Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng thực phẩm gì? Chuyên gia giải đáp

Thoái hóa khớp nên ăn gì và không nên ăn gì có thể nhiều người chưa biết. Vấn đề dinh dưỡng với bệnh nhân xương khớp là rất quan trọng. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thoái hóa khớp.

Giải đáp thoái hóa khớp nên ăn gì?

Bệnh thoái hóa khớp không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà sức khỏe, tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nhiều. Điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là tập trung giảm đau, chống viêm, chống sưng. Nguồn thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp cũng dựa trên nguyên tắc này. Dưới đây là 7 thực phẩm mà bệnh nhân thoái hóa khớp nên bổ sung thường xuyên.

1. Thoái hóa khớp nên ăn gì – Giá đỗ

Nếu bạn chưa biết thoái hóa khớp nên ăn gì thì giá đỗ là một gợi ý hay. Ít ai ngờ rằng giá đỗ lại chứa một lượng canxi dồi dào, tốt cho người thoái hóa khớp.

Bệnh nhân thoái hóa khớp nên ăn nhiều giá đỗ
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên ăn nhiều giá đỗ
  • Theo một nghiên cứu, trong 100g giá có chứa đến 38g canxi.
  • Bên cạnh đó, trong giá đỗ còn chứa phyto-oestrogen và isoflavon. Đây là hai hợp chất góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo xương, sụn.
  • Không chỉ cải thiện tình trạng thoái hóa mà giá đỗ còn chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Ngoài ra, giá đỗ còn có Omega 3 có thể chống oxy hóa rất tốt.

Tuy nhiên, để giá đỗ phát huy được tốt nhất thì nên chế biến thành các món thanh đạm. Nếu dùng ăn sống nên chú ý rửa thật sạch để tránh vi khuẩn theo vào cơ thể.

2. Trà xanh

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì, nhiều người cho rằng dùng trà xanh sẽ rất tốt. Tạp chí sức khỏe Nutriotion Research đã từng công bố về khả năng chống loãng xương, nứt xương, thoái hóa xương của trà xanh. Dùng trà xanh mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Kích thích việc tái tạo xương, hạn chế tình trạng mất chất ở xương.
  • Các thành phần EGC, GC và GCG trong trà xanh có khả năng chống sưng viêm.
  • Trà xanh là thực phẩm giúp giảm cân, nhờ vậy mà có thể giảm áp lực từ trọng lượng của cơ thể lên các khớp.

Bệnh nhân cũng nên lưu ý không nên uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày vì chúng có thể gây khó ngủ, đau đầu, rối loạn nhịp tim…

3. Thoái hóa khớp nên ăn gì? Rau xanh

Mỗi ngày người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì đễ hỗ trợ điều trị? Các loại rau xanh và chế phẩm từ nó sẽ rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Đặc biệt là các loại rau sau:

  • Bông cải xanh: Có hàm lượng canxi nhiều cùng với đó là các khoáng chất như mangan, kali, photpho, magie…
  • Bắp cải: Vitamin K trong bắp cải thiện sẽ cải thiện mật độ xương, ngừa loãng xương, rạn xương, thoái hóa khớp.
  • Rau dền: Các nghiên cứu cho thấy lượng canxi trong loại rau này còn nhiều hơn cả sữa bò nên đặc biệt tốt cho xương.
  • Đậu bắp: Chống loãng xương, tăng dịch ở khớp, tái tạo sụn khớp…
Thoái hóa khớp nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh tốt cho việc tái tạo sụn khớp
Thoái hóa khớp nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh tốt cho việc tái tạo sụn khớp

4. Thoái hóa khớp nên ăn gì? Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm tuyệt vời với sức khỏe. Chúng có thể hỗ trợ cải thiện được nhiều bệnh khác nhau trong đó có thoái hóa khớp.

  • Ngũ cốc giúp bổ sung các khoáng chất cho cơ thể mà đặc biệt là canxi.
  • Thực phẩm giúp giảm cân từ đó giảm áp lực lên xương khớp.
  • Góp phần ngăn ngừa các bệnh loãng xương, viêm khớp… đặc biệt là ở người cao tuổi.

Ngoài tác dụng với bệnh nhân thoái hóa khớp thì ngũ cốc còn ngăn ngừa ung thư, phòng bệnh tim mạch, chống oxy hóa…

5. Thoái hóa khớp nên ăn gì? Nấm

Nấm là câu trả lời lý tưởng cho câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì. Thực phẩm này chứa nhiều vitamin, hợp chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

  • Nấm có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh xương khớp.
  • Một vài chất trong nấm có khả năng hóa giải tình trạng viêm nhiễm.
  • Trong nấm cũng có lượng vitamin D dồi dào không thể thiếu để xương khớp chắc khỏe.

6. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bị thoái hóa khớp uống nhiều sữa sẽ rất tốt cho tình trạng bệnh. Đây là thực phẩm có chứa nhiều canxi rất tốt cho tình trạng hồi phục của xương. Chỉ cần mỗi ngày uống khoảng 1 ly sữa đã có thể cung cấp đến 30% lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy uống sữa còn mang đến nhiều công dụng cải thiện sức khỏe như:

  • Bổ sung khoáng chất cần thiết và vitamin các loại như protein, magie, vitamin D, vitamin B2…
  • Giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, kích thích sản sinh dịch khớp.
  • Hợp chất Saponin trong sữa là chất chống oxy hiệu quả.
Sữa tươi chứa lượng canxi và chất dinh dưỡng dồi dào
Sữa tươi chứa lượng canxi và chất dinh dưỡng dồi dào

7. Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 có tác dụng hỗ trợ chữa được nhiều bệnh, cải thiện sức khỏe. Đặc biệt chúng còn rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Bổ sung Omega-3 cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các thực phẩm sau:
Cá loại cá biển nói chung mà đặc biệt là cá hồi.

  • Sữa đậu nành.
  • Dầu cá.
  • Đậu phụ và một vài loại hạt như hướng dương, hạt hạnh nhân.

Bị thoái hóa khớp không nên ăn gì

Ngoài những thực phẩm nên ăn thì có khá nhiều món bệnh nhân thoái hóa khớp cần tránh xa.

  • Kiêng ăn đồ quá mặn: Các món mặn ăn nhiều sẽ làm cho hàm lượng canxi trong xương bị giảm. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, thận, gây béo phì, tăng nguy cơ ung thư dạ dày…
  • Đồ chiên xào: Cùng với đó là thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho bệnh nhân thoái hóa cột sống.
Đồ chiên xào nên hạn chế nếu đạng bị thoái hóa khớp
Đồ chiên xào nên hạn chế nếu đạng bị thoái hóa khớp
  • Rượu bia: Rượu bia nếu uống lượng vừa phải sẽ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương cao, khiến tình trạng viêm khớp thêm năng, cảm giác đau nhức ở các cũng tăng lên.

Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì đã được giải đáp qua những thông tin trên. Việc duy trì cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó hãy tìm đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chữa gai cột sống
Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống tốt nhất cho người bệnh
Chữa gai cột sống hiệu quả nhất như thế nào? Chúng ta đều biết, bệnh gai cột sống gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *