Viêm da tiếp xúc có lây không? Có để lại sẹo không?

Là bệnh da liễu phổ biến nên viêm da tiếp xúc có lây không, viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu hỏi này. Vậy để có câu trả lời chính xác, mời bạn đọc cùng lắng nghe những giải đáp đến từ bác sĩ Lê Phương của blog CHR ngay sau đây.

Nhiều người băn khoăn viêm da tiếp xúc có lây không, có để lại sẹo không?
Nhiều người băn khoăn viêm da tiếp xúc có lây không, có để lại sẹo không?

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Nhiều người thường băn khoăn viêm da tiếp xúc có lây không bởi đây là bệnh lý ngoài da, biểu hiện bằng những phát ban, mụn nước, nốt sần,… gây ngứa và mất thẩm mỹ. Bệnh xuất hiện do sự tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng hoặc dị ứng.

Cụ thể, viêm da tiếp xúc thường xảy ra do hóa mỹ phẩm, đồ trang sức, côn trùng cắn, dung môi công nghiệp, chất cao su và một số tác nhân khác. Trong đó côn trùng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm da tiếp xúc.

Tuy nhiên, với câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không, bác sĩ Lê Phương cho biết:

Bệnh viêm da tiếp xúc không có khả năng lây nhiễm. Bởi yếu tố gây bệnh không có vai trò của các tác nhân như virus, vi khuẩn hay nấm. Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc lại mang yếu tố gen (di truyền). Nếu người thân trong đình từng có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, mề đay, viêm da dị ứng,… thì con của họ cũng có khả năng bị viêm da tiếp xúc.

Bên cạnh đó, mặc dù bệnh viêm da tiếp xúc không lây sang người khác, nhưng lại rất dễ lây lan sang những vùng da bên cạnh. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, điều trị sớm, tránh để bệnh lây lan và trở nên trầm trọng hơn.”

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là không
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Ngoài câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không, nhiều người bệnh còn băn khoăn viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Đây cũng thắc mắc chung của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Phương cho biết:

Việc bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Phát hiện triệu chứng và điều trị bệnh sớm hay muộn.
  • Chăm sóc da có đúng cách.
  • Vùng da tổn thương có bị nhiễm trùng không.
  • Chế độ ăn uống.
  • Cơ địa của người bệnh.
Bệnh viêm da có thể để lại sẹo
Bệnh viêm da tiếp xúc có thể để lại sẹo

Theo đó, bệnh viêm da tiếp xúc sẽ không để lại sẹo nếu:

  • Bạn bị viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ, được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. 
  • Có làn da khỏe mạnh, dễ hồi phục, đồng thời có chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ngược lại, sẹo có thể để lại trên da nếu:

  • Không điều trị đúng cách, khiến vùng da tổn thương lan rộng, có dấu hiệu bội nhiễm. 
  • Không biết cách chăm sóc, thường xuyên cào, gãi lên da, khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành thâm sẹo nặng nề.

Như vậy, để viêm da tiếp xúc không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách để bệnh không lây lan và tránh hình thành sẹo trên da

Điều trị và chăm sóc đúng cách là phương pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da do tiếp xúc. Vì vậy, ngay khi phát hiện da bị tổn thương, hãy áp dụng ngay các biện pháp sau:

1. Rửa sạch da để loại bỏ dị nguyên 

Làm sạch vùng da bị viêm là việc quan trọng mà bạn cần làm trước tiên. Khi tác nhân gây dị ứng/kích ứng (hóa chất, nọc độc côn trùng, mỹ phẩm,…) vẫn còn trên da. Chúng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với những vùng da khác và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, rửa sạch một cách nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để loại bỏ dị nguyên sẽ giúp làm dịu và hạn chế được mức độ tổn thương trên da.

Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với dị nguyên
Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với dị nguyên 

Ở những vùng da khó làm sạch, bạn có thể sử dụng bông y tế, thấm nước muối sinh lý sau đó nhẹ nhàng lên da để ngăn ngừa viêm và giảm nóng rát.

2. Bôi thuốc để giảm triệu chứng

Thuốc tây được đánh giá là có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng và rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi rửa sạch da, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và hạn chế kích ứng. Sau đó, có thể tham khảo một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Dung dịch sát trùng và làm dịu da như: Hồ nước, jarish, kẽm oxide,…
  • Thuốc bôi dưỡng ẩm như Panthenol, vitamin E, Glycerin,… giúp phục hồi da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid như Hydrocortisone 1%, có tác dụng giảm sưng viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng trên da.
  • Thuốc kháng histamin: Benadryl, Zyrtec, Claritin,… giúp giảm ngừa và cải thiện các biểu hiện viêm da.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Loại thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp viêm da đã có có dấu hiệu bị bội nhiễm.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc nêu trên cần có sự chỉ định của bác sĩ da liễu. Người bệnh tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khó điều trị hơn.

3. Áp dụng biện pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm để bệnh được cải thiện nhanh hơn. Đó là các nguyên liệu như:

  • Lá khế: Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá khế, cho vào nồi nước đun sôi. Sau để nguội đến khí còn ấm thì dùng để rửa vùng da bị tổn thương.
  • Lá trầu không: Sau khi rửa sạch lá trầu không, bạn vò nát và cho vào nồi đun sôi với một chút nước. Sau đó, dùng nước lá trầu không đã nguội để ngâm rửa vùng da bị viêm.
  • Lá trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh, sau đó ngâm qua nước muối loãng để loại hết vi khuẩn, bụi bẩn. Sau đó cho lá trà xanh vào nồi đun sôi với nước. Nếu dùng để rửa, bạn sử dụng khi nước còn hơi ấm. Nếu dùng để tắm, bạn có thể pha lẫn nước và tắm như bình thường.
Lá khế giúp làm sạch vùng da bị viêm, tránh lan rộng
Lá khế giúp làm sạch vùng da bị viêm, tránh lan rộng 

Các loại lá trên đều có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, nên hiện nay vẫn được nhiều người dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da và cho thấy hiệu quả tốt.

4. Chăm sóc và bảo vệ da đúng cách

Dù bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có lây hay không thì việc chăm sóc da đúng cách cũng có vai trò quan trọng trong việc khắc phục triệu chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng cường miễn dịch cho da. 

Vì vậy, khi bị viêm da tiếp xúc, bạn cần lưu ý:

  • Không cào, gãi và làm trầy xước vùng da đang bị tổn thương. 
  • Mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu mềm, thấm hút tốt để giảm ma sát lên vùng da kích ứng.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm bong tróc và giúp da nhanh phục hồi.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất trong quá trình điều trị bệnh.
  • Hãy bổ sung đủ nước, tăng cường rau, quả và các thực phẩm giàu vitamin, omega, khoáng chất để thúc đẩy quá trình hồi phục của da.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: Hải sản, chất kích thích, đậu phộng, thực phẩm giàu chất béo,…

Cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả

Bệnh viêm da tiếp xúc có thể tái phát bất cứ khi nào có sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng. Vì vậy, sau khi trả lời được câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không và thực hiện quá trình điều trị, bạn đừng quên áp dụng những biện pháp dưới đây để chủ động phòng tránh:

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khử trùng định kỳ để giảm nguy cơ viêm da tiếp xúc do các tác nhân như côn trùng, nấm mốc, phấn hoa…
  • Không nên mở cửa sổ vào buổi tối nhằm hạn chế các loại bò sát, đặc biệt là kiến ba khoang vào nhà.
  • Chú ý dưỡng ẩm, chăm sóc và bảo vệ da giúp da khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Từ đó sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng từ các tác nhân gây hại.
  • Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất nên đeo bao tay để bảo vệ da.
  • Đừng quên kiểm tra quần áo, khăn tắm, chăn gối,… trước khi sử dụng để loại bỏ côn trùng bám vào bề mặt vải và có thể gây kích ứng da.

Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không và viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp để hạn chế những biến chứng của bệnh, bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *