U lạc nội mạc tử cung là gì? Có nguy hiểm không & Cách chữa

U lạc nội mạc tử cung là gì không phải ai cũng biết và hiểu tường tận. U lạc nội mạc tử cung thuộc những bệnh lý nguy hiểm ở tử cung gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu. Đặc biệt, nếu không sớm điều trị, tình trạng này có khả năng dẫn tới ung thư buồng trứng, đe dọa tới sức khỏe sinh sản. 

U lạc nội mạc tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh?

Về vấn đề u lạc nội mạc từ cung là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mô nội mạc tử cung nằm trong lòng tử cung. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến các mô này phát phát triển quá mức ra ngoài và bám vào những cơ quan xung quanh như ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột, bàng quang gọi là lạc nội mạc tử cung (tên tiếng anh: adenomyosis). Các mô nội mạc theo thời gian sẽ phát triển thành u lạc nội mạc tử cung. Kích thước các khối u khoảng từ 2 đến 8 inch.

U lạc nội mạc tử cung là gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ
U lạc nội mạc tử cung là gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Một số dấu hiệu khi bị u lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ như:

  • Đau bụng kinh kéo dài.
  • Lượng máu kinh mất đi nhiều và thời gian hành kinh dài hơn. 
  • Thường xuyên đau vùng bụng dưới. 
  • Cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân u lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa có một thông tin chính xác nào về nguyên nhân u lạc nội mạc tử cung là gì. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cho biết, lạc nội mạc tử cung bệnh học có liên quan tới một số yếu tố như:

  • Kinh nguyệt ngược dòng: Thay vì máu kinh chảy ra ngoài cơ thể, ở một số trường hợp lại xuất hiện hiện tượng máu kinh chảy ngược vào khoang chậu. Điều này khiến tế bào nội mạc tử cung bám ở xương chậu phát triển ngày càng dài ra.
  • Chuyển đổi tế bào phôi: Sự thay đổi của hormon như estrogen có khả năng làm chuyển đổi tế bào phôi thành các tế bào tử cung nội mạc ở giai đoạn dậy thì dẫn tới u lạc nội mạc tử cung.
  • Do tế bào phúc mạc bị chuyển đổi: Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, hormon và các yếu tố miễn dịch cơ thể có khả năng thúc đẩy sự biến đổi của tế bào phúc mạc chuyển thành tế bào nội mạc tử cung.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng u lạc nội mạc tử cung như sẹo để lại sau các cuộc phẫu thuật ở tử cung, do sự dịch chuyển của tế bào nội mạc tử cung, rối loạn hệ thống miễn dịch,..

Bị u lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Do mô lạc nội mạc tử cung phát triển quá mức ra ngoài, khiến cho tử cung dày hơn. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều cơn đau nhức mà còn làm cho quá trình chảy máu chu kỳ kinh diễn ra dài hơn, lượng máu mất đi cũng nhiều hơn. 

U lạc nội mạc tử cung khiến chu kỳ máu kinh dài hơn và tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
U lạc nội mạc tử cung khiến chu kỳ máu kinh dài hơn và tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, u lạc nội mạc tử cung nếu không sớm điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, theo thông kê, bệnh u lạc nội mạc tử cung còn có khả năng gây mang thai ngoài tử cung gấp 3 lần so với người bình thường. Đối với trường hợp may mắn mang thai trong tử cung thì có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non,…

Do vậy, khi thấy dấu hiệu mắc bệnh, chị em không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám, điều trị dứt điểm. Đặc biệt, chị em nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp xử lý phù hợp. 

Chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung bệnh học

Những năm trước đây, cách phát hiện lạc nội mạc tử cung trong y học là thực hiện việc giải phẫu bệnh học và sử dụng kính hiển vi để để kiểm tra các mô tử cung.

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển về công nghệ chẩn đoán hình ảnh, do vậy việc xác định lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung sẽ được tiến hành thông qua siêu âm và cộng hưởng từ. 

  • Siêu âm: Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ở bụng và qua đường âm đạo để tầm soát và phát giác có hình ảnh nội mạc trong cơ tử cung hay không. 
  • Cộng hưởng từ MRI: Đây là một phương pháp cao cấp hơn giúp chẩn đoán chính xác tất cả các khối u lạc nội mạc. 

Vậy khi nào nên đi khám bệnh?

U lạc nội mạc tử cung rất nguy hiểm tới sức khỏe, do vậy ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường dưới đây người bệnh nên chủ động thăm khám. 

  • Kinh nguyệt rối loạn thất thường. 
  • Đau bụng kinh kéo dài. 
  • Thường xuyên đau vùng bụng dưới. 

Cách điều trị u lạc nội mạc tử cung là gì?

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị u lạc nội mạc tử cung là theo Tây y và Đông y. Người bệnh có thể tìm hiểu kỹ về 2 liệu pháp này trước khi lựa chọn.

Phác đồ điều trị theo Tây y

Để trị bệnh u lạc nội mạc tử cung, Tây y sử dụng 2 phác đồ chính là sử dụng thuốc và liệu pháp ngoại khoa. Tùy từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

Thuốc điều trị u lạc nội mạc tử cung

Ở một số trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các bác sĩ thường có phác đồ trị bệnh đầu tay là sử dụng các loại thống chống viêm, giảm đau, thuốc hormone. Mục đích của liệu pháp này là giúp kiểm soát cơn đau và cân bằng nội tiết tố, ức chế quá trình phát triển quá mức của các mô nội mạc. 

Điều trị u lạc nội mạc tử cung bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc hormone
Điều trị u lạc nội mạc tử cung bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc hormone

Vậy thuốc tây điều trị u lạc nội mạc tử cung là gì? Một số thuốc thường dùng trong điều trị u lạc nội mạc tử cung như:

  • Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, hydrocodone, fentanyl,…
  • Các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, diclophenac 
  • Thuốc hormone như Danazol, progesterone

Phẫu thuật trị u lạc nội mạc tử cung

Đây là phương pháp phẫu thuật bằng mổ hở theo truyền thống hoặc nội soi qua thành bụng để bóc tách đi phần u lạc nội mạc tử cung. Một số phương pháp thường áp dụng như:

  • Mổ cắt u lạc nội mạc tử cung: Phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tử cung giúp loại bỏ u lạc nội mạc tử cung triệt để và chỉ được áp dụng với đối tượng đã sinh đủ con và không còn mong muốn mang thai tiếp.
  • Phương pháp thuyên tắc mạch máu: Đây là liệu pháp, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật làm tắc các động mạch nuôi u lạc nội mạc từ đó không cho chúng phát triển tiếp. Thông thường, sau khi làm thuyên tắc mặc máu người bệnh sẽ cảm thấy rất đau do khối lạc nội mạc bị hoại tử do nhồi máu và có thể làm vô kinh, vô sinh.
  • Trị bệnh theo công nghệ MRI HIFU: Đây là phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung tiên tiến giúp loại bỏ mô bệnh hiệu quả không cần phẫu thuật không gây đau, không để lại sẹo và không làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Tuy nhiên công nghệ MRI HIFU chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhân có khối u lạc nội mạc nghèo mạch máu nuôi chứ không phù hợp với người bị u lạc nội mạc giàu mạch máu nuôi.

Thuốc Đông y điều trị u lạc nội mạc tử cung

Theo Đông y, u lạc nội mạc tử cung thuộc phạm trù thống kinh, trưng hà, bất dục. Phạm trù này tức là ứ trệ khí huyết, máu không lưu thông gây ra hiện tượng rối loạn kinh, kinh ra máu cục, đau bụng kinh, cơ thể mỏi mệt, kém sức sống. 

Thuốc Đông y trị u lạc nội mạc tử cung an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc Đông y trị u lạc nội mạc tử cung an toàn, không tác dụng phụ

Để điều trị bệnh lý này, Đông y sử dụng các bài thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ cơ thể. Đặc biệt các bài thuốc sử dụng thành phần tự nhiên, một số vị thuốc có tác dụng điều trị u lạc nội mạc tử cung như Can khương, Linh chi, Đương quy, Hoàng kỳ,… Tùy vào mức độ nặng nhẹ, các Lương y sẽ kê đơn, bốc thuốc cho từng đối tượng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, người lại còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường các hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, điều trị bệnh bằng thuốc Đông y cần phải kiên trì một thời gian dài mới mang lại hiệu quả tốt. 

Ngoài ra, u lạc nội mạc tử cung là một bệnh nguy hiểm và không dễ điều trị. Do vậy, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp Đông và Tây y để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

U lạc nội mạc tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi tìm hiểu rõ về u lạc nội mạc tử cung là gì và những nguy hiểm mà nó có thể gây ra, chị em nên chủ động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng giúp sớm loại bỏ chứng bệnh. 

U lạc nội mạc tử cung nên ăn gì?

  • Tăng cường các loại rau xanh và trái cây giúp cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ quá trình giảm đau, chống viêm, cân bằng nội tiết trong cơ thể. 
  • Các loại thực phẩm giàu lượng omega 3 có khả năng chống viêm, từ đó giảm các triệu chứng đau nhức trong kỳ kinh nguyệt do lạc nội mạc tử cung. 
  • Các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều isoflavone giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u lạc nội mạc tử cung.
Người bệnh nên tăng cường ăn các loại trái cây giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả
Người bệnh nên tăng cường ăn các loại trái cây giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

U lạc nội mạc tử cung nên kiêng gì?

  • Người bệnh tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều chất bảo quản làm kích thích sự phát triển các mô nội mạc và làm tăng cảm giác đau. 
  • Hạn chế thịt đỏ vì theo nhiều nghiên cứu đã tìm thấy giữa thịt đỏ và bệnh u lạc nội mạc tử cung có mối liên hệ mật thiết. Phụ nữ thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn người ăn ít. 
  • Các loại rượu bia, cà phê có thể kích thích sự phát triển của tế bào mô lạc nội mạc tử cung. Do vậy, người bệnh cũng nên kiêng kị để bảo vệ sức khỏe. 

Phòng ngừa bệnh u lạc nội mạc tử cung

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị u lạc nội mạc tử cung, người bệnh cần lưu ý:

  • Xây dựng kế hoạch sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ điều độ không nên làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược, suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Thường xuyên rèn luyện giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, tránh các loại rượu bia, thuốc lá,…
  • Thường xuyên khám sức khỏe để tầm soát bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời khi bệnh mới khởi phát. 

Với chia sẻ về bệnh u lạc nội mạc tử cung là gì hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này. U lạc nội mạc tử cung khá nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản, do vậy ngoài việc tìm hiểu u lạc nội mạc tử cung là gì chị em nên có biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý phù hợp khi chẳng may mắc bệnh. 

4.8/5 - (5 bình chọn)

“Nếu không có bác sĩ Hà, chắc tôi vẫn tưởng mình bị mắc bệnh đại tràng thay vì bệnh phụ khoa. Nếu không có sự chữa trị tận tình của bác sĩ, tôi cũng chẳng mạnh khỏe được như ngày hôm nay, việc có thêm cậu con trai kháu khỉnh như thế này có lẽ vẫn là niềm mong ước”, bệnh nhân Đặng Thị Dung ở Thanh Hóa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *