Bệnh viêm da dị ứng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bảng tóm tắt
Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến hiện nay. Dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe hay tính mạng, nhưng bệnh lại ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ vì làn da viêm đỏ, bong tróc và có nguy cơ để lại sẹo cao. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, việc chủ động trang bị kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh… là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Center For Health Reporting sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc về bệnh lý này.
Viêm da dị ứng là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm da dị ứng là căn bệnh da liễu phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm gần 10% tổng dân số thế giới. Theo bác sĩ Bùi Thanh Tùng của Blog CHR, căn bệnh này là phản ứng viêm nhiễm ngoài da, xảy da khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng, lông động vật…
Viêm da dị ứng không gây nhiều nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh rất dễ tiến triển thành mãn tính và tái phát nhiều lần. Với đặc trưng tạo thành những vùng da viêm đỏ, bong tróc, phát ban… trên cơ thể, bệnh khiến người mắc phải trở nên tự tin về ngoại hình của mình.
Bệnh lý này thường gặp nhất vào những giai đoạn thay đổi thời tiết bất thường, giao mùa hoặc môi trường sống, làm việc có khói bụi, hóa chất độc hại. Vị trí da bị viêm cũng rất đa dạng, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu như mặt, vùng da quanh mắt, tay, chân, lưng, bụng…
Cơ chế gây bệnh
Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, da thường nổi mẩn đỏ, ngứa dai dẳng và khô rát. Điều này xảy ra do cơ thể sản xuất dư thừa kháng thể IgE, đồng thời số lượng Ceremide bị giảm sút.
IgE là một trong năm globulin miễn dịch Thông thường, kháng thể này có chức năng loại bỏ sự xâm nhập của các yếu tố dị nguyên vào cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất dư thừa kháng thể này sẽ dẫn đến hiện tượng mẩn đỏ, ngứa da.
Ceramide là một trong 3 loại lipid quan trọng góp phần cấu tạo nên màng tế bào trên bề mặt da, chiếm số lượng lớn từ 40 – 30% tổng lượng lipid tại lớp sừng. Chất lipid này tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân như vi khuẩn, nấm và tạo nên sự căng mọng cho làn da. Chính vì lý do đó, sự giảm sút nghiêm trọng số lượng tế bào ceramide sẽ khiến làn da của bạn trông thiếu sức sống, khô ráp.
Ngoài ra, viêm da dị ứng còn khiến hàng rào hydrolipid tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, vì vậy bệnh rất dễ tái phát, có diễn biến phức tạp và khó trị dứt điểm.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Bác sĩ Tùng cũng cho biết, bệnh lý này rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do thể trạng bé còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tỷ lệ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mắc bệnh lên tới 10 – 20% trong khi ở người lớn, con số này chỉ là 2 – 5%.
- Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Ở trẻ sơ sinh, bệnh lý này còn gọi là chàm sữa. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da nổi nốt đỏ thành từng mảng, có nhiều nốt sần li ti, ngứa da, bong tróc da. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải bệnh lý này thường do di truyền hoặc cơ địa. Triệu chứng bệnh ở các bé thường nặng hơn so với người lớn vì làn do còn non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường kéo dài trong vài năm và có thể đỡ dần khi bé được 5-6 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những bé bị bệnh cho đến lúc trưởng thành.
- Viêm da dị ứng ở người lớn: Những người có bố mẹ bị viêm da dị ứng, cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém, có thói quen vệ sinh da và cơ thể không sạch… là người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
Phân loại bệnh viêm da dị ứng và hình ảnh nhận biết
Nếu dựa trên thời thời gian bị bệnh thì bệnh lý này thường được phân loại thành 2 thể gồm:
- Viêm da dị ứng cấp tính: Là tình trạng da xuất hiện hiện tượng đỏ rát, phù nề, có mụn nước. Một số trường hợp có thể có bọng nước, khi bọng nước vỡ ra sẽ gây tiết dịch, đóng vảy. Tuy nhiên, thời gian mắc bệnh chỉ từ vài ngày đến vài tháng. Bệnh có thể tự khỏi nếu người mắc chăm sóc da đúng cách và áp dụng một số mẹo trị bệnh tại nhà hay các loại thuốc bôi ngoài da.
- Viêm da dị ứng mạn tính (mãn tính): Là tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, da bị tổn thương nhiều hơn và khó chữa trị hơn. Lúc này, người bệnh cần đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Nếu dựa trên đặc điểm, triệu chứng bệnh thì bệnh lý này lại được phân loại như sau:
- Viêm da dị ứng chàm: Đây chính là tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hay còn gọi là chàm sữa. Vị trí viêm da có thể xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp, mặt, đầu gối, cổ,…
- Viêm da dị ứng thời tiết: Là tình trạng da bị viêm, tổn thương do sự thay đổi của thời tiết. Bệnh thường khởi phát trong những giai đoạn giao mùa, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, trong đó thường gặp nhất là da mặt, tay chân hay vùng da có nhiều mồ hôi.
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Là tình trạng da bị tổn thương, mẩn đỏ do tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất, kim loại, nọc độc côn trùng, nhựa cây… Triệu chứng điển hình của bệnh là da bị nổi ban đỏ, hồng, có bọng nước hoặc mụn nước mọc tập trung hay rải rác… Thông thường, hiện tượng này có thể giảm dần và khỏi sau 1 – 4 tuần.
- Viêm da dị ứng cơ địa: Bệnh xảy ra do yếu tố cơ địa, thậm chí đôi khi không xác định được nguyên nhân. Vì vậy, bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.
- Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Xảy da do người bệnh bị dị ứng với các loại mỹ phẩm, hiện tượng thường thấy là da bị nổi mụn nước, ban đỏ, ngứa rát khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra ở mặt, tay, chân…
- Viêm da dị ứng bội nhiễm: Đây là thể nặng và có thể gây biến chứng nếu không được khắc phục đúng cách. Tình rạng này xảy thường gây tổn thương da nghiêm trọng, nhiễm trùng da và có thể để lại sẹo sau điều trị.
Triệu chứng viêm da dị ứng dễ nhận biết
Viêm da dị ứng là căn bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và thẩm mỹ làn da. Chính vì vậy, nhận biết các dấu hiệu và có giải pháp điều trị kịp thời chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Dưới đây là một số những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm da dị ứng:
- Da khô, mất nước và có tình trạng ửng đỏ.
- Đa số trường hợp ghi nhận dấu hiệu ngứa hoặc rất ngứa.
- Da bong tróc, xuất hiện vảy da chết.
- Vùng da bị viêm có thể nổi thành từng mảng hoặc các nốt li ti.
- Đối với bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em, chủ yếu xảy ra với các bé độ tuổi từ 2 tuổi trở lên và ở các vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, nếp cổ, quanh miệng hoặc bàn tay…
- Ở người lớn, viêm da dị ứng thường khởi phát ở mặt, bàn tay, mi mắt, cổ.
- Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh sẽ gọi là chàm sữa, trên da mặt hoặc da tay, chân bé sẽ xuất hiện các nốt màu trắng liti.
- Viêm da dị ứng mẩn ngứa có thể kéo theo các nốt sẩn phù trên da.
Các nguyên nhân gây nên bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng thuộc lứa tuổi, giới tính nào. Bệnh có diễn biến dai dẳng, phức tạp và có thể xuất phát từ các yếu tố nội tại hoặc từ bên ngoài. Việc chủ động nắm bắt các nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết trong điều trị và phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng
- Yếu tố di truyền: Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ mối quan hệ mật thiết giữa bệnh viêm da dị ứng và các yếu tố di truyền. Tỷ lệ gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh viêm da dị ứng thì nguy cơ viêm da cơ địa ở trẻ em sau này sẽ cao hơn tới 25%.
- Khí hậu thay đổi thất thường: Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da dị ứng thời tiết. Khí hậu thay đổi kéo theo gia tăng các yếu tố gây dị ứng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn so với nam giới.
- Độ tuổi: Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ thường dễ bùng phát hơn khi trẻ nhỏ có mẹ lớn tuổi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần đối với các bà mẹ trẻ.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, khiến cơ thể mất nước, làn da khô ráp và làm giảm các tế bào ceramide cấp ẩm cho da.
- Cơ địa dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với đồ ăn, hóa chất…
- Lối sống thiếu khoa học, mất ngủ lâu ngày khiến suy giảm hệ miễn dịch.
- Nguyên nhân khác: Dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm, thời tiết, lông động vật…
Viêm da dị ứng có lây không?
Nhận thức rõ sự lây lan của bệnh có thể giúp loại bỏ mặc cảm tâm lý lo sợ cho người bệnh và cả những người chăm sóc. Xuất phát từ các nguyên nhân gây bệnh có thể đưa ra kết luận, bệnh viêm da dị ứng hoàn toàn không lây lan từ người sang người vì bệnh không khởi phát do nấm da hay vi khuẩn.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do yếu tố nội tại và cơ địa bẩm sinh nên bệnh không thể lây từ người sang người. Tuy nhiên nếu quá trình chăm sóc và điều trị diễn ra không đảm bảo, các vùng da tổn thương có thể lây lan ra diện rộng, khiến việc loại bỏ bệnh gặp nhiều khó khăn.
Viêm da dị ứng có để lại sẹo không?
Mặt khác, viêm da dị ứng có để lại sẹo không là thắc mắc của nhiều độc giả. Bệnh có thể khởi phát ở vùng da nhạy cảm như mặt, đầu, cánh tay, cổ. Tuy nhiên, việc để lại sẹo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Thể bệnh và thể trạng: Một số cơ địa có đặc tính khó lành, dễ bị tổn thương nên sẽ có nguy cơ lâu liền da hơn.
- Do việc gãi: Việc gãi mất kiểm soát hoặc dùng lực mạnh có thể gây ra vết thương hở, khiến vi khuẩn bên ngoài tấn công gây nhiễm trùng, viêm loét.
- Phương pháp điều trị: Một số các loại thuốc bôi rửa không đảm bảo gây ra nhiễm trùng, bào mòn da tạo điều kiện cho tia cực tím xâm nhập, phá vỡ sắc tố da tạo nên vết thâm.
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị viêm da cơ địa cũng là một trong những chủ đề được người bệnh quan tâm nhiều nhất. Dù áp dụng bất cứ biện pháp nào trong thời gian quá lâu cũng có thể gây hại đến sức khỏe tổng thể và thẩm mỹ làn da. Một liệu trình dài hạn là điều không một bệnh nhân nào mong muốn. Thời gian dùng thuốc cụ thể phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Thời điểm phát hiện và điều trị bệnh
- Lựa chọn phương pháp khắc phục triệu chứng.
- Tính chất và diễn biến của viêm da cơ địa trên từng thể trạng khác nhau.
- Đặc tính của da.
- Chế độ kiêng khem và chăm sóc hằng ngày.
- Mức độ đáp ứng thuốc.
Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng
Để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua những bước sau:
- Trao đổi trực tiếp với người bệnh về tiền sử bệnh lý, triệu chứng, cảm giác, thói quen trong ăn uống, sinh hoạt…
- Quan sát hiện tượng dị ứng, phát ban trên da
- Nếu cần thiết, bác sĩ có thể để người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây kích ứng da. Sau đó, bằng việc quan sát tình trạng da trong 1-2 ngày sẽ chẩn đoán được nguyên nhân, cách trị bệnh phù hợp.
- Xét nghiệm: Một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh gồm: Test lẩy da (Prick test, scratch test hoặc Patch test), xét nghiệm định lượng các IgE (còn gọi là xét nghiệm panel dị ứng), test huyết thanh…
Các cách điều trị viêm da dị ứng phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da dị ứng, phổ biến nhất là dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc áp dụng các mẹo dân gian. Mỗi cách chữa sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, độc giả nên lựa chọn các giải pháp phù hợp với cơ địa và tình trạng làn da nhất. Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm da dị ứng phổ biến nhất hiện nay:
Sử dụng thuốc bôi viêm da dị ứng
Sử dụng thuốc bôi trị viêm da dị ứng được phần lớn người bệnh ưa chuộng bởi tính tiện lợi và đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên với người có da nhạy cảm, bạn nên bội thuốc trên một diện tích da nhỏ trong lần sử dụng đầu tiên để quan sát phản ứng. Nếu thuốc mang lại hiệu quả, không gây kích ứng da thì mới bắt đầu dùng thuốc thoa lên toàn bộ vùng da bị viêm do dị ứng.
Ngoài các loại thuốc bôi ngoài da, bạn có thể kết hợp với các bài thuốc uống điều trị bên trong. Cách này thường được chỉ định khi diện tích da bị dị ứng rộng, triệu chứng nặng hoặc biện pháp dùng kem bôi không hiệu quả.
Đối tượng người bệnh là phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để trước khi dùng bất kì loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da dị ứng nào.
Thuốc bôi điều trị trong giai đoạn mới khởi phát
- Trong giai đoạn đầu khi làn da chỉ xuất hiện các nốt ngứa thông thường, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi không chứa hương liệu và có tác dụng cấp ẩm, giữ nước cho da: Atopalm, Euceril, Cetaphil…
- Ưu tiên các sản phẩm có chứa Mannitol và Glycerin trong thành phần như Hồ nước, Kẽm ô xít 10% hoặc dung dịch sát khuẩn Chlorhexidine.
- Ngoài ra nên tránh các loại tinh dầu vừng, lạc, hạnh nhân hoặc có chứa cồn với tỷ lệ cao, hoặc chiết xuất từ chanh, hoa oải hương… để làm giảm triệu chứng bệnh.
Thuốc bôi đặc trị triệu chứng
- Sử dụng kem bôi chứa corticoid:
Khi tần suất các cơn ngứa trở nên nhiều hơn và biểu hiện khô da khiến các vảy bong tróc xuất hiện, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa corticoid giúp kháng viêm, ức chế các sự ứng miễn dịch của da. Nồng độ của corticoid trong các sản phẩm được chia thành các cấp độ từ rất mạnh, mạnh, vừa và yếu. Trong đó dạng vừa phù hợp điều trị cho viêm da dị ứng mặt
Sử dụng thuốc chứa corticoid đều đặn ngày 1 – 2 lần trong tối đa 7 – 20 ngày có thể giúp người bệnh giảm tới 80% triệu chứng trên da. Một số sản phẩm thuốc bôi trị viêm da cơ địa phổ biến như: Gentrisone, Kedermfa, Korcin.
Tuy nhiên nên thận trọng khi bôi ở vùng gần mắt, không sử dụng thuốc trên quá 70% diện tích cơ thể.
- Dùng thuốc có chứa Tacrolimus
Nếu da của bạn mẫn cảm với chất corticoid, có thể sử dụng sản phẩm có chứa Tacrolimus.
Thuốc uống trị viêm da dị ứng
Khi các triệu chứng lan rộng ra toàn thân, có hiện tượng tăng nặng, nhiễm trùng hoặc khó chịu. Bác sĩ sẽ kết hợp thuốc bôi với thuốc uống để điều trị toàn thân. Một số nhóm thuốc thường được kê đơn gồm:
- Kháng sinh: Sử dụng nếu người bệnh bị viêm da do các loại vi khuẩn và da có dấu hiệu sưng viêm, nhiễm trùng. Một số thuốc nhóm này gồm penicillin, cephalosporin…
- Thuốc kháng Histamine: Sử dụng nếu người bệnh có các triệu chứng dị ứng như ngứa da, buồn nôn, phát ban… Một số thuốc nhóm này gồm: Promethazin hydroclorid, Loratadin, Clorpheniramine, Fexofenadin, Brompheniramin maleat, Acrivastin, Cetirizin hydroclorid,…
- Thuốc giảm đau: Sử dụng khi người bệnh bị sưng, phù nề da kèm cảm giác đau nghiêm trọng. Paracetamol là thuốc được sử dụng phổ biến nhất.
- Thuốc chống viêm: Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm nhóm non-steriod (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac và Meloxicam) hay có steriod.
Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian
Các cách chữa mẹo dân gian phù hợp với bệnh viêm da dị ứng trong giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng ở mức nhẹ. Việc điều trị bằng dân gian đem lại hiệu quả và sự lành tính, giúp người bệnh tránh được nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên các bài thuốc chữa mẹo vẫn có nguy cơ gây dị ứng trên da. Bài thuốc cần sử dụng trong thời gian dài và đảm bảo an toàn vệ sinh. Tránh nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là trên làn da của trẻ nhỏ.
- Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không: Rửa sạch từ 5 đến 10 lá trầu không, ngâm với nước muối và để ráo nước. Sau đó vò nát hoặc xay nhỏ, đựng trong khăn xô hoặc băng gạc để đắp và bôi lên vùng da bị bệnh.
- Dùng lá trà xanh chữa viêm da dị ứng: Đun 40g lá trà xanh với 400ml nước, khi sôi bỏ thêm 1 thìa cà phê muối hạt to. Sau đó bắc ra, pha thêm nước cho vừa đủ ấm, dùng để tắm gội. Trong quá trình sử dụng có thể lấy bã trà xanh để mát xa nhẹ nhàng.
- Tắm lá khế chữa bệnh mẩn ngứa: Dùng từ 10 – 20 lá khế tươi, rửa sạch để ráo nước. Sau đó đun với nước, chờ nước nguội vừa đủ ấm thì lấy để tắm hằng ngày giúp giảm cảm giác mẩn ngứa.
- Sử dụng viêm da dị ứng bằng lá mướp: Sử dụng lá mướp tươi, rửa sạch và giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh, để trong vòng 15 đến 20 phút.
- Trị bệnh bằng lá đơn đỏ: Lấy lá đơn đỏ tươi, làm sạch và chia làm 2 phần. Một phần dùng để đun lá tắm hằng ngày. Phần còn lại ngâm nước muối và giã đắp lên vùng da ngứa.
- Ứng dụng nha đam giúp giảm ngứa: Nhựa cây nha đam có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Nhờ chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, với khả năng cấp ẩm, làm dịu da, kháng viêm cao, sử dụng nha đam để xoa lên da có thể làm giảm ngứa, mềm da, giảm tấy đỏ. Nếu không có nha đam tươi, bạn hoàn toàn có thể thoa các gel với ít nhất 90% nha đam.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ còn các mẹo tại nhà chỉ có tác dụng với thể bệnh khởi phát, nhẹ. Vì vậy, nhiều người chuyển hướng sang sử dụng các bài thuốc Đông y trị bệnh.
Theo YHCT, bệnh viêm da dị ứng xảy ra do cả yếu tố nội nhân, ngoại nhân. Ngoại nhân là những tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus, nấm mốc,… còn nội nhân là do hiện tượng thấp nhiệt, phong nhiệt, tích hàn hay gan thận suy giảm chức năng.
Vì vậy, Đông y trị bệnh bằng cách đẩy lùi các yếu tố căn nguyên gây bệnh. Kết hợp cùng việc làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh một cách từ từ. Do đó, thuốc Đông y thường cho hiệu quả lâu dài. Nhưng nhược điểm phương pháp này là thời gian đun sắc thuốc lâu, thuốc chậm phát huy tác dụng.
- Bài thuốc 1 – Thuốc thanh nhiệt, giảm viêm: Dùng nếu người bệnh bị viêm da do phong nhiệt.
Chuẩn bị: Thương nhĩ tử, kim ngân cành mỗi vị 10gr; sài đất, bồ công anh mỗi vị 12gr; cam thảo 4gr
Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, phơi ráo nước rồi cho vào ấm đun nhỏ lửa trong 2-3 tiếng. Nước thuốc chia ra uống làm 2-3 lần mỗi ngày.
- Bài thuốc 2 – Tiêu phong tán: Dùng cho người bị dị ứng do phong hàn
Chuẩn bị: Kinh giới, khổ sâm, đương quy mỗi loại 10gr; ngưu bàng tử, thạch cao, phòng phong, tri mẫu mỗi vị 8tr; cam thảo 4gr, thuyền thoái 6gr; Kim ngân hoa, sinh địa, bồ kcông anh, hương truật mỗi loại 12gr; thổ phục linh, rau má, sài đất mỗi loại 12gr.
Thực hiện: Cho tất cả thuốc vào ấm, đun với 2 lít nước, đến khi nào còn 2/3 thì dừng lại. Nước thuốc chia ra uống ngày 3 lần, sau ăn.
- Bài thuốc 3 có tên Thanh dinh thang
Chuẩn bị: Sài đất, mạch đông, đẳng sâm mỗi loại 12gr; rau má, đơn tướng quân, ngân hoa mỗi loại 12gr; trúc diệp, hoàng liên mỗi loại 8gr và 10gr đan sâm
Thực hiện: Sắc thuốc uống 2 ngày/ 1 thang, chia làm 3 lần uống mỗi ngày, sau ăn 30 phút.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Ăn gì nhanh khỏi nhất
Bên cạnh việc sử dụng đúng liệu trình đã được chỉ định, người bệnh nên duy trì cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập vừa phải. Việc kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy tối đa tác dụng của thuốc điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát lâu dài. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho người bệnh viêm da dị ứng:
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đậm vị hoặc đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ.
- Không nên lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến tích tụ độc tố trong cơ thể, giảm chức năng đào thải của gan thận.
- Thay thế các loại sữa động vật (bò, dê, cừu…) bằng sữa từ hạt (óc chó, mè đen, đậu nành, ngô…)
- Bổ sung thêm chất xơ trong các bữa ăn hằng ngày.
- Tăng cường vitamin A, D, C, kẽm giúp sản xuất tế bào mới, làm lành vết thương nhanh hơn, ngăn ngừa sẹo thâm.
- Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày từ 2 – 2,5l tùy điều kiện thời tiết.
Cách phòng chống viêm da dị ứng tái phát
Viêm da dị ứng có thể tái phát bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa không chỉ giúp kéo dài thời gian giữa các đợt khởi phát mà còn giảm nguy cơ hình thành sẹo xấu trên da. Bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý giúp phòng bệnh ngay sau đây:
- Vệ sinh thân thể hằng ngày bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu. Thời gian thích hợp cho việc vệ sinh da chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, làm từ các chất liệu thấm hút tốt.
- Không gãi hoặc chà sát quá mạnh khiến vết thương hở.
- Giữ cho không gian sống thoáng mát, sạch sẽ.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh xa các loại chất hóa học, có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng tắm, rửa bát, lau sàn…
- Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp, không nên để vết thương tiếp xúc quá lâu với mồ hôi.
Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da của người bệnh. Hy vọng thông qua bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết để lựa chọn phương pháp điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!