Ngứa Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Tốt Nhất
Bảng tóm tắt
Ngứa mông là tình trạng da nổi mẩn ngứa khó chịu, khô rát khiến người bệnh mất tự tin, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bị ngứa da mông là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất. Những thắc mắc đó của người bệnh sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây?
Ngứa mông cảnh báo bệnh nguy hiểm nào?
Ngứa da mông thường khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu. Do yếu tố nhạy cảm, thường xuyên bị cọ xát bởi quần nên tình trạng này dễ dẫn tới viêm nhiễm nặng và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Ngứa mông có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
Nổi cục ngứa ở mông do bệnh mề đay
Mề đay là chứng bệnh tự miễn phổ biến và thường khởi phát mạnh mẽ khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sau sinh bị ngứa mông
Nổi mề đay ở mông kéo theo mẩn ngứa thành cục, kích thước nhỏ, có màu đỏ hoặc trắng, phân bổ không đồng đều. Cảm giác ngứa thường tiến triển mạnh về đêm hoặc khi gãi. Mề đay cấp tính có thể phát triển thành dạng mãn tính gây nhiều biến chứng như phù nề đường thở, rối loạn nhịp tim, sốc phản vệ…
Khe mông bị ngứa rát do vảy nến
Vảy nến khiến da mông xuất hiện các mảng da khô, có vảy trắng bao phủ, da khô và đau rát mỗi khi cử động. Một số trường hợp do lựa chọn trang phục bó sát, trong quá trình vận động có thể gây rỉ máu. Thông thường, vảy nến sẽ xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp như mông, khuỷu tay… Chính vì vậy, kịp thời phát hiện và điều trị sẽ giúp bạn tránh được những tác động tiêu cực tới sinh hoạt thường ngày.
Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa rôm sảy
Ngứa da có thể do rôm sảy. Bé bị nổi mụn ngứa ở mông do rôm sảy thường do thói quen sử dụng tã của phụ huynh hoặc thời tiết nóng bức. Phát ban ở mông có thể xuất hiện ở cả người lớn. Mặc dù các biểu hiện có thể nhanh chóng lan rộng ra toàn cơ thể nhưng hầu như không gây ngứa và hoàn toàn lặn chỉ sau một vài giờ.
Hắc lào ở mông
Hắc lào (lác đồng tiền) là căn bệnh ngoài da với khả năng lây lan cao. Bệnh để lại trên da những tổn thương dạng hình tròn, gần giống đồng xu với đường kính nhỏ, có bờ giới hạn rõ ràng. Phần da bên trong màu hồng nhạt. Tuy cảm giác ngứa không quá rõ rệt, nhưng dưới tác động của vi khuẩn và nấm ngứa, việc gãi có thể gián tiếp trở thành công cụ giúp bệnh lây lan.
Ngứa mông do bệnh ghẻ
Trong quá trình vệ sinh da, vùng da mông thường dễ bị bỏ qua và là nơi bụi bẩn và xà phòng dư thừa đọng lại. Lâu dần, đây sẽ là môi trường hoạt động lý tưởng cho nấm, vi khuẩn và cái ghẻ sinh sôi.
Bệnh ghẻ thường phát triển trong khoảng 30 – 80 ngày và tái phát nhiều lần. Khi khởi phát, cái ghẻ sẽ đào các đường đi dưới da, đẻ trứng, thời điểm hoạt động của chúng chủ yếu về đêm nên cảm giác ngứa trở nên mạnh mẽ hơn vào thời điểm này.
Lichen xơ hóa gây ngứa mông
Mặc dù được đánh giá là căn bệnh ngoài da không phổ biến, nhưng lichen xơ hóa (hay còn được gọi là bạch biến âm hộ) lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người mắc. Bệnh gây tổn thương tại vùng âm hộ và hậu môn. Đôi khi xuất hiện ở vùng cánh tay hoặc ngực.
Nguyên nhân gây ngứa mông do đâu?
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng tránh và áp dụng các phương pháp điều trị “đúng người, đúng bệnh”.
- Sự thay đổi thời tiết kéo theo diễn biến thất thường của nhiệt độ, gió, sức nóng, tia UV và độ ẩm.
- Rối loạn hormone trong cơ thể. Do đó tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai thường cao hơn nhóm còn lại.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi chứa corticoid gây bào mòn da.
- Thói quen sử dụng chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn.
- Dị ứng với thực phẩm, phấn hoa hoặc lông thú nuôi.
- Vệ sinh da chưa đúng cách, khiến lưu lại cặn bẩn tại vùng da mông.
- Yếu tố di truyền trong gen.
Cách điều trị ngứa mông hiệu quả nhất hiện nay
Ngứa mông thường bị nhầm lẫn với một bệnh lý cụ thể dẫn tới sai lầm trong điều trị khi đa số người bệnh chỉ tập loại bỏ triệu chứng ngoài da. Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn nên chủ động tới thăm khám bác sĩ hoặc phòng khám da liễu để xác định rõ tình trạng bệnh và tham khảo phác đồ điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị ngứa mông từ Tây y
Đa số sản phẩm thuốc Tây thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt nhưng liều dùng và thời gian sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Thuốc bôi: Sử dụng các loại kem bôi ngoài da là cách hữu hiệu nhất. Đối với các dạng bệnh tự miễn như mề đay, vảy nến, viêm da cơ địa, chàm eczema bạn nên tham khảo các sản phẩm chứa corticoid ở mức độ nhẹ tới trung bình. Trong trường hợp được chẩn đoán ngứa mông do nấm hoặc cái ghẻ, việc sử dụng thuốc bôi đặc trị như (Lax, Clotrimazole, Lamisil, Gentrisone…) là giải pháp được đánh giá cao.
- Thuốc uống: Để điều trị ngứa mông do các bệnh lý bên trong cơ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số sản phẩm như kháng histamin, ức chế hệ miễn dịch, thuốc giải độc gan, kháng sinh hoặc corticoid dạng uống.
Trị ngứa mông bằng mẹo dân gian
Áp dụng mẹo dân gian chữa tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và giải tỏa nỗi lo tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần thận trọng với một số bài thuốc truyền miệng, thiếu tính khoa học.
Chữa ngứa mông bằng lá kinh giới
- Rửa 1 nắm lá kinh giới sau khi đã loại bỏ phần cuống.
- Làm sạch bằng cách ngâm với nước muối
- Nấu 500ml nước cho tới khi sôi thì bỏ lá vào. Sau đó sử dụng tắm toàn thân.
- Nên áp dụng hằng ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Uống nước rau má chữa ngứa mông
- Rau má nhặt lấy phần lá, ngâm với nước muối loãng.
- Để ráo nước sau đó thái nhỏ cho vào xay nhuyễn với 1 chén nước lọc.
- Lọc lấy phần nước cốt rau má, cho thêm 250ml nước vào và uống trực tiếp.
- Để tránh cảm giác tanh, người bệnh nên pha nước rau má với tỷ lệ loãng.
Tắm lá khế
- Sử dụng lá khế tươi, rửa sạch sau đó đun với 500ml nước.
- Khi nước sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp, pha thêm cho vừa đủ ấm.
- Dùng nước lá khế tắm toàn thân, phần lá vò nát và chà nhẹ vào vùng bị mẩn ngứa.
Thuốc Đông y chữa ngứa mông
Các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, đảm bảo đồng thời tính an toàn và hiệu quả trong thời gian điều trị. Phù hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh bị ngứa mông.
Bài thuốc số 1: Kết hợp dược liệu như thược tương, dương đào, hạt thảo quyết minh. Sau khi rửa sạch đem phơi khô, giã nát. Tiến hành sao khô trên chảo nóng sau đó đắp lên vùng da mông bị ngứa.
Bài thuốc số 2: Cho các nguyên liệu bao gồm thượng thảo, lá tre, huyết sâm, vỏ cây dâu tằm, thương nhĩ tử, dương đào, thược tương, kim ngân hoa vào sắc chung với 500ml nước. Khi thuốc cạn chỉ bằng ½ ban đầu thì tắt bếp. Đổ ra bát uống khi còn ấm.
Cách phòng ngừa ngứa mông hiệu quả
Bị ngứa da mông có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên thiết lập và tuân thủ lối sống khoa học, lành mạnh.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, không để da bị mất đi độ ẩm.
- Sử dụng kem dưỡng thể trên da khô đã được làm sạch.
- Ưu tiên vệ sinh da bằng nước ấm. Sử dụng bông tắm hoặc dụng cụ tương tự để làm sạch vùng da như lưng, mông hoặc cổ, nách.
- Lựa chọn sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột và protein cho cơ thể.
- Không nên mặc quần quá bó sát hoặc các loại đồ lót quá chật.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya sau 23h.
Mong rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả có thể bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm cần thiết trong khắc phục và phòng ngừa ngứa mông. Để tránh phản ứng trong quá trình điều trị, bạn nên lựa chọn thăm khám tại bệnh viện uy tín và giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh da liễu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!