Mãn kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp khắc phục hiệu quả
Bảng tóm tắt
Mãn kinh là một trong những thời kỳ biến đổi của cơ thể phái nữ. Tình trạng này khiến chị em bị lão hóa, suy giảm nội tiết tố và đi kèm một loạt ảnh hưởng đối với sức khỏe. Do đó, nữ giới cần có biện pháp làm giảm biến chứng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Mãn kinh là gì? Có ảnh hưởng sức khỏe không?
Mãn kinh (tên tiếng anh là Menopause) là quy luật tự nhiên của cơ thể, xảy ra trong thời kỳ chuyển đổi từ tuổi trung niên sang tuổi già. Khi đó, buồng trứng bắt đầu ngừng sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone.
Vì vậy, nữ giới sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Một số chị em trải qua thời kỳ mãn kinh không đúng với độ tuổi thông thường sẽ rơi vào hai trường hợp sau:
- Mãn kinh sớm: Hay còn gọi là tiền mãn kinh, đối tượng dễ gặp phải là phụ nữ uống nhiều rượu bia, thuốc lá, rối loạn hệ miễn dịch, phẫu thuật cắt tử cung nhưng vẫn còn 2 buồng trứng.
- Mãn kinh muộn: Thời kỳ này xảy ra khi chị em bị mãn kinh sau tuổi 55. Nguyên nhân gây mãn kinh muộn do sự bất thường của buồng trứng hoặc việc sử dụng trứng quá tiết kiệm.
Vậy mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? – Theo các chuyên gia, trong giai đoạn này, tóc của chị em thường xuyên gãy rụng và xuất hiện nhiều sợi bạc. Đồng thời, phái nữ còn gặp phải các bệnh về xương khớp như đau nhức, loãng xương, thoái hóa,…
Khi nội tiết tố suy giảm, chức năng hoạt động của tim mạch cũng bị ảnh hưởng. Nó sẽ tác động đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Khi đó, phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, xơ cứng thành mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao,…
Nếu cơ và dây chằng vùng chậu lão hóa, bạn có thể bị sa sinh dục. Ngoài ra, chị em còn dễ nhiễm khuẩn đường tiểu và tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Nguyên nhân gây mãn kinh
Mãn kinh là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, một số yếu tố nội và ngoại nhân sẽ tác động khiến tình trạng này diễn ra sớm hoặc muộn hơn bình thường. Các nguyên nhân gây mãn kinh phải kể đến như:
- Tuổi tác: Từ sau tuổi 40, cơ thể nữ giới xuất hiện nhiều thay đổi. Lúc này, hàm lượng hormone estrogen và progesterone dần dần suy giảm. Đây là hai nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với người phụ nữ. Nếu tụt giảm nhanh chóng, sinh lý nữ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.
- Từng cắt buồng trứng: Chị em rơi vào tình trạng mãn kinh ngay khi phẫu thuật cắt bỏ hai bên buồng trứng. Dấu hiệu nhận biết là không xuất hiện kinh nguyệt, đồng thời nội tiết tố suy giảm nhanh.
- Xạ trị hoặc hóa trị vùng chậu: Việc tiến hành biện pháp hóa trị có thể làm tổn thương buồng trứng và bộ phận sinh sản ở nữ. Hóa chất sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và làm chúng biến mất hoàn toàn.
- Suy buồng trứng sớm: Đây là cơ quan có khả năng nuôi trứng trưởng thành để chúng rụng và thụ thai. Tương tự như chu trình của các cơ quan khác, đến một thời kỳ nhất định nó sẽ bị lão hóa. Như vậy, có thể hiểu đây là tình trạng buồng trứng lão hóa và chức năng ngừng hoạt động trước tuổi 40.
Dấu hiệu nhận biết mãn kinh
Đa số chị em đều xuất hiện triệu chứng mãn kinh rõ nét. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, họ lại hầu như không nhận thấy sự thay đổi nào từ cơ thể. Nhìn chung, biểu hiện mãn kinh điển hình nhất, gồm:
- Suy giảm chất lượng giấc ngủ: Chị em khó ngủ hoặc thường xuyên đổ mồ hôi về đêm. Lý do là vì cơ thể bốc hỏa, nóng bừng mặt, nhiệt độ tăng đột ngột ở trên hoặc toàn bộ cơ thể.
- Rối loạn kinh nguyệt: Hàm lượng hormone estrogen giảm làm chu kỳ kinh nguyệt đột ngột dừng hoặc bị thưa. Chị em xuất hiện tình trạng rong huyết, rong kinh, số lượng máu kinh cũng không ra nhiều như trước.
- Âm đạo hoặc tiết niệu gặp vấn đề: Âm đạo hoặc tiết niệu gặp trục trặc có thể gia tăng trong thời gian mãn kinh. Khi đó, thanh âm đạo có thể mỏng hoặc khô hơn do suy giảm nội tiết tố estrogen. Giải thích rõ hơn, hormone nữ có khả năng bảo vệ niệu đạo và bàng quang. Nếu hàm lượng estrogen giảm, chuyện tình dục cũng không được thoải mái. Chị em có thể dễ nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc âm đạo, một số trường hợp còn đi tiểu không tự chủ khi hắt hơi hoặc cười nhiều.
- Tâm lý thay đổi: Ở thời kỳ này, phái nữ dễ cáu và nhạy cảm hơn bình thường. Nếu trong thời kỳ mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt bạn từng gặp sự thay đổi về tâm lý thì giai đoạn mãn kinh sẽ nặng hơn.
- Rối loạn cảm xúc tình dục: Việc suy giảm nội tiết tố nữ khiến âm đạo phái nữ tiết ít dịch nhầy hơn và dẫn đến khô hạn. Nếu quan hệ, chị em có thể thấy đau rát, khó chịu và suy giảm hứng thú. Lâu dần, nữ giới không còn ham muốn hoặc rơi vào tình trạng lãnh cảm.
- Tăng cân: Nội tiết tố estrogen giảm khiến chất béo lưu trữ từ hông, đùi sẽ chuyển sang bụng. Các chuyên gia cho biết, hormone ít dần khiến phụ nữ tích nhiều chất béo, khả năng đốt cháy chất béo của quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm hơn so với bình thường.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, nữ giới còn gặp một số vấn đề như đau đầu, chóng mặt, hay quên, loãng xương và xương dễ gãy,… Một số chị em dễ mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao,…
TOP câu hỏi thường gặp trong thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là quy luật tất yếu của cơ thể. Thế nhưng, nhiều chị em còn nhiều băn khoăn về vấn đề này. Dưới đây là TOP các câu hỏi thường gặp nhất khi hỏi về tình trạng mãn kinh ở chị em:
Phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi nào?
Mãn kinh và tiền mãn kinh là hai giai đoạn biến đổi của cơ thể. Mọi người phụ nữ đều trải qua thời kỳ tiền mãn kinh rồi mới đến mãn kinh.
- Giai đoạn tiền mãn kinh:
Tiền mãn kinh tiếng anh gọi là perimenopause. Hầu hết mọi trường hợp sẽ bắt đầu thời kỳ này ở độ tuổi 40 – 45. Tiền mãn kinh có dấu hiệu là kinh nguyệt không đều, dây dưa hoặc kéo dài trong nhiều ngày.
Tùy vào sức khỏe và nội tiết tố, mỗi người có thể kéo dài giai đoạn này từ 2 – 5 năm. Nguyên nhân gây tiền mãn kinh là do sự suy giảm hoạt động của buồng trứng và các hormone estrogen hay progesterone bị mất cân bằng.
Tiền mãn kinh nên uống thuốc gì để giảm bớt sự khó chịu trong cơ thể? Chị em có thể điều trị bằng thuốc tiền mãn kinh kobayashi, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc thuốc estrogen dạng gel để bôi âm đạo,…
- Mãn kinh:
Thời kỳ này xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi 50 – 55. Mãn kinh khiến buồng trứng ngừng hoạt động, nội tiết tố biến mất dần và không còn khả năng rụng trứng. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “mãn kinh còn trứng không?”
- Hậu mãn kinh:
Đây là thời điểm phái nữ đã chuyển sang cuộc sống của người già. Thời gian hậu mãn kinh là 12 tháng. Lúc này, các triệu chứng của thời ỳ trước cũng suy giảm nhiều.
Mãn kinh có còn ham muốn?
Sự suy giảm nội tiết tố khiến vùng kín có các thay đổi nhất định. Chẳng hạn như âm đạo bị khô, da nhăn nheo, nữ giới cảm thấy tự ti về cơ thể. Ngoài ra, chị em còn khó đạt cực khoái trong thời kỳ này.
Thực chất, phái nữ không hoàn toàn mất ham muốn nhưng sự hứng thú với chuyện tình dục sẽ giảm đáng kể. Nếu không làm tình trong thời gian dài, có thể bạn sẽ mắc chứng lãnh cảm. Vì vậy, các cặp đôi nên thực hiện những biện pháp giúp tăng chất lượng cuộc yêu.
Mãn kinh có huyết trắng không?
Ở tuổi xuân, nồng độ nội tiết tố estrogen duy trì ở mức cân bằng nên độ pH khá ổn định. Khi đó, các tác nhân có hại tại vùng kín đều bị tiêu diệt. Ngược lại, trong thời kỳ mãn kinh, hàm lượng hormone giảm khiến lợi khuẩn yếu dần.
Đây là nguyên nhân làm phái nữ dễ mắc các bệnh viêm âm đạo, trong đó có huyết trắng. Nếu bị huyết trắng trong giai đoạn mãn kinh, chị em nên tham khảo thông tin từ chuyên gia để có cách xử lý phù hợp.
Mãn kinh nhưng vẫn ra máu?
Khi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt gần như không xuất hiện. Tuy nhiên, một số chị em cảm thấy bối rối vì mình vẫn ra máu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do polyp cổ tử cung, teo nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư,…
Mãn kinh có sinh con được không?
Khi bị mãn kinh, phái nữ sẽ không thấy kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, buồng trứng cũng mất dần khả năng sinh sản trứng. Đó là lý do chị em không thể mang thai.
Những trường hợp có thể sinh con ở tuổi ngoài 55 là do họ mãn kinh chậm hoặc nhờ thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, việc mang bầu có thể gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe. Chẳng hạn như khó sinh, mang thai ngoài tử cung, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao,…
Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không?
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn có chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại, tuổi mãn kinh sẽ mất hẳn khả năng hành kinh. Nếu muốn có con, họ sẽ cần đến sự can thiệp của y khoa. Vì vậy, chị em tuổi mãn kinh vẫn có thể thụ tinh nhân tạo.
Nhưng trước khi thực hiện, bạn cần làm các xét nghiệm như kiểm tra chức năng buồng trứng, lọc bệnh truyền nhiễm, chuyển phôi giả, đánh giá khoang tử cung,…
Biện pháp khắc phục ở thời kỳ mãn kinh
Nhiều người bị mãn kinh sớm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Điều này khiến chị em hoang mang đặt câu hỏi “mãn kinh sớm có chữa được không?”. Vì đây là quá trình tự nhiên nên việc điều trị triệt để là rất khó. Tuy nhiên, phái nữ có thể áp dụng một số biện pháp làm chậm hoặc hạn chế biến chứng của quá trình này.
Cải thiện các triệu chứng mãn kinh tại nhà
Dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc sử dụng cho phụ nữ mãn kinh. Đây hầu hết là những bài thuốc giúp ổn định nội tiết tố nữ, tăng cường ham muốn sinh lý và cải thiện sức khỏe.
- Sử dụng cây bòi vịt
Đây là loại cây có tác dụng an thần, bồi bổ sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng khô âm đạo, đau rát, lãnh cảm ở nữ giới hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này không nên sử dụng ở phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chuẩn bị: 1kg quả bòi vịt tươi, 3 lít rượu trắng 45 độ.
Thực hiện: Rửa sạch quả bòi vịt, tráng qua với rượu, để ráo rồi cho vào bình thủy tinh. Đổ rượu trắng ngập quả, ngâm trong 30 ngày là có thể sử dụng. Chỉ cần mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 2 muỗng, sức khỏe, sinh lý nữ sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Dùng cây thổ phục linh
Dược liệu này có khả năng chống mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, tăng sinh hormone sinh dục nữ, xoa dịu căng thẳng… Bài thuốc dân gian cải thiện sinh lý, mãn kinh ở phụ nữ từ cây thuốc này thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 30g Thổ phục linh, 60g dâm dương hoắc, 100ml mật ong, 9 quả đại táo, 500ml rượu trắng.
Thực hiện: Nguyên liệu trên đem hấp chín, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Cho hỗn hợp bột vào ngâm cùng rượu, mật ong khoảng 30 ngày. Sau đó, mang rượu trên ra sử dụng mỗi ngày từ 2-3 ly nhỏ, duy trì trong 3 tháng để cảm nhận hiệu quả.
- Dùng dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc là loại dược liệu rất tốt cho sinh lý nam và sinh lý nữ. Dùng cây thuốc này đúng cách sẽ giúp cho chị em phụ nữ cải thiện sinh lý, tăng cường ham muốn, cải thiện sức khỏe… hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 4 – 10 lá dâm dương hoắc khô, đem ngâm với rượu hoặc sắc nước uống.
Chữa mãn kinh bằng tây y
Chữa bệnh bằng tây y luôn là phương pháp được áp dụng hàng đầu. Do đó câu hỏi mãn kinh nên uống thuốc gì được khá nhiều người quan tâm. Cùng điểm qua những loại thuốc được sử dụng phổ biến dưới đây:
- Liệu pháp hormon thay thế
Vì nguyên nhân gây mãn kinh do thiếu hụt estrogen nên đây là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng và tiền sử sức khỏe để chỉ định estrogen liều thấp trong thời gian ngắn. Lưu ý, không phải ai cũng có thể áp dụng liệu pháp này. Nếu không cẩn thận điều trị, bệnh nhân có thể bị ung thư tim mạch, ung thư vú hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác.
- Thuốc chống trầm cảm liều thấp
Nhóm thuốc này liên quan đến SSRI (thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc). Nó có khả năng đẩy lùi các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, chị em không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể phản tác dụng hoặc gây biến chứng xấu.
- Thuốc ngăn ngừa loãng xương
Mục tiêu của thuốc là ngăn chặn tình trạng loãng xương và đau nhức khi nội tiết tố giảm đột ngột. Nhưng chị em cần có sự tư vấn của chuyên gia y tế khi điều trị.
- Nhóm thuốc Gabapentin hoặc Clonidine
Đây là nhóm thuốc có khả năng đẩy lùi cơn bốc hỏa trong thời kỳ cơ thể có nhiều thay đổi. Bệnh nhân không thể điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế có thể sử dụng những loại thuốc này.
Thuốc tây phát huy tác dụng nhanh là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, phương pháp này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây bất lợi đối với phái nữ. Vì vậy, chị em tuyệt đối không lạm dụng hoặc tùy tiện sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trị mãn kinh bằng Đông y
Y học cổ truyền xếp mãn kinh vào chứng âm hư. Căn nguyên chủ yếu do tạng thận suy giảm chức năng khiến âm dương mất cân bằng. Khi chức năng tạng phủ bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp nhiều bất ổn.
Để chữa bệnh, Đông y đã sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Thuốc nam có tác dụng phục hồi chức năng của lục phủ ngũ tạng và đẩy lùi tà khí ra khỏi cơ thể. Với phương pháp này, nữ giới vừa đảm bảo sức khỏe tốt, vừa có thể tăng cường hệ miễn dịch.
Các vị thuốc nam có lợi cho người mãn kinh là:
- Sinh địa: Bổ âm, thanh nhiệt giải độc, tăng sinh dịch cho cơ thể
- Phục linh (Bạch phục linh): Tác dụng bổ tỳ, định tâm, lợi thủy, chữa thủy thũng trứng man, phục thần định tâm, giúp an thần để ổn định giấc ngủ
- Trạch tả: Tiêu thũng, lợi tiểu, thanh nhiệt, phục hồi hư tổn ngũ tạng, chủ thận hư, lợi nhiệt bàng quang và tuyên thông thủy đạo
- Trinh nữ hoàng cung: Vị đắng, giúp ức chế hoạt động của virus, hại khuẩn và làm chậm sự phát triển của các tế bào khối u trong cơ thể.
Điểm mạnh của Đông y là dược liệu lành tính nên phù hợp với mọi đối tượng. Ngoài ra, biện pháp này chữa bệnh khá an toàn và chuyên sâu, vì vậy nó được rất nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, vì hiệu quả của thuốc Đông y chữa mãn kinh thường phát huy chậm nên chị em cần kiên trì dùng thuốc, không bỏ dở giữa chừng.
Cách làm chậm thời kỳ mãn kinh tại nhà
Mặc dù đây là quá trình thay đổi tự nhiên nhưng chị em vẫn có thể làm chậm mãn kinh bằng lối sống lành mạnh. Để biết cách phòng ngừa giai đoạn này, phái nữ có thể tham khảo thông tin sau:
- Giữ cân nặng ổn định: Các chuyên gia cho biết, phụ nữ có trọng lượng lớn dễ gặp phải các cơn nóng bừng khi gần tuổi mãn kinh. Mô mỡ ở người tăng cân, béo phì sẽ hoạt động như chất cách điện làm họ đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Do đó, chị em nên giữ cân nặng ở mức vừa phải, không quá gầy hoặc không quá béo.
- Tinh thần lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân gây ức chế buồng trứng và làm gia tăng sự khó chịu của các triệu chứng mãn kinh. Do đó, chị em nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, giảm bớt gánh nặng và sự phiền muộn trong tâm trí. Ngoài ra, những người nghiện rượu bia, thuốc lá, thường xuyên ngủ muộn hãy thay đổi các thói quen này. Bởi lẽ chúng sẽ gây ra tác động nặng nề cho cơ thể.
- Rèn luyện sức khỏe: Một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ đẩy lùi nhiều bệnh tật, đồng thời làm giảm quá trình mãn kinh. Chị em có thể thực hiện các bài tập aerobic, chạy bộ, bơi lội,…
- Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt: Chị em nên bổ sung nhiều nhóm thực phẩm giàu axit béo Omega 3, chất xơ, isoflavon, pregnenolone,… . Những chất này có nhiều trong đậu nành, hạt mè, rau xanh, trái cây,….
Mãn kinh là giai đoạn thay đổi của cơ thể, vì vậy sớm hay muộn phụ nữ cũng gặp phải. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình này hoặc ngăn chặn biến chứng bằng thuốc và lối sống lành mạnh. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp chị em biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!