Loãng xương ăn uống gì tăng cường sức khỏe xương khớp
Bảng tóm tắt
Một trong những cách đơn giản để phòng và điều trị bệnh loãng xương là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết loãng xương ăn uống gì, kiêng gì để từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý.
Loãng xương ăn uống gì để tốt cho xương khớp
Một vài bệnh nhân bị loãng xương băn khoăn không biết nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi về các loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà bệnh nhân loãng xương nên dùng.
Loãng xương uống gì? Sữa và chế phẩm từ sữa
Có thể nói sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D dồi dào cho con người, đặc biệt là bệnh nhân loãng xương. Trung bình mỗi ngày cơ thể người trưởng thành cần từ 800 – 1200mg canxi. Trong khi đó việc uống sữa đều đặn có thể cung cấp tới 60% nhu cầu canxi này.
Ngoài canxi thì sữa còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như vitamin D, C, các protein, khoáng chất,… cũng đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ thể.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho người bệnh loãng xương như sữa Anlene, sữa Ensure Gold, sữa NutriCare Bone, sữa NutriCare Gold… đa dạng về hương vị và giá cả để các bạn có thể lựa chọn
Bên cạnh sữa người bệnh có thể sử dụng thêm các chế phẩm khác như phô mai, sữa chua,… để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Loãng xương nên bổ sung gì? – Trứng
Trứng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh loãng xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong trứng có hàng loạt các thành phần dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo cấu trúc xương.
Các chất canxi, selen, vitamin D, folate cùng hàm lượng protein lớn trong trứng là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa triệu chứng loãng xương diễn biến nặng.
Người bệnh có thể thêm trứng vào thực đơn mỗi ngày bằng cách chế biến nhiều món ngon hấp dẫn như luộc, chiên, ốp la… hoặc kết hợp với nhiều thực phẩm khác.
Hải sản
Từng loại hải sản khác nhau sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên chúng là nhóm thực phẩm rất tốt cho xương khớp và là nguồn cung cấp canxi, vitamin, khoáng chất hoàn hảo.
Các loại hải sản như tôm, cua, ốc, sò… có chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao giúp tham gia vào quá trình tái tạo cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Ngoài ra lượng chất béo có lợi omega-3 có trong cá hồi, cá thu, cá mòi,… cũng có tác dụng cải thiện độ đàn hồi và linh hoạt của xương khớp, ngăn ngừa quá trình lão hóa.
Rau xanh và trái cây
Đây là các thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, do trong rau xanh và trái cây có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất rất dồi dào. Các dinh dưỡng trong rau củ quả có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
Người bệnh loãng xương nên tăng cường bổ sung các loại rau như bắp cải, măng tây,… do trong các loại rau này có nguồn vitamin K rất lớn, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa xương.
Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây… cũng có lượng vitamin C, D tốt cho sức khỏe xương khớp, đẩy lùi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Người loãng xương nên ăn gì? – Quả hạch
Các loại quả hạch như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mắc ca… là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người trẻ bị loãng xương. Trong các quả này còn có chất xơ, protein, selen dồi dào hỗ trợ quá trình tái tạo cấu trúc xương cho các người bệnh loãng xương.
Ngoài ra, thành phần quả hạch chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe, nhiều omega – 3,… là những hoạt chất chính tham gia quá trình tổng hợp collagen. Do vậy, ăn nhiều quả hạch không chỉ giúp cho xương khớp thêm dẻo dai mà còn giúp người sử dụng có một làn da khỏe mạnh, trẻ trung.
Người bệnh loãng xương kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D tốt cho người bệnh loãng xương thì người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế những loại thức ăn sau:
Thực phẩm chứa nhiều acid
Nhóm thực phẩm gồm bánh ngọt, bánh quy, bột mỳ… là thực phẩm có tính acid đồng thời cũng chứa nhiều clo, lưu huỳnh, phospho; hoặc thực phẩm có chứa acid hữu cơ khó biến đổi, sau quá trình biến đổi vẫn mang tính acid không có lợi cho xương.
Nếu sử dụng quá nhiều các thức ăn này người bệnh còn có thể gặp các chứng bệnh như thiếu tập trung, sâu răng, đau đầu, đau mỏi gân cốt,….
Đồ ăn chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp… là những thực phẩm người bệnh loãng xương không nên dùng. Người bệnh chỉ nên dùng các loại thịt tự nhiên để chế biến và sử dụng trong ngày để thức ăn luôn tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng.
Chưa kể đồ ăn chế biến sẵn có khiến người dùng có nguy cơ tăng cân không kiểm soát, khiến áp lực lên xương khớp tăng lên, rất không có lợi cho bệnh loãng xương.
Thức ăn nhiều muối
Đồ ăn chứa nhiều muối khiến cơ thể mất canxi do muối đẩy canxi qua đường nước tiểu; từ đó dẫn đến quá trình mất xương nhanh hơn. Để việc phòng và điều trị loãng xương hiệu quả người bệnh nên kiểm soát lượng muối nạp và cơ thể mỗi ngày (không quá 2300mg natri – tương đương 5g muối/ngày).
Người bệnh nên chủ động ăn nhạt hơn, bỏ bớt muối ra khỏi thức ăn trong các bữa hằng ngày. Nên ăn đồ hấp, luộc thay vì đồ kho, xào, rim,…
Cà phê, trà, nước có ga
Đây là những đồ uống chứa nhiều cafein làm giảm khả năng hấp thu canxi ở ruột, chỉ nên dùng với lượng vừa phải mỗi ngày, không nên lạm dụng. Thực tế, những loại đồ uống này cũng không hề có lợi cho sức khỏe nói chung nên cho dù mắc loãng xương hay không, bạn đọc cũng nên biết cách cân đối khi sử dụng.
Rượu bia
Đây là thức uống có cồn tác động trực tiếp lên những tế bào tạo mô xương, từ đó làm giảm mật độ khoáng chất của xương. Rất nhiều trường hợp dùng thuốc điều trị loãng xương không mang lại hiệu quả bởi song song vẫn thường xuyên sử dụng bia rượu, đặc biệt là ở nam giới.
Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương không chỉ cho người hút thuốc là mà còn gây bệnh cho cả người hít khói thuốc lá trong không khí. Để phòng ngừa loãng xương và hạn chế các biến chứng loãng xương có thể có các bạn cần hạn chế hút thuốc lá và không ở gần nơi có khói thuốc.
Thực phẩm chứa chất gây viêm
Các loại thực phẩm như ớt chuông, nấm, cà tím,… bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại chứa nhiều hoạt chất gây viêm, có thể làm tình trạng loãng xương nghiêm trọng hơn.
Để xác định loại thực phẩm nào có chứa hoạt chất gây viêm không đơn giản, do vậy người bệnh cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Lưu ý về chế độ ăn cho người loãng xương
Bệnh loãng xương cần bổ sung gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh vẫn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, không loại nào giống loại nào. Cùng với đó trong quá trình chế biến, đun nấu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm cũng có thể bị biến tính, thất thoát, do vậy các bạn cần đặc biệt chú ý.
- Đối với từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà các loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể sẽ có tác dụng khác nhau. Để tăng hiệu quả điều trị loãng xương các bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung để nhanh chóng đẩy lùi bệnh như viên uống canxi, vitamin D.
- Không sử dụng các loại thực phẩm cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm, dị ứng để tránh những phản xạ không mong muốn của cơ thể. Với những trường hợp này người bệnh nên chọn cho mình phương pháp chữa bệnh loãng xương khác phù hợp hơn.
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người bệnh loãng xương sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Cùng với đó phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị loãng xương giai đoạn đầu, với trường hợp loãng xương mức độ nặng cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án điều trị hợp lý nhất.
Có thể thấy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên cùng với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý thì người bệnh cần kết hợp với tập luyện thường xuyên để nhanh chóng đẩy lùi bệnh loãng xương. Người bệnh cũng nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn loãng xương ăn uống gì, tập luyện như thế nào là tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!