Đau vai gáy: Nguyên nhân, cách trị dứt điểm bệnh

Đau vai gáy rất có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ở cột sống cổ khá nguy hiểm. Có thể kể đến như thoái hóa đốt sống cổ hay hiện tượng lệch đĩa đệm… Nếu không được phát hiện và chẩn đoán chính xác, điều trị đúng từ sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cùng cập nhật thông tin mới quan trọng nhất để hiểu rõ đau vai gáy dấu hiệu bệnh gì và cách chữa trị.

Đau vai gáy do đâu?
Đau vai gáy do đâu?

Đau vai gáy là gì?

Rất nhiều người lo lắng đau vai gáy là biểu hiện của bệnh gì mà chưa có câu trả lời. Họ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau ở vai gáy, làm cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn. Theo các chuyên gia, tình trạng này kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp khá nguy hiểm như là thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh liên sườn…

Trong Đông y, hội chứng đau ở vai gáy được gọi là chứng kiên tý. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có dấu hiệu nặng hơn khi vận động nhiều. Bản chất của tình trạng không quá nguy hiểm nhưng biến chứng của nó lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Đau vai gáy dễ xuất hiện ở những đối tượng như:

  • Tài xế lái xe.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Thợ may, công nhân khuân vác, công nhân môi trường…
  • Người bị dị tật ở cổ bẩm sinh.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lao, thoái hóa đốt sống, bị thoát vị đĩa đệm hoặc ung thư…

Ngoài ra một số người còn bị đau vai gáy ở tuổi dậy thì. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn thì không thể khỏi hẳn. Hơn nữa, người bệnh còn có nguy cơ bị phù nề, ảnh hưởng đến dạ dày và khả năng vận động.

Tại sao đau vai gáy?

Đau mỏi vai gáy do nhiều yếu tố tác động, trong đó người ta thường xếp vào hai nhóm chính: Nguyên nhân cơ học và ảnh hưởng của bệnh xương khớp.

Nguyên nhân cơ học

Nhiều yếu tố tác động lên vai gáy có thể gây đau mỏi. Đó có thể là các tác động ngoại sinh như:

  • Tập luyện quá sức: Hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tập luyện đúng cường độ. Một số người chơi các môn thể thao như bơi lội, bóng bàn, cử tạ… mà vận động quá sức sẽ gây phản tác dụng. Đặc biệt, những trường hợp thực hiện sai kỹ thuật sẽ tác động xấu đến cơ và xương. Từ đó làm tăng nguy cơ đau vai gáy.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm công nhân may mặc, đầu bếp, nhân viên văn phòng… thường giữ một tư thế quá lâu. Điều này khiến cho các cơ ở cổ và bả vai bị chèn ép. Do đó khí huyết khó lưu thông và khiến cổ vai gáy đau mỏi.
  • Ngồi, nằm sai tư thế: Không chỉ vấn đề giữ nguyên tư thế, việc nằm ngồi sai cách cũng làm cho mạch máu bị chèn ép và kém lưu thông. Đó là lời giải cho biết vì sao khi bạn gối đầu quá cao hoặc ngủ gục trên bàn thường bị đau mỏi vai gáy.
  • Bị chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt, làm việc hoặc đi lại, nếu vùng vai, gáy, tay hoặc đầu bị va chạm dẫn đến chấn thương có thể làm cột sống, gây chằng bị ảnh hưởng. Từ đó người bềnh bị đau mỏi, thậm chí là viêm ở vai gáy.
  • Nhiễm lạnh: Tình trạng này thường thấy khi thời tiết chuyển mùa. Nhiễm phong hàn làm cho khí huyết ngưng trệ, gây tổn thương thần kinh và tăng cảm giác đau.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân không thể xem nhẹ nữa chính là việc ăn uống không đảm bảo. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh ngoại vi, làm chúng yếu dần và gây đau mỏi vai gáy.

Đau vai gáy có thể chỉ là do tác động cơ học nhưng cũng có thể là bệnh lý
Đau vai gáy có thể chỉ là do tác động cơ học nhưng cũng có thể là bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các tác động cơ học thì bệnh lý cũng ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến hiện tượng này. Cụ thể có các bệnh:

  • Thoái hóa cột sống cổ: Khi mắc bệnh lý này, các gai xương cột sống được hình thành sẽ chèn vào dây thần kinh ở vai gáy làm người bệnh bị đau.
  • Vôi hóa cột sống: Đây cũng là bệnh dễ hình thành gai xương và khiến cho dây thần kinh bị chèn ép, xuất hiện hiện tượng đau mỏi vai gáy.
  • Biến đổi chức năng thần kinh: Người bệnh bị đau do dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn. Từ đó mà sinh mệt mỏi, khó ngủ, suy yếu sức khỏe.
  • Bất thường ở bả vai, lồng ngực: Bệnh thường xảy ra ở nhóm những người hay ngồi nhiều ở một tư thế trong thời gian dài. Nó khiến vai gáy đau mỏi, người bệnh khó xoay cổ, cúi đầu, căng cứng ở vai…
  • Viêm bao khớp vai: Ở người bệnh này, biểu hiện đau vai gáy thường xuất hiện khi trời lạnh hoặc lúc nửa đêm. Nếu nằm nghiêng thì cảm giác đau càng dữ dội. Bệnh nhân có thể đau ngay cả khi chải đầu, vòng tay ra sau hoặc với lên cao.

Ngoài ra, còn có nhiều bệnh lý khác cũng gây đau mỏi vai gáy như viêm bao gân, dính khớp bả vai, viêm xoang đau vai gáy… Nếu không sớm nhận biết triệu chứng và chữa trị khỏi hẳn, đời sống sinh hoạt sẽ gặp nhiều phiền toái.

Triệu chứng đau vai gáy và thời điểm cần đi khám ngay

Đau vai gáy khiến các cơ bị co cứng cục bộ, đột ngột, làm rối loạn thần kinh cơ, tê bì vùng cổ. Cơn đau thường rõ nét hơn lúc mới tỉnh dậy hoặc trong khi làm việc. Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình như:

Người bệnh có thể bị đau ở vai, cổ, gáy và nhiều vị trí khác, ngay cả khi không vận động
Người bệnh có thể bị đau ở vai, cổ, gáy và nhiều vị trí khác, ngay cả khi không vận động
  • Vùng cổ, bả vai, cánh tay và lưng bị đau.
  • Nếu bệnh diễn ra lâu ngày và trở nặng sẽ gây tình trạng đau nửa đầu vai gáy. Người bệnh bị rối loạn các chi, tê ở tay.
  • Các cơn đau chủ yếu xuất hiện khi mới tỉnh ngủ hoặc sau khi làm việc lâu. Biểu hiện bệnh giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cổ co cứng nên khó cử động xoay, gập.
  • Có thể kèm theo các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc người bệnh bị ù tai…

Đau vai gáy cần được đi khám và điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Đặc biệt khi thấy những biểu hiện sau, bạn không được chủ quan, chần chừ thêm:

  • Tình trạng đau nhức kéo dài quá 1 tuần, thậm chí lâu hơn.
  • Dùng thuốc nhưng không giảm dấu hiệu bệnh.
  • Cơ thể sốt, nóng, kèm theo ù tai, hoa mắt.
  • Đau ngay cả khi vận động nhẹ hoặc không làm gì.

Ngay khi nhận định thấy những biểu hiện và khả năng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để xác định vấn đề, tìm hướng xử lý.

Chẩn đoán đau vai gáy

Vì rất nhiều yếu tố có thể gây đau mỏi vai gáy, đồng thời dẫn đến nhiều bệnh nên cần chẩn đoán kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để làm rõ nguyên nhân.  Theo đó, một số bước kiểm tra cần thiết sẽ được chỉ định, như là:

  • Chụp X-quang: Sẽ áp dụng cho người bị đau mỏi vai gáy khi chạm vào vùng xương ở cổ và vai, người từng bị chấn thương ở gáy, hoặc biểu hiện đau có liên quan đến tim, phổi.
  • Chụp CT: Chỉ định cho những bệnh nhân đã chụp X-quang nhưng hình ảnh thu được không rõ ràng. Hoặc người bệnh có biểu hiện gãy xương hay bị tổn thương khác.
  • Điện tâm đồ và xét nghiệm mẫu máu: Tiến hành với người bệnh đau mỏi vai gáy kèm theo triệu chứng khó thở, đau ngực, bị tiểu đường và huyết áp cao.

Sau khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ có đủ căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh. Từ đó tư vấn, cùng bệnh nhân tìm phương án xử lý phù hợp nhất.

Các cách điều trị

Đau vai gáy kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và sinh hoạt thường ngày. Nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực và điều trị bệnh liên quan, dân gian, Đông và Tây y đều đưa ra nhiều cách chữa khác nhau.

Trị đau vai gáy tại nhà

Để cải thiện tình trạng đau vai gáy, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, giúp cổ được thư giãn. Nên thực hiện các chuyển động ở cổ một cách nhẹ nhàng, không giữ cố định 1 tư thế. Điều này nhằm tránh cho cổ bị yếu và kém linh hoạt. Ngoài ra có thể giảm đau mỏi bằng một số mẹo dân gian sau:

Dùng đá lạnh: Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau ở cơ và xương vai gáy.

Chườm đá hoặc thảo dược là những cách làm hay để giảm đau
Chườm đá hoặc thảo dược là những cách làm hay để giảm đau
  • Bạn chỉ cần dùng túi gel lạnh hoặc bọc đá vào khăn dày rồi chườm lên gáy khoảng 15 phút/giờ.
  • Nhiệt độ thấp sẽ làm mạch máu co lại, nhờ đó giảm sưng phù.
  • Đồng thời lúc đó các sợi thần kinh nhỏ bị tê nên người bệnh mất cảm giác đau.
  • Mặc dù đem lại tác dụng nhanh nhưng cách này không hiệu quả với người đau vai mãn tính hoặc bị cứng cổ.

Chườm thảo dược: Dân gian thường dùng các túi thơm từ hoa oải hương, cây hương thảo hoặc dùng muối Epsom để chườm lên vùng cổ bị đau khoảng 20 phút. Nhiệt độ nóng cùng dược tính từ các thảo dược sẽ giúp cho cổ được thư giãn, giảm căng thẳng. Đồng thời mạch máu dễ dàng lưu thông, vùng sưng tấy tan dần.

Tiến hành các bài tập: Có một số bài tập vai gáy với động tác kéo giãn nhẹ được cho là có thể giảm tình trạng đau vai gáy.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Xoay đầu để đưa cằm về phía vai phải rồi giữ nguyên 20 giây.
  • Bước 2: Từ từ xoay ngược lại sang trái, cũng để nguyên 20 giây.
  • Bước 3: Nghiêng đầu sang một bên và đưa 2 tay ra phía ngược lại.
  • Bước 4: Kéo nhẹ đầu về cùng phía của tay rồi giữ nguyên 30 giây.
  • Bước 5: Xoa bóp nhẹ ở vùng vai gáy bị đau.

Sau đó bạn cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn quanh cổ một cách từ từ. Nên xoay từ tránh sang phải rồi làm ngược lại, khi tiến hành cần uốn cong và kéo giãn cổ.

Khi cơ ở cổ đã nóng lên thì tiến hành kéo giãn. Bạn nghiêng đầu và cổ về một bên vai, giữ như vậy rồi đổi bên. Sau đó lại gập cổ về phía trước rồi xoay nhẹ sang 1 bên, lặp lại ở chiều đối xứng. Kết hợp hít thở đều và sâu trong các bước tiến hành.

Nên thực hiện bài tập vai gáy từ 3 – 5 lần mỗi ngày để giảm cơn đau hiệu quả nhất.

Các mẹo dân gian

Chữa đau vai gáy tại nhà bạn còn có thể áp dụng những mẹo hay dùng thảo dược trong dân gian. Chẳng hạn như:

Chữa bằng hạt gấc

Hạt gấc theo Y học cổ truyền có thể làm tiêu thũng, chống ứ, giảm đau, cho nên thường đường dùng trong các bài thuốc trị đau do chấn thương hoặc mỏi vai gáy.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra trong loại hạt này chứa xenlulo, lipit, invedaxa giúp xoa dịu cơn đau.

Dân gian thường dùng hạt gấc trị đau vai gáy như sau:

  • Lấy quả gấc chín, cắt vỏ lọc hạt, loại lớp màng đỏ ở ngoài rồi phơi nắng cho khô.
  • Đem sao nóng hạt gấc rồi giã nát và cho vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng 40 độ vào.
  • Đậy kín bình để ngâm trong 1 tuần rồi đem ra thấm bôi lên cổ vai gáy.
  • Massage nhẹ từ 3 – 5 phút để kích thích lưu thông máu và giảm đau nhức.
  • Nên tiến hành từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau không còn xuất hiện trở lại.
  • Chú ý: Rượu hạt gấc có thể chứa độc tố nên không dùng bằng đường uống. Chỉ nên bôi ngoài da.

Dùng ngải cứu

Đông y cho rằng lá ngải cứu giúp ấm kinh, hoạt huyết, có thể trị đau mỏi vai gáy hiệu quả. Từ đó cải thiện tình trạng co cứng đột ngột và giảm áp lực lên đốt sống cổ. Người bệnh có thể chườm nóng hoặc uống đều được.

Ngải cứu giúp ấm kinh, hoạt huyết, có thể trị đau mỏi ở nhiều nơi
Ngải cứu giúp ấm kinh, hoạt huyết, có thể trị đau mỏi ở nhiều nơi
  • Cách chườm nóng: Lấy lá ngải tươi làm sạch rồi rang nóng với muối. Sau đó bọc vào mảnh vải và áp lên cổ gáy. Khi nào túi vải hết nóng thì lại bỏ ra sao tiếp để chườm. Tiến hành 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần nên giữ nóng 10 – 15 phút. Sau lúc thuốc nguội bớt, sao nóng lại cũng như tiếp tục chườm
  • Uống nước lá ngải: Bạn cũng lấy lá ngải rửa sạch rồi pha với nước muối loãng. Sau đó đem xay nhuyễn với nước, lọc ra uống trong ngày. Nên kết hợp cả cách chườm nóng và uống để tăng hiệu quả trị bệnh.

Ngoài các cách làm trên, bạn cũng có thể tiến hành trị đau vai gáy tại nhà theo các mẹo dân gian khác như uống nước cây xấu hổ, ngâm rượu thuốc từ rễ đại bi, đinh lăng… để uống chữa bệnh.

Nếu việc chữa bệnh lâu ngày mà chưa có dấu hiệu giảm thì cần đi khám và điều trị theo cách khác.

Xem thêm

Trị đau vai gáy theo Tây y

Đau 1 bên vai gáy hay cả hai đều có thể trị khỏi. Theo các chuyên gia, dựa vào tình trạng, nguyên nhân cụ thể, người bệnh nên dùng các thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Thường kết hợp dùng Aspirin với tramadol hoặc codein. Cũng có thể dùng Paracetamol hay tylenol 8H.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Có thể kể đến các loại dược phẩm như Diclofenac, Meloxicam Celecoxib,…
  • Thuốc giãn cơ: Gồm các thuốc Myonal, Mydocalm, Diazepam dùng cho trường hợp đau cơ cấp tính và co cứng khi vận động.
  • Loại giảm đau thần kinh: Như là Gabapentin hay Pregabalin

Ngoài ra có thể cần dùng đến Amitriptylin chống trầm cảm và một số vitamin nhóm B.

Khi sử dụng thuốc Tây trị đau vai gáy người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc suy gan. Đây là những tác dụng phụ nghiêm trọng dễ gặp khi lạm dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ xảy ra.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định phương pháp kéo giãn cột sống để giảm đau hiệu quả. Ở những trường hợp bệnh nặng, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc thì người bệnh cần phẫu thuật. Hiện nay tại các cơ sở phổ biến cách phẫu thuật bằng laser hoặc mổ hở.

Thuốc Tây giúp giảm đau
Thuốc Tây giúp giảm đau

Chữa theo Đông y

Đông y chia đau vai gáy ra nhiều thể bệnh. Theo đó, với mỗi căn nguyên gây đau, người bệnh sẽ áp dụng cách chữa riêng biệt.

Trị đau vai gáy thể phong hàn

Đây là trường hợp người bệnh nhiễm lạnh nên cơ thang, đòn chũm bị co cứng đột ngột. Bệnh thường xảy ra khi trời chuyển lạnh hoặc người bệnh mang vác nặng, gối đầu cao khi ngủ…

Triệu chứng: Vai gáy đột ngột cứng đau và khó xoay. Khi ấn vào cơ thang và đòn chũm thì biểu hiện bệnh rõ ràng hơn. Người bệnh có rêu trắng ở lưỡi, phù mạch và sợ lạnh

Dùng dược liệu:

  • Phòng phong 12g kết hợp cùng lượng tương ứng đại táo.
  • Thêm ma hoàng 8g, quế chi và bạch chỉ mỗi vị 8g cùng 6g trôm lay, 4g gừng tươi.
  • Cho tất cả vào ấm sắc lấy nước cô đặc uống ấm mỗi ngày 1 thang.
  • Kết hợp châm cứu các huyệt phong trì, thiên trị, dương trì, kiên ngung… và xát lăn, day, bóp, bấm vào các huyệt.

Trị đau vai gáy thể huyết ứ

Người bệnh mang vác nặng hoặc bị lệch tư thế dẫn đến khí trệ huyết ứ ở vai gáy nên dùng bài thuốc này.

Triệu chứng: Có cảm giác đau ở vai gáy giống như chứng phong hàn. Tuy nhiên biểu hiện đau rõ rệt hơn khi mang vác nặng hoặc nằm nghiêng. Các mạch của người bệnh có biểu hiện phù khẩn.

Dùng dược liệu:

  • Nga truật 10g kết hợp lượng tương ứng tô mộc, uất kim, đào nhân.
  • Thêm cát căn, mẫu đơn trắng mỗi vị 12g.
  • Kết hợp cùng 8g quế chi cùng lượng tương ứng trần bì, nụ hồng,
  • Cuối cùng thêm 6g cam thảo vào.
  • Đem tất cả đi sắc lấy nước cô đặc để uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi hết bệnh.
  • Kết hợp châm cứu và bấm huyệt, vận động như với cách chữa ở thể phong hàn.

Trị đau vai gáy thể thấp nhiệt

Ở thể bệnh này, tình trạng đau mỏi vai gáy có kèm theo viêm nhiễm nên người bệnh cần được thanh nhiệt, trừ thấp, hỗ trợ hoạt huyết.

Triệu chứng: Có hiện tượng sưng, nóng đỏ và đau ở vai gáy. Kèm theo đó là biểu hiện sốt, mạch phù sác, rêu lưỡi vàng, màu lưỡi đỏ.

Dùng dược liệu:

  • Hy thiêm thảo lấy 16g, kết hợp với hạt ý dĩ (đồng lượng).
  • Thêm sinh địa, rễ cây xấu hổ, huyền sâm mỗi vị 12g và lượng tương ứng tỳ giải, cỏ xước, hoa kim ngân.
  • Thêm rau diếp cá và cây sài đất mỗi loại 10g.
  • Cho tất cả vào ấm đem sắc cô đặc để uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi hết triệu chứng.
  • Kết hợp châm các huyệt như phong môn, hợp cốc, đại chùy… nhưng không cần xoa bóp.

Nhất Nam cốt vương thang

Một số thuốc Đông y trị đau vai gáy thường dùng
Một số thuốc Đông y trị đau vai gáy thường dùng

Đây cũng là bài thuốc dùng trong trị các chứng bệnh đau vai gáy do thoái hóa khớp, cột sống cổ. Các bác sĩ đã nghiên cứu kỹ về dược tính và chia Nhất Nam Cốt Vương thang thành 3 bài thuốc nhỏ. Tùy vào tình trạng của từng người bệnh và nguyên nhân cụ thể mà gia giảm linh hoạt các vị và liều lượng.

Trong Bài thuốc này có một số thành phần chủ yếu như:

  • Bồ công anh: Giúp giảm đau nhức và cải thiện các cử động ở khớp vai, cổ.
  • Hoa kim ngân: giúp giải độc, sát trùng, ngừa biến chứng viêm nhiễm khi khớp xương bị tổn thương.
  • Hoa hồng: Có chứa nhiều sắc tố vàng, khi kết hợp với các vị khác sẽ tạo ra chất bôi trơn, hỗ trợ hoạt động của khớp trở nên linh hoạt, giảm co cứng.
  • Độc hoạt: Tán phong, trừ thấp, từ đó giảm đau và phòng tránh nhiễm hàn, độc.
  • Ngưu tất: Tăng cường sức khỏe ở gân cốt, giảm các biến chứng có thể xảy ra do bệnh.
  • Cẩu tích: Làm gia tăng hiệu quả của các thuốc khi điều trị giảm đau, trị viêm.
  • Tục đoạn: Chứa nhiều tinh dầu giúp làm dịu cơn đau, xóa cảm giác nhức và bồi bổ toàn thân.

Với những vị thuốc này, các bác sĩ đã bào chế ra bài thuốc Nhất Nam cốt vương thang đem lại hiệu quả trị đau vai gáy tốt nhất.

Các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy đa phần là thuốc sắc thảo dược. Thuốc tác dụng sâu vào bên trong, giúp giảm đau lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì và bốc thuốc theo đúng chứng bệnh, đồng thời sắc uống cẩn trọng thì mới thật sự hiệu quả.

Cách phòng bệnh đau vai gáy

Đau mỏi vai gáy rất dễ gặp phải ở nhiều đối tượng, thời điểm xuất hiện có thể là bất cứ khi nào. Nhằm giảm ảnh hưởng do bệnh gây nên, cách tốt nhất là phòng tránh các cơn đau bùng phát. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần biết xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt đảm bảo nhất.

Bị đau vai gáy nên ăn gì thì tốt?
Bị đau vai gáy nên ăn gì thì tốt?
  • Cần chú ý vận động thường xuyên với cường độ vừa phải để duy trì sự linh hoạt của xương khớp.
  • Tránh ngồi 1 chỗ, kê gối quá cao hoặc vận động quá mạnh, xoay đầu đột ngột với góc cao.
  • Nhân viên văn phòng, lái xe hay công nhân cần giữ tinh thần thoải mái, đi lại vận động sau mỗi 45 phút làm việc.
  • Loại bỏ thói quen ngồi gù lưng, cúi đầu, ngồi vẹo sang 1 bên… trong khi hoạt động.
  • Bị đau vai gáy nên ăn gì thì tốt? Người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, rau xanh và các loại trái cây tốt cho xương.
  • Trong thực đơn hàng ngày cần cân đối giảm lượng đường, muối, đạm. Nên tăng nguồn cấp vi khoáng canxi, magie, kali để hỗ trợ bảo vệ xương chắc khỏe, giảm viêm.
  • Loại bỏ thực phẩm đóng hộp, những món chiên dầu, thức ăn nhanh và đồ uống kích thích.
  • Nếu tình trạng đau mỏi vai gáy ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hoặc dùng thuốc không khỏi, bạn cần đến cơ sở y tế để khám chữa ngay.

Đau vai gáy có thể chỉ là biểu hiện tổn thương vật lý tức thời nhưng đa phần là biểu hiện của bệnh ở xương khớp. Người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, tìm cách phòng và chữa trị để tránh những biến chứng về lâu dài.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin hay

Chế độ ăn uống của người đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi bệnh
Đau dây thần kinh liên sườn nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi theo các nhà khoa học, chế độ ăn uống phù…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *