Vảy nến thể mủ: Cực kỳ nguy hiểm nếu phát hiện muộn

Vảy nến thể mủ là một trong những thể bệnh nghiêm trọng của vảy nến. Nó có thể ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận, viêm khớp… thậm chí tử vong.

Vảy nến thể mủ là gì?

Vảy nến thể mủ là một trong những thể bệnh vảy nến. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn, trẻ em ít có nguy cơ mắc bệnh. Cũng như các thể vảy nến khác, vảy nến thể mủ không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp.Bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, do vậy khi có triệu chứng vảy nến thể mủ, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Đặc trưng của vảy nến thể mủ là tổn thương da nghiêm trọng, trên bề mặt da sẽ xuất hiện nhiều mụn mủ trắng. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc với bệnh vẩy nến thể mảng bám, vảy nến thể giọt. Vảy nến thể mủ có thể xuất hiện ở tay, chân hoặc toàn thân, tuy nhiên bệnh hiếm khi xuất hiện ở mặt.

Dấu hiệu vảy nến thể mủ và phân loại

Có một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị vảy nến thể mủ trước đó đã mắc các thể bệnh vảy nến khác. Người mắc bệnh vảy nến thể mủ thường có một số dấu hiệu dưới đây:

Dấu hiệu trên da

Khi bị vảy nến thể mủ da có thể sưng đỏ đột ngột: Sau khi da sưng đỏ, một vài giờ sau người bệnh có thể thấy vùng da đó bị nổi những nốt mụn mủ màu trắng. Mụn mủ có thể mọc theo đám hoặc rải rác trên toàn thân hoặc lòng bàn tay, bàn chân. Tại các vùng có nếp gấp như nách, đầu gối, mụn mủ có thể xuất hiện nhiều hơn. Sau vài ngày, mụn mủ xẹp xuống và bong vẩy.

Vảy nến thể mục cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị
Vảy nến thể mục cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị

Dấu hiệu toàn thân

Vảy nến thể mủ có thể khiến người bệnh sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ… Nếu không được điều trị kịp thời, người bị vảy nến thể mủ có thể bị phù mạch, suy tim, suy hô hấp, nhiễm trùng toàn thân, thậm chí là tử vong.

Vảy nến thể mủ được chia thành 2 loại là vảy nến mụn mủ toàn thân (hay còn gọi là vảy nến mụn mủ lan toả) và vảy nến mụn mủ lòng bàn tay (hay còn gọi là vảy nến khu trú). Hai loại vảy nến thể mủ này có triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Vảy nến mủ toàn thân

Loại vảy nến này thường lan tỏa ra toàn thân. Nó có thể khởi phát đột ngột và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vảy nến mụn mủ toàn thân thường xuất hiện ở người bệnh trong độ tuổi từ 20 – 70. Tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh thường khá đồng đều. Bệnh thường hay khởi phát ở những người mắc bệnh vảy nến thể giọt hoặc vảy nến thể khớp. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự bùng phát mà không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến mụn mủ toàn thân:

  • Sốt cao kéo dài

Sốt cao là triệu chứng khởi phát của vảy nến mụn mủ toàn thân. Bệnh nhân có thể bị sốt cao từ 39 – 40 độ trong vòng 24 giờ.

  • Mụn mủ xuất hiện trên da

Khi bị vảy nến mụn mủ toàn thân, người bệnh có thể bị sưng đỏ khắp cơ thể trừ mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Sau 1 – 2 ngày, trên da sẽ xuất hiện những mụn mủ màu trắng có kích thước bé. Sau đó vài ngày da sẽ bong vảy và tổn thương trên da giảm dần.

  • Ngứa da, đau da

Vảy nến mụn mủ toàn thân có thể gây ngứa da, đau rát da. Thậm chí nó còn có thể gây bong tróc móng tay, rụng tóc, viêm lưỡi trợt gai, viêm quy đầu…

  • Vảy nến mủ ở tay chân

Thể bệnh này ít nguy hiểm hơn so với vảy nến mủ toàn thân. Tuy nhiên, nó lại dễ tái phát và có xu hướng phát triển mạn tính. Với vảy nến thể này, độ tuổi mắc bệnh thường dao động từ 30 – 60 tuổi và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.

  • Dấu hiệu vảy nến ở lòng bàn tay, bàn chân

Ở loại vảy nến này, mụn mủ màu vàng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và ẩn sâu sưới da.  Mụn mủ thường có kích thước lớn hơn và nổi theo từng đợt cách nhau vài giờ. Tổn thương da do vảy nển mủ loại này chỉ gây ngứa nhẹ, không gây đau đớn. Nó cũng không có các triệu chứng toàn thân như vảy nến mủ toàn thân.

Nguyên nhân gây ra vảy nến thể mủ

Mặc dù chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây vảy nến thể mủ, nhưng các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên quan đến một số yếu tố dưới đây:

Bất thường gene: Bất thường gene trên nhiễm sắc thể số 6 có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào lympho T. Tế bào này hoạt động quá mức có thể làm tăng sinh tế bào sừng và tăng quá trình viêm trong cơ thể. Đây có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến thể mủ.

Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch hoạt động bất thường, chúng không những không bảo vệ được cơ thể mà còn tấn công nhầm vào các tế bào da. Điều này có thể khiến da sưng đỏ, bong tróc.

Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai có thể khiến vảy nến thể mủ bùng phát.

Tổn thương và nhiễm trùng da: Những tổn thương trên da không được điều trị đúng cách cũng có thể phát triển thành vảy nến thể mủ.

Điều trị sai cách bệnh vảy nến: Vảy nến thể mủ có thể phát triển từ các thể vảy nến khác nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị sai cách.

Ngoài 5 tố trên, các yếu tố sau cũng có thể là nguyên nhân khiến vảy nến thể mủ vùng phát:

  • Ngừng sử dụng thuốc steroid đột ngột
  • Sử dụng các loại thuốc làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh vảy nến, như: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta
  • Trầy xước da, căng thẳng tâm lý, hút thuốc lá… cũng có thể làm vảy nến thể mủ tiến triển nặng.
Da bị tổn thương, trầy xước cũng có thể là nguyên nhân gây vảy nến thể mủ
Da bị tổn thương, trầy xước cũng có thể là nguyên nhân gây vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ có nguy hiểm không? Có lây không?

Tuy ít gặp, nhưng vảy nến thể mủ lại nguy hiểm hơn nhiều so với các thể bệnh vảy nến khác. Mức độ nguy hiểm của vảy nến thể mủ phụ thuộc vào loại vảy nến thể mủ mà người bệnh đang mắc. Vảy nến thể mủ lòng bàn chân, bàn tay thường ít nguy hiểm hơn với vảy nến thể mủ toàn thân.

Vảy nến lòng bàn tay, bàn chân thường chỉ gây tổn thương da và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bệnh nhân. Nếu được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ nhanh khỏi mà không để lại biến chứng nào. Trong khi đó, vảy nến thể mủ toàn thân có mức độ nguy hiểm cao.

Dưới đây là những biến chứng thường gặp khi bị vảy nến thể mủ:

Nhiễm trùng da

Mụn mủ do vảy nến mụn mủ thường xuất hiện với số lượng nhiều. Khi mụn mủ bị vỡ ra, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao. Nếu không chú ý vệ sinh ra, tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng lên, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu.

Viêm khớp

Vảy nến thể mủ ở lòng bàn tay, bàn chân nếu không được điều trị có thể gây viêm khớp.

Bệnh phụ khoa, nam khoa:

Vảy nến thể mủ xuất hiện ở vùng sinh dục có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hoặc nam khoa ở người bệnh.

Co giật

Vảy nến thể mủ có thể gây sốt cao từ 39 – 40 độ C. Nếu không được hạ sốt kịp thời người bệnh có thể bị co giật.

Virus và vi khuẩn không phải là nguyên nhân gây vảy nến thể mủ. Do đó, thể bệnh này không có khả năng lây nhiễm. Bạn hoàn toàn có thể bắt tay hoặc dùng chung vật dụng với người mắc bệnh mà không cần lo lắng gì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vảy nến nói chung và vảy nến thể mủ nói riêng có tính di truyền. Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Điều trị vảy nến thể mủ thế nào?

Bệnh vảy nến thể mủ không có những triệu chứng điển hình, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh ngoài da khác. Do vậy, khi thấy da bị nổi mụn mủ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải kết hợp với tiền sử bệnh, tiền sử gia đình. Ngoài ra, người bệnh có thể hải làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác bệnh như: Lấy mẫu da nhỏ ở vùng nghi mắc bệnh để dưới kính hiển vi và quan sát; Xét nghiệm máu để tìm ra dấu hiệu bất thường của các tế bào bạch cầu, tình trạng hoạt động của gan, thận và mức độ chất điện giải trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu mụn mủ để xác định bệnh.

Trẻ có nguy cơ cao mắc vảy nến khi bố mẹ cũng mắc bệnh
Trẻ có nguy cơ cao mắc vảy nến khi bố mẹ cũng mắc bệnh

Người bệnh nên đi khám để xác định chính xác mình đang bị vảy nến thể mủ toàn thân hay chỉ bị vảy nến thể mủ lòng bàn tay, bàn chân. Nhìn chung, cả 2 phân thể vảy nến trên có cách điều trị tương tự nhau. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y và Đông y giúp trị vảy nến thể mủ.

Áp dụng Tây y

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho người bị vẩy nến thể mủ:

Thuốc steroid

Steroid là thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến thể mủ nặng và bệnh nhân gặp biến chứng viêm khớp do vảy nến thể mủ. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và hạn chế hệ miễn dịch hoạt động quá mức từ giúp giảm nhanh các triệu chứng vảy nến thể mủ và viêm khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng vì loại thuốc này cũng có thể là tác nhân gây khởi phát bệnh, đặc biệt là khi người bệnh ngừng thuốc đột ngột.

Thuốc ức chế miễn dịch

Methotrexate và Cyclosporin A là hai loại thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng khi điều trị vảy nến thể mủ. Loại thuốc này có hiệu quả chậm hơn so với steroid nhưng nó có thể được sử dụng lâu dài và cho tiên lượng tốt hơn steroid.

Retinoid

Đây là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A thường được sử dụng để điều trị vảy nến thể mủ toàn thân. Thuốc có thể tác động trực tiếp lên keratin trên da từ đó giúp biệt hóa tế bào sừng và làm chậm quá trình tăng sinh biểu bì.

Quang trị liệu (PUVA)

Liệu pháp này sử dụng thuốc Psoralen kết hợp với việc chiếu tia UVA để cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ nên áp dụng trong giai đoạn sau khi bệnh đã thuyên giảm.

Tiến triển của bệnh vảy nến thể mủ khá phức tạp. Do vậy, bác sĩ có thể dựa vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Áp dụng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây vảy nến là do phong hàn kết hợp với huyết nhiệt gây uất kế trong cơ thể. Lâu ngày tình trạng này dẫn đến huyết táo và khiến một số vùng da trong cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, từ đó khiến da bị tổn thương.

Nhiều người ưu tiên sử dụng thuốc Đông y khi bị vảy nến thể mủ vì chúng ít tác dụng phụ và ít ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Đông y giúp điều trị căn nguyên gây vảy nến thể mủ
Đông y giúp điều trị căn nguyên gây vảy nến thể mủ

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị vảy nến thể mủ:

Bài thuốc Linh dương hóa ban thang gia giảm

  • Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị sinh địa, thạch cao mỗi loại 30g, xích thược, đan bì, hoàng cầm, sa sâm, liên kiều mỗi loại 10g; ngân hoa, bạch hoa xà, tử thảo mỗi loại 15g; 6gr tri mẫu và hoàng liên, 3g linh dương giác…
  • Cho tất cả các nguyên liệu này vào nước và sắc lên.
  • Nên dùng thuốc hàng ngày để  có kết quả tốt nhất.

Bài Hòe hoa thang gia giảm

  • Chuẩn bị 20g ké đầu ngựa; 4g chích cam thảo, thạch cao, hòe hoa sống, thổ phục linh, sinh địa mỗi loại 40g; tử thảo, địa phu tử mỗi loại 12g…
  • Sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm

  • Thảo hà sa và thổ phục linh mỗi loại 15g, trạch tả, bắc đậu căn mỗi loại 10g, khổ sâm, hoàng cầm, phục linh, xương truật, long đởm thảo mỗi loại 6g, đan bì 12g.
  • Sắc các loại thuốc trên và uống hàng ngày.

Bài thuốc Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm

  • Dùng sinh địa, quy vĩ, xích thược mỗi loại 12g, tử thảo, đại thanh diệp, đan bì, bắc đậu căn mỗi loại 10g, hổ trượng và ngân hoa mỗi loại 15g.
  • Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm

  • Dùng ô xà, tam lăng, nga truật, lăng tiêu hoa, xích thược, thỏ ty tỷ mỗi loại 6g, hoàng kỳ, hương phụ, trần bì mỗi loại 10g, tây thảo, hoạt huyết đằng, đan sâm, trạch lan mỗi loại 15gr.
  • Sắc thuốc lên và uống hàng ngày.

Bài thuốc Nhị tiên thang

  • Sinh địa, thục địa, quy đầu, dâm dương hoắc, thỏ ty tử mỗi loại 12gr, nữ trinh tử, hạn niên thảo mỗi loại 15gr, tiên mao và hoàng bá mỗi loại.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lên.

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị vảy nến thể mủ và cách phòng ngừa

Phần lớn các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Do vậy, ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để phòng bệnh tái phát.

Vảy nến thể mủ dễ tái đi tái lại
Vảy nến thể mủ dễ tái đi tái lại

Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc người bị vảy nến thể mủ và cách phòng ngừa bệnh:

Hạn chế làm trầy xước vết thương: Chà xát mạnh lên vùng da mắc bệnh có thể khiến tổn thương lan rộng và khiến vảy nến thể mủ nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên hạn chế gãi hoặc chạm tay lên vùng da bị vảy nến.

Không tự ý dùng thuốc: Tự ý dùng thuốc có thể làm vảy nến thể mủ bùng phát nặng hơn. Do vậy, chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Tắm nắng hàng ngày: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm giảm triệu chứng bong vảy, giúp bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng nên nó giúp giảm vảy nến thể mủ hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nắng lúc sáng sớm.

Thực hiện lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh sẽ giúp nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giúp giảm vảy nến thể mủ tái phát.

Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và làm bùng phát vảy nến thể mủ. Do vậy, bạn nên có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc khoa học để hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh.

Vảy nến thể mủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

5/5 - (4 bình chọn)
ngứa mông
Ngứa Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Tốt Nhất 
Ngứa mông là tình trạng da nổi mẩn ngứa khó chịu, khô rát khiến người bệnh mất tự tin, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bị ngứa da mông…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *