Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị tốt nhất

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến, có đến ⅕ dân số thế giới mắc phải. Đáng chú ý, độ tuổi xuất hiện triệu chứng đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và gây ra hệ quả nghiêm trọng. Làm thế nào để giải quyết tình trạng trên là câu hỏi không chỉ giới chuyên môn mà rất nhiều người quan tâm.

Thoái hóa khớp tiếng anh là gì, Osteoarthritis hay Degenerative arthritis?
Thoái hóa khớp tiếng anh là gì, Osteoarthritis hay Degenerative arthritis?

Thoái hóa xương khớp là gì? Các giai đoạn phát triển

Thoái hóa khớp là một kiểu bệnh thuộc về viêm khớp xuất hiện khá phổ biến. Nói đúng hơn đây là hiện tượng thoái hóa đa khớp. Vậy thoái hóa đa khớp là gì? Đó là tình trạng bệnh có thể biểu hiện ra khớp háng, gối hay phần cột sống, khiến người bệnh cứng, đau khớp và khó vận động.

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết, có khoảng 20% người dân toàn cầu mắc bệnh này. Còn ở Việt Nam, số người bị thoái hóa khớp trên 40 tuổi chiếm khoảng 23.3%. Không chỉ vậy, theo thống kê trong những năm gần đây, số bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng tăng lên.

Các giai đoạn thoái hóa

Thoái hóa khớp là căn bệnh phát triển theo nhiều giai đoạn, thường được chia như sau:

Giai đoạn 1: Biểu hiện âm thầm

Những dấu hiệu của bệnh không thực sự rõ ràng, thường xuất hiện đầu tiên ở khớp gối, phần sụn.
Người bị thoái hóa khớp gối ít đau nhức, vẫn có khả năng đi lại. Cảm giác khó chịu chỉ biểu hiện khi hoạt động quá nhiều hoặc đứng lên, ngồi xuống liên tục. Lúc này xét nghiệm hình ảnh cũng chưa cho thấy những bất thường trong khớp.

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Lúc này triệu chứng thoái hóa đã bắt đầu hình thành rõ rệt. Tuy nhiên lớp sụn chưa tổn thương nhiều và bao hoạt dịch vẫn hoạt động tốt. Nhờ đó khớp vẫn được bôi trơn và nuôi dưỡng, khả năng vận động vẫn bình thường.

Người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ và tần suất nhiều hơn. Có sự hình thành của gai xương nhỏ, chúng va chạm vào mô khi vận động. Khi thời tiết lạnh hoặc lúc mới ngủ dậy sẽ thấy tê cứng, đau nhức ở khớp.Xét nghiệm hình ảnh cho thấy sụn khớp bị bào mòn, khe khớp hẹp, có gai xương.

Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Các tổn thương đã rõ nét và ngày càng ảnh hưởng đến vận động. Khi chụp X-quang thoái hóa khớp, bác sĩ có thể phát hiện thấy phần sụn bị bào mòn nhiều, khe khớp hẹp và kích thước gai xương khá lớn. Người bệnh thường xuyên đau, khó chịu khi đi bộ, gấp khớp hay leo cầu thang. Có biểu hiện viêm ở mô, tiết hoạt dịch gây sưng, được gọi là viêm bao hoạt dịch.

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Đây là thời gian thoái hóa khớp đã chuyển biến nghiêm trọng, các biểu hiện rất rõ nét. Xét nghiệm hình ảnh cho thấy khe khớp dần bị lấp đầy, gai xương ro, đầu khớp bị bào mòn hẳn và chất nhầy giảm mạnh. Lúc này người bệnh thường bị cứng khớp, khó vận động và thường xuyên bị viêm, đau.

Nguyên nhân thoái hóa xương khớp

Ở người trẻ tuổi, sụn khớp thường xuyên được tái tạo để đảm bảo chức năng của khớp. Tuy nhiên, bước qua tuổi 30, khả năng tái tạo của sụn ngày càng giảm và thoái hóa sẽ diễn ra. Nó làm mất cân bằng sụn khớp, gây tổn thương ở xương. Hiện tượng này xảy ra do một số yếu tố tác động như sau:

Hình ảnh thoái hóa khớp ở một số vị trí
Hình ảnh thoái hóa khớp ở một số vị trí
  • Tuổi tác: Như đã nói ở trên, khả năng tái tạo sụn khớp bắt đầu giảm khi ở tuổi 30. Tuy nhiên, thường đến tuổi 40 thì nó mới biểu hiện thành bệnh, triệu chứng càng rõ nét hơn khi về già.
  • Béo phì: Xương khớp giống như “bộ khung” giúp cơ thể đứng vững và vận động. Chúng sẽ yếu đi nếu trọng lượng cơ thể quá lớn. Đó là lý do giải thích vì sao béo phì là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa sụn khớp.
  • Tổn thương khớp: Trong khi làm việc chúng ta hay mang vác vật nặng, hoặc đi bộ lên xuống cầu thang… Sức nặng đè lên khớp trong quá trình vận động có thể làm chúng tổn thương, từ đó gây thoái hóa.
  • Dị tật khớp bẩm sinh: Ở những người có khớp bất thường từ khi sinh ra thì khả năng thoái hóa khớp xảy ra sớm hơn. Mức độ tổn thương cũng trầm trọng so với người thường.
  • Gen di truyền: Thoái hóa đa khớp cũng có thể do gen di truyền, theo đó, nếu cha hoặc mẹ có xương khớp yếu, con cái sẽ dễ bị bệnh này.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân được cho là tác động gây thoái hóa ở xương khớp. Chẳng hạn như vận động sai tư thế, ngồi nhiều, tai nạn… Tất cả những điều này đều làm cho sức khỏe xương kém đi và hình thành bệnh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu ở sụn khớp để điều chỉnh, chữa trị kịp thời.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Khớp bị thoái hóa ở nhiều vị trí khác nhau, tùy vào vị trí mắc bệnh mà triệu chứng cụ thể có khác biệt. Cụ thể:

Thoái hóa khớp gối

  • Người bệnh đau ở trước hoặc bên cạnh gối, đặc biệt là khi đứng lên, ngồi xuống, xoay hoặc di chuyển.
  • Khớp gối ngày càng yếu đi và có thể bị khuỵu xuống khi phải gánh trọng lực quá nặng.
  • Người bệnh ngồi xổm sẽ đứng dậy rất khó khăn.
  • Có thể cảm thấy tê nhức ở chân khi gập gối quá lâu.
  • Bị biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp háng

  • Hai bên háng bị đau sâu vào phía trong, hoặc ở bên cạnh, trước đù hoặc sau mông.
  • Cơn đau có khả năng lan xuống đầu gối.

Thoái hóa khớp ở ngón tay, bàn tay

  • Người bệnh thường cảm thấy sưng và đau khi tác động lên gốc của ngón và khớp.
  • Xung quanh vùng khớp hình thành những nốt cứng, tạo hình cong nhẹ, cảm giác gồ ghề.

Thoái hóa ở thắt lưng

Tình trạng này xảy ra phổ biến và ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhiều từ lưng xuống phía trong đùi và chân.

  • Ở giai đoạn đầu, các cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy và kéo dài 30 phút.
  • Sau đó cảm giác đau giảm nhưng vẫn kéo dài âm ỉ cả ngày.
  • Đôi khi mức độ đau sẽ tăng lên, nhất là lúc lao động nặng, làm nhiều…

Thoái hóa cột sống cổ

Nếu bị thoái hóa ở vị trí này, biểu hiện bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cổ. Người bệnh còn bị:

  • Đau mỏi sau gáy và lan xuống cánh tay.
  • Các dây thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng nặng.

Thoái hóa khớp bàn chân

Thoái hóa khớp ở bàn chân sẽ ảnh hưởng đến các ngón, khiến cho việc đi lại khó khăn.Theo đó:

  • Người bệnh thường bị cứng khớp ngón.
  • Quan sát có thể thấy vị trí ngón cong vẹo.
  • Khi đi lại sẽ cảm thấy đau nhức, khó di chuyển.

Thoái hóa gót chân

Khớp ở gót chân bị thoái hóa thường ảnh hưởng rõ rệt vào buổi sáng khi mới thức dậy. Cụ thể:

  • Người bệnh cảm thấy thốn, tê buốt ở gót.
  • Cảm giác này rõ rệt nhất khi mới bước xuống giường và đi lại.

Ngoài ra, trong quá trình vận động, tại nhiều vị trí khớp, người bệnh còn cảm thấy bị cứng, khó đổi tư thế. Khi vận động, tại các khớp phát ra tiếng kêu rắc rắc. Một số người còn bị sưng nóng khớp hoặc biến dạng trụ khớp.

Khi thấy những hiện tượng này, bạn cần đi khám ở bệnh viện ngay để được chẩn đoán, xác định chính xác mức độ thoái hóa.

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Để làm rõ tình trạng thoái hóa ở xương, khớp, bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh án, một số biểu hiện bên ngoài. Sau đó tiến hành những xét nghiệm cần thiết để làm rõ giai đoạn bệnh và mức độ tổn thương. Cụ thể cần:

Để chẩn đoán thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số biểu hiện và làm xét nghiệm
Để chẩn đoán thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số biểu hiện và làm xét nghiệm
  • Siêu âm khớp: Bằng công nghệ y học hiện đại, bác sĩ có thể siêu âm để nhìn rõ hình ảnh khớp bên trong. Nếu có bị các tình trạng như tràn màng dịch khớp, có mảnh vụn ở khớp… thì khớp đang suy yếu.
  • Chụp MRI: Đây là phương pháp cộng hưởng từ giúp bác sĩ nhìn rõ những tổn thương trong màng dịch, phần dây chằng và sụn khớp.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh thu được từ X-quang sẽ chỉ rõ hiện tượng thoái hóa khớp của người bệnh đang ở giai đoạn nào. Dựa trên các biểu hiện cụ thể của hình dạng, kích thước gai xương, khe giữa khớp, mức độ bào mòn sụn, lượng dịch ngày… bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương do thoái hóa sụn khớp gây nên. Từ đó chẩn đoán về mức độ thoái hóa và đưa ra phương án cắt lọc ổ viêm trong khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ tiến hành chích lấy dịch khớp để xét nghiệm. Đây là cách làm khá đơn giản và phổ biến với người bị tràn dịch khớp gối. Các phân tích từ dịch khớp được chọc hút sẽ giúp chuyên gia đánh giá kỹ về bệnh lý ở xương. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh.

Dựa trên tất cả các bước chẩn đoán nêu trên, bác sĩ đã có đủ thông tin để khẳng định về tình trạng thoái hóa trong khớp. Đó là cơ sở khoa học để căn cứ, đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Cách trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi hay trung niên đều kéo dài dai dẳng và không chữa khỏi hẳn trong thời gian ngắn được. Việc điều trị bệnh cần một quá trình dài, đồng thời đòi hỏi người bệnh biết cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe. Dưới đây là một vài cách cải thiện tình trạng bệnh mà dân gian hoặc các lương y, bác sĩ đã chỉ ra.

Cách chữa dân gian

Mẹo vặt dân gian chữa thoái hóa khớp thường nhằm giảm các biểu hiện đau, nhức tại vị trí bệnh. Một số cách làm phổ biến bạn có thể thử tham khảo và tiến hành tại nhà như sau:

Đu đủ có nhiều tác dụng đối với hệ xương và khả năng vận động
Đu đủ có nhiều tác dụng đối với hệ xương và ảnh hưởng đến khả năng vận động
  • Dùng muối và gừng: Pha nước ấm với muối hạt và thêm một vài lát gừng tươi vào rồi ngâm phần khớp bị đau. Nhiệt độ nước (50 – 60 độ C) sẽ giúp giảm các giác đau, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Muối và gừng làm gia tăng công dụng này, đồng thời cung cấp tinh chất tự nhiên chống viêm, giảm tổn thương trong khớp.
  • Sử dụng lá lốt: Bạn chỉ cần lấy vài lá lốt đem rửa sạch và phơi khô, sau đó sắc nước thật kỹ để uống trong 1o ngày. Tinh chất từ lá lốt sẽ giúp giảm cảm giác đau khớp. Để đạt hiệu quả cao hơn, người ta có thể kết hợp với rễ cây bưởi bung, cỏ xước hay cây vòi voi…
  • Sắc nước đu đủ: Dùng nửa quả đu đủ xanh thái lát mỏng rồi đun chín mềm với nước thêm đường và uống khi còn nóng. Nếu kiên trì sử dụng, tình trạng thoái hóa khớp sẽ chậm lại, cảm giác đau ít hơn. Người ta còn thêm mễ nhân vào nước thuốc này khi đun để tăng hiệu quả.

Ngoài các cách làm trên, dân gian còn sử dụng nhiều dược liệu khác để trị thoái hóa khớp tại nhà như là dùng rượu gừng, lá ngải, cà gai leo, rễ đinh lăng… Dù tiến hành cách nào bạn cũng nên kiên trì và theo dõi biểu hiện. Nếu tình trạng đau ở khớp không dứt sau nhiều ngày, cần thay đổi thuốc ngay.

Chữa thoái hóa khớp theo Đông y

Trong Y học cổ truyền có khá nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối, khớp háng hay các vị trí khác. Đến nay những công thức này vẫn được lưu truyền và sử dụng để chữa bệnh khá phổ biến. Dưới đây là một số phương thức, cách làm mà bạn nên tham khảo.

Độc hoạt tang ký sinh:

Là bài thuốc trị thoái hóa khớp và phong thấp có tác dụng thông kinh, trừ hàn, giải phóng các ứ trệ và giúp hoạt huyết.

  • Người bệnh dùng các vị như tế tân, trôm lay và cây quế chi, mỗi vị 4g.
  • Xuyên khung 8g. Mẫu đơn trắng, phục linh mỗi vị 10g.
  • Cuối cùng thêm các vị như đẳng sâm, đương quy và cây sinh địa, mỗi vị 12g.
  • Cho rất cả vào ấm đun sôi 30 phút để lấy nước uống trừ thoái hóa.
  • Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo giai đoạn bệnh
Một số vị thuốc Đông y dùng trong điều trị xương khớp
Một số vị thuốc Đông y dùng trong điều trị xương khớp

Thuốc PT5 điều trị thoái hóa khớp

Bài thuốc này thường chủ trị bệnh do phong hàn gây ra, nhằm trừ hàn, thông kinh lạc và bồi bổ khớp.Sử dụng các nguyên liệu:

  • Quế chi 8g, kết hợp với 10g lá lốt và lượng tương ứng thiên niên kiện.
  • Hà thủ ô, cây xấu hổ và sinh địa, mỗi vị 12g.
  • Thêm cỏ xước 16g cùng lượng tương ứng thổ phục linh.
  • Sau khi có đủ thuốc thì đem sắc với nước thật kỹ để uống, mỗi ngày nấu 1 thang dùng cho đến khi hết sưng đau.

Ngoài các bài thuốc kể trên, trong Đông y còn sử dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh này. Cụ thể:

  • Châm cứu: Tác động lên các huyệt bằng các cách nhu châm, thủy châm hay điện châm nhằm giảm đau nhức, sưng viêm. Đây cũng là cách khôi phục sụn khớp và giải trừ tổn thương hữu hiệu. Khi châm cứu cần xác định đúng huyệt và khử trùng kim kỹ lưỡng. Nên tiến hành châm từ 10 – 15 ngày, kết hợp dùng thuốc.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là cách dùng bàn và ngón tay tác động lên da và các dây thần kinh, huyệt đạo để chữa bệnh. Theo đó bác sĩ sẽ tìm các huyệt độc tỵ, túc tam lý hay ủy trung, thừa sơn… Phương pháp này nhằm giảm đau nhức, tê cứng và hỗ trợ lưu thông máu.

Các cách chữa trong Đông y tuy tốn nhiều thời gian nhưng kết quả đạt được khá lâu bền. Hơn nữa đây là biện pháp có tính an toàn cao nên nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, với không ít người, đặc biệt là giới trẻ bị thoái hóa khớp thì việc trị bằng Tây y được cho là phù hợp hơn cả.

Điều trị bằng Tây y

Ngay khi có biểu hiện bất thường ở khớp, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Sau khi có kết quả, từ tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân một số phương pháp chữa như sau:

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này được chia làm 2 dạng: Tiến hành tại nhà và sử dụng máy lóc ở bệnh viện. Theo đó, người bệnh được dùng xung điện, chiếu hồng ngoại hoặc dùng sóng điện từ để giảm đau. Nếu trị liệu tại nhà, có thể chườm nóng, chườm lạnh, luyện cơ, xoa bóp tại chỗ.
  • Điều trị bảo tồn: Dùng một vài thuốc bôi ngoài da hay miếng dán lên phần sưng đau để giảm triệu chứng.
  • Điều trị toàn thân: Cách làm này áp dụng với người bệnh nặng, cần được tiêm, uống thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có chỉ định riêng. Người bệnh không được tự ý tiêm vào ổ dịch hoặc uống thuốc tùy ý.
Một vài trường hợp đặc biệt bị thoái hóa khớp có thể phải tiêm trực tiếp
Một vài trường hợp đặc biệt bị thoái hóa khớp có thể phải tiêm trực tiếp
  • Phẫu thuật: Với các trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp có biểu hiện biến dạng, mất khả năng cử động thì cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tư vấn các cách trị liệu như nội soi cắt lọc, bào gai và rửa khớp, cấy ghép tế bào sụn… Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn có thể được chỉ định thay khớp.

Có thể thấy thoái hóa khớp được trị liệu bằng rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, mỗi cách làm lại có ưu và nhược điểm riêng biệt, nhưng nhìn chung đều không khắc phục khỏi hẳn được bệnh. Do tính chất của thoái hóa tất yếu xảy ra khi tuổi tác cao nên bạn chỉ có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị.

Thoái hóa khớp ăn gì, kiêng gì?

Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều trị khớp. Nó góp phần tác động đến sụn khớp, xương dưới sụn và hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm, món ăn mà người bệnh khớp nên dùng hoặc kiêng:

  • Bổ sung nhóm giàu vitamin: Một số loại vitamin như E, C, D, K được cho là có thể tăng dịch nhờn trong khớp. Bạn nên tìm ăn thực phẩm này mỗi ngày từ hạnh nhân (giàu vitamin E), cá hồi (cung cấp vitamin D), rau bina (bổ sung vitamin K) hoặc những trái cây dồi dào vitamin C.
  • Nhón kiêng sử dụng: Cần hạn chế hoặc tránh thức ăn nhiều đường, carbohydrate, món nhiều muối. Không nên dùng đồ ăn đóng hộp chứa chất bảo quản hoặc sử dụng thuốc lá, bia rượu… Những nhóm này sẽ tăng phản ứng viêm và kích thích đau ở khớp.

Một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa ở khớp

Từ những nhóm thực phẩm nên ăn và kiêng nêu trên, bạn có thể xây dựng cho mình menu đồ ăn tốt nhất. Dưới đây là gợi ý những món ăn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Canh bí xanh nấu sườn:

Món ăn này rất thích hợp nấu vào bất kỳ mùa nào trong năm để giảm đau nhức khớp. Bạn chỉ cần chuẩn bị:

  • Nửa kg bí xanh.
  • 250g dẻ sườn heo.
  • Các gia vị cần thiết.

Sau đó tiến hành nấu thành canh nhạt như sau:

  • Bí xanh loại bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn, dẻ sườn cũng băm thành miếng.
  • Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, trần sơ sườn để đảm bảo vệ sinh.
  • Cho sườn heo vào nồi ninh kỹ với 1.5 lít nước cho đến khi thịt trên sườn mềm.
  • Thêm bí xanh vào nồi, đun tiếp cho đến khi bí chín vừa ăn và bỏ gia vị vào.
  • Thưởng thức khi còn nóng.
Món canh bí sườn heo dành cho người thoái hóa khớp
Món canh bí sườn heo dành cho người thoái hóa khớp

Món ăn này nên sử dụng khi bệnh thoái hóa khớp đang ở giai đoạn 1, 2. Người bệnh có biểu hiện dưng, đau nhẹ nhưng ít nóng đỏ. Nó sẽ giúp giảm triệu chứng, tăng cường sức lực và ngừa tái phát.

Canh mướp đắng đậu phụ

Cũng là một món dễ ăn thường được chế biến vào mùa hè để thanh nhiệt, ít ai biết canh này còn hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Bạn cần có:

  • 250g mướp đắng xanh non.
  • Đậu phụ khoảng 2 – 3 bìa.

Sau khi có đủ nguyên liệu, bạn tiến hành làm sạch và thực hiện:

  • Loại bỏ hạt và cắt miếng mướp đắng. Đậu phụ cũng cắt hình vuông.
  • Có thể thêm thịt xay để tăng độ ngọt và dinh dưỡng của canh.
  • Nấu nước và cho nguyên liệu, thêm gia vị để được món canh đậu mướp ưng ý.

Canh mướp đậu phụ thích hợp dùng khi mới bị thoái hóa, người bệnh thấy nóng, đau nhẹ hoặc sưng.

Canh đậu xanh ý dĩ

Người ta thường kết hợp hạt đậu xanh với ý dĩ, hoa quế để tăng hiệu quả trị bệnh và thêm dưỡng chất. Cụ thể cần chuẩn bị:

  • 100g hạt đậu xanh.
  • Hoa quế vừa đủ.
  • 50g hạt ý dĩ.
  • Gia vị đường cát.
  • Rửa sạch các loại hạt và hoa quế, sau đó đem nấu nhừ thành canh để ăn điểm tâm 2 lần/ngày.

Món ăn này có tác dụng tốt với người bệnh ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện sưng đau, nóng đỏ rõ rệt. Nó sẽ giúp cải thiện triệu chứng và tăng khả năng cử động cho bệnh nhân.

Các món ăn dùng cho người bệnh xương khớp còn rất nhiều. Bạn có thể kết hợp đa dạng từ những thực phẩm nên bổ sung để làm phong phú bữa cơm.

Cách phòng ngừa tốt nhất

Để phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn, người bệnh còn cần chú ý trong sinh hoạt:

Việc giữ cân nặng ổn định rất quan trọng đối với sức khỏe xương
Việc giữ cân nặng ổn định rất quan trọng đối với sức khỏe xương
  • Giữ cân nặng ổn định, tránh để tăng cân, béo phì khiến các khớp xương chịu sức ép lớn.
  • Cần nghỉ ngơi và thư giãn, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng để hoạt động của khớp tốt lên.
  • Tránh mang vác các vật nặng hoặc xoay, gập khớp quá mức, đột ngột khiến biểu hiện bệnh bùng phát.
  • Khi có biểu hiện sưng, viêm, tê cứng hoặc mất khả năng vận động tạm thời, cần nhanh chóng xử lý và đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.

Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến và tất yếu xảy ra. Người bệnh chỉ có thể làm chậm quá trình và giảm triệu chứng bằng cách tìm hiểu thông tin về bệnh và phòng ngừa sớm. Cần tích cực điều trị để làm giảm nguy cơ trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh này.

5/5 - (1 bình chọn)
Viêm đại tràng ở trẻ em có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào
Nguyên nhân bị viêm đại tràng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả 
Viêm đại tràng ở trẻ em tuy không phải là bệnh lý phổ biến nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng về sau này. Các bậc phụ huynh cần…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *