Dị ứng thời tiết vào mùa hè: Nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp xử lý

Dị ứng thời tiết vào mùa hè là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, mệt mỏi… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cần thiết về dị ứng thời tiết nóng.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết vào mùa hè

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết vào mùa hè đến từ các yếu tố môi trường, bao gồm:

Nhiệt độ cao

Cùng với quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng từ hiệu ứng đô thị, nền nhiệt vào mùa hè ngày càng tăng. Có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên tới 50-60 độ, vượt xa ngưỡng thích hợp sống của cơ thể người. Cơ thể không thể thích ứng được sẽ gây tình trạng dị ứng nổi mề đay cholinergic. 

Nhiệt độ nắng nóng gây dị ứng thời tiết vào mùa hè
Nhiệt độ nắng nóng gây dị ứng thời tiết vào mùa hè

Môi trường ô nhiễm gây dị ứng thời tiết vào mùa hè

Vào mùa hè, nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh. Đây chính là môi trường thuận lợi thúc đẩy các phản ứng hóa học, sinh ra khí độc. Các loại khí này đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, gây viêm đường hô hấp, kích phát các phản ứng dị ứng.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Ngoài ra, mùa hè tại Việt Nam đặc trưng với kiểu thời tiết nắng nóng vào ban ngày, mưa rào và dông vào chiều tối. Nhiệt độ, độ ẩm có sự thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích ứng kịp cũng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết vào mùa hè.

Đồng thời, nhiệt độ ngoài trời và trong phòng có điều hòa cũng có sự chênh lệch rất lớn. Vì vậy, nhiều người bị dị ứng nổi mề đay sau khi ngồi điều hòa.

Cơ thể thiếu nước gây dị ứng thời tiết vào mùa hè

Do thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen bật quạt thẳng vào người, dùng điều hòa suốt 24h. Thói quen này làm mất độ ẩm tự nhiên trên bề mặt da. Da khô sẽ dẫn đến tình trạng căng nẻ, ngứa ngáy.

Da thiếu ẩm có thể gây khởi phát tình trạng dị ứng
Da thiếu ẩm có thể gây khởi phát tình trạng dị ứng

Nọc độc của côn trùng

Cuối hè đầu thu nóng ẩm, mưa nhiều chính là thời điểm nhiều loài công trùng sinh sản, hoạt động mạnh. Nhiều loài côn trùng có chứa độc trong dịch tiết, phấn, nước bọt… 

Nếu vô tình tiếp xúc hoặc bị đốt, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau đớn… thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Sự xâm nhập của các loại độc tố này cũng có thể là tác nhân khởi phát tình trạng dị ứng vào mùa hè.

Nồng độ phấn hoa cao

Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, quá trình thụ phấn nhiều loại cây phổ biến như nhãn, vải, xoài… thường diễn ra vào đầu mùa hè. Quá trình phát tán phấn làm tăng nguy cơ gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng thời tiết vào mùa hè do nấm mốc, mủ nhựa thực vật, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ…

Biểu hiện dị ứng thời tiết mùa hè

Dị ứng thời tiết vào mùa hè thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Nổi mẩn trên da, gây ngứa ngáy, nóng rát khó chịu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở người bị dị ứng. Nốt mẩn thường có màu đỏ, hồng hoặc trắng, kích thước không đồng đều, hơi sưng phù ở bề mặt, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Viêm đường hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau rát họng, ngứa mũi
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu, co giật…
Dị ứng thời tiết mùa hè gây sổ mũi, khó thở
Dị ứng thời tiết mùa hè gây sổ mũi, khó thở

Các triệu chứng có thể khác biệt ở từng người. Hầu hết người bệnh chỉ gặp các triệu chứng nhẹ. Sau vài giờ cách ly khỏi nguồn gây kích ứng, triệu chứng dị ứng sẽ tự cải thiện, không cần can thiệp y tế. 

Ở một số người, tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tâm lý. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Riêng với trường hợp dị ứng nặng gây khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Người bệnh cần lập tức tới cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Các biện pháp xử lý dị ứng dị ứng thời tiết vào mùa hè

Phương pháp điều trị dị ứng thời tiết thường hướng tới khắc phục từng nhóm triệu chứng. Dưới đây là cách xử lý phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo, lựa chọn áp dụng biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình:

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Với người bệnh dị ứng thời tiết vào mùa hè, các biện pháp chăm sóc tại nhà có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện triệu chứng dị ứng:

  • Tắm nước mát

Tắm nước mát vừa làm sạch cơ thể, loại bỏ các tác nhân kích ứng bám trên da, vừa giúp hạ nhiệt cho cơ thể. Từ đó, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, hạn chế tổn thương da.

  • Dùng kem dưỡng ẩm

Sau khi vệ sinh sạch cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ tái tạo da. Hãy lưu ý sử dụng các loại kem có nguồn gốc tự nhiên, chỉ số kích ứng thấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp.

Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng
Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng
  • Uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải

Bạn có thể sử dụng nước pha với oresol để bổ sung đủ chất điện giải phục vụ quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạ sốt do tình trạng viêm gây ra.

  • Chườm mát

Chườm mát giúp làm tê liệt dây thần kinh cảm giác, làm dịu cơn ngứa tại chỗ. Người bệnh có thể dùng đá viên bọc lại bằng khăn mỏng, áp lên vùng da nổi mẩn trong 10-15 phút.

Mẹo dân gian trị nổi mẩn ngứa khi trời nóng

Dân gian cũng lưu truyền nhiều phương pháp trị nổi mẩn ngứa khi trời nóng. Bạn đọc có thể áp dụng để giảm triệu chứng tạm thời:

  • Dùng mật ong: Hòa 3 muỗng mật ong nguyên chất với nước ấm, uống mỗi ngày giúp giảm ngứa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.
  • Ăn 3-4 tép tỏi sống mỗi ngày giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết vào mùa hè.
  • Dùng khoai tây: Khoai tây thái lát mỏng đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút giúp làm dịu da, hỗ trợ phục hồi tổn thương ngoài da do dị ứng gây nên.
  • Trà xanh: Chè xanh rửa sạch, hãm lấy nước uống hàng ngày hoặc tắm nước trà xanh, đắp lá trà xanh đều có tác dụng giảm mẩn ngứa, kháng viêm hiệu quả. 
Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc
Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc

Sử dụng thuốc Tây điều trị dị ứng thời tiết vào mùa hè

Với các trường hợp dị ứng thời tiết nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chứa corticoid giúp kháng viêm
  • Thuốc kháng histamin giúp phản ứng ngăn dị ứng
  • Thuốc rửa mũi, nhỏ mắt
  • Kem chống nấm

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng cách đưa 1 lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể. Dần dần, cơ thể sẽ nhận diện được chất gây dị ứng, không xảy ra phản ứng quá mẫn nữa.

Việc sử dụng thuốc chống dị ứng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia. Người bệnh không nên lạm dụng, tự ý sử dụng, tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. 

Các loại thuốc tây đem lại hiệu quả nhanh chóng sau khi dùng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng tạm thời, bệnh dễ dàng tái phát khi gặp các tác nhân kích ứng. Nhiều bệnh nhân đang có xu hướng tìm đến các phương pháp điều trị Y học cổ truyền nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh. Đây cũng là xu hướng điều trị được giới chuyên môn đánh giá cao.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nóng

Dị ứng thời tiết vào mùa hè rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần lưu ý áp dụng các biện pháp phòng tránh tái phát:

  • Chống nắng, che chắn cơ thể bằng kem chống nắng, mũ, nón, áo dài tay
  • Hạn chế việc di chuyển đột ngột giữa các khu vực có nhiệt độ chênh lệch cao
  • Tắm gội thường xuyên, đảm bảo cơ thể sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng
  • Khi đi từ ngoài về nên rửa mặt, mũi, tay, chân để loại bỏ bụi, vi khuẩn
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh tạo môi trường cho côn trùng, nấm mốc trú ngụ, sinh sôi
  • Mặc đồ có kích thước phù hợp, chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng khí
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước và chất điện giải
  • Tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ
  • Sử dụng sản phẩm sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm có chỉ số kích ứng thấp

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý dị ứng thời tiết vào mùa hè. Đây là tình trạng phổ biến, rất dễ tái phát. Bạn đọc cần chú ý phòng tránh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chuyên gia da liễu để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)
Yếu sinh lý có con hay không
Yếu sinh lý có con hay không? Cách khắc phục an toàn, nhanh chóng
Yếu sinh lý có con hay không là sự trăn trở của rất nhiều cặp vợ chồng. Sự ảnh hưởng của bệnh có tác động tới chất lượng sinh sản…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *