Điều trị thoái hóa khớp: 6 biện pháp hiệu quả nhất từ chuyên gia

Điều trị thoái hóa khớp hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng sao cho phù hợp nhất. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn các cách điều trị thoái hóa xương khớp hiệu quả nhất hiện nay.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp với những cơn đau nhức luôn khiến bệnh nhân khó chịu. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại thì tình trạng này đã có nhiều cách khác nhau để điều trị thoái hóa khớp. Đó có thể là uống thuốc, vật lý trị liệu hay nghiêm trọng hơn sẽ được phẫu thuật.

1. Cách chữa thoái hóa xương khớp bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm đau cũng như phục hồi chức năng của khớp bị thoái hóa. Theo đó phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng những lực bên ngoài tác động trực tiếp lên khu vực khớp bị thoái hóa.

Một vài phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng điều trị thoái hóa khớp như:

  • Chườm lạnh lên khớp: Phương pháp chữa thoái hóa xương khớp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau ở khớp
Chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau ở khớp
  • Sử dụng các bài tập vận động:  Áp bài tập đúng cách có thể kéo giãn gân cốt, bớt áp lực lên khớp, giảm đau.
  • Dùng ánh sáng đèn hồng ngoại: Đến giai đoạn bệnh nặng phương pháp dùng tia hồng ngoại thường được áp dụng. Cách này có thể ngăn ngừa cơ bị co cứng, làm máu tuần hoàn tốt hơn.
  • Nhiệt trị liệu: Thường sẽ chườm ngải cứu, muối nóng… tác động nhanh lên vùng khớp bị thoái hóa giúp giảm nhanh các cơn đau.
  • Chiếu sóng ngắn: Người bị thoái hóa khớp mãn tính thường được chỉ định chiếu sóng ngắn. Phương pháp này có tác dụng ức chế cảm giác đau, chống viêm sưng. Ngoài ra còn có thể làm hệ thần kinh bớt căng thẳng.

2. Uống thuốc thoái hóa khớp

Phương pháp được nhiều người áp dụng để chữa thoái hóa khớp là dùng thuốc. Đó có thể là thuốc Tây y, Đông y hoặc các loại thực phẩm chức năng. Thông thường các thuốc này có chức năng chính là cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm đau, giảm sưng.

Thuốc Tây

Thuốc Tây có hiệu quả nhanh mà lại dễ sử dụng nên được nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp ưu tiên dùng. Một vài loại thuốc Tây trị thoái hóa khớp thường thấy như:

  • Diacerein: Rất thường thấy trong các đơn thuốc cho người có hóa bị thoái hóa là thuốc Diacerein. Thuốc mang đến nhiều công dụng như giảm đau sưng, kháng viêm. Mà đặc biệt là Diacerein ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng dạ dày.
Thuốc Tây trị thoái hóa khớp
Thuốc Tây trị thoái hóa khớp
  • Nhóm thuốc NSAID: Không chỉ chống viêm mà nhóm thuốc này còn có thể giảm đau. Nằm trong nhóm này có các tên thuốc như Piroxicam, Naproxen, Diclofenac…
  • Thuốc Glucosamin sulfat: Đây vốn là một loại đường có sẵn trong cơ thể nhưng theo thời gian sẽ dần ít đi. Việc thiếu hụt Glucosamin sulfat là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp bị viêm, thoái hóa. Dùng Thuốc Glucosamin sulfat có tác dụng tạo chất nhờn, tái tạo mô sụn bị thương tổn.

Uống thuốc Tây tuyệt đối không được dùng một cách tự ý mà phải thông qua đơn kê từ bác sĩ. Như vậy mới đảm bảo chữa bệnh thoái hóa xương khớp hiệu quả mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đông y

Ngoài Tây y thì Đông y cũng có nhiều bài thuốc được lưu truyền chuyên chữa trị bệnh này. Dùng thuốc Đông y hiệu quả có thể chậm hơn nhưng lại an toàn, ít tác dụng phụ. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y trị thoái hóa khớp mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Tế tân, quế chi, cam thảo, thanh táo, xuyên khung, cẩm tú căn, phòng phong, phục linh, đỗ trọng, khương thanh, sinh địa, đảng sâm.
  • Bài thuốc 2: Quế chi, thiên niên kiện, lá lốt , hà thủ ô, trinh nữ, địa hoàng, củ kim cang, cỏ xước.
  • Bài thuốc 3: Cây bao kim, quế chi, đương quy, chích cam thảo, cửu tiết xương bồ,  hà thủ ô, nam tục đoạn, huyết đằng, rễ cây xấu hổ, thổ phục linh,  đậu đen.

Cách dùng của các bài thuốc trên khá giống nhau đều là mang đi nấu chung với nước. Tuy nhiên để có liều lượng chính xác tốt nhất là đến các cơ sở Đông y bắt mạch và được kê đơn đàng hoàng.

3. Phương pháp PRP

PRP hay còn có tên gọi là huyết tương giàu tiểu cầu được áp dụng nhiều trong điều trị thoái hóa đa khớp. Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm này được tạo nên từ máu nhưng có hàm lượng tiểu cầu nhiều.

Huyết tương giàu tiểu cầu dùng tiêm cho bệnh nhân
Huyết tương giàu tiểu cầu dùng tiêm cho bệnh nhân

Chúng sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Một vài ưu điểm vượt trội của phương pháp PRP như:

  • Giúp cơ thể phục hồi một cách tự nhiên và nhanh chóng.
  • Những cơn đau do thoái hóa khớp cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
  • Vì được chiết xuất từ chính màu của người bệnh nên khá an toàn, ít tác dụng phụ.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp xương khớp bằng  PRP còn được dùng cho trường hợp bị các chấn thương khớp, viêm lồi củ chày, loét bàn chân…

4. Đường tiêm nội khớp

Đường tiêm nội khớp được dùng cho người bị thoái hóa khớp giai đoạn bệnh còn nhẹ. Ngoài ra cách này còn dùng để trị viêm khớp dạng thấp, viêm túi thanh dịch, viêm khớp vảy nến… Các bác sĩ sẽ tiêm những loại thuốc chuyên dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:

  • Hỗn dịch hydrocortison acetat.
  • Thuốc Prednisol.
  • Methylprednisolon acetat.
  • Thuốc chống viêm Betamethasone dipropionate.
  • Acid hyaluronic.

5. Cấy ghép tế bào gốc

Cấy ghép tế bào gốc mang đến hiệu quả chữa bệnh cao chính vì vậy mà được nhiều nước áp dụng. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp này được thực hiện bằng cách sử dụng tế bào gốc tự thân của chính người bệnh. Mà thường sẽ là ở vùng thắt lưng. Sau đó tiến hành nhân lên số lượng nhiều và tiêm vào khớp gối bị thoái hóa.

Những tế bào này sẽ kéo theo tế bào ở sụn khớp phát triển. Mỗi lần tiêm hiệu quả sẽ được kéo dài trung bình khoảng 3-4 năm và ít dần nếu độ tuổi bệnh nhân càng cao.

6. Phẫu thuật

Trong số các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thì phẫu thuật thường là phương pháp sau cùng được áp dụng.

Cách làm này lại được chia ra làm nhiều loại khác nhau:

  • Nội soi làm sạch khớp: Phương pháp này có ưu điểm là ít gây đau đớn bên cạnh đó không để sẹo lớn sau khi mổ. Bên cạnh đó thời gian khớp phục hồi cũng khá nhanh và chi phí không quá cao.
  • Ghép xương sụn: Những người bị thoái hóa khớp do chấn thương hay vùng thoái hóa có diện tích nhỏ thường sẽ được chỉ định ghép xương sụn.
  • Đục xương sửa trục: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối một bên có thể điều trị bằng phương pháp này. Cách làm này làm giảm nhanh cảm giác đau đớn, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là không thể chữa tận gốc được bệnh.
  • Thay khớp: Sau khi áp dụng hết các các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp trên nếu tình trạng không thuyên giảm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp. Bộ phận khớp bị hư tổn sẽ được thay thế hoàn toàn bằng khớp mới.
Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp bằng phẫu thuật
Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp bằng phẫu thuật

Một vài lưu ý với bệnh nhân thoái hóa khớp

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thì bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Hãy lưu ý những điều sau để giảm bớt các cơn đau và giúp quá trình trị bệnh được thuận lợi hơn:

  • Nên ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin và dưỡng chất cho xương. Ngoài ra, ngũ cốc, thực phẩm giàu đảm cũng rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.
  • Ngược lại nhóm thực phẩm sau cần phải hạn chế: hải sản, thịt gà, các loại thịt đỏ, đồ cay nóng, nước ngọt có ga, bia rượu…
  • Kiểm soát cân nặng là rất cần thiết vì điều này có thể giảm áp lực lên xương khớp, nhờ vậy mà không khiến bệnh tình trở nặng thêm.
  • Bệnh nhân có thể dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ chữa bệnh nhưng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
  • Vận động một cách phù hợp tránh các chấn thương làm khớp bị thoái hóa nặng hơn.

Điều trị thoái hóa khớp cần phải kiên trì và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên vì tình trạng đau nhức mà tự ý ngưng liệu trình. Hy vọng với những thông tin trên độc giả sẽ hiểu và tìm được cách chữa phù hợp cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chữa gai cột sống
Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống tốt nhất cho người bệnh
Chữa gai cột sống hiệu quả nhất như thế nào? Chúng ta đều biết, bệnh gai cột sống gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *