Viêm xoang ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ trẻ

Viêm xoang ở trẻ em có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Tình trạng này có nguyên nhân do đâu? Phải làm sao để điều trị hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Viêm xoang ở trẻ em là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Hộp sọ của con người có các không gian rỗng, chứa đầy không khí, nằm gần hốc mũi được gọi là xoang. Chúng chia thành bốn loại: xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang mũi.

Viêm xoang ở trẻ em xảy ra khi một trong các xoang kể trên bị tấn công bởi các yếu tố ngoại lại gây hại như vi khuẩn hay virus. Đối tượng chủ yếu của bệnh nằm ở phổ tuổi từ 1-6 tuổi hoặc với các bé bị suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh xoang thường được chia thành hai dạng chính, bao gồm:

  • Viêm xoang cấp tính: Biểu hiện của bệnh xuất hiện dồn dập, gây khó chịu dữ dội thời điểm mới xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng và dứt điểm hoàn toàn chỉ sau vài ngày nếu có biện pháp cải thiện triệu chứng đúng cách.
  • Viêm xoang mãn tính: Các biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng, lên đến hơn 12 tuần và nguy hiểm hơn.
Viêm xoang ở trẻ em (ảnh minh họa)
Viêm xoang ở trẻ em (ảnh minh họa)

Viêm xoang ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Vi khuẩn, virus: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh thông thường. Đây đều là các bệnh lý có khả năng dẫn đến viêm nhiễm xoang. Ví dụ: Virus cúm, vi khuẩn streptococcus, E.coli, Haemophilus,…
  • Dị ứng: Các dị nguyên dễ phát tán trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,..có thể gây ra viêm xoang. Tình trạng này dẫn đến việc sản xuất chất nhầy trong khoang mũi, sổ mũi, hắt hơi, sưng môi mũi và cuối cùng là bệnh xoang.
  • Các yếu tố khác: Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn có một số các yếu tố khác như: Cấu trúc khoang mũi bị dị tật bẩm sinh, nước vào xoang khi bơi lội hoặc lặn, dị vật mắc trong mũi, chấn thương mũi, trào ngược dạ dày thực quản, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

Các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Theo TTƯT, BS Nguyễn Thị Nhuần (Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), cho biết viêm xoang ở trẻ em bộc phát triệu chứng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sức đề kháng của trẻ. Với độ tuổi từ sơ sinh đến 10 tuổi, trẻ có thể gặp phải các biểu hiện sau đây:

  • Chảy nước mũi kéo dài khoảng 7-10 ngày
  • Chất nhầy mũi thải ra thường có kết cấu đặc và dày, màu trong suốt hoặc vàng nhạt, vàng xanh.
  • Các cơn ho chủ yếu về đêm. ban ngày có tần suất ít hơn.
  • Tình trạng sưng tấy ở một số vị trí như xung quanh mắt, má, hàm,…

Còn đối với trẻ trên 10 tuổi, bệnh xoang có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi kèm theo chứng cảm lạnh kéo dài trong 7-10 ngày.
  • Chất dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, gây ra đờm.
  • Các cơn đau đầu dai dẳng hoặc cảm giác đau nhức khắp cả khuôn mặt.
  • Cổ họng đau rát, ho và mùi hôi miệng khó chịu.
  • Tình trạng sưng tấy vùng xung quanh mắt, nhất là vào buổi sáng sớm.

Viêm xoang ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm xoang ở trẻ em không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu các bậc phụ huynh chủ quan để bệnh diễn tiến kéo dài ở trẻ, nhất là ở khu vực xoang trán và xoang mũi, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Biến chứng khu vực quanh mắt: Đây là tình trạng những vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng từ vùng mũi, trán lan đến các dây thần kinh quanh mắt hoặc giác mạc. Hậu quả là bệnh nhị bị đau mắt, đỏ mắt, sưng, giảm thị lực và thậm chí là mù lòa (huyết khối xoang hang). Trong các loại biến chứng, đây được xem là dạng phổ biến nhất.
Biến chứng viêm xoang ở trẻ em thường liên quan đến mắt
Biến chứng viêm xoang ở trẻ em thường liên quan đến mắt
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Hiếm gặp hơn chính là tình trạng nhiễm trùng tại các xoang sau mũi lan rộng đến não bộ. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại cực kỳ nguy hiểm, ví dụ như viêm màng não, áp xe não, thậm chí là tử vong. 

Điều trị viêm xoang ở trẻ em

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm xoang ở trẻ em phổ biến nhất:

Chữa viêm xoang ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y luôn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều phụ huynh. Thuốc tân dược thường mang đến hiệu quả nhanh chóng và cũng không tốn thời gian chuẩn bị như những biện pháp khác.

Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Tây đối với viêm xoang ở trẻ em cần chú ý: độ tuổi, mức độ bệnh, khả năng tương thích của thuốc với cơ thể.

Thuốc kháng sinh

Hầu hết được dùng trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra và lộ trình dùng thuốc kéo dài từ mười ngày đến hai tuần. Thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển của viêm nhiễm và tiêu diệt từng bào tử vi khuẩn.

Ví dụ: Penicillin, amoxicillin, doxycycline, cephalosporin, clindamycin, levofloxacin,..Liều lượng được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau được dùng để cải thiện một số triệu chứng bệnh viêm xoang, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Dạng dược phẩm này cũng thích hợp dùng trong trường hợp bệnh xoang do virus vốn không thể dùng kháng sinh.

Ví dụ: Acetaminophen, ibuprofen, naproxen,… Tuyệt đối không cho bé dùng aspirin vì thuốc có thể gây hại đến thận.

Thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị viêm xoang ở trẻ em
Thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị viêm xoang ở trẻ em

Các loại thuốc thông mũi

Viêm xoang ở trẻ em thường gây ra chứng sổ mũi, nghẹt mũi do chất nhầy tiết ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng khó thở. Trong những trường hợp này, các bác sĩ có thể cho bệnh nhi sử dụng thêm những loại thuốc thông mũi.

Chúng có tác dụng làm loãng chất nhầy để cơ thể dễ dàng đào thải ra ngoài. Ví dụ: pseudoephedrine, guaifenesin,…

Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra bệnh xoang ở trẻ em. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để điều trị viêm nhiễm xoang chính là “tiêu diệt” từ gốc.

Các loại thuốc thường dùng với bệnh trào ngược là: Thuốc ức chế axit (Tums, mylanta, alka-seltzer), thuốc chẹn histamin H2 (ranitidin, cimetidin, zantac, tagamet) và thuốc ức chế bơm proton (nexium, prilosec, zegerid, protonix). 

Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây và Đông y, cha mẹ có thể thực hiện thêm những phương pháp hỗ trợ tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang ở trẻ em.

  • Giấm táo nguyên chất

Giấm táo lên men tự nhiên sử hữu rất nhiều dược tính hiệu quả, đặc biệt là các hoạt chất chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn axit lactic. Rất nhiều trường hợp bệnh xoang sau khi sử dụng giấm táo đều có kết quả tốt như lượng chất nhầy trong mũi và các cơn đau vùng mặt đều giảm đi đáng kể.

Điều trị viêm xoang ở trẻ em tại nhà bằng giấm táo
Điều trị viêm xoang ở trẻ em tại nhà bằng giấm táo

Nguyên liệu: Giấm táo thô, mật ong, nước ấm.

Cách thực hiện: Trộn đều ba nguyên liệu kể trẻ theo tỷ lệ 1:1:3 rồi cho bé dùng uống trực tiếp. Bố mẹ cũng có thể pha loãng giấm táo với nước rồi dùng dung dịch thu được vệ sinh mũi cho bé.

  • Xông hơi nước và tinh dầu

Đây là biện pháp tại gia được rất nhiều các bác sĩ khuyến nghị. Nó có tác dụng khơi thông hốc mũi bị tắc, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giảm triệu chứng đau đầu. Bố mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng vì xông hơi rất ít gây ra các tác dụng phụ.

Nguyên liệu: Nước sôi, tinh dầu (3 giọt dầu thông với 2 giọt dầu khuynh diệp hoặc 3 giọt dầu hương thảo với 1 giọt dầu bạc hà)

Cách thực hiện: Sau khi đã pha tinh dầu vào nước sôi, bố mẹ để trẻ áp sát mũi vào mặt nước và hít thở sâu trong vòng 5 đến 7 phút. Bố mẹ cũng có thể trùm một chiếc khăn kín đầu bé cùng chậu nước nóng để giảm thiểu lượng hơi nước mất đi.

Đông y điều trị viêm xoang ở trẻ em

Các bài thuốc Đông y trị viêm xoang ở trẻ em thích hợp sử dụng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Đông y giúp cải thiện các triệu chứng, bồi bổ sức khỏe tổng thể và phòng tránh viêm nhiễm xoang tái phát về sau hiệu quả. Dưới đây là một số các vị thuốc thảo dược mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bài thuốc từ rễ khương hoàng

Rễ khương hoàng theo y học hiện đại rất giàu các chất chống viêm và chống oxy hóa. Còn với Đông y, vị thuốc này có công dụng giảm đau, trị huyết ứ và giảm sưng tấy. 

Nếu dùng kết hợp với sinh khương, bài thuốc này có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhờ vào việc làm loãng chất nhầy trong xoang mũi, cải thiện tình trạng khó thở, giảm áp lực tại các xoang.

Nguyên liệu: Rễ khương hoàng, rễ sinh khương, mật ong nguyên chất.

Cách làm: Đun rễ khương hoàng và rễ sinh khương với nước lọc, đến khi sôi thì tắt bếp. Thêm vào nước thuốc một thìa nhỏ mật ong, khuấy đều và cho bé dùng nước.

Bài thuốc từ tất bát

Theo sách Trung dược đại từ điển, tất bát có vị thơm, tính ấm và vị cay. Vị thuốc này có tác dụng kiện vị, giáng khí, giảm đau nhức và chống nôn.

Nguyên liệu: Tất bát dùng 30g, loại khô hay tươi đều được.

Cách thực hiện: Tất bát được đem đun cùng với một bát nước trong khoảng 15 phút. Đợi khi thuốc nguội hẳn, dùng một lọ thuốc nhỏ mũi rỗng hoặc xilanh đựng lấy dung dịch nước tất bát rồi nhỏ từ từ vào mũi của trẻ. Mỗi ngày, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng từ 2-3 lần.

Bài thuốc Thông Xoang Khang Dược – an toàn trong chữa trị cho trẻ nhỏ

Là bài thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, chỉ định cho nhiều trường hợp viêm xoang chữa trị hiệu quả với cả trẻ nhỏ (theo chỉ định bác sĩ).

Thành phần chính:  100% thảo dược tự nhiên. Trong đó, có rất nhiều dược liệu quý, sở hữu hàm lượng kháng sinh thực vật cao.

Thành phần chính của Thông Xoang Khang Dược
Thành phần chính của Thông Xoang Khang Dược

Công dụng:

  • Tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức, phù nề
  • Làm sạch xoang mũi; đẩy sạch dịch mủ, vi khuẩn, cặn bẩn, tế bào chết từ trong các hốc xoang ra ngoài để xoang mũi luôn thông thoáng, dễ chịu
  • Phối hợp các chế phẩm sẽ khắc phục nhanh triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang mũi, chảy dịch mũi, ngứa mũi, hắt hơi.
  • Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổn thương trong niêm mạc xoang mũi mau lành.
Hướng dẫn sử dụng Thông Xoang Khang Dược
Hướng dẫn sử dụng Thông Xoang Khang Dược

Thời gian điều trị: 

Dùng Thông Xoang Khang Dược xịt rửa mũi và thuốc nhỏ, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái ngay sau khi sử dụng. Xoang mũi sạch sẽ, khô thoáng, giảm đáng kể tình trạng chảy dịch mũi và các triệu chứng khó chịu sau tuần đầu sử dụng.

Tuy nhiên, để bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân cần kiên trì dùng đúng – đủ các chế phẩm theo liệu trình và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, 1 lộ trình là từ 1 – 3 tháng.

Cơ chế điều trị Thông xoang khang dược
Cơ chế điều trị Thông xoang khang dược

Ưu điểm:

  • Các chế phẩm Thông Xoang Khang Dược đã được bào chế hiện đại. Thuốc uống không cần đun sắc, thuốc nhỏ và thuốc xịt đều thuận tiện sử dụng.
  • Không gây kích ứng, đau rát, xót, khó chịu cho người bệnh.
  • Thành phần thảo dược lành tính nên phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Kể cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, người có cơ địa nhạy cảm.

Tác dụng phụ: Không có. Bài thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Bài thuốc chỉ được ứng dụng ĐỘC QUYỀN tại Thuốc dân tộc, không bán tràn lan trên thị trường vì cần sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiệu quả này đã được kiểm chứng bằng khoa học và thực tiễn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 0983 845 445
  • Tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận
  • Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

XEM THÊM: 

Chăm sóc và phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em

Để chăm sóc và phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Vệ sinh khoang mũi thường xuyên cho trẻ bằng các dung dịch nước muối sinh lý dịu nhẹ. Điều này giúp giữ ẩm và ngăn ngừa sự phát triển của những vi sinh vật gây hại.
  • Khi thời tiết trở nên khô hanh, bố mẹ nên lắp đặt trong phòng ngủ của trẻ máy tạo ẩm để tránh cho khoang mũi bị khô.
  • Tránh để cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá và những yếu tố dễ gây dị ứng như khói xe, bụi mịn, lông thú nuôi. Khi đi ra ngoài nhớ cho trẻ đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh chân tay, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các bệnh nhân viêm nhiễm đường hô hấp trên hay cảm lạnh thông thường.
  • Bổ sung vào thực đơn của trẻ các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Cần tây, táo xanh, gừng, tỏi, gấc, dầu cá, thịt ức gà, anh đào tươi, lựu,…Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhắc nhở bé uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
  • Cho trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng một lần và thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y Tế.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức mới về vấn đề viêm xoang ở trẻ em. Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, vì vậy cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, khuyến khích trẻ vận động rèn luyện thể chất cũng như giữ gìn vệ sinh thật tốt cho trẻ.

Đừng bỏ lỡ:

4.8/5 - (6 bình chọn)

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em cần tiến hành kịp thời
Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em, đâu là biện pháp hiệu quả nhất?
Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em cần được quan tâm sát sao bởi hệ miễn dịch cùng sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *