Viêm dạ dày ruột cấp: Nguyên nhân, cách trị và phòng tránh

Khi mắc viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh thường rơi vào tình trạng mất nước, mệt mỏi và chán ăn khiến cơ thể suy nhược và sút cân trầm trọng. Làm sao để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này? Nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa sẽ có ở bài viết dưới đây.

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là gì? Đối tượng mắc bệnh

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là một căn bệnh khá phổ biến và gây nguy hiểm cho người mắc. Bệnh do nhiễm trùng gây ra và thường thấy ở trẻ nhỏ.

Dùng thuốc quá liều có thể gây nên hiện tượng sốc phản vệ
Điều trị đau dạ dày là một quá trình không hề đơn giản. Nhiều bệnh nhân vì mắc những sai lầm không đáng có trong việc điều trị nên khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc không thể khỏi dứt điểm >>> XEM CHI TIẾT

Vậy viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là hiện tượng lớp niêm mạc ở ruột bị viêm do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ với những biểu hiện dễ nhận thấy như mất nước, tiêu chảy và nôn mửa.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Đối tượng nào dễ mắc viêm dạ dày ruột cấp?

Hiện nay số người mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp có tỉ lệ khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở các đối tượng như người già, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hay người có hệ miễn dịch kém, bị suy yếu.

Bên cạnh sức đề kháng kém, những đối tượng này còn không có khả năng vệ sinh cũng như chăm sóc bản thân, chưa ý thức được thực phẩm bẩn, sạch, có thói quen vệ sinh kém… làm tăng khả năng mắc bệnh hơn.

Với những người bị nhiễm HIV, AIDS cũng như người sau hóa trị hoặc những ai sống ở những vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh kém cũng đều có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường gây tiêu chảy, buồn nôn
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường gây tiêu chảy, buồn nôn

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ tử vong do viêm dạ dày ruột cấp. Con số này chỉ bằng một nửa hay ¼ với số trẻ tử vong của những năm trước đó. Vì vậy, việc cải thiện môi trường sống và sử dụng các biện pháp bù nước chính là giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi căn bệnh viêm dạ dày ruột này.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp tính

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng của bệnh phát ra nhiều hay ít, từ 1 hay 3 ngày sau khi bị mắc. Với những trường hợp nhẹ, các biểu hiện của bệnh sẽ hết chỉ sau 1-2 ngày khởi phát, tuy nhiên với những người bị nặng có thể kéo dài hơn 10 ngày.

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tác động trực tiếp đến cơ quan tiêu hóa, thể hiện qua một số triệu chứng như sau:

  • Tiêu chảy có kèm theo nôn ói, chướng bụng, biếng ăn, một số trường hợp bị nhiễm trùng còn đi ngoài dính chút máu tươi hay dịch nhầy.
  • Đau bụng thường xuyên: Các cơn đau bụng xuất hiện nhiều lần trong ngày và có thể giảm sau mỗi lần đi đại tiện, đau thắt bụng.
  • Mệt mỏi và đau nhức toàn thân: Ngoài đau bụng, người mắc còn phải chịu các cơn đau nhức đầu và các cơ, sốt, người mệt mỏi, uể oải.
  • Mất nước: Khi bị tiêu chảy nhiều lần, người bệnh dễ bị mất nước làm khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đi tiểu ít.

Bị viêm dạ dày ruột cấp do đâu?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp khiến viêm dạ dày ruột cấp bùng phát chính là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Điều này sẽ được lý giải cụ thể như sau:

Do bị nhiễm virus

Khi bị viêm dạ dày ruột cấp do virus, người bệnh thường có triệu chứng đi ngoài phân nước là chủ yếu, ít khi thấy có nhầy và dính máu, đau bụng…

Hiện có 4 loại virus gây lên bệnh lý này là Rotavirus, Norovirus, Adenovirus, Astrovirus. Trong đó do chủng Rotavirus, Norovirus là phổ biến nhất.

Những loại virus này có khả năng lây qua đường ăn uống, hay tiếp xúc với những người hay vật bị nhiễm virus này. Đặc biệt là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Viêm dạ dày ruột cấp do virus gây tiêu chảy
Viêm dạ dày ruột cấp do virus gây tiêu chảy

Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn như Salmonella, E. coli O157: H7, C.difficile, Shigella khi đi vào cơ thể, sinh sôi nhanh và xâm lấn vào hệ tiêu hóa gây ra các biểu hiện như tiêu chảy, sốt nhẹ và viêm.

Trong đó có 2 loại vi khuẩn thường gặp nhất ở người mắc viêm dạ dày ruột cấp là E.Coli và Salmonella. Loại vi khuẩn Salmonella thường xuất hiện ở các loài bò sát, gia cầm hay trứng.

Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng

Theo các chuyên gia, số ca mắc viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng thấp hơn do vi khuẩn, virus. Trong số các loại ký sinh trùng gây bệnh thì có chủng Giardia lamblia là thường thấy nhất.

Khi bị nhiễm loại ký sinh trùng này, người mắc chủ yếu là bị tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, không chảy máu, người mệt mỏi.

Do tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm không có steroid hoặc thuốc kháng axit có magie, đều gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có hệ đường ruột yếu. Nếu cha mẹ sử dụng thuốc Tây không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn.

Do mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Khi mắc các bệnh tiêu hóa như Crohn, Celiac, viêm loét dạ dày tá tràng hay hội chứng ruột kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột cấp hơn.

Bởi đây đều là những bệnh làm hệ tiêu hóa bị rối loạn, lớp niêm mạc ruột bị tổn thương… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm lấn và gây bệnh về dạ dày.

Khi bị viêm dạ dày ruột, ngược mắc thường bị đau bụng dữ dội do rối loạn tiêu hóa
Khi bị viêm dạ dày ruột, ngược mắc thường bị đau bụng dữ dội do rối loạn tiêu hóa

Viêm dạ dày ruột cấp do dị ứng thực phẩm

Khi dùng các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ, đường với sữa, chất ngọt nhân tạo… sẽ dễ gây kích ứng đến lớp niêm mạc, gây rối loạn tiêu hóa làm khởi phát các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua. Nếu để tình trạng khó tiêu lâu dài, dạ dày dễ bị viêm loét hơn.

Viêm dạ dày ruột cấp khi nào cần gặp bác sĩ?

Với những người bình thường, bệnh viêm dạ dày ruột cấp không gây ảnh hưởng nhiều và có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ và sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, khi mắc bệnh lý này dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, để làm giảm nguy cơ bệnh biến chứng nặng, bạn hãy chú ý đến những biểu hiện dưới đây để đến gặp bác sĩ kịp thời.

Với người lớn:

  • Mất nước, khô miệng, tiểu vàng, tiểu ít, chóng mặt: Khi cơ thể bị mất nhiều nước do tiêu chảy, buồn nôn sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, giảm quá trình tuần hóa máu đến các cơ quan, suy thận cấp.
  • Đi ngoài phân lỏng kéo dài 1 ngày hoặc phân có dính chút máu tươi.
  • Buồn nôn, ói mửa trong 2 ngày hay nôn ra máu.
  • Sốt từ 40 độ trở lên.
Viêm dạ dày ruột cấp khi nào đến gặp bác sĩ
Viêm dạ dày ruột cấp khi nào đến gặp bác sĩ

Với trẻ nhỏ, sơ sinh:

  • Sốt cao trên 39 độ.
  • Ngủ li bì.
  • Quấy khóc, cáu kỉnh và nhõng nhẽo.
  • Uể oải, yếu nhợt.
  • Đi ngoài phân nước, có dính máu.
  • Có dấu hiệu mất nước, da chân tay bé bị khô, môi khô, da tái nhợt.
  • Trẻ nôn trớ kéo dài sốt vài giờ.
  • Không đi tiểu vòng 6 giờ.
  • Giấc ngủ chập chờn, không sâu.

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày ruột cấp với các bệnh tiêu hóa khác, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về biểu hiện, thói quen sinh hoạt, vệ sinh và ăn uống, tiểu sử…

Tùy theo từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số bài xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm phân: Mục đích của bài xét nghiệm này là tìm ra nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn, các vi sinh vật, hay do các yếu tố dịch tễ như: suy giảm hệ miễn dịch, tiếp xúc với vùng dịch, sử dụng kháng sinh… Đồng thời qua test phân, bác sĩ xác định được người bệnh mắc tiêu chảy nước cấp tính, tiêu chảy nước mạn tính hay tiêu chảy viêm cấp tính.
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày ruột cấp, người mắc cần làm xét nghiệm phân
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày ruột cấp, người mắc cần làm xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm chất điện giải có trong huyết thanh hay không.
  • Xét nghiệm BUN và creatinine để xem tình trạng hydrat hoá và acid-base với những trường hợp nặng.
  • Làm bài test tổng phân tích tế bào máu ngoại vi không đặc hiệu.
  • Xét nghiệm chức năng thận.

Qua các bài xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có kết quả chính xác về tình trạng bệnh cũng hư đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có lây không? Làm gì khi bị nhiễm?

Đây là bệnh viêm dạ dày có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ trở thành một dịch bệnh.

Con đường lây nhiễm của viêm dạ dày ruột cấp. Viêm dạ dày ruột cấp chủ yếu lây qua 2 con đường:

Do virus

  • Khi tiếp xúc hay dùng những thực phẩm chứa mầm bệnh.
  • Sử dụng chung cốc, thìa, đũa, bát với người đang bị nhiễm virus gây bệnh.

Do vi khuẩn và ký sinh trùng

  • Dùng thức ăn, đồ uống đã bị nhiễm khuẩn.
  • Tiếp xúc với chất thải bị nhiễm rồi đưa chân, tay lên miệng
  • Tiếp xúc với đồ vật, vật dụng, rác thải bị nhiễm
  • Do đó, việc duy trì thói quen rửa chân tay sạch sẽ bằng xà phòng hằng ngày là cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh khởi pháp hiệu quả.
Viêm dạ dày ruột do vi trùng gây ra
Viêm dạ dày ruột do vi trùng gây ra

Làm gì khi biết mình bị nhiễm?

Thông qua các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh có thể biết được mình có bị nhiễm hay không. Ngay khi xác định được mình bị nhiễm, người bệnh cần:

  • Bổ sung nhiều nước hay các loại nước ép trái cây hay các loại trà gừng, hoa cúc vừa để tránh mất nước vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nên ăn những món dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm khó tiêu để tránh kích ứng thêm cho dạ dày.
  • Tránh sử dụng đồ ăn nhanh và cứng, nhiều chất béo, chất kích thích… làm giảm kích ứng cho dạ dày.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi và thư giãn.

Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả, an toàn là gì?

Biện pháp điều trị viêm dạ dày ruột cấp được sử dụng phổ biến hiện nay vẫn là bổ sung nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Tuy nhiên với những người mắc nhẹ, có thể tham khảo một số biện pháp chữa viêm dạ dày  dưới đây:

Chữa viêm dạ dày ruột cấp bằng mẹo tại nhà

Ngoài sử dụng các loại thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm dạ dày ruột cấp tại nhà dưới đây. Để giúp cơn đau thuyên giảm và tránh biến chứng nặng.

Củ gừng là một loại thảo dược quý giúp chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Củ gừng là một loại thảo dược quý giúp chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Dùng gừng

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả. Bởi gừng có nhiều thành phần có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa. Những hoạt chất này vừa thúc đẩy quá trình lưu thông máu vừa hỗ trợ tiêu hóa giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lấy một nhánh gừng tươi.
  • Cạo vỏ và rửa sạch.
  • Thái thành những lát mỏng.
  • Cho vào cốc nước nóng hay ấm trà hãm khoảng 10 phút.
  • Uống nhiều lần trong ngày.

Dùng lá tía tô chữa viêm dạ dày ruột cấp

Bên cạnh công dụng chữa cảm, hạ sốt, an thai và chống nôn, trong lá tía tô có chứa hàm lượng Tanin và Glucosid. Hoạt chất này có tác dụng làm liền da, kích thích mọc da non, giảm viêm, giảm tiết dịch axit trong dạ dày.
Để dùng lá tía tô làm giảm cơn đau bụng, chống buồn nôn, ợ chua,… bạn thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1:
  • Hái vài lá tía tô, rửa sạch.
  • Ăn trực tiếp trong mỗi bữa ăn.
  • Hoặc cho vào cháo, làm gia vị trong các món canh.
Lá tía tô có công dụng chữa viêm dạ dày hiệu quả
Lá tía tô có công dụng chữa viêm dạ dày hiệu quả
Cách 2:
  • Hái lá tía tô, rửa sạch.
  • Đem đi phơi khô.
  • Cho vào nồi sắc thuốc.
  • Uống hằng ngày.

Cam thảo

Cam thảo là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn quá trình hình thành viêm, ít tác dụng phụ nên an toàn cho trẻ em, phụ nữ có thai.

Theo số liệu thống kê có tới 91% người bệnh viêm dạ dày ruột cấp được cải thiện, giảm triệu chứng khi dùng cam thảo. Bởi cam thảo có chứa nhiều cortisone, một hormone có khả năng chữa viêm và dị ứng lành tính mà không có tác dụng phụ.

Hướng dẫn cách làm:

  • Lấy một thìa cafe cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo.
  • Cho vào đồ uống.
  • Uống nóng mỗi ngày 4 lần khoảng 15ml.

Chữa viêm dạ dày ruột cấp bằng phương pháp Tây y

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc Tây để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Với những ai có hiểu hiện buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng thuốc chống nôn, kháng viêm hay chống động kinh, cụ thể là:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide 4mg và 2mg, Diphenoxylate 2,5 đến 5 mg. Trẻ em từ 13-21kg có thể dùng Loperamide với liều lượng 1mg sau mỗi lần đi ngoài. Với trẻ từ 21-43kg dùng 2mg sau mỗi lần đi lỏng.
  • Thuốc chống nôn: Prochlorperazine 5 đến 10 mg cho người lớn. Thuốc Ondansetron có tác dụng giảm nôn trớ ở trẻ em và dùng được cho cả người lớn.
  • Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp được xác định mắc bệnh do nhiễm Shigella hoặc Campylobacter, Salmonella sẽ được bác chỉ chỉ định dùng kháng sinh như: Azithromycin 500 mg, Ciprofloxacinb 500 mg, Metronidazolef 500-750 mg, Tinidazole 2g,…
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh viêm dạ dày ruột
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh viêm dạ dày ruột

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng các loại thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do vậy, trước khi dùng người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng cũng như loại thuốc phù hợp với mình. Đặc biệt là trẻ em, sơ sinh và phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến bác sĩ thường xuyên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Chữa viêm dạ dày ruột cấp bằng đông y

Y học cổ truyền quan niệm rằng, các cơ quan-bộ phận trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Vì vậy cần có một phương pháp điều trị tổng thể từ kiểm soát cho đến ổn định tố tâm kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y có tác dụng làm cân bằng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc, điều hòa nhu động, chống co thắt ống tiêu hóa, chống viêm…

Bài thuốc số 1 trị thừa acid dạ dày

Nguyên liệu cần có: Cúc tần, chi tử và sài hồ mỗi loại từ 8g; viễn chí 6g; hậu phác, lá muồng trâu, ô dước, uất kim mỗi thứ 6g; rau má và bồ công anh mỗi thứ 12g.

Sắc thuốc: Đem dược liệu đi rửa sạch và để ráo, cho vào nồi sắc với 4 bát nước, đu cho đến khi còn 1 bát, chắt ra và uống hết trong ngày.

Những loại thuốc đông y trị viêm dạ dày ruột hiệu quả
Những loại thuốc đông y trị viêm dạ dày ruột hiệu quả

Bài thuốc số 2 làm điều hòa axit trong dạ dày

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hương phụ chế, mộc hương, sa nhân mỗi thứ 6-8g; vỏ quýt, bạch truật, đảng sâm, củ sả mỗi loại từ 8-10g; mai mực, chỉ thực, thủy xương bồ, bán hạ chế mỗi thứ 6-8g.

Cách sắc: Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi sắc với 4 bát nước, đun cho đến khi còn 1 bát, chắt ra bát và uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y Bình vị Thần hiệu thang

Bài thuốc Đông này có sự kết hợp và gia giảm của các loại dược liệu như: Hoàng kỳ, bạch linh, hoài sơn, hương phụ, bạch truật, ô dược, hậu pháp, yên nhục… Có tác dụng trị vị hư yếu, thiếu dinh dưỡng và tinh thần căng thẳng.

Hướng dẫn sắc thuốc: Cho các loại thảo dược đi rửa sạch, cho vào nồi đun với 4 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát, uống hết trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị viêm dạ dày ruột cấp

Khi mắc viêm dạ dày cấp ruột hay các bệnh về dạ dày, việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có tác động trực tiếp đến quá trình điều trị và ngăn chặn bệnh biến trứng nặng.

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học cần thiết cho bất cứ ai muốn bảo vệ sức khỏe dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:

Chê độ ăn uống khoa học cho người viêm dạ dày ruột như thế nào
Chê độ ăn uống khoa học cho người viêm dạ dày ruột như thế nào

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Tăng cường sử dụng các loại trái cây và rau như: bơ, chuối, việt quất, đu đủ, bắp cải, khoai tây, cà chua, dưa hấu, đậu xanh, cà rốt… vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa dễ tiêu hóa.
  • Nên uống các loại nước ép trái cây, trà hoa cúc, trà thảo mộc, trà gừng… giúp chống viêm và tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn những món hấp, luộc, nhiều hơn món chiên, rán.
  • Thường xuyên ăn cháo, súp, bánh mì, sữa chua,… tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột dễ hấp thụ. Trái lại hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nguội…
  • Khi ăn các loại thịt giàu đạm như thịt bò, thịt heo, đậu nành, cá hồi … cần ninh nhừ, nấu chín.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Xây dựng chế độ làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực căng thẳng kéo dài làm dạ dày co bóp mạnh.
  • Từ bỏ sở thích ăn vặt, sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích, rượu, bia,…
  • Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Sau khi ăn no không được vận động mạnh, chảy nhảy, thể thao.
  • Thường xuyên rửa chân tay với xà phòng trước và sau ăn.
  • Mỗi khi đi vệ sinh xong đều rửa tay với xà phòng.
  • Mỗi khi tiếp xúc với chó mèo hay những đồ vật nhiễm bẩn phải rửa tay chân sạch sẽ.
Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột tốt xuyên nhất là rửa tay thường xuyên
Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột tốt xuyên nhất là rửa tay thường xuyên

Làm cách nào để không mắc viêm dạ dày ruột cấp?

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có thể lây truyền từ người này sang người khác. Do vậy, để phòng ngừa và tránh lây nhiễm cho người khác, các bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Rửa chân tay thật sạch với xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh, sau đó lau tay khô.
  • Không dùng chung khăn tắm, bát, đũa, thìa với người nhiễm.
  • Thường xuyên cọ tẩy rửa bồn cầu, nhà vệ sinh.
  • Khi chế biến thức ăn, rửa sạch và ngâm nước muối tất cả các nguyên liệu.
  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách sau khi tiếp xúc với động vật, làm vườn…
  • Thường xuyên rửa chân tay cho trẻ nhỏ, hạn chế cho bé mút chân tay, đồ chơi rửa sạch và phơi dưới nắng thường xuyên.

Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh dạ dày thường gặp chủ yếu do thói quen sinh hoạt và môi trường sống xung quanh. Bệnh gây cảm giác khó chịu và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, ghi nhớ những thông tin bổ ích trên đây nhé!

4.8/5 - (6 bình chọn)

Được nghiên cứu kỹ lưỡng tại Viện TradiMec, đây là bài thuốc DUY NHẤT kế thừa tinh hoa y học Thái Y Viện. Bài thuốc mang lại hiệu quả thực tế vượt trội trên 82% người bệnh khỏi đau dạ dày chỉ từ sau 45 ngày>>> KHÁM PHÁ NGAY
Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày với cây khôi tía
Thực hư cây khôi chữa dạ dày ra sao, cần lưu ý điều gì?
Lá khôi là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh dạ dày và được tìm thấy nhiều ở miền Bắc nước ta. Vậy cây khôi chữa dạ…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *