Những tưởng phải sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp, tê bì chân tay cả đời, cô Hằng đã phục hồi "thần kỳ" từ tháng thứ 2 nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN này!

Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Gai cột sống là căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu điều trị chậm. Thế nhưng chúng ta lại rất khó phát hiện ra từ sớm. Đáng chú ý, số người mắc phải ở Việt Nam và cả trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Không ít trong số họ đã phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Làm thế nào để xác định được dấu hiệu gai cột sống để xử lý từ sớm? Câu hỏi này cùng những thông tin chi tiết về bệnh sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Gai cột sống là căn bệnh gì, liệu có nguy hiểm cho sức khỏe?
Gai cột sống là căn bệnh gì, liệu có nguy hiểm cho sức khỏe?

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là bệnh lý ở xương khớp, xảy ra khi canxi lắng đọng quá nhiều, tạo thành gai xương. Bên cạnh đó nó cũng chịu sự ảnh hưởng nhiều của tình trạng thoái hóa cột sống, sự tích tụ calci. Gai xương dễ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nếu là ở cột sống thì gọi là bệnh gai cột sống. Các dạng phổ biến là:

Nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh cùng sự tận tâm của lương y, bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà vợ tôi đã đỡ đau nhức, tự đi lại chỉ sau vài chục ngày.
  • Gai cột sống thắt lưng: Thường được phát hiện ở các vị trí đốt L4, L5 (trong 5 đốt sống từ L1 đến L5).
  • Gai cột sống cổ: Thường xảy ra tại các đốt sống C5 và C6.

Ngoài ra có một số hiếm trường hợp chúng cũng xuất hiện ở cột sống ngực. Trong các loại đó, gai xương thường “mọc ra” ở hai bên đốt sống và đĩa sụn là chủ yếu. Phát triển âm thầm nhưng chúng tác động rất nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Gai cột sống là căn bệnh xuất hiện nhiều hơn ở Nam giới và tăng dần cấp độ theo tuổi tác. Ngoài ra còn gặp ở:

  • Người làm nghề bốc vác nặng.
  • Những người bị tổn thương ở cột sống do vận động, đi đứng nằm ngồi sai tư thế.
  • Người đã từng bị chấn thương, ảnh hưởng đến sụn khớp.
  • Bệnh nhân bị viêm cột sống đã mãn tính.
  • Người béo phì.
  • Những ai thường xuyên sử dụng chất kích thích, tiếp rượu, hút thuốc…

Nếu không sớm tìm hiểu rõ căn nguyên và phòng ngừa, phát hiện, bệnh sẽ khiến bạn ngày càng đau nhức, khó chịu .

Nguyên nhân gai cột sống

Trên thực tế, gai đốt sống thắt lưng hay vùng cổ do nhiều yếu tố mà tạo thành. Bệnh có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng sức khỏe xương khớp nói chung. Cụ thể là do:

Gai đốt sống thắt lưng hay vùng cổ do nhiều yếu tố mà tạo thành
Gai đốt sống thắt lưng hay vùng cổ do nhiều yếu tố mà tạo thành
  • Thói quen ít vận động: Thống kê cho thấy không ít người làm nhân viên văn phòng có thói quen ngồi một chỗ quá lâu. Điều này làm cho xương khớp ít được vận động, lâu ngày sẽ hình thành gai cột sống.
  • Lao động mạnh: Nhiều người làm nghề khuân vác hay những vận động viên thể thao thường dùng lực quá mạnh trong khi làm việc. Các động tác khom lưng, cúi người hoặc di chuyển sai tư thế làm cho cột sống bị chèn ép, mọc ra gai xương.
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia và một số đồ uống, thuốc hút chứa chất kích thích có tác động không nhỏ, tạo cơ hội cho gai xương hình thành. Đặc biệt, nếu bạn vừa sử dụng chúng, lại lười vận động thì bệnh gai cột sống sớm muộn cũng sẽ xuất hiện.
  • Bị thoái hóa cột sống: Những người đang mắc bệnh thoái hóa cột sống, canxi sẽ lắng đọng và tích tụ dần ở các khớp. Khi đó không chỉ cột sống mà nhiều bộ phận khác cũng sẽ hình thành gai xương. Gai cột sống xuất hiện làm cho mọi chuyển động ở khớp bị ảnh hưởng, đồng thời gây khô khớp.

Ngoài ra, nguyên nhân bị gai cột sống lưng, cổ còn có thể là do tai nạn gây chấn thương, cơ thể quá nặng. Hoặc người bệnh bị viêm nhiễm cục bộ, dị tật bẩm sinh, già yếu…

Dấu hiệu gai cột sống

Theo thông tin ở trên thì bệnh lý này hình thành ở nhiều vị trí, do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, triệu chứng gai cột sống lưng, cổ cũng có những khác biệt ở từng người. Nhìn chung gai xương sẽ ma sát với các mô mềm, rễ thần kinh và dây chằng xung quanh.

Đặc điểm nhận biết của các dạng bệnh gai cột sống như thế nào?
Đặc điểm nhận biết của các dạng bệnh gai cột sống như thế nào?

Cụ thể đặc điểm nhận biết của các dạng bệnh gai cột sống này như sau:

Gai đốt sống cổ:

  • Người bệnh bị đau ở vùng chẩm sau gáy liên tục nhiều ngày.
  • Nghiêm trọng hơn, biểu hiện đau nhức còn lan sang các phần khác như bả vai.
  • Có khả năng bị tê liệt cánh tay.

Gai cột sống lưng:

  • Thắt lưng thường hay đau bất chợt và nhanh chóng kết thúc.
  • Biểu hiện đau rõ rệt hơn khi vận động mạnh như cúi lưng, ưỡn ngực.
  • Vùng đau có thể lan rộng ra hông, phần mông, thậm chí là cổ chân.

Ngoài ra, những biểu hiện thường gặp ở những người đang hình thành gai xương ở cột sống có thể kể đến là:

  • Cảm giác đau ở cổ và thắt lưng rõ rệt hơn khi đứng hoặc di chuyển, giảm mức độ khi nghỉ ngơi.
  • Đôi khi người bệnh bị mất cảm giác tại vị trí xung quanh cột sống.
  • Cơ ở bắp tay và chân yếu đi.
  • Mất cân bằng cơ thể.

Gai cột sống có nguy hiểm hay là không? Cách chẩn đoán

Khi tìm hiểu đến rất nhiều các triệu chứng điển hình nêu trên, nhiều người lo lắng bệnh gai cột sống nguy hiểm đến mức nào? Theo các chuyên gia về xương khớp, gai cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:

  • Làm teo cơ tay, chân.
  • Tê cứng hoặc thậm chí bại liệt chân, tay.
  • Gây rối loạn thần kinh thực vật, khiến người bệnh bị rối loạn phản xạ tự động.
  • Làm tăng tiết mồ hôi, suy hô hấp hoặc tăng huyết áp.
  • Trường hợp nguy kịch, gai cột sống thắt lưng khiến người bệnh mất kiểm soát tiểu, đại tiện.
  • Rễ thần kinh cột sống bị ảnh hưởng lớn. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng màng não.
  • Đặc biệt, nếu bệnh xảy ra quá lâu, chuyển biến nặng mà không được xử lý đúng cách có thể gây tử vong.

Chính bởi vậy, việc thăm khám thường xuyên và chẩn đoán bệnh ngay khi có dấu hiệu là rất cần thiết. Người bệnh nên tìm hiểu nhiều hơn thông tin về gai cột sống và cách chẩn trị khỏi hẳn.

Chẩn đoán gai cột sống

Cần chẩn đoán gai cột sống ngay khi bệnh mới hình thành
Cần chẩn đoán gai cột sống ngay khi bệnh mới hình thành

Ngay khi phát hiện một số trong các biểu hiện nghi ngờ có sự hình thành gai cột sống, bạn nên đi khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ hơn về tiền sử bệnh án và những dấu hiệu, cảm giác của bạn. Đồng thời làm xét nghiệm:

  • Xét nghiệm điện học: Đây là cách đo tốc độ gửi tín hiệu về não của các dây thần kinh trên tay, chân. Phương pháp này nhằm xác định đúng mức độ chấn thương của các dây thần kinh cột sống do gai xương gây ra.
  • Chụp X-quang: Xét nghiệm này nhằm xác định rõ hình ảnh gai cột sống và những tổn thương ở trong. Bác sĩ có thể thu được vị trí thương tổn, phần sụn bị mất, kiểm tra đĩa đệm bị lệch hay không…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm xác định tổn thương ở đĩa sụn và vị trí dây thần kinh bị chèn ép thế nào.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Giúp bác sĩ thu về hình ảnh chi tiết những thay đổi trong cấu trúc của cột sống.
  • Xét nghiệm máu: Đây là bước cần thiết để loại trừ khả năng người bệnh bị đau cột sống do nguyên nhân khác chứ không phải là gai cột sống hình thành.

Từ các kết quả thu được, nếu bệnh nhân thật sự bị đau do có gai xương trong cột sống, bác sĩ sẽ ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Hoặc cùng bệnh nhân tham khảo những cách giảm đau, trị bệnh hay.

Điều trị Gai cột sống

Bị gai cột sống thắt lưng, cổ phải điều trị thế nào mới khỏi? Trên thực tế, nhiều người có thể luyện tập, chữa mẹo tại nhà, dùng thuốc Đông hoặc Tây y đều được.

Mẹo dân gian trị gai cột sống

Gai cột sống là bệnh phát triển âm thầm và có tính chất nguy hiểm mạnh về sau. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị từ sớm, người bệnh có thể dùng mẹo dân gian mà chữa khỏi. Các cách thường được người dân tiến hành để giảm tác động do gai cột sống gây nên là:

Dùng ngải cứu

Ngải cứu có thể pha mật ong để uống hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị đau
Ngải cứu có thể pha mật ong để uống hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị đau

Ngải cứu là tên gọi dân gian của cây ngải diệp mà Đông y thường nhắc đến. Nó được không ít người dân dùng để chữa bệnh gai cột sống, nhằm giảm đau, kháng viêm ở lưng, cổ.

Cách 1: Pha mật ong uống

Với cách này, người ta lấy khoảng 300g lá ngải và 1 thìa mật ong làm dược liệu. Mật ong sẽ giúp gia tăng tác dụng chống viêm, giảm thoái hóa ở xương.

Các bước tiến hành:

  • Đầu tiên cần rửa sạch, ngâm lá ngải với nước muối loãng để đảm bảo sạch.
  • Sau đó cần vớt ra, để ráo nước rồi giã nát lá ngải để lấy nước cốt.
  • Cuối cùng đem trộn với mật ong để uống sau khi ăn cơm.

Cách 2: Đắp lá ngải.

  • Ở mẹo này người ta không sử dụng mật ong mà kết hợp với giấm mẻ. Bạn cần dùng thêm 1 miếng vải sạch để làm dụng cụ.
  • Đầu tiên, bạn cũng làm sạch lá ngải như cách 1 nhưng không giã ngay mà cắt nhỏ trước.
  • Sau đó mới đem giã và trộn đều với giấm nuôi.
  • Cho hỗn hợp này vào nồi, đun sôi và đổ vào miếng vải, đem bọc lại, đắp lên vùng lưng, cổ bị đau.
  • Cả 2 cách làm trên cần được tiến hành dài ngày, tốt nhất nên thực hiện liên tục khoảng 1 tháng.

Dùng cây dền gai

Cây dền gai cũng là một vị thuốc được cả dân gian và Đông y sử dụng đến. Nhiều tài liệu ghi chép cây này giúp lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng của những bệnh xương khớp, bao gồm cả gai cột sống.Dân gian cũng dùng theo 2 cách để trị như sau:

  • Uống nước: Với cách này chỉ cần lấy nắm lá của rau dền đem rửa sạch, ngâm muối loãng. Sau khi vớt ra để ráo nước thì bạn nấu lấy nước uống hàng ngày.
  • Đắp trực tiếp: Lấy cả lá và thân dền gai đem rửa sạch như ở cách 1 nhưng không nấu với nước mà giã nhuyễn. Sau đó đắp lên vùng cột sống bị đau 30 phút mỗi ngày. Với cách này bạn cần tiến hành hàng sáng và tối.

Chữa bằng hạt đu đủ

Đu đủ là vị thuốc phổ biến mà dân gian thường dùng để chữa các bệnh về xương khớp. Trong đó, người ta thường lấy phần lá để trị gai cột sống.

Cách thực hiện:

  • Lấy quả đu đủ chín ương cắt đôi để lọc hạt ra rồ.
  • Dùng tay xát nhẹ cho lớp màng trong phía ngoài bong hết sau, giúp hạt bớt nhớt.
  • Sau đó đep giã nát và bọc vào vải mỏng.
  • Đắp bọc hạt đu đủ này lên vùng bị đau nhức 15 phút. Sau đó lại lặp lại, đắp tiếp như vậy.

Ngoài các mẹo kể trên, dân gian còn dùng lá cẩm, lá lốt, cây chìa vôi… để giảm triệu chứng bệnh gai cột sống. Dù dùng dược liệu gì người bệnh cũng phải kiên trì tiến hành nhiều lần kết hợp theo dõi. Nếu biểu hiện bệnh thuyên giảm thì tiếp tục, còn không, cần thay thế cách chữa tốt hơn.

Các cách chữa Đông y

Y học phương Đông từ lâu cũng đã nghiên cứu về cách chữa bệnh này. Theo đó, nhiều dòng tộc còn lưu truyền những bài thuốc Nam, thuốc Bắc trị gai cột sống. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến còn được nhiều nơi dùng.

Y học phương Đông từ lâu cũng đã nghiên cứu về cách chữa gai cột sống
Y học phương Đông từ lâu cũng đã nghiên cứu về cách chữa gai cột sống

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này lấy nguyên liệu chính là cây chìa vôi. Đây là vị thuốc Nam khá quen thuộc, được cho là rất hữu hiệu trong việc giảm đau, trừ tê thấp và làm tiêu viêm. Nó được dùng để trị nhiều bệnh ở xương khớp, gồm cả tình trạng gai cột sống.

Nguyên liệu:

  • Cây chìa vôi dùng khoảng 20g.
  • Thêm cỏ xước, rau dền gai cùng cỏ ngươi, mỗi vị khoảng 10 – 15g.
  • Kết hợp với lá lốt và tầm gửi (chừng 10g mỗi loại).

Tiến hành sắc uống:

  • Đem phơi khô các nguyên liệu, sau đó rửa sạch và sắc với nước thật kỹ.
  • Mỗi ngày đun 1 thang như vậy để lấy 3 – 4 bát nước uống nóng.

Bài thuốc số 2

Ở bài thuốc này, dược liệu chính nhất là cây phèn đen khô, dân gian còn gọi đó là cây mực. Vị này xuất hiện nhiều trong các thuốc trị bệnh xương khớp, cho công hiệu giảm đau nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • Dược liệu chính là phèn đen khô 30g kết hợp lượng tương ứng tất bát.
  • Thêm lá bưởi bung 20g cùng ngưu tất nam (đồng lượng).
  • Cuối cùng kết hợp với 10g rễ cây gấc.

Tiến hành sắc uống:

  • Đem rửa sạch và cắt nhỏ các dược liệu, sau đó sao vàng lên.
  • Đem các thuốc đi sắc với 2 lít nước ở mức lửa nhỏ, sao cho sau khoảng 1 tiếng nước cạn còn khoảng 4 bát con.
  • Chắt lấy nước để chia ra uống nóng trước các bữa ăn sáng, trưa, tối khoảng 30 phút.

Bài thuốc số 3

Đây là bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh, hiện đã được các bác sĩ nghiên cứu và gia giảm để tăng tính hiệu quả. Nó có tác dụng đặc trị các bệnh xương khớp, bồi bổ vào gan, tỳ và đại tràng. Đồng thời hỗ trợ lưu thông khí huyết, từ đó giảm đau khi gai cột sống tác động lên dây chằng, rễ thần kinh… Nếu dùng đủ liều lượng, thuốc sẽ cho hiệu quả đẩy lùi gai cột sống và hỗ trợ, tái tạo gân cốt, tiêu viêm, sưng.

Một số dược liệu trong Đông y được kết hợp để chữa bệnh này
Một số dược liệu trong Đông y được kết hợp để chữa bệnh này

Dược liệu:

Thuốc này sử dụng trên 30 loại thảo dược với liều lượng ít hoặc nhiều, có thể kể ra một số vị như:

  • Cây phòng phong, bách bộ, đẳng sâm.
  • Dây đau xương, mạy chia, dây tơ hồng xanh, cành kim ngân, cây sài đất.
  • Cà gai leo và hoàng kỳ…

Bài thuốc này hiện đã được bào chế sẵn dưới dạng cao, đựng trong hũ thủy tinh nhỏ. Người bệnh có thể tìm mua ở hiệu thuốc Đông y.

Cách dùng:

  • Đem hòa một lượng cao nhất định theo chỉ dẫn của thầy thuốc với nước ấm rồi khuấy tan để uống sau bữa ăn 30 phút.
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy vào cơ địa và mức độ biểu hiện của bệnh gai cột sống.
  • Người bệnh tốt nhất nên mua tại nhà thuốc chính hãng để được tư vấn đầy đủ về bệnh và cách dùng.

Đối với tất cả các bài thuốc Đông y, cần khám và bốc thuốc, sử dụng theo sự chỉ dẫn của chuyên gia. Đồng thời kết hợp châm cứu, bấm huyệt và điều chỉnh sinh hoạt. Người bệnh nên uống theo liệu trình kéo dài đủ để giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Tránh bỏ liều, uống ngắn quãng không theo hướng dẫn.

Điều trị bằng Tây y

Nếu gai cột sống gây đau nhức nhiều hoặc việc điều trị tại nhà không hiệu nghiệm, người bệnh nên tái khám sớm ở cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ có thể hướng dẫn các cách vật lý trị liệu, kê đơn, phẫu thuật… để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Vật lý trị liệu:

Có một số bài tập giúp bảo vệ cột sống, tránh hình thành gai xương
Có một số bài tập giúp bảo vệ cột sống, tránh hình thành gai xương
  • Người bệnh có thể được trị liệu bằng máy móc hiện đại như dùng tia hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung…
  • Hoặc học những bài tập tại nhà với những động tác hít thở, kết hợp tác động lên cơ bụng, chân, lưng…

Dùng thuốc Tây:

  • Một số thuốc trị gai cột sống chủ yếu là những loại có tác dụng giảm đau, kháng viêm không chứa steroid hoặc corticoid, thuốc giãn cơ… Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm một vài viên uống bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng.
  • Nếu trường hợp bệnh tương đối nặng, người bệnh sẽ được khuyên dùng nẹp cổ hoặc dụng cụ hỗ trợ cột sống.

Phẫu thuật:

Đây là giải pháp cuối cùng, thường được sử dụng khi:

  • Có sự chèn ép vào tủy, làm cho ống tủy bị hẹp.
  • Dây thần kinh bị chèn ép nặng gây hiện tượng tê chân, tay và rối loạn đường thải.

Mổ phẫu thuật gai cột sống có thể tiến hành theo cách truyền thống hoặc nội soi cắt bỏ gai xương.Trong đó phương pháp nội soi tỏ ra ưu việt hơn vì nó ít gây đau đớn và biến chứng thấp, thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên chi phí người bệnh phải bỏ ra là khá lớn. Cách mổ truyền thống tiết kiệm được tiền nhưng người bệnh có thể gặp nhiều rủi ro.

Dù thực hiện cách nào đi nữa thì cũng không thể đảm bảo gai xương hết hẳn hoàn toàn. Nó có thể mọc lại bất cứ khi nào nếu bạn không biết cách bảo vệ sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc chữa trị, tái khám định kỳ và phòng ngừa tại nhà.

Cách phòng gai cột sống

Có thể thấy gai cột sống là bệnh có liên quan và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống. Không ai muốn phải trải qua những cảm giác mà bệnh này mang lại, cho nên việc phòng bệnh là rất cần thiết. Vậy có cách nào để ngăn ngừa sự hình thành gai xương hay không?

Thực đơn ngừa gai xương

Ăn gì ngừa gai xương là một trong những vấn đề được đặt ra. Bởi lẽ sự dư thừa canxi và một số chất chính là lý do khiến chúng hình thành.

Gai cột sống ăn gì? Một số loại cần ăn hoặc xương để ngừa dư canxi, bảo vệ xương
Gai cột sống ăn gì? Một số loại cần ăn hoặc xương để ngừa dư canxi, bảo vệ xương

Theo các chuyên gia, muốn hạn chế gai xương, trong chế độ ăn bạn nên kiêng:

  • Thực phẩm nóng, nhiều mỡ, ướp cay như là khoai tây chiên, bánh mỳ, xúc xích, thịt hun khói, nước sốt cay…
  • Không uống các đồ chứa cồn, chất kích thích làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Hạn chế dùng thịt gà, nạc bò và những món ăn giàu đạm khác như tôm, ghẹ…
  • Tránh ăn món quá mặn, ngọt vì nó sẽ tạo điều kiện làm bạn tăng nguy cơ béo phì, gai cột sống vì thế sẽ chèn ép nhiều lên các bộ phận.
  • Ngoài ra bạn còn cần kiêng dùng nhóm thực phẩm giàu axit oxalic (củ cải đường, cà chua…) hay chế phẩm từ bột mỳ, gạo nếp.

Đồng thời cần bổ sung:

  • Rau xanh như cải xoăn, rau ngót, súp lơ, rau bina…
  • Ăn các trái cây giàu vitamin C, D và dùng gia vị có chất chống viêm như tỏi, nghệ…
  • Uống nước có tính kiềm hoặc trung tính đầy đủ mỗi ngày để bảo vệ cơ thể. Tránh để xảy ra tình trạng hạ canxi máu làm mật độ xương bị ảnh hưởng.

Nên xây dựng thực đơn phong phú và thay đổi khẩu phần ăn sao cho vừa đủ chất mà không gây béo phì. Bởi trọng lượng cơ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh này.

Điều chỉnh sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng cần ngủ nghỉ đủ giấc và điều chỉnh một vài thói quen sinh hoạt. Có như vậy mới có thể ngăn chặn tối đa các gai xương hình thành và ảnh hưởng đến cơ thể.

  • Chú ý hình thành thói quen đứng ngồi, làm việc đúng tư thế, tránh để cột sống bị vẹo, thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh vận động mạnh hoặc làm việc trong thời gian quá dài, tần suất chuyển động lặp lại của cột sống quá cao.
  • Những người làm công việc phải ngồi một chỗ quá lâu nên đi lại sau mỗi 30 phút. Không ngồi gù lưng, cúi gập cổ khiến bạn đau mỏi và dây chằng, dễ thần kinh bị chèn ép nặng.
  • Chăm chỉ luyện tập thể thao vừa sức để bảo vệ xương dẻo dai. Bạn nên tập chạy bộ, bơi hoặc yoga, đạp xe…
  • Nếu có biểu hiện bệnh, đặc biệt là những dấu hiệu cho thấy dây thần kinh bị chèn ép mạnh, khả năng tự chủ đại, tiểu tiện kém, cơ tay, chân gặp vấn đề khi hoạt động… bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay.

Bệnh gai cột sống có thể được hạn chế hình thành nếu chúng ta biết cách phòng ngừa từ việc sinh hoạt, ăn uống thường ngày. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đừng quên tự ý thức về việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Chữa gai cột sống
Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống tốt nhất cho người bệnh
Chữa gai cột sống hiệu quả nhất như thế nào? Chúng ta đều biết, bệnh gai cột sống gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *