Đau dây thần kinh liên sườn là do bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị

Đau dây thần kinh liên sườn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày. Làm thế nào để nhận biết sớm nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa hiệu quả? Dưới đây là cập nhật những thông tin quan trọng nhất về đau dây thần kinh liên sườn bệnh học.

Đau dây thần kinh liên sườn làm sao để nhận biết?
Đau dây thần kinh liên sườn làm sao để nhận biết?

Đau dây thần kinh liên sườn là gì, đối tượng dễ mắc

Để hiểu thế nào là đau dây thần kinh liên sườn trước hết cần hiểu về nguồn gốc, kết cấu của bộ phận này. Thần kinh liên sườn là các dây xuất phát từ phần tủy ngực được ký hiệu là D1 – D12. Nó có mối liên hệ mật thiết với rễ thần kinh tủy ngực, cụ thể như sau:

Rễ thần kinh tủy ngực đi qua lỗ ghép rồi phân làm 2 nhánh. Nhánh số 1 đi ra phía sau, chi phối da và cơ lưng. Nhánh số 2 chạy ra phía trước, chi phối da và cơ trước ngực. Chúng được gọi là dây thần kinh liên sườn. Trong đó có 3 loại sợi chính là sợi thần kinh thực vật (điều khiển tuyến mồ hôi, mạch máu), sợi vận động (liên quan đến hô hấp, cơ bắp, cơ hoành) và sợi nhạy cảm (liên quan đến các cảm giác, phản xạ).

Dây thần kinh liên sườn kết hợp với mạch máu, tạo nên bó mạch – thần kinh gian sườn quanh bờ dưới các nhánh xương.

Như vậy có thể thấy đây là bộ phận có liên quan mật thiết tới phần tủy sống, cột sống và cả xương sườn, thành ngực. Đau dây thần kinh liên sườn là hiện tượng xảy ra khi bất cứ nơi nào kể trên gặp vấn đề. Ngoài ra, những tác động ngoại lực lên bộ phận ngực cũng khiến bạn bị đau. Bệnh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe.

Theo Đông y, đây là bệnh thuộc chứng “hiếp thống” xuất hiện do can khí uất kết, can hỏa quá mạnh hoặc khi đàm ẩm, huyết ứ. Khi đó người bệnh thường khó chịu ở hai bên mạng sườn, đầy tức ngực sinh cáu giận, đắng miệng, mạch huyền.

Đối tượng dễ mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn

  • Phụ nữ dễ đau dây thần kinh liên sườn khi mang bầu do hormone thay đổi và bào thai chèn vào khoang ngực.
  • Những người nhiễm varicella-zoster virus gây các bệnh zona thần kinh, thủy đậu cũng bị ảnh hưởng.
  • Người hoạt động thể thao tốc độ cao như đấu vật, trượt tuyết, đá bóng cũng có khả năng mắc bệnh.
  • Người bị viêm khớp có tính hệ thống cũng gây ảnh hưởng.
  • Ngoài ra, hiện tượng này cũng dễ xảy ra khi bạn gặp tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
Đây là tình trạng xảy ra ở nhiều đối tượng, thể bệnh cũng khác nhau
Đây là tình trạng xảy ra ở nhiều đối tượng, thể bệnh cũng khác nhau

Phân loại đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn được chia làm 3 loại chính:

  • Đau thần kinh liên sườn nguyên phát không rõ do nguyên nhân nào.
  • Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát xảy ra khi trời lạnh, va chạm mạnh ở sườn hoặc giãn cơ quá mức.
  • Đau thần kinh liên sườn thứ phát do ảnh hưởng của các bệnh như thoái hóa cột sống, đau thần kinh, bệnh ở tủy sống hay phổi…

Tất cả các dạng bệnh nêu trên đều hình thành do nhiều nguyên nhân. Nhiều trong số đó tác động âm thầm mà chúng ta ít để ý thấy.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bị đau dây thần kinh liên sườn có rất nhiều và liên hệ chặt chẽ với một số bệnh. Cụ thể gồm:

  • Do thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng dây thần kinh liên sườn bị đau. Những người đang trong độ tuổi lao động hoặc các cụ ông, cụ bà thường hay mắc phải. Cơn đau thường âm ỉ ở ngực và biểu hiện rõ hơn khi vận động.
  • Lao/ung thư cột sống: Bệnh lao cột sống hoặc ung thư tại vị trí này cũng khiến người bệnh bị đau cục bộ, dữ dỗi. Cơn đau lan sang hai bên sườn, ảnh hưởng tới dây thần kinh bao bọc chúng. Người bệnh vì thế mà bị sốt, sụt cân và mệt mỏi.
  • Bệnh ở tủy: Người bệnh ở tủy thường chỉ đau một bên dây thần kinh liên sườn. Khi khám khó cho kết quả chính xác.
  • Chấn thương cột sống: Nếu bị chấn thương cột sống thì ở giai đoạn sớm bạn sẽ thấy đau dây thần kinh liên sườn.
  • Nhiễm khuẩn: Một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh như zona thần kinh, thủy đậu cũng dẫn đến các cơn đau dây thần kinh liên sườn.

Ngoài ra, các hiện tượng như viêm đa rễ thần kinh, hệ miễn dịch suy yếu, đái tháo đường hoặc việc dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid nhiều ngày cũng gây nên bệnh này. Người bệnh nên cảnh giác với các cơn đau ở dây thần kinh liên sườn kèm theo dấu hiệu của bệnh khác. Cần tìm hiểu thật kỹ các triệu chứng để có cách can thiệp, giảm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn và các biến chứng

Dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn chủ yếu xuất hiện tại chính vị trí bị bệnh. Đó là các triệu chứng:

  • Đau dây thần kinh liên sườn và vùng ngực.
  • Cơn đau kéo dài thành cơn và xuất hiện thành đợt.
  • Người bệnh có thể đau từng bên một, kèm theo cảm giác tức ngực.
  • Vùng bị đau lan tỏa từ xương ức phía trước ngực vòng theo mạng sườn ra cạnh cột sống phía sau.
  • Biểu hiện đau có thể rõ ràng hơn khi bác sĩ khám thăm dò từng điểm.

Những biến chứng do đau dây thần kinh liên sườn

Nhiều người lo lắng đau dây thần kinh liên sườn nguy hiểm hay không, thực tế nó không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu xảy ra lâu ngày mà không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Hình ảnh đau dây thần kinh liên sườn
Hình ảnh khu vực đau dây thần kinh liên sườn
  • Các cơn đau dai dẳng và xuất hiện trở lại một cách bất chợt khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
  • Bị mất ngủ.
  • Gây trầm cảm, tinh thần bất ổn, dễ cáu giận.
  • Trí tuệ giảm sút, hay quên.
  • Sức đề kháng yếu.

Đau thần kinh liên sườn có tự khỏi được không? Khi nào cần khám?

Theo các chuyên gia, đây là tình trạng bệnh không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng. Thế nhưng nó liên quan mật thiết tới nhiều bệnh và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Đặc biệt, cơn đau xuất hiện theo cơn, đợt nên nhiều người chủ quan, cho rằng nó tự khỏi. Tuy nhiên trên thực tế, đây là hiện tượng cần được điều trị sớm và dứt điểm mới khỏi hẳn.

Khi nào cần khám chữa?

Do các cơn đau thường âm ỉ nên nhiều người chủ quan, không khám bác sĩ. Đây là cách làm sai. Tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện bệnh, đặc biệt không được chủ quan khi:

  • Cơn đau dữ dội khiến bạn khó thở, tim đập nhanh.
  • Cảm giác đau quặn ở lồng ngực, chóng mặt, bị bất tỉnh.
  • Cảm thấy hàm, vai, cánh tay trái và lưng đều đau.
  • Ngực bị thít chặt.
  • Ho có đờm vàng chanh.
  • Bị nhầm lẫn hoặc mất phản xạ.

Đây là những tình trạng khẩn cấp, cần được xử lý ngay vì nó có thể gây nguy hiểm.

Cách chẩn đoán bệnh

Để tìm ra lý do tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.

Tình trạng đau quanh mạng sườn có liên quan đến nhiều bệnh, cần được chẩn đoán cụ thể
Tình trạng đau quanh mạng sườn có liên quan đến nhiều bệnh, cần được chẩn đoán cụ thể

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa trên các biểu hiện bệnh, cùng với việc tìm hiểu bệnh lý trước đó, bác sĩ có thể nắm được một phần nguyên nhân. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, họ cần ấn vào vùng xương sườn hoặc yêu cầu người bệnh hít một hơi thật sâu để kiểm tra.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Từ kết quả kiểm tra lâm sàng, tùy vào kết quả thu được mà bác sĩ yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Cụ thể cần:

  • Chụp X-quang thường quy: Xét nghiệm này nhằm đánh giá hình thái cột sống để xác định xem người bệnh có bị thoái hóa cột sống hoặc lao cột sống không.
  • Chụp Cộng hưởng từ MRI: Nếu kết quả chụp X-quang cho thấy có vấn đề ở cột sống, người bệnh cần chụp cộng hưởng để xác định chính xác bệnh lý ở cột sống, đĩa đệm, tủy sống và tình trạng viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Bước này nhằm xác định các chỉ số như ure, creatinin, AST, ALT nhằm đánh giá lượng cholesterol, chỉ số lipid máu.

Ngoài ra người bệnh còn cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như kiểm tra nước tiểu, tế bào máu ngoại vi hay tốc độ lắng của máu…

Các cách điều trị

Dựa vào biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một số cách chữa tại nhà nếu tình trạng không phức tạp.

Mẹo chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà

Nhằm giảm cơn đau nhanh chóng ở mạng sườn, dân gian mách bạn một số cách làm như sau:

Đắp lá lốt giúp giảm đau ở mạng sườn
Đắp lá lốt giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn
  • Dùng cây rau má: Lấy khoảng 100g rau má rửa sạch, để ráo rồi xay ra với 1 lít nước. Lọc lấy nước uống, còn phần bã đem sao vàng cùng rượu gạo hoặc muối để chườm. Bạn có thể bọc vào mảnh vải xô rồi đặt lên mạng sườn đau nhức cho đến khi hết nóng.
  • Chữa bằng lá lốt: Lấy khoảng 1 nắm lá lốt tươi đem rửa sạch rồi sắc với nước, dùng 2 – 3 lần/ngày. Hoặc mỗi lần sử dụng bạn cần thái nhỏ lá lốt trước rồi đem sao với rượu hoặc muối và đắp lên sườn.
  • Ăn giá đỗ: Mua 100g giá đỗ về làm sạch và nấu với 1 lít nước để uống, hoặc cho vào canh sườn non, giò heo. Đây là những món ăn giúp bồi bổ chức năng của khớp, giảm đau dây thần kinh sườn do bệnh ở xương gây nên.

Ngoài các loại dược liệu vườn nhà kể trên thì còn rất nhiều thứ khác cũng đem lại hiệu quả giảm đau do bệnh này gây ra. Tuy nhiên, các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng với những trường hợp xuất hiện cơn đau nhẹ, chưa có biểu hiện nguy cấp. Nếu bạn bị đau nhiều cơn, tái phát lại hoặc quằn quại, khó thở, tức ngực thì cần điều trị bằng thuốc.

Thuốc Tây trị đau dây thần kinh liên sườn

Trong Tây y người ta đưa ra một số loại thuốc dùng cho trường hợp này. Tuy nhiên, do đây là bệnh có liên quan đến nhiều vấn đề khác, triệu chứng liên quan cũng không giống nhau nên phải tùy tình trạng mà lựa chọn thuốc phù hợp. Một số dược phẩm thường được dùng cho người bệnh đau dây thần kinh liên sườn là:

  • Thuốc giảm đau nói chung: Có thể dụng nhóm Acetaminophen hoặc morpphin, efferalgan codein tùy trường hợp.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thường sử dụng Diclophenac (2 viên/ngày sau ăn) hoặc tiêm bắp trong 2 – 3 ngày đầu với lượng 75mg/ngày. Hoặc dùng Meloxicam (2 viên.ngày sau ăn) hoặc tiêm bắp với liều 15mg/ngày trong 2 – 3 ngày đầu. Ngoài ra còn có thể dùng Piroxicam hoặc Celecoxib.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Đó là viên uống gabapentin 300mg được sử dụng với liều lượng từ 1 – 3 viên mỗi ngày.
  • Thuốc Nivalin: Đây là thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh, được dùng với lượng 2,5mg (1 ống) x 2 lần/ngày.

Đây là những thuốc đem lại hiệu quả cải thiện cơn đau dây thần kinh liên sườn. Ngoài ra, nhằm điều trị căn nguyên bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kết hợp thêm nhiều dược phẩm khác.

Chữa bằng Đông y

Do tâm lý e ngại thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ nên nhiều người tìm đến các giải pháp của Y học cổ truyền. Trong Đông y, chứng bệnh này còn có biểu hiện phù mạch, người bệnh đau khi ho, thở ở vùng sụn xương ức đòn, nách và sau lưng, sợ lạnh. Theo đó, dùng các pháp chữa:

Bài thuốc số 1

Bị đau dây thần kinh liên sườn sắc thuốc gì?
Bị đau dây thần kinh liên sườn sắc thuốc gì?

Thuốc này nhằm trị đau do nhiễm lạnh, mục đích khu phong tán hàn và thông kinh hoạt lạc.

  • Sử dụng phòng phong và đan sâm mỗi vị dùng 12g.
  • Thêm quế chi 8g và lượng tương ứng uất kim, bạch chỉ, chỉ xác.
  • Kết hợp cùng khương hoạt 10g và 6g thanh bì.
  • Đem tất cả đi sắc chung lấy ước cô đặc để uống ấm trong ngày sau các bữa ăn.
  • Kết hợp châm cứu các huyệt như a thị, huyệt nội quan, dương lăng tuyền. Đồng thời tác động vào vùng rễ thần kinh bị đau, khu vực nách giữa…
  • Miết dọc theo liên sườn và day vùng rễ thần kinh bị đau để tăng hiệu quả.
  • Cuối cùng dùng thủy châm để tác động lên dây thần kinh.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này nhằm trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn do bị kích thích, nhằm sơ can hành khí, tăng khả năng hoạt huyết.

  • Sử dụng các vị Sài hồ, bạch truật 8g cùng lượng tương ứng các dược liệu uất kim, mẫu đơn trắng, đan sâm và phục linh.
  • Thêm hương phụ và bạc hà, trôm lay, mỗi vị 6g.
  • Cuối cùng cho sinh khương 4g vào.
  • Sau khi có đủ các thuốc nêu trên thì đem sắc cô đặc để lấy nước uống nóng sau các bữa ăn. Dùng thuốc trong ngày và lặp lại quy trình cho những lần tiếp theo đến khi khỏi bệnh.
  • Kết hợp các phương pháp châm cứu, thủy châm và xoa bóp như ở bài thuốc số 1 để tăng hiệu quả.
Châm cứu giảm đau ở cột sống và quanh sườn
Châm cứu giảm đau ở cột sống và quanh sườn

Bài thuốc số 3

Đây là bài thuốc sử dụng cho người bệnh bị đau dây thần kinh liên sườn do tác động của các bệnh liên quan đến cột sống.

  • Sử dụng cỏ xước 20g cùng lượng tương ứng hạt ý dĩ.
  • Thêm 16g lá lốt và đỗ trọng (đồng lượng).
  • Cuối cùng cho 12g lá thông, thiên niên kiện cùng lượng tương ứng tô mộc, ngải cứu, nấm ngọc cẩu và 1 củ ráy khô.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã sửa sạch vào nồi đun nhỏ lửa đến khi thuốc cô đặc.
  • Uống ấm ngày 2 lần/thang và lặp lại như vậy trong những ngày sau. Dùng cho đến khi biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn và hệ xương hết hẳn.

Ngoài các phương thuốc cổ truyền nêu trên, người bệnh còn có thể sử dụng nhiều pháp trị khác. Tùy theo tình trạng, triệu chứng cụ thể và kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc mà cách xử lý cũng khác biệt.

Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao, các chuyên gia cho lời khuyên cần ăn uống và sinh hoạt điều độ. Theo đó cần:

Tập thể dục hàng ngày để tăng cường bảo vệ hệ xương, giảm đau quanh sườn
Tập thể dục hàng ngày để tăng cường bảo vệ hệ xương, giảm đau quanh sườn
  • Sử dụng sữa đậu nành thường xuyên bằng cách pha với mật ong và uống vào buổi tối để thư giãn dây thần kinh và giảm đau.
  • Dùng sữa chua để cung cấp lợi khuẩn, kích thích sự sản sinh vitamin B1, B12 để giảm đau.
  • Uống sữa lúa mạch pha ấm những lúc có cơn đau dây thần kinh liên sườn.
  • Ăn củ cải để cung cấp axit Pantothenic và vitamin để hỗ trợ giảm đau, trị viêm ở các bộ phận liên quan.
  • Sử dụng nước uống từ cà rốt hoặc rau bina để bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt khiến mạng sườn bị đau.
  • Kiêng ăn thực phẩm có tính axit, chất kích thích, hóa chất bảo quản, phẩm màu…
  • Ngoài ra nên dùng dầu oliu để massage quanh khu vực dây thần kinh bị để tăng khả năng lưu thông máu.
  • Hàng ngày nên tắm với nước nóng và thêm muối epsom để cải thiện tình trạng viêm, đau.
  • Cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, phòng cách bệnh liên quan và sử dụng vacxin.
  • Không mang vác nặng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh liên quan ngay khi phát hiện vấn đề.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh đau dây thần kinh liên sườn mà nhiều người chưa biết. Bạn đọc nên chú ý đến nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những bệnh liên quan để phòng ngừa triệt để.

Viêm đại tràng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con
Viêm đại tràng khi mang thai: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả cho mẹ bầu
Viêm đại tràng khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi? Làm thế nào để khắc phục được…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *