Nhiệt miệng có lây không? Cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi

Nhiệt miệng chắc hẳn không còn là bệnh lý xa lạ với mỗi chúng ta. Thế nhưng câu hỏi nhiệt miệng có lây không, điều trị thế nào nhanh khỏi nhất thì không phải ai cũng có lời giải đáp. Nếu bạn có cùng thắc mắc trên, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

Nhiệt miệng có lây không?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm, lở loét ở các mô mềm trong khoang miệng như môi, nướu và lưỡi,… Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt.

Để trả lời câu hỏi nhiệt miệng có lây không, trước hết chúng ta cần xem xét các nguyên nhân nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, nhiệt miệng bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • Nhiễm virus Herpes: Loại virus này sẽ tấn công và ký sinh lại trong các vết thương hở, từ đó làm viêm nhiễm các bộ phận trong khoang miệng, gây nhiệt miệng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: Người bệnh ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, thức uống có gas và rượu bia,… có thể bị nóng trong dẫn đến nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có lây không?
Nhiệt miệng có lây không?

Vậy nhiệt miệng có khả năng lây nhiễm hay không? Điều này phụ thuộc vào hai nguyên nhân như đã nói ở trên.

Đối với trường hợp nhiệt miệng do ăn uống không hợp lý dẫn đến nóng trong, bệnh hoàn toàn lành tính và không thể truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng có lây không trong trường hợp này là không.

Tuy nhiên, ở trường hợp thứ hai, virus Herpes có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bị lây nếu tiếp xúc, động chạm vào vết lở loét của người bệnh. Đặc biệt là khi chúng bị vỡ ra dẫn đến chảy máu và dịch mủ.

Như vậy, việc nhiệt miệng có lây không còn phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Nếu không phải do virus gây ra, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp để khỏi bệnh nhanh hơn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động thường ngày.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng tại nhà

Bên cạnh câu hỏi nhiệt miệng có lây không thì cách chữa bệnh sao cho nhanh khỏi nhất cũng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Nếu không muốn chịu đựng phiền toái do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể áp dụng ngay những mẹo sau đây.

Dùng nước súc miệng

Giữ khoang miệng sạch sẽ là yếu tố quan trọng để chữa nhiệt miệng. Việc súc miệng đúng cách, kết hợp đánh răng thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ các mầm bệnh, các loại vi khuẩn, virus, không để hiện tượng lở loét ăn sâu và lan rộng hơn.

Nước súc miệng với baking soda
Nước súc miệng với baking soda

Bạn có thể pha nước súc miệng theo công thức sau đây.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê muối nở hay còn gọi là baking soda.
  • 2 muỗng nhỏ nước ép nha đam (lô hội).

Cách dùng:

  • Dùng ½ cốc nước ấm, cho muối nở và nước ép lô hội đã chuẩn bị vào cốc. Khuấy đều hỗn hợp.
  • Nhấp một ngụm nhỏ và súc sạch miệng trong khoảng 10 giây.
  • Sau đó nhổ ra và tiếp tục lặp lại cho đến khi hết hỗn hợp đã pha.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, chắc chắn bạn sẽ thấy tình trạng viêm, đau giảm đi nhanh chóng.

Chườm đá

Phương pháp chườm đá này sẽ giúp bạn giảm đau và tiêu sưng nhanh chóng. Chỉ cần lấy một viên đá lạnh, ngậm trong miệng sao cho viên đá tỳ lên phần bị nhiệt. Vết lở loét sẽ dịu đi nhanh chóng và giúp bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên áp dụng phương pháp này quá nhiều lần trong ngày vì chúng có thể gây kích ứng cho niêm mạc và hình thành tác dụng ngược.

Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Giấm táo là một dung dịch axit tự nhiên, lành tính, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, chống lại các vi khuẩn gây lở loét trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng giấm táo để trị nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả theo cách sau đây.

Cách chữa nhiệt miệng với giấm táo
Cách chữa nhiệt miệng với giấm táo

Nguyên liệu:

  • Giấm táo.
  • Nước ấm.

Cách dùng: Pha giấm táo và nước ấm theo tỉ lệ 1 : 1 và dùng làm nước súc miệng mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày áp dụng, các vết viêm loét sẽ nhanh chóng thu hẹp và biến mất hoàn toàn.

Dùng oxy già

Nước oxy già là một dung dịch sát khuẩn thường được dùng cho các vết thương ngoài da ở chân, tay,… Bạn cũng có thể dùng oxy già để chữa nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Nước ấm.
  • Oxy già loãng.
  • Bông y tế.

Cách thực hiện:

  • Pha nước ấm và oxy già loãng theo tỉ lệ bằng nhau.
  • Dùng bông tẩm hỗn hợp vừa thu được.
  • Nhẹ nhàng thấm trực tiếp bông lên vùng bị viêm loét.
  • Chú ý không được ăn uống gì sau khi bôi oxy già ít nhất 1 tiếng.
  • Thực hiện sát khuẩn với oxy già hàng ngày để thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện nhanh chóng.

Sát khuẩn với chè đen

Trà đen là một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Chè cũng có tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng sản phẩm này để chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả.

Lần tới, sau khi thưởng thức trà, bạn hãy giữ lại túi lọc đắp trực tiếp lên vết loét. Tình trạng viêm, loét và đỏ tấy sẽ được cải thiện nhanh chóng. Lưu ý nên để túi lọc nguội bớt rồi hãy áp vào vết loét bạn nhé!

Dùng mật ong trị nhiệt miệng

Mật ong được xem là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm rất tốt. Sử dụng mật ong sẽ giúp vết lở loét trong miệng bớt sưng đau và tấy đỏ. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.

Nhiệt miệng có lây không? - Cách hết nhiệt nhanh chóng với mật ong
Nhiệt miệng có lây không? – Cách hết nhiệt nhanh chóng với mật ong

Bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất, nhỏ vài giọt ra ngón tay đã rửa sạch, rồi thoa trực tiếp lên vùng bị nhiệt. Thực hiện 4 lần mỗi ngày để hết nhiệt miệng nhanh nhất.

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn

Theo Đông Y, sắn dây là một thảo dược có tác dụng giảm nhiệt, thanh lọc cơ thể, có khả năng chữa lành những tổn thương do nóng trong gây ra như nổi mụt nhọt, lở loét, nhiệt miệng,…

Bột sắn dây có giá thành rẻ và rất dễ kiếm. Vì vậy, những người bị nhiệt miệng không nên bỏ qua phương pháp hữu hiệu này. Mỗi ngày bạn dùng một ít bột sắn dây, pha với nước sôi để nguội rồi uống. Nếu duy trì thói quen này, tình trạng nhiệt miệng không chỉ biến mất mà còn rất khó tái phát trở lại.

Những điều cần lưu ý khi trị nhiệt miệng tránh lây lan

Vết lở loét thường xảy ra bên trong khoang miệng nên rất hiếm khi có thể tiếp xúc trực tiếp với người khác. Do đó, đa số các trường hợp nhiệt miệng đều không có khả năng lây nhiễm. Bệnh thường sẽ tự hết sau khoảng 7 – 14 ngày sau đó.

Tuy nhiên, một số trường hợp lở loét nặng dẫn đến nhiễm trùng sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy, đau nhức đầu và da xuất hiện các nốt ban. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời.

Muốn vết lở loét không ăn sâu và lan rộng hơn, không có khả năng lây nhiễm sang người thân trong gia đình, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng đúng cách.
  • Không dùng chung bàn chải, thìa đũa với người đang bị nhiệt miệng do nhiễm virus.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, hoa quả tươi, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để thanh nhiệt cơ thể, thúc đẩy quá trình tự đào thải độc tố.
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh,… để tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm ăn sâu và lan rộng hơn.
  • Hạn chế ăn các món cay nóng. Những thực phẩm này không chỉ làm bạn đau hơn, mà còn gây nóng trong, khiến tình trạng nhiệt miệng càng lâu khỏi.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê,…

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nhiệt miệng nếu biết xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “nhiệt miệng có lây không?” và có thêm những thông tin hữu ích về bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

XEM THÊM:

Bài thuốc chữa nhiệt miệng do chứng hư nhiệt
Tìm hiểu bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả
Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y nào tốt nhất hiện nay? Đông y trong điều trị nhiệt miệng nói riêng và bệnh lý khác nói chung được người…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *