Những tưởng phải sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp, tê bì chân tay cả đời, cô Hằng đã phục hồi "thần kỳ" từ tháng thứ 2 nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN này!

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Loãng xương là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện nhiều ở cả những người trẻ trong độ tuổi 20 – 30. Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là gì, cách điều trị như thế nào?

Tại sao người trẻ tuổi mắc bệnh loãng xương?

Theo số liệu thống kê cho biết, bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là tình trạng bệnh thứ phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân tiên phát có thể kể đến như:

nghe si xuan hinh chua xuong khop do minh duong 3 2
Tin tưởng nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nghệ sĩ Xuân Hinh đã thành công trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ, hết đau xương khớp.

Nồng độ hormone nội tiết tố thấp ở nữ giới

Hormone nội tiết tố nữ estrogen thường giảm sút đáng kể khi phụ nữ bước vào tuổi 30. Trong cơ thể phụ nữ, estrogen có tác dụng bảo vệ xương khớp, nếu nồng độ hormone estrogen giảm các thành phần tế bào xương khớp sẽ nhanh chóng suy yếu, nảy sinh nguy cơ mắc loãng xương và gây nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống.

Người trẻ cũng có nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ
Người trẻ cũng có nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ

Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng

Một trong các nguyên nhân khiến cho loãng xương ở người trẻ tuổi trở nên phổ biến là do những người trẻ tuổi ít quan tâm đến chế độ ăn uống. Một chế độ ăn thiếu hụt canxi, magie, kali… có thể ảnh hưởng đến xương khớp và dần dần tiến đến loãng xương.

Bên cạnh đó hiện nay người trẻ có thói quen ăn uống vội vàng, không ăn đúng bữa, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh… do đó tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và bệnh loãng xương ngày càng phổ biến.

Tác dụng phụ của thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ loãng xương như các thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc điều trị xương khớp, các loại thuốc làm mất xương như corticosteroid, thuốc chống co giật…Những loại thuốc này có tác động nhất định đến xương khớp và ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương.

Không chỉ vậy bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi còn có thể xuất hiện khi mắc một số bệnh như bệnh đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, các bệnh tim mạch… gây thiệt hại đến tế bào tạo xương và hạn chế sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Xem thêm

Cẩn thận với một số loại thuốc có thể gây hại xương
Cẩn thận với một số loại thuốc có thể gây hại xương

Lối sống không lành mạnh

Những người trẻ tuổi lười vận động, sử dụng nhiều các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…đều có thể trở thành đối tượng có nguy cơ loãng xương.

Bên cạnh đó, các bạn nữ có thói quen ăn kiêng không khoa học, che chắn quá kỹ khi ra ngoài có thể khiến da không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, gây nên sự thiếu hụt vitamin D. Từ đó khiến quá trình hấp thụ, trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng bệnh loãng xương.

Ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Các bệnh lý như bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, suy thận mãn tính, hội chứng kém hấp thu hay lupus ban đỏ… đều gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng của cơ thể. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương điển hình ở người trẻ.

Đặc biệt là ở nữ giới – đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn, các bệnh liên quan đến nội tiết tố khiến chức năng hệ xương khớp bị ảnh hưởng rất nhiều.

Loãng xương ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Loãng xương là một bệnh có diễn biến âm thầm kéo dài trong nhiều năm. Bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên nếu không được phát hiện kịp thời loãng xương có thể gây nên những biến chứng khó lường vô cùng nguy hiểm.

Với người trẻ tuổi khi mắc loãng xương, bệnh có thể khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, đau nhức xương khớp; đau nghiêm trọng ở các đầu xương và dọc theo xương dài, đặc biệt đau hơn vào ban đêm.

Không chỉ vậy, loãng xương có thể gây ra các rối loạn tư thế cột sống, chuột rút, gù lưng, vọng vẹo cột sống hay nguy hiểm hơn là gãy xương khi vận động hoặc va chạm nhẹ.

Loãng xương có thể khiến hệ xương khớp biến dạng ngay từ khi còn trẻ
Loãng xương có thể khiến hệ xương khớp biến dạng ngay từ khi còn trẻ

Các vị trí gãy có thể ở cột sống, xương cổ tay, xương đùi, cổ xương đùi… Đây đều là những vị trí quan trọng, khó hồi phục nên có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Chưa kể khi về già, người bệnh loãng xương sẽ phải đối diện với những mối lo ngại lớn hơn. Khi xương khớp yếu, hầu như người già sẽ không còn khả năng vận động, trở thành gánh nặng của người thân. Với những trường hợp này, tỉ lệ tử vong cũng cao hơn rất nhiều.

Điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi hiệu quả

Để điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi cũng tương tự như các trường hợp bệnh loãng xương khác. Người bệnh có thể tham khảo:

Điều trị dùng thuốc

Người bệnh loãng xương có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y để điều trị tùy vào thể trạng bệnh và triệu chứng cụ thể. Dùng thuốc Đông y sẽ ưu tiên vào việc điều trị lâu dài, bền vững nên cần nhiều thời gian để có tác dụng.

Trong khi đó, thuốc Tây y tập trung vào điều trị triệu chứng, tác động trực tiếp nên có hiệu quả nhanh và chính xác. Tuy nhiên, thuốc tân dược lại có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nên không phải ai cũng muốn sử dụng.

Thuốc Tây y điều trị loãng xương ở người trẻ:

  • Thuốc bổ sung vitamin D và canxi
  • Thuốc tăng cường quá trình đồng hóa: Ví dụ: Durabolin
  • Thuốc chống hủy xương: Ví dụ: Calcitonin
  • Thuốc tác dụng kép (vừa ngăn hủy xương, vừa tăng tạo xương): Ví dụ: Strontium ranelate
Dùng thuốc điều trị loãng xương loại nào còn phụ thuộc nhiều vào từng mức độ bệnh
Dùng thuốc điều trị loãng xương loại nào còn phụ thuộc nhiều vào từng mức độ bệnh

Thuốc Đông y chữa loãng xương:

  • Bài thuốc số 1: Đào nhân, quy bản, nụ hồng, tục đoạn, quy đầu, cốt toái bổ, ngưu tất, hương phụ, xuyên khung, khương hoạt, cam thảo, tần giao, ộc dược, địa linh, ngũ linh chi,…
  • Bài thuốc số 2: Chích cam thảo, địa hoàng thán, ngưu kinh, tắc kè đá, nhân sâm, vỏ quýt, tiểu hồi, phục linh, tư tiên, quy đầu, thược dược trắng, tri mẫu, hoàng bá.

Điều trị không dùng thuốc

Những người sớm phát hiện nguy cơ mắc loãng xương của mình nếu kịp thời điều chỉnh thói quen, chế độ sinh hoạt sẽ không cần phải dùng đến thuốc. Một vài phương án được đề xuất bao gồm:

  • Tập luyện điều độ: Phương pháp tốt nhất giúp hệ xương khớp dẻo dai, linh hoạt và khỏe mạnh hơn, hỗ trợ điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi. Tập luyện hàng ngày cũng giúp cơ thể tăng cường đề kháng, chống lại nhiều tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Ăn uống khoa học: Chế độ ăn cho người mắc loãng xương cần tập trung vào hai thành phần chính là canxi và vitamin D. Tuy nhiên, cũng không nên tập trung quá nhiều vào hai thành phần này mà quên đi những dưỡng chất quan trọng khác.
Tập luyện là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị loãng xương
Tập luyện là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị loãng xương

Ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh, với riêng chị em phụ nữ nên sử dụng các loại thuốc cân bằng nội tiết tố hoặc sử dụng hormone tổng hợp.

Hormone tổng hợp là một steroid có hoạt tính của estrogen yếu, androgen và progesterone, không kích thích tăng sinh nội mạc tử cung. Thay thế hormone một cách hệ thống trong 10 năm là biện pháp hữu dụng nhất hiện nay dành cho tất cả phụ nữ sau mãn kinh không có chống chỉ định và chấp nhận điều trị.

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi như thế nào?

Loãng xương phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài bệnh mới cải thiện được được. Do vậy, tốt hơn hết, chúng ta nên có phương án phòng ngừa từ sớm, để nếu không may mắc bệnh, khả năng điều trị khỏi cũng cao hơn.

Ngoài việc ăn uống và tập luyện là thiết yếu, người bệnh nên:

  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý, hạn chế những áp lực lên hệ thống xương khớp. Loãng xương ở người trẻ tuổi cũng một phần là do thừa cân, béo phì gây nên.
  • Tắm nắng đúng cách: Ở những bạn nữ bảo vệ da quá kỹ, không thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể khiến cơ thể kém tổng hợp vitamin D và gây tình trạng bệnh loãng xương. Do vậy, tắm nắng đúng cách mỗi ngày 15p trong khoảng 6 – 9h sáng là phương án đơn giản mà hiệu quả để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ.
  • Có một lối sống lành mạnh: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa, không sử dụng đồ ăn nhanh; không sử dụng rượu, bia; thuốc lá, ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ rất có lợi cho hệ xương khớp. Nguyên nhân bị loãng xương khi sử dụng các chất kích thích là do trong cà phê có cafein làm cơ thể tăng bài tiết canxi, còn trong bia, rượu, thuốc lá có chất kích thích quá trình mất xương.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Một số loại thuốc điều trị không phải lúc nào cũng tốt cho cơ thể, có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn đối với hệ xương khớp. Do vậy để hạn chế nguy cơ loãng xương các bạn cần sử dụng đúng hướng dẫn và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể thấy tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi đang dần càng phổ biến hơn gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Phòng ngừa bệnh xương khớp là điều hết sức cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng từ người trẻ đến người già để giúp chúng ta có một sức khỏe thật tốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Gợi ý cho bạn

Osteo Pro - máy đo loãng xương được nhiều cơ sở y tế tin dùng
Máy đo loãng xương loại nào tốt? 8 thiết bị phổ biến nhất
Máy đo loãng xương là một thiết bị dùng để phát hiện bệnh loãng xương được nhiều bệnh viện và cơ sở y tế sử dụng phổ biến ngày nay.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *