biết cách bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa khi thấy có dấu hiệu liên quan.
Viêm khớp tay không chỉ gây ảnh hưởng đến bàn tay mà còn tác động đến toàn bộ cánh tay. Đa phần người bệnh khi bị viêm khớp tay đều gặp khó khăn trong việc cử động do khó co duỗi hay khớp bị cứng .Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Làm biến dạng ngón tay: Viêm khớp ngón tay do thoái hóa thường gây ra biến dạng tại các đầu chi. Cụ thể, các khớp ở ngón tay sẽ thường gặp tình trạng lệch xương trụ, khiến người bệnh bị đau, khó dùng lực khi làm việc.
- Biến dạng khớp liên đốt ngón tay: Là hệ quả của việc bẻ chạch và duỗi tay quá mức. Có hai kiểu biến dạng khớp liên đốt ngón tay là biến dạng cổ thiên nga khiến các liên đốt gần bị lỏng và khớp liên đốt xa gập lại khi duỗi mạnh. Trường hợp biến dạng Boutonniere sẽ khiến các khớp liên đốt gần gập lại và khớp liên đốt xa duỗi ra.
- Ngoài ra viêm khớp tay lâu ngày còn có thể làm chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tê liệt và mất khả năng cử động.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp tay
Thực tế cho thấy rất ít trường hợp bị viêm khớp tay do một nguyên nhân cụ thể nào đó. Đa số các bệnh nhân đau khớp tay phải hoặc đau khớp tay trái đều do nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên. Có thể kể đến một số nguyên nhân bệnh viêm khớp tay là:
- Tuổi tác: Các số liệu thống kê cho thấy những người từ 70 tuổi trở nên thường bị viêm khớp tay cao hơn người bình thường. Trong đó nữ giới chiếm đến 26%, nam giới chiếm khoáng 13%. Lý do là bởi vấn đề lão hóa khiến mật độ canxi suy giảm, lâu dần làm xương bị bào mòn, hình thành nên gai xương và tình trạng viêm nhiễm.
- Chấn thương: Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau khớp tay là tình trạng chấn thương cho tai nạn lao động hoặc xe cộ khiến xương tay bị gãy, rạn, nứt,..
- Nghề nghiệp: Những nhân viên văn phòng hoặc các vận động viên người hay phải thao tác bằng tay với tần suất lớn thường dễ bị viêm khớp tay hơn người bình thường. Lý do là bởi thói quen dùng tay nhiều lần, cử động liên tục trong ngày khiến các khớp tay bị bào mòn, mất trơn tru, gây viêm nhiễm và tổn thương nhanh.
- Tư thế: Một vài nghiên cứu cho thấy, các tư thế nằm đè lên tay, chống tay dưới cằm, bẻ ngón tay,.. khi lặp lại nhiều lần có thể gây ảnh hưởng lớn đến khớp. Ban đầu người bệnh sẽ không cảm nhận thấy hiện tượng gì bất thường nhưng sau một thời gian khớp sẽ bị tổn thương và bắt đầu viêm nhiễm.
- Di truyền: Hầu hết các bệnh lý về xương khớp như đau khớp gối, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp tay đều có khả năng di truyền. Vì vậy, khi gia đình có người mắc những căn bệnh này, người bệnh cần đặc biệt cảnh giác với những vấn đề ở hệ xương khớp.
- Giới tính: Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định vấn đề này tuy nhiên các số liệu thống kê đã cho thấy nữ giới có khả năng mắc viêm khớp tay cao hơn so với nam giới. Đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi mới sinh bé. Lý do là bởi vốn dĩ xương khớp của phụ nữ không được chắc khỏe như nam giới. Khi mang thai những thay đổi về nội tiết tố và áp lực cân nặng sẽ làm xương dễ bị tổn thương.
- Nhiễm khuẩn: Việc xâm lấn ổ khớp của các hại khuẩn cũng là nguyên nhân chính gây ra viêm khớp tay. Nguồn gốc của những loại vi khuẩn này có thể là từ ngoài da hoặc có tự tấn công vào máu và màng khớp.
- Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép và tổn thương khiến phần gân gấp bị sưng và viêm nhiễm. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến dịch khớp bị tiết ra gây rối loạn thiểu dưỡng, hình thành viêm sưng ở khớp tay.
Triệu chứng viêm khớp tay thường gặp
Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà viêm khớp tay có rất nhiều triệu chứng nhận biết khác nhau. Cụ thể:
- Tình trạng đau: Hầu hết cấp độ viêm nhiễm, bệnh nhân viêm khớp tay đều gặp phải triệu chứng đau nhức khi cử động. Trong đó, các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ và kéo dài về đêm. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị mất ngủ vì những cơn đau nhức dữ dội.
- Sưng đỏ: Ngoài đau nhức, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng sưng đỏ tại các khớp tay. Triệu chứng này có thể biểu hiện ra ngoài hoặc không. Tuy nhiên khi sờ tay vào, người bệnh sẽ cảm nhận rõ độ cứng và đau trên tay.
- Nóng ran: Thực tế tại các khớp tay bị viêm thường có cảm giác nóng ran, đỏ rát. Triệu chứng này có thể lan rộng ra các vùng xung quanh khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Cứng khớp: Khi bị viêm khớp tay, các ổ khớp sẽ trở nên nóng rát, đau nhức co cứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động. Với phần cổ và cánh tay việc gập mở sẽ trở nên giới hạn thậm chí là không thực hiện được bởi triệu chứng co cứng.
- Phát ra âm thành: Việc cử động trong quá trình viêm khớp tay có thể phát ra những âm thanh rất rõ. Cụ thể người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục cục hoặc chuyển động cót két do thiếu dịch nhầy bôi trơn.
Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên viêm khớp tay còn có nhiều dấu hiệu nhận biết khác. Do đó, khi cơ thể có những triệu chứng lạ bao gồm những triệu chứng chưa được liệt kê ở trên, người bệnh cũng cần chủ động đến gặp bác sĩ sớm.
Cách chẩn đoán viêm khớp tay
Viêm khớp tay là bệnh lý dễ nhầm lẫn với viêm khớp vảy nến, viêm khớp thấp,.. Do vậy để chẩn đoán chính xác tình trạng này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các thăm khám như:
- Trước tiên bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh để tìm hiểu chi tiết các chấn thương liên quan đến tay gần đây.
- Quan sát kỹ vùng tay bị sưng viêm để bước đầu nhận định các tổn thương và khả năng biến chứng liên quan.
- Yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số cử động nhất định tại khớp bàn tay hoặc ngón tay để xem xét chức năng vận động.
Trường hợp chưa có triệu chứng lâm sàng cụ thể, người bệnh buộc phải tiến hành các xét nghiệm sau:
- Chụp X- quang: Hình ảnh thu được từ các khớp tay sẽ giúp bác sĩ quan sát chi tiết các ổ khớp bị tổn thương.
- Chụp CT cắt lớp: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp xem xét kỹ cấu trúc các ổ khớp có cựa xương hay không, mức độ bào mòn tay thế nào,…
- Chụp cộng hưởng từ: Hình thức chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ phân tích rõ các yếu tố được xem là tác nhân gây ra viêm khớp tay.
Ngoài ra để kiểm tra chính xác tình trạng bị bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành thêm các xét nghiệm về chỉ số Axit uric và vi khuẩn trong máu,…
Cách điều trị viêm khớp tay hiệu quả nhất hiện nay
Về cơ bản, viêm khớp tay cũng giống như nhiều căn bệnh viêm khớp khác. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng các biện pháp như: Tây y, Đông y, dân gian, phẫu thuật,… Tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng do đó người bệnh cần cân nhắc khi lựa chọn.
Chữa viêm khớp tay bằng tây y
Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh lý mà tây y sẽ chia việc điều trị thành dùng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp phẫu thuật chuyên sâu. Cụ thể:
Sử dụng thuốc trị viêm khớp tay
Viêm khớp tay uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, nhờ công dụng giảm đau, bớt sưng viêm hiệu quả thuốc Tây là biện pháp điều trị được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Một số loại thuốc thuốc Tây thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm khớp tay chân là:
- Thuốc kháng viêm như: Oxicam, Diclofenac hoặc Axit Hyaluronic để tiêu triệt các ổ viêm sưng và giảm đau hiệu quả.
- Các chế phẩm sinh học dùng kèm thuốc giảm đau để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Một số loại chế phẩm thông dụng là Etanercept và Infliximab.
- Ngoài ra với những bệnh nhân bị viêm khớp tay do gout các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm nhóm thuốc kiểm soát lượng axit uric trong máu.
Các loại thuốc trị viêm khớp tay có thể dùng ở cả đường bôi và đường uống. Tuy nhiên khi sử dụng người cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng và đối tượng dùng. Tránh những sai lầm không đáng có do lạm dụng hoặc dùng sai thuốc khiến người bệnh gặp nhiều rủi ro.
Phẫu thuật
Việc dùng thuốc Tây thường được chỉ định cho những trường hợp mới khởi phát. Tuy nhiên khi viêm khớp tay tiến triển nặng hơn, những tổn thương trở nên khó phục hồi thì các hình thức phẫu thuật sẽ được cân nhắc chỉ định.
Người bệnh có thể sẽ được phẫu thuật nội soi để chỉnh khớp hoặc nuôi ghép sụn ở các bộ phận liên quan. Trường hợp tệ nhất, người bệnh có thể phải thay khớp nhân tạo để phục hồi chức năng và đảm bảo nhu cầu cử động.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp tay được coi là giải pháp sau cùng khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Việc điều trị này tuy rất hiệu quả nhưng lại tốn kém và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu do đó người bệnh cần hết sức thận trọng.
Chữa viêm khớp tay bằng các mẹo vặt dân gian
Sử dụng mẹo vặt để điều trị viêm khớp là cách làm được nhiều người áp dụng hiện nay. Cụ thể người bệnh có thể tham khảo một số cách làm sau đây.
- Sử dụng lá lốt: Chọn lấy lá lốt bánh tẻ, đem rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống hàng ngày vào bữa tối. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, duy trì đều đặn trong 10 ngày liên tiếp.
- Dùng lá ngải: Lá ngải trắng sau khi được làm sạch thì cho vào chảo sao khô cùng với rượu 45 độ. Lấy một miếng vải mỏng bọc hết phần hỗn hợp vừa sao được, sau đó cố định lên vùng khớp tay bị viêm. Giữ nguyên tư thế cho đến khi không còn thấy hơi nóng của hỗn hợp thì dừng lại. Duy trì cách làm này trong khoảng 1-2 tuần và theo dõi tiến triển của bệnh sẽ thấy sự cải thiện đáng kể.
- Ngâm nước gừng: Vốn nổi tiếng với tác dụng tiêu viêm, giảm sưng gừng là dược liệu rất tốt trong điều trị viêm khớp tay. Người bệnh chỉ cần đun một ít nước sôi, sau đó cho vài nhánh gừng vào nấu lại. Thêm một ít muối hạt rồi đổ nước gừng ra chậu, ngâm tay trong khoảng 15-30 phút thì dừng.
- Uống nước cà tím: Cách làm này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần 1 quả cà tím, rửa sạch, thái mỏng rồi cho vào nồi nước sôi. Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, sau đó đợi nguội dùng ăn trước bữa chính.
- Dùng nước trinh nữ: Cây trinh nữ đem rửa sạch, thái mỏng cho vào chảo sao lên cùng rượu rồi lấy ra để sắc thành thuốc, uống liên tục trong ngày để cải thiện bệnh hiệu quả.
Nhìn chung các mẹo vặt trị viêm khớp đều sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm, có thể tiến hành ngay tại nhà. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng về khoa học nên hiệu quả và tác dụng của chúng phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó để đảm bảo hiệu quả trước khi áp dụng bất kỳ mẹo vặt nào người bệnh cũng nên hỏi qua ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
Đông y điều trị viêm khớp tay
Viêm khớp tay trong Đông y thường được chia thành từng thể để điều trị. Mục đích của cách làm này là giúp khắc phục tận gốc căn nguyên vấn đề, hạn chế tình trạng tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị viêm khớp tay gồm:
Bài thuốc độc hoạt ký sinh:
- Người bệnh cần chuẩn bị 3 quả đại táo, 6g cam thảo, tế tân; 14g quế chi, phục linh, xích thược, xuyên khung, đương quy; 8g phòng phòng, độc hoạt; 10g tần giao; 12g nhân sâm, 20g sinh địa.
- Các vị thuốc sau khi làm sạch, trộn đều thì cho vào ấm sắc thành thuốc, chia làm 2 lần để uống hết trong ngày.
Bài thuốc bổ can:
- Bài thuốc này là sự kết hợp của nhiều dược liệu như: Cây diếp dại, nhân trần, hồng hoa, mẫu đơn đỏ, ké đầu ngựa và kim ngân.
- Nguyên liệu được làm sạch, cho vào ấm sắc với 3 bát nước đầy, đến khi còn khoảng ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, dùng hết trong ngày.
Bài thuốc bổ thận:
- Bài thuốc này cần có các nguyên liệu như: Củ ba kích, xuyên khung, ngọc ti bì, tục đoạn, xuyên khung, vị phong đằng gia giảm theo liều lượng nhất định.
- Thuốc đem sắc rồi dùng liên tục trong nhiều ngày để điều trị phong thấp, đau lưng tay và khớp hiệu quả.
Lưu ý: Việc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị viêm khớp tay là cách làm lành tính, an toàn. Tuy nhiên khi thực hiện người bệnh cần kiên trì sử dụng liên tục khoảng 2-3 tuần để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Trường hợp bệnh nặng thì nên kết hợp dùng các bài thuốc Đông y bổ dưỡng với các phương pháp điều trị chuyên sâu khác.
Viêm khớp tay kiêng ăn gì và nên ăn gì để chóng khỏi?
Viêm khớp tay xảy ra một phần là do chế độ ăn uống mất cân bằng của người bệnh. Do đó khi điều trị người bệnh cần chủ động kết hợp cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể:
Nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị viêm khớp là:
- Người bệnh viêm khớp tay nên tăng cường ăn rau xanh hoặc có nhiều màu sắc như cải thìa, cà chua, dưa hấu, mồng tơi, đậu hà lan,… Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, ngừa viêm khớp hiệu quả.
- Kết hợp ăn các loại nấm, sữa bò với thực phẩm giàu vitamin D để hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, tăng dịch nhầy giữa các sụn khớp.
- Sử dụng thêm các thực phẩm có vỏ như phô mai, hạnh nhân, tôm, cua,… để cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng loãng hoặc gai hóa.
- Bổ sung các loại cá hoặc viên uống dầu cá để cấp một lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, chống viêm nhiễm.
- Tăng cường ăn những thực phẩm có tính chống viêm tự nhiên như tỏi, gừng, diếp cá sẽ giúp quá trình điều trị bệnh sớm đạt được hiệu quả như mong muốn.
Kiêng ăn gì?
Cụ thể, người bị đau khớp cánh tay phải hoặc trái nên tránh những loại thực phẩm có hại dưới đây:
- Đồ ăn nhiều đường, muối có thể khiến các ổ viêm bị kích ứng và trở nên trầm trọng hơn.
- Rượu, đồ ngọt và các chất kích thích sẽ khiến quá trình thoái hóa ổ khớp tiến triển nhanh hơn, đồng thời làm suy giảm hiệu quả điều trị của bệnh.
- Một số món ăn muối chua như: Dưa muối, hành muối… sẽ làm tăng dư axit, đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp.
- Việc tiêu thụ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,… có thể khiến tiêu tốn một lượng lớn canxi, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tấn công vào khớp do đó người bệnh cần hết sức hạn chế nhóm thực phẩm này.
- Ngoài ra trong quá trình điều trị viêm khớp tay người bệnh còn cần hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều chất đạm để cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm khớp tay có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa, tránh nguy cơ mắc phải. Theo đó các biện pháp người bệnh cần chủ động thực hiện gồm:
- Hạn chế mang vác, cầm nắm vật nặng: Việc làm quá sức có thể sẽ khiến cánh tay và cổ tay chịu áp lực lớn, gây chấn thương nhẹ. Lâu ngày có thể khiến các ổ khớp bị viêm nhiễm, thoái hóa và biến dạng.
- Thay đổi 2 tay khi làm việc: Rất nhiều trường hợp bị viêm khớp tay do thuận tay trái hoặc tay phải. Do đó để phòng ngừa căn bệnh này, bệnh nhân nên luân phiên đổi tay sau nhiều giờ làm việc để tránh các khớp không phải chịu áp lực quá lâu.
- Thay đổi tư thế, thói quen: Những tư thế sai khi nằm ngủ và làm việc như gối đầu lên cánh tay, khủy tay, nằm nghiêng, chống cằm, tỳ khủy tay vào vật cứng cần được thay đổi sớm để phòng ngừa căn bệnh viêm khớp này. Cách tốt nhất là người bệnh nên lựa chọn cho mình cách nằm ngủ thoải mái nhất để tay không bị tê hoặc nhức mỏi.
- Massage vùng khớp tay: Xoa bóp, massage thường xuyên sẽ giúp kích thích lưu thông máu đến các chi. Nhờ đó, các sụn khớp sẽ được cải thiện chức năng hoạt động đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương. Khi sử dụng liệu pháp này người bệnh có thể sử dụng kèm một số tinh dầu như: Xả, gừng để gia tăng hiệu quả.
- Các bài tập cho khớp tay: Một số các bài tập cho khớp tay như xoay cánh tay, xoa khủy tay, kéo dãn cơ tay nên được thực hiện thường xuyên trong ngày. Nhất là những lúc ngồi làm việc lâu hoặc vừa mang vác đồ vật nặng. Người bệnh hãy cố gắng vận động thật nhiều để các khớp trở nên linh hoạt hơn.
- Không bẻ cổ tay, ngón tay: Số liệu thống kê cho thấy, những người có thói quen bẻ cổ tay hoặc ngón tay thường có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn. Do đó người bệnh cần hạn chế tối đa thói quen này để hạn chế tổn thương cho các khớp.
- Chăm sóc sức khỏe tốt: Ngoài những biện pháp trên thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cũng là cách phòng ngừa viêm khớp tay hiệu quả. Do đó, người bệnh nên tiến hành thủ tục này khoảng 1 năm 2 lần để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị từ khi khởi phát.
Viêm khớp tay là căn bệnh rất dễ gặp, nó không những khiến cánh tay trở nên đau nhức, khó cử động mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến dạng cơ khớp. Do đó, để hạn chế những phiền toái trong sinh hoạt thường ngày, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị từ sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!