Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là ở đối tượng trung và cao tuổi. Nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn và khoa học có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tàn phế. Tìm hiểu nguyên nhân thoái hóa khớp gối và các triệu chứng của nó sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị triệt để tình trạng này.

Thoái hóa khớp gối là gì? Các giai đoạn

Khớp gối là bộ phận nằm giữa xương đùi và xương ống chân. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Xung quanh khớp gối được bao bọc bởi sụn, dây chằng, gân cơ và dịch nhầy. Khi bề mặt sụn biến đổi, hình thành gai xương sẽ dẫn đến biến dạng khớp. Hiện tượng này gọi là thoái hóa khớp gối.

nghe si xuan hinh chua xuong khop do minh duong 3 2
Tin tưởng nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nghệ sĩ Xuân Hinh đã thành công trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ, hết đau xương khớp.
Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi

Theo ghi nhận của các tổ chức y khoa thì thoái hóa khớp ở gối bệnh học là một trong 3 loại thoái hóa khớp thường gặp nhất, (bên cạnh thoái hóa cổ và thoái hóa lưng). Số liệu thống kê cho thấy, có đến 12% bệnh nhân thoái hóa gối ở tuổi trên 60 và 6% ở độ tuổi ngoài 30. Điều này cho thấy, đây là một căn bệnh khá phổ biến và tập trung nhiều ở người cao tuổi.

Các giai đoạn bệnh

Bị thoái hóa khớp gối m17 chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn mới chớm, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nên bệnh còn nhẹ, không gây đau đớn.
  • Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này dịch khớp đã bị ảnh hưởng. Bề mặt sụn biến đổi, ma sát tại các đầu khớp tăng lên. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, đi lại khó khăn.
  • Giai đoạn nặng: Dịch khớp bị hao mòn nhiều, không tạo được độ linh hoạt trong cử động khớp. Sự cọ sát đầu khớp mạnh hơn và gây đau nhiều hơn. Tại gối có hiện tượng sưng 1 phần hoặc toàn phần. Trong giai đoạn này người bệnh liên tục cảm thấy đau đớn, dẫn đến đi lại khó khăn, nặng hơn là không thể cử động được.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo nghiên cứu, thoái hóa khớp gối tràn dịch ở người già có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với những người trẻ tuổi. Điều này cho thấy, tuổi tác chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi cũng đang có dấu hiệu tăng lên. Có thể nhắc đến các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối như sau:

  • Người bệnh gặp các chấn thương đầu gối như vỡ xương bánh chè, đứt dây chằng khớp gối, nứt hoặc vỡ xương đùi.
  • Trường hợp bị viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, khô khớp …
  • Những di chứng để lại do tổn thương sau phẫu thuật.
  • Các chấn thương liên quan đến xương vùng chậu, xương đùi.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì khả năng di truyền cho thế hệ sau sẽ cao hơn.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến

Để điều trị thành công viêm thoái hóa khớp gối, thì nhận biết triệu chứng của bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nắm được điều này giúp người bệnh nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời. Sau đây là những triệu chứng khi bị thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối gây viêm đau khớp, đi lại khó khăn
Thoái hóa khớp gối gây viêm đau khớp, đi lại khó khăn
  • Đau một vài điểm cố định trên gối với mức độ đau tăng dần. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh đi lại nhiều. Đặc biệt là vào ban đêm và mỗi lần lên xuống cầu thang.
  • Đầu gối sưng và gây đau đớn do lúc này dịch khớp gối bị tràn, viêm khớp. Khi hút dịch khớp cơn đau thuyên giảm nhưng sẽ tái phát rất nhanh.
  • Cảm nhận đầu gối cứng, khớp gối không có sự linh hoạt. Người bệnh có thể nhận biết được điều này rất rõ vào sáng sớm, khi bản thân rất khó di chuyển, đứng dậy.

Cách điều trị

Bị thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh phổ biến, xuất hiện từ rất lâu cho nên có rất nhiều phương pháp điều trị được đưa ra. Vậy thoái hóa khớp gối nên làm gì? Sau đây là một số gợi ý để điều trị căn bệnh này.

Chữa bằng mẹo dân gian

Đây là những cách chữa thoái hóa khớp đầu gối từ các nguyên liệu tự nhiên, đơn giản. Cách làm này giúp giảm sưng đau và hạn chế việc sử dụng kháng sinh có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ưu điểm của nó là lành tính, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có thể áp dụng các mẹo chữa thoái hóa khớp gối như sau:

Bài thuốc từ cây ngải cứu

Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền dùng ngải cứu có công dụng giảm đau và điều hòa khí huyết. Khi bị sưng đau do thoái hóa khớp gối, nhiều người đã dùng cây thuốc này để điều trị. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất và 300g ngải cứu tươi.
  • Rửa sạch ngải cứu cho hết bụi đất sau đó ngâm nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
  • Cho ngải cứu vào cối hoặc máy xay cho nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Lấy 2 thìa mật ong trộn đều cùng nước cốt ngải cứu và uống.
  • Áp dụng ngày uống 2 lần, đều đặn vào lúc sáng và tối, sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc từ cây đinh lăng

Trong số các loại thảo dược trị thoái hóa khớp gối thì đinh lăng được nhiều người biết đến. Theo nghiên cứu, rễ cây đinh lăng có chứa hơn 20 loại acid amin cùng với 8 loại saponin và rất nhiều loại vitamin. Đó là những hoạt chất quý giá rất có lợi cho sức khỏe xương khớp. Dùng đinh lăng chữa thoái hóa khớp gối sẽ làm giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành thương tổn khớp gối.

Cách làm:

  • Lấy 30g rễ đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Xao vàng toàn bộ nguyên liệu sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong 20 phút.
  • Chia số nước sắc được uống thành 3 đến 5 lần trong ngày.

Bài thuốc từ lá lốt

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, lá lốt còn có tác dụng chữa thoái hóa khớp gối. Trong lá lốt có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế các cơn đau.

Chữa thoái hóa khớp đầu gối từ lá lốt
Chữa thoái hóa khớp đầu gối từ lá lốt

Cách làm:

  • Rửa sạch 20g lá lốt tươi sau đó ngâm với nước muối loãng trong 5 phút.
  • Vớt lá lốt ra rổ và để ráo nước rồi cho chúng vào nồi đun với 3 lít nước đến khi sôi.
  • Chia nước sắc thu được thành 2 phần uống trong ngày.

Những bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối rất đơn giản, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của nó tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Trong trường hợp bệnh nặng hơn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đông y

Thoái hóa khớp gối Y học cổ truyền là do xuất phát từ nguyên nhân sau đây:

  • Thể trạng suy yếu, tà khí xâm nhập, khí huyết trì trệ gây ra viêm đau khớp.
  • Cơ thể nhiễm lạnh có thể do ngấm nước mưa hoặc các thay đổi của thời tiết.
  • Tạng can hư, không nuôi dưỡng được gân, dẫn đến tính trạng sưng đau xương khớp, đi lại khó khăn.

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y sau đây:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:

  • Thiên niên kiện, ké đầu ngựa, ngải cứu: Mỗi loại 10g.
  • Thổ phục linh, hy thêm: Mỗi loại 20g.
  • Cỏ xước: 40g.

Cách làm:

  • Rửa sạch nguyên liệu và thái nhỏ.
  • Cho vào nồi nước đun sôi cho đến khi nước trong nồi cạn còn ⅔.
  • Chắt lấy nước đó uống trong ngày, không để nước thuốc qua đêm.
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:

  • Cốt toái bổ, cẩu tích, ngưu tất, phụ giải: Mỗi loại 20g.
  • 30g huyết đằng.
  • 4g bạch chi.

Cách làm:

  • Rửa sạch nguyên liệu khỏi bụi đất, chất bẩn.
  • Cho tất cả số thuốc trên vào nồi nước đun sôi.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày nhưng chú ý không dùng liên tục thời gian dài bởi có thể dẫn tới táo bón, khô họng.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Đan sâm và đỗ trọng: Mỗi loại 320g.
  • Xuyên khung: 200g.

Cách làm:

  • Rửa sạch các loại thuốc trên và cắt khúc.
  • Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh dung tích vừa đủ.
  • Đổ vào bình 1 lít rượu trắng ngâm trong 5 ngày.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén khoảng 20ml.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y được đánh giá an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này cần có thời gian điều trị lâu dài. Trước khi dùng các bài thuốc trên cần thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ Đông y để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm

Điều trị theo Tây y

Y học hiện đại đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp điều trị thoái hóa khớp tích cực. Dựa trên hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối, mã icd thoái hóa khớp gối, các bác sĩ đã chỉ ra một số phương pháp điều trị căn bệnh này như sau:

Sử dụng thuốc uống

Khi người bệnh ở giai đoạn đầu, mức độ bệnh còn nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc uống cho bệnh nhân điều trị tại nhà. Sau đây là những nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối.

Sử dụng thuốc uống giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm sưng khớp
Sử dụng thuốc uống giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm sưng khớp
  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng cắt những cơn đau nhức, đồng thời hạn chế viêm khớp.
  • Thuốc chứa thành phần Glucosamine: Đây là hoạt chất có tác dụng tái tạo sụn khớp giúp thuyên giảm thoái hóa khớp.
  • Thuốc tăng cường chất nhờn Chondroitin hay Acid Hyaluronic: Công dụng của nhóm thuốc này là kháng viêm và giảm đau.

Việc uống thuốc điều trị thoái hóa khớp gối cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều hoặc ngừng sử dụng khi chưa hết liệu trình.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khớp gối bị thoái hóa, sưng đau chính là do hao hụt chất nhờn. Do đó, tiêm chất nhờn cho gối được xem là phương pháp điều trị Tây y mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn băn khoăn thoái hóa khớp gối khám ở đâu và điều trị sao cho hiệu ủa thì đây cũng là một phương pháp đáng được lưu tâm.

Thành phần quan trọng trong dịch khớp gối chính là Acid hyaluronic. Nó có nhiệm vụ bôi trơn và bảo vệ khớp. Đồng thời, chất nhờn này giống như dầu bôi trơn, gia tăng đàn hồi giúp khớp xương hoạt động linh hoạt. Khi bị thoái hóa khớp gối, lượng chất nhờn này hao hụt dẫn đến tình trạng ma sát, khó khăn, đau đớn trong vận động.

Tiêm dịch nhờn khớp gối có những tác dụng như sau:

  • Ức chế cơn đau, xoa dịu cảm giác đau nhức cho người bệnh.
  • Kháng viêm, giảm tình trạng sưng đỏ tại khớp gối.
  • Hạn chế sự thoái hóa của sụn khớp, từ đó giúp cho quá trình thoái hóa diễn ra chậm hơn.
  • Hiệu quả của phương pháp điều trị này có thể kéo dài 6 tháng.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp này cần lưu ý, hiệu quả của nó cao hơn đối với giai đoạn bệnh còn ở thể nhẹ và vừa. Áp dụng tiêm bổ sung chất nhờn cho khớp cho các đối tượng chưa thể thay khớp hoặc không đáp ứng tốt với thuốc uống.

Phẫu thuật

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý mãn tính, nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng tàn phế. Phẫu thuật thay khớp gối là giải pháp tối ưu, tiên tiến nhất hiện nay cho những bệnh nhân thoái hóa khớp nặng.

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu, chấm dứt tình trạng đau do thoái hóa xương khớp gối
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu, chấm dứt tình trạng đau do thoái hóa xương khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối là việc thay thế sụn và xương dưới sụn bị hỏng. Xương và sụn nhân tạo sẽ được điều chỉnh cân bằng, đảm bảo mang tới sự linh hoạt trong vận động. Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, điều trị dứt điểm phần gối bị thoái hóa. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật diễn ra phức tạp, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao. Do đó, người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên, có thể nói là không mấy ai tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa, chúng ta sẽ đẩy lùi quá trình thoái hóa. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa và trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối nên làm gì.

Thoái hóa khớp gối nên ăn kiêng gì?

Chế độ ăn uống cho người thoái hóa khớp có tác động nhất định đến sức khỏe. Do đó, khi bị thoái hóa khớp gối cần chú ý kiêng những đồ ăn sau:

  • Không nên ăn những loại thịt đỏ, vì nó sẽ khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến mô sụn tổn thương, sưng viêm, gây đau nhức và sưng đỏ.
  • Hạn chế các món ăn có nhiều dầu mỡ bởi nó sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị béo phì. Cân nặng mất kiểm soát sẽ là áp lực lên hệ xương khớp và khiến cho bộ phận này bị hư tổn, đau nhức nhiều hơn.
  • Tránh các loại thực phẩm có nhiều gia vị như đường, muối. Những loại gia vị đó thúc đẩy quá trình lão hóa khớp và gây viêm sưng.
  • Không uống nước ngọt có gas, rượu bia và cà phê bởi vì chúng ức chế sự hấp thu canxi của xương. Điều này khiến cho sức khỏe hệ xương khớp bị ảnh hưởng.
Hạn chế những món ăn chiên rán để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì
Hạn chế những món ăn chiên rán để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì

Lưu ý trong sinh hoạt

Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý những điều sau:

  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, nhất là giai đoạn từ 40 tuổi trở đi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập có lợi cho xương khớp để cải thiện tình trạng.
  • Tránh các tư thế không phù hợp hoặc các động tác thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên, ngồi xuống bất ngờ.

Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp gối, nguyên nhân, triệu chứng và 1 số phương pháp điều trị hiện nay. Người bệnh cần nhớ, phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe xương khớp và đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học để tăng độ dẻo dai và làm chậm quá trình thoái hóa của khớp.

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

thuốc trị thoái hóa khớp gối
11 thuốc trị thoái hóa khớp gối, giảm đau hiệu quả
Thuốc trị thoái hóa khớp gối chủ yếu giúp giảm đau, sưng và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Hiện nay trên thị trường bán khá nhiều loại…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *